TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-------------
Đề tài:
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đối với chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam - 2
- So Sánh Bán Hàng Đa Cấp Với Bán Hàng Truyền Thống
- Ưu Điểm Của Sơ Đồ Bậc Thang (Sơ Đồ Thoát Ly)
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Thu Uyên
Lớp : Trung 2
Khoá : K43G - KT&KDQT
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Đào Thị Thu Giang
Hà Nội – Tháng 06/200
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước, nhu cầu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang ngày càng trở nên cấp thiết. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ làm tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp mà còn là động lực cơ bản để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của một quốc gia. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực nước ta đang gặp rất nhiều vấn đề đáng lo ngại. Tình trạng thể lực suy yếu kéo dài trong một thời gian dài, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật không đáp ứng nổi những đòi hỏi đặt ra của xã hội là nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Bán hàng đa cấp ra đời và phát triển trong gần một thế kỷ qua đã làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Không những thế ngành nghề này còn đem lại những đóng góp không nhỏ trong việc hoàn thiện nhân cách và khai thác những khả năng tiềm ẩn của con người.
Thực hiện đề tài khóa luận mang tên: “Tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đối với chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam”, người viết mong muốn tìm ra giải pháp để nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thông qua việc học hỏi tiếp thu một phương thức kinh doanh tiến bộ trên thế giới. Bố cục đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về chất lượng nguồn nhân lực và hoạt động bán hàng đa cấp.
Chương 2: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam và tình hình phát triển của hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam.
Chương 3: Phân tích tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đến chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thông qua ví dụ điển hình của công ty Thiên
Ngọc Minh Uy.
Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cùng với việc phát triển hoạt động bán hàng đa cấp.
Đề tài được lựa chọn tuy còn khá mới mẻ và chưa được nhiều người quan tâm song giá trị thực tiễn không nhỏ bởi ở bất cứ quốc gia nào, bất cứ thời điểm nào vấn đề phát triển con người đều đáng được ưu tiên hàng đầu. Đã từng hoạt động trong lĩnh vực bán hàng đa cấp, người viết tin tưởng chắc chắn rằng đây là một mô hình kinh doanh có phạm vi tác động khá rộng, mức độ tác động tương đối sâu sắc không chỉ đối với cá nhân những người làm việc chuyên nghiệp. Việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp bản thân người viết có thêm cơ sở lý luận xác đáng hơn đồng thời cũng phản ảnh phần nào những kết quả thu được qua quá trình học tập.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, ThS. Đào Thị Thu Giang khoa quản trị kinh doanh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên trường ĐH Ngoại Thương Hà nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình tìm hiểu và viết khoá luận.
Hà Nội, tháng 6 năm 2008
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP
I. HIỂU BIẾT CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
1. Khái niệm nguồn nhân lực
Mỗi quốc gia trên thế giới có một quan niệm khác nhau về nguồn nhân lực. Chính vì thế khái niệm về nguồn nhân lực cũng rất đa dạng.
Theo từ điển thuật ngữ của Pháp: “ Nguồn nhân lực xã hội bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và mong muốn có việc làm.” Như vậy theo người Pháp, những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không có mong muốn làm việc thì cũng không được tính vào nguồn nhân lực của xã hội.
Ngược lại, người Úc lại quan niệm “ Nguồn nhân lực xã hội được xác định là tất cả những người bước vào tuổi lao động trở lên, có khả năng lao động.” Như vậy, điểm khác nhau căn bản giữa người Úc và người Pháp chính là độ tuổi và nhu cầu, mong muốn của người lao động. Đối với người Úc không có giới hạn trên cho độ tuổi lao động. Một người cho dù có muốn làm việc hay không chỉ cần bước vào tuổi lao động là được tính vào nguồn nhân lực của xã hội.
Còn ở Việt Nam nguồn nhân lực, theo GS. Phạm Minh Hạc (2001), là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó.
Theo khái niệm này, nguồn nhân lực mang nghĩa rất rộng, nó bao gồm toàn bộ dân cư của một nước hoặc một địa phương không phân biệt lao động được phân bố vào ngành nghề nào, lĩnh vực hay khu vực nào.
Tóm lại, cho dù hiểu theo cách nào thì nguồn nhân lực của một quốc gia cũng phản ánh những đặc điểm quan trọng sau:
Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người.
Nguồn nhân lực là một bộ phận dân cư gắn liền với nguồn cung lao động.
Nguồn nhân lực phản ánh phần nào khả năng lao động của xã hội (về trình độ phát triển cũng như sự tiến bộ của xã hội đó).
2. Chất lượng nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực được xác định bởi số lượng và chất lượng của bộ phận dân cư tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội.
Số lượng nguồn nhân lực thể hiện qua các chỉ tiêu về quy mô và tốc độ phát triển của nguồn nhân lực. Ví dụ: Nguồn nhân lực có bao nhiêu người, chiếm bao nhiêu phần trăm dân số, tăng trưởng bao nhiêu phần trăm một năm. Số lượng nguồn nhân lực đông đảo cũng được xem là một lợi thế để phát triển kinh tế, song trong thời đại của công nghệ và khoa học kĩ thuật phát triển ở trình độ cao như hiện nay máy móc đã dần thay thế lao động thủ công thì số lượng lao động không còn là yếu tố quyết định đem lại lợi thế so sánh cho một quốc gia nữa. Ngược lại, người ta quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực bởi nó là yếu tố chính giúp nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất tạo nên những bước đột phá cho nền sản xuất hàng hoá.
Chất lượng lao động là một khái niệm bao gồm rất nhiều nhân tố. Cụ thể như sau:
- Sức khoẻ: người lao động cần có một cơ thể khoẻ mạnh đủ để đảm bảo khả năng lao động.
- Trình độ văn hoá: người lao động cũng cần có một trình độ văn hoá nhất định để nhận thức về những việc mình làm và tiếp thu những kiến thức tối thiểu liên quan đến công việc đó.
- Trình độ chuyên môn - kỹ thuật: khả năng chuyên môn có được thông qua đào tạo, Khi làm việc ở một trình độ phức tạp hơn thì trình độ chuyên môn - kỹ thuật trở nên rất cần thiết và đóng vai trò là nhân tố cơ bản quyết
định khả năng làm việc của người lao động.
- Tính năng động xã hội: bao gồm khả năng sáng tạo, sự nhạy bén, mức độ phản ứng linh hoạt và khả năng thích ứng với những yêu cầu đòi hỏi mới của công việc và xã hội.
- Phẩm chất đạo đức thể hiện qua tác phong làm việc, thái độ đối với công việc và môi trường làm việc của người lao động.
- Thu nhập, mức sống và mức độ thoả mãn nhu cầu cá nhân (cả vật chất và tinh thần) của người lao động cũng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực xã hội vì có liên quan trực tiếp đến quá trình tái tạo sức lao động.
- Cuối cùng là hiệu quả lao động phụ thuộc rất nhiều vào năng lực thực tế về tri thức và kỹ năng nghề nghiệp. Đó là những kinh nghiệm thực tế người lao động tích luỹ được thông qua quá trình làm việc.
Tóm lại, chất lượng nguồn nhân lực là mặt biểu hiện cái bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Nó phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như mức sống, trình độ dân trí của con người. Chất lượng nguồn nhân lực luôn vận động đi lên cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất tuy nhiên để quá trình vận động này đi đúng hướng và trong thời gian ngắn nhất thì cần có sự tác động của con người. Nhận biết được vai trò và những nhân tố góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là cơ sở để không ngừng nâng cao đời sống vật chất - tinh thần, hoàn thiện con người lao động đồng thời thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
3. Vai trò của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động kinh tế - xã hội.
Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với hoạt động sản xuất hàng hoá. Con người thông qua lao động để tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu bản thân và xã hội. Quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào theo một phương thức nhất định để tạo ra sản phẩm đầu ra. Mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất và sản lượng hàng hoá được biểu diễn
bởi hàm số sau: Y = F ( Xi)
Trong đó: Y: Sản lượng hàng hoá
Xi ( i = 1,2,3,...n): Các yếu tố sản xuất.
Tuỳ theo sự phát triển của từng giai đoạn mà các nhà kinh tế có cách đưa ra và lý giải về các yếu tố sản xuất cũng như vai trò của chúng đối với việc gia tăng sản lượng khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các học thuyết kinh tế đều thống nhất ở một điểm: Lao động là nhân tố kinh tế trực tiếp tạo ra giá trị sản lượng và là yếu tố đầu vào không thể thiếu của quá trình sản xuất. Lao động tạo ra giá trị thặng dư cho các nhà sản xuất nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Giá trị sức lao động được tính trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết để làm ra của cải vật chất. Có thể nói sức lao động là một yếu tố sản xuất đặc biệt. Sức lao động - sản xuất của cả xã hội được biểu hiện thông qua hai mặt của nguồn nhân lực xã hội: Mặt chất và mặt lượng. Mặt lượng cho ta cái nhìn tổng quan về lực lượng lao động của một xã hội, nhưng chính mặt chất mới là động lực mạnh mẽ giúp cho xã hội phát triển đi lên theo hướng tích cực.
Thế giới thay đổi từng ngày, từng giờ theo sự phát triển của khoa học công nghệ. Máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện đại dần thay thế sức lao động của con người nhưng không thể thay thế hoàn toàn vai trò của con người. Chính con người làm nên những bước đột phá trong công nghệ và tạo ra các thành tựu KHKT. Bởi vậy, cũng chính con người phải điều khiển nó, dùng nó làm phương tiện để đạt được mục đích của mình. Xét từ góc độ các doanh nghiệp, doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật tiên tiến nhưng lại không có một đội ngũ công nhân được đào tạo phù hợp thì cũng không thể đem lại hiệu quả kinh doanh như mong muốn. Mặt khác, nếu hai doanh nghiệp có cùng một mức đầu tư trang thiết bị, có trình độ kỹ thuật ngang nhau thì doanh nghiệp nào sở hữu một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao hơn, đội ngũ quản lý nhanh nhạy, sáng tạo hơn thì chắc chắn sẽ có hiệu suất công việc cao hơn và có thể làm ra các sản phẩm dịch vụ tốt hơn.
Như vậy, nguồn nhân lực hay nguồn lực con người mới là nguồn tài nguyên bên trong quý giá nhất. Nó là nhân tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp và đồng thời quyết định sự hưng vong của một quốc gia. Bởi chỉ có sức sáng tạo, khả năng tư duy của con người là vô hạn. Tận dụng được những thế mạnh sẵn có song song với việc khai thác những tiềm năng vô hạn đó sẽ có thể tạo nên những bước đột phá lớn trong phát triển kinh tế – xã hội. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trở thành nhu cầu mang tính tất yếu của một quốc gia đang phát triển. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có thể được thực hiện thông qua việc tiếp thu có sàng lọc những thành tựu của người đi trước kết hợp với tận dụng những cơ hội mới của thời đại. Tuy nhiên yếu tố quyết định vẫn là ở nội lực của mỗi quốc gia. Tìm hiểu các nhân tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực sẽ là định hướng cho hành động để vấn đề cải thiện chất lượng nguồn nhân lực không chỉ là của riêng cá nhân các doanh nghiệp mà trở thành vấn đề của toàn xã hội, là mối quan tâm hàng đầu của mỗi con người.
4. Các nhân tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực.
Chất lượng nguồn nhân lực là một khái niệm bao hàm rất nhiều yếu tố. Chính vì vậy nhân tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực cũng rất đa dạng. Đối với một quốc gia đang phát triển, vấn đề đói nghèo, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, chế độ giáo dục đào tạo và trình độ phát triển kinh tế xã hội luôn tác động nhanh và mạnh nhất đến chất lượng nguồn nhân lực.
4.1 Kinh tế – xã hội
Nguồn nhân lực có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Ngược lại trình độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia sẽ quyết định chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia ấy thông qua tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, yếu tố KHKT, cơ hội đầu tư, lối sống văn hoá, tư tưởng, quan niệm…
Tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tác động tới đời sống của mỗi cá