Những Bài Học Rút Ra Từ Kinh Nghiệm Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trong Và Ngoài Nước

67

Trong thời gian gần đây, việc hướng dẫn phát triển các lĩnh vực đầu tư của FDI của Chính phủ Trung Quốc cũng vấp phải những thách thức về vấn đề tăng cường nội địa hoá một số lĩnh vực kinh tế như chế tạo ô tô, máy ảnh Kodak..., khi các nhà đầu tư FDI thờ ơ với việc áp dụng quy trình công nghệ mới, mang tính cập nhật.

Để phát triển và sử dụng có hiệu quả FDI, Trung Quốc còn rất chú trọng đến việc tạo ra cơ hội và động lực cho DN FDI thông qua các chính sách về ưu tiên đầu tư, tạo lập kết cấu hạ tầng, hoàn thiện luật pháp và cải cách chính sách tài chính, giá cả.

Trung Quốc đã chú ý hướng nguồn FDI vào từng vùng lãnh thổ thông qua chính sách ưu tiên phát triển riêng biệt. Trong những năm 80, hướng ưu tiên phát triển FDI của Trung Quốc tập trung vào các thành phố duyên hải. Từ thập kỷ 90 đến nay, lại hướng ưu tiên vào các thành phố ven sông, ven biên giới và trong nội địa, nhất là vào miền Tây Trung Quốc. Biện pháp và chính sách chủ yếu mà Chính phủ Trung Quốc áp dụng là xây dựng kết cấu hạ tầng và mở rộng quyền quyết định việc nới lỏng đầu tư cho chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ mang lại những tác động tích cực mà nó còn có rất nhiều mặt trái ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc, đòi hỏi phải được nghiên cứu và có chính sách khắc phục. Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong hơn ba thập kỷ qua biến Trung Quốc thành một trong những quốc gia có mức độ ô nhiễm cao nhất thế giới. Ở nhiều tỉnh, thành tại Trung Quốc, các vấn đề môi trường và sức khỏe không được ưu tiên bằng phát triển công nghiệp. Bầu không khí ở nhiều thành phố bị nhuốm đen bởi khói từ các nhà máy. Hàng trăm triệu người dân Trung Quốc không thể tiếp cận với nước sạch. Hai vụ nhiễm độc chì gần đây mà ít nhất 2.000 trẻ em Trung Quốc là nạn nhân chỉ là những trường hợp mới nhất trong hàng loạt vụ nhiễm độc dường như xảy ra liên tục, chỉ là một trong nhiều biểu hiện mặt trái của sự bùng nổ kinh tế ở quốc gia này.

68

2.3.2.2. Kinh nghiệm Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong những quốc gia phát triển nhanh chóng tại Đông Á. FDI là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc. Cho tới cuối những năm 50, Hàn Quốc vẫn là một quốc gia bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh và là mảnh đất không có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nền kinh tế Hàn Quốc phụ thuộc lớn vào viện trợ của nước ngoài, đặc biệt là của Mỹ. Tiết kiệm trong nước không đáng kể. Năm 1959, tỷ lệ đầu tư trên GDP là dưới 1% và chủ yếu là viện trợ của Mỹ. Tài nguyên thiên nhiên của Hàn Quốc rất nghèo nàn.

Tháng 1 năm 1960, Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu ban hành Luật đầu tư nước ngoài và các các chính sách khác nhằm thu hút FDI. Từ năm 1962, Hàn Quốc cho phép FDI vào trong nước tự do miễn là chúng đáp ứng được mục tiêu của kế hoạch 5 năm. Mọi nguồn FDI vào Hàn Quốc đều được nhà nước bảo vệ và ủng hộ. Sự tham gia của các DN trong nước dưới dạng liên doanh là không bắt buộc. Việc thu hút công nghệ nước ngoài cũng được khuyến khích. Năm 1967, Chính phủ tiến hành sửa đổi luật khuyến khích đầu tư. Năm 1970, thiết lập khu xuất khẩu tự do đầu tiên ở Masan. Nhờ những nỗ lực trên, FDI vào Hàn Quốc đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, do lo ngại những tác động ngược của FDI đối với nền kinh tế, nên Chính phủ khuyến khích các DN liên doanh hơn là các DN 100% vốn nước ngoài và không chấp nhận các dự án có đặc trưng sau: gây hỗn loạn cung, cầu trong nước về nguyên liệu thô và sản phẩm trung gian; có các sản phẩm đang cạnh tranh với các công ty trong nước trên thị trường nước ngoài; tìm kiếm sự ủng hộ tài chính của các công ty trong nước; tìm kiếm lợi nhuận chỉ dựa vào việc sử dụng đất.

Năm 1980, Chính phủ sửa lại luật đầu tư theo hướng mở rộng hơn đối với FDI, cho phép nhà FDI được tham gia vào nhiều lĩnh vực hơn và tỷ lệ vốn tham gia lớn hơn, cho phép xí nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động ở nhiều lĩnh vực trước đây không cho phép. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc từ năm 1962 -1966 là 47,6 triệu USD; 1967 - 1976:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

1.120,9 triệu USD; 1977 - 1986 là 4.323 triệu USD; 1987 - 1991 là 7.967,1

69

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - 10

triệu USD và năm 2002 là 1.972 USD chỉ chiếm 0,03% GDP và bằng 1,12% tổng mức tạo vốn đầu tư của Hàn Quốc trong năm. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc tính đến hết năm 2013 là 152,3 tỷ USD bằng 12,7% GDP [81, 102].

Thu hút và sử dụng FDI ở Hàn Quốc dựa trên quan điểm tranh thủ ngoại lực để duy trì mức đầu tư cao cho phát triển kinh tế, từ đó thực hiện định hướng thu hút FDI từ các nước phát triển vào công nghiệp, nhất là công nghiệp chế tạo, thúc đẩy việc khai thác và phát triển kỹ thuật, sử dụng và tiếp thu các kỹ thuật nhập ngoại, tăng sức cạnh tranh quốc tế cho doanh nghiệp. Họ đã ban hành “Luật xúc tiến khai thác kỹ thuật” nhằm nâng cao năng lực thu nhận và tiêu hoá kỹ thuật mới, tiên tiến của nước ngoài. Lĩnh vực dịch vụ cũng thu hút không nhiều FDI vì Chính phủ Hàn Quốc chỉ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào một số hoạt động dịch vụ như: du lịch, tham gia liên doanh trong hoạt động ngân hàng, thương mại, một số công ty xử lý số liệu và máy tính, còn các dịch vụ khác không được phép tham gia. Trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá, FDI được phát triển chủ yếu vào các lĩnh vực thay thế nhập khẩu, sau chuyển sang định hướng xuất khẩu. Từ cuối những năm 70, FDI chủ yếu được phát triển ở các lĩnh vực điện, điện tử; còn ở ngành dệt và tơ sợi loại DN này bắt đầu giảm dần.

Hàn Quốc là một trong những quốc gia yêu cầu mức độ tham gia sở hữu vốn của nước chủ nhà khá nghiêm ngặt. Mức sở hữu của các công ty nước ngoài ở Hàn Quốc theo nước đầu tư, được chia thành 4 nhóm: 1) Nhóm sở hữu thiếu số (ít hơn 50%); 2) Nhóm cùng mức sở hữu (50%); 3) Nhóm sở hữu đa số (hơn 50%) và 4) Nhóm sở hữu toàn bộ (100%). Tính đến cuối năm 1981, các DN nước ngoài thuộc diện sở hữu 100% chiếm tỷ lệ không lớn (14,6%). Trong khi đó, đa số các DN nước ngoài là thuộc diện đồng mức sở hữu hoặc sở hữu thiểu số (73%).

Có thể nói, cho tới tận đầu những năm 80, các chính sách của Chính phủ Hàn Quốc đối với các xí nghiệp nước ngoài là tương đối khắt khe, đặc biệt là rất ít cho phép các dự án cạnh tranh với các công ty trong nước. Chính sách

70

này đã tạo ra một sự bảo hộ cần thiết cho các công ty trong nước trong giai đoạn đầu của quá trình CNH. Trong những năm gần đây, chính sách thu hút FDI của Hàn Quốc đã có những thay đổi căn bản theo hướng tự do hoá hoàn toàn đối với hoạt động của loại DN này. Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được chuyển từ quan điểm điều tiết và kiểm soát sang thúc đẩy và hỗ trợ đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Ngoài ra, Hàn Quốc còn thực hiện chính sách tự do hoá thị trường chứng khoán. Bãi bỏ hoàn toàn các hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động sáp nhập và mua lại các công ty trong nước. Áp dụng chế độ giao dịch ngoại hối tự do kể từ 1/4/1999. Từng bước thực hiện mở cửa đối với thị trường đất đai và bất động sản.

Các chính sách FDI của Hàn Quốc những năm gần đây tập trung ưu đãi theo lĩnh vực, khả năng tạo việc làm, địa bàn đầu tư … Các chính sách FDI tại Hàn Quốc tương đối khác biệt trên các lĩnh vực, chẳng hạn như ưu đãi về thuế, trợ cấp, chính sách tài chính, hỗ trợ hành chính và chính sách lao động. Các dự án FDI có định hướng thị trường khác nhau và do đó mong muốn các loại ưu đãi khác nhau: dự án nhằm vào thị trường trong nước thì cần ưu đãi đối với từng mặt hàng như bảo vệ thuế quan; dự án theo định hướng xuất khẩu cần ưu đãi về miễn thuế. Thực tế thấy rằng các DN theo hướng xuất khẩu nước ngoài, chi phí hợp lý, đáp ứng tốt hơn các ưu đãi thuế trong khi những DN nhắm đến thị trường thì lại quan tâm nhiều hơn với các điều kiện thị trường địa phương. Các công ty đa quốc gia chọn để phân bổ mức vốn cao hơn cho các nước có mức thuế suất thấp hơn, có thể chứng tỏ rằng tỷ lệ thuế thấp có hiệu quả cao trong việc thu hút FDI.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trợ cấp, chính sách tài chính và/hoặc hỗ trợ hành chính cũng có thể là yếu tố quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Khu vực ưu đãi hỗ trợ cho các DN nước ngoài, bao gồm cả trợ cấp cho vốn cố định và việc làm, có tác động tích cực đáng kể trên các lựa chọn vị trí của các công ty đa quốc gia (MNEs).

71

Các DN nước ngoài chịu sự điều chỉnh của các chính sách FDI ở Hàn Quốc tùy theo khả năng tạo việc làm địa phương. Tùy theo số lượng lao động địa phương được DN nước ngoài sử dụng mà họ sẽ được ưu đãi và chính sách khuyến khích của Chính phủ. Chính phủ Hàn Quốc đã cố gắng để cung cấp các ưu đãi rộng hơn cho các DN nước ngoài có quy mô lớn, có liên quan đến tác động của chúng đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Do đó, nếu DN nước ngoài tạo việc làm nhiều hơn sẽ được đánh giá cao hơn.

Các chính sách FDI ở Hàn Quốc cũng được phân biệt tùy thuộc vào vị trí, địa điểm thực hiện dự án và đặt nhà máy sản xuất. Các DN nước ngoài tại các khu vực kém phát triển (thường là các khu vực Chính phủ hỗ trợ) có hài lòng với chính sách FDI hơn so với những người trong các lĩnh vực phát triển hơn. Các khu kinh tế đặc biệt được chỉ định của Chính phủ đã thu hút các công ty sản xuất nước ngoài nhiều hơn. Các DN nước ngoài trong các khu vực ngoại vi (thường là Chính phủ hỗ trợ) có thể nhận được ưu đãi đáng kể trong khu vực và có một nhận thức tích cực hơn đối với Chính phủ sở tại.

Các chính sách FDI ở Hàn Quốc là khác nhau đáng kể về định hướng để xuất khẩu hay tiêu dùng nội địa của các DN FDI. Doanh nghiệp nước ngoài theo định hướng xuất khẩu phải đối mặt với cạnh tranh trực tiếp về giá trên thị trường quốc tế và do đó rất nhạy cảm với các ưu đãi về tài chính và giảm chi phí sản xuất. Các công ty định hướng xuất khẩu được Chính phủ cấp ưu đãi cao hơn cho các biện pháp khuyến khích tiết kiệm chi phí, chẳng hạn như giảm thuế nhập khẩu, miễn thuế, trợ cấp tiền mặt và trợ cấp đào tạo nghề.

Các chính sách về FDI ở Hàn Quốc khác có tính đến trình độ công nghệ. Các DN nước ngoài trong ngành công nghệ cao được hỗ trợ cao hơn so với những DN trong những ngành công nghệ thấp. Theo chương trình ưu đãi hiện hành, các DN nước ngoài mang công nghệ tiên tiến có thể miễn hoàn toàn thuế thu nhập DN trong bảy năm đầu và giảm 50% trong ba năm tới. Những công ty này cũng đủ điều kiện để xác định vị trí các cơ sở của họ trong các cụm công nghiệp dành riêng cho các DN nước ngoài. Nếu chính sách này

72

cũng có hiệu quả như dự kiến, môi trường đầu tư tại Hàn Quốc sẽ được thuận

lợi hơn cho vốn đầu tư nước ngoài với công nghệ cao.

2.3.3. Những bài học rút ra từ kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong và ngoài nước

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và trong nước về thu hút và sử dụng FDI có thể thấy rõ, muốn phát huy tác động tích cực của FDI trước hết cần phải có giải pháp tạo điều kiện hấp dẫn để thu hút được FDI, đặc biệt là FDI từ các nước phát triển, các TNCs có công nghệ cao, công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, mục tiêu của FDI nhiều khi không đồng nhất với mục tiêu của quốc gia hay địa phương tiếp nhận FDI. Vì mục tiêu lợi nhuận, các chủ thể FDI luôn tìm mọi cách giảm chi phí, do đó nếu không có tầm nhìn trong hoạch định chính sách thu hút, sử dụng FDI cùng với quản lý nhà nước hiệu quả về FDI thì rất khó tránh khỏi những tác động tiêu cực của FDI. Từ đó, đối với tỉnh Vĩnh Phúc về thu hút, sử dụng FDI có thể tham khảo các bài học kinh nghiệm bao gồm:

Một là, tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung đi đôi với tăng cường quản lý thực hiện tốt quy hoạch. Công tác quy hoạch phải đi trước một bước để làm cơ sở xác định kế hoạch đầu tư phát triển cho từng thời kỳ. Quy hoạch là định hướng dài hạn về thu hút và sử dụng FDI, trong đó phải thể hiện rõ những định hướng về mục tiêu, phân bổ và các biện pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Việc lập quy hoạch phải dựa trên cơ sở nghiên cứu đánh giá những tiềm năng lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội, dự báo về xu thế của FDI và lộ trình thực hiện việc thu hút và sử dụng FDI theo hướng hiệu quả.

Hai là, làm tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, coi đây là yếu tố quyết định đến môi trường thu hút đầu tư của tỉnh. Trong thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta nói chung và tại từng địa phương nói riêng vấn đề lợi ích của các chủ thể có quyền sử dụng đất chưa được quan tâm nghiên cứu và thực hiện hợp lý, dẫn tới nảy sinh rất nhiều vướng mắc trong

73

giải phóng mặt bằng cho các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư FDI. Những vướng mắc đó nếu không được giải quyết kịp thời sẽ làm cho thời gian thực hiện các dự án FDI kéo dài, gia tăng chi phí, làm nản lòng các nhà đầu tư. Do đó, từng địa phương trên cơ sở chủ trương, chính sách của Trung ương, cần có sự sáng tạo và quyết liệt trong giải quyết vấn đề này. Thành công về thu hút các nhà đầu tư FDI hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

Ba là, quan tâm đào tạo nâng cao chất lượng NNL phù hợp với yêu cầu thu hút FDI. NNL yếu, đặc biệt là NNL trong những ngành có liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài, nếu không đủ trình độ và hiểu biết sẽ trở thành điểm yếu của địa phương trong xúc tiến kêu gọi đầu tư cũng như đánh giá và phân tích tính khả thi và hiệu quả của dự án. Bởi vẫn có không ít các nhà đầu tư lợi dụng sự quản lý yếu kém của cơ quan chức năng để tranh thủ đầu tư bằng các công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

Bốn là, về cải thiện môi trường đầu tư. Cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, khắc phục tình trạng đầu tư tập trung vào những vùng có điều kiện thuận lợi dẫn đến quá tải về hạ tầng xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trước hết là thủ tục hành chính. Thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một đầu mối cùng với đẩy mạnh chống quan liêu tham nhũng, nhất là trong việc thực hiện các thủ tục xin thuê đất, giao đất, cấp quyền sử dụng đất, cấp phép đầu tư, chống phiền hà, sách nhiễu trong triển khai thực hiện chính sách thuế, tín dụng, các dịch vụ. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành, khắc phục tình trạng chồng chéo trong quản lý hoặc bỏ trống không được quản lý. Tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức gắn với việc thực hiện công việc cụ thể được giao. Đầu tư xây dựng, phát triển và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, tranh thủ các nguồn vốn, tập trung đầu tư từng bước, có trọng điểm đảm bảo cho các công trình có chất lượng cao.

74

Năm là, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư theo hướng trọng tâm, trọng điểm. Tỉnh cần tổ chức tốt các hoạt động kêu gọi đầu tư như hội chợ thương mại, triển lãm… để tiếp thị hình ảnh và tiềm năng của địa phương trên trường quốc tế. Tìm kiếm nhà đầu tư tốt, đặc biệt chú trọng đến năng lực thực chất của các nhà đầu tư, không tham những dự án phi thực tế, những chủ đầu tư thiếu năng lực tài chính. Tỉnh cần chủ động trong việc cử cán bộ ngoại giao đi kêu gọi đầu tư ở các nước và nên kết hợp với các cơ quan chức năng của nước đó để có được những thông tin cụ thể về các nhà đầu tư ở lĩnh vực mà tỉnh cần. Không thu hút đầu tư nước ngoài bằng mọi giá, đối với những dự án có thể gây tác hại đối với môi trường cần xem xét kỹ khi cấp phép và nếu nhận thấy dự án không tốt địa phương nên từ chối tiếp nhận đầu tư.

Sáu là, cần tăng cường quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh về FDI. Cho đến nay ở nước ta đã hình thành về cơ bản những quy định pháp lý về FDI, trong đó có các quy định nghiêm ngặt về giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI như tác động tới quan hệ chủ thợ trong các doanh nghiệp FDI, các quy định về môi trường, chế độ tài chính … Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các tác động tiêu cực của FDI, đặc biệt về vấn đề gây ô nhiễm môi trường vẫn đang có xu hướng ngày càng bức xúc. Do đó, để giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI không những cần tới các quy định thể chế, mà quan trọng hơn là việc thực thi các quy định đó, trong đó vai trò quản lý nhà nước về FDI trên địa bàn tỉnh là đặc biệt quan trọng. Năng lực thực thi thể chế của tỉnh về thu hút, sử dụng FDI là yếu tố quyết định đối với hạn chế tác động tiêu cực của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2022