51
chọn các lĩnh vực đầu tư mà không bị chi phối bởi tính độc quyền của thị trường. Các nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ mạnh giữa FDI và quy mô cũng như tốc độ phát triển thị trường…
Hiện nay, chúng ta vẫn thừa nhận rằng nền kinh tế nước ta đang ở trình độ phát triển thấp, nhân tố hấp dẫn trong thu hút đầu tư là nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và tiền lương trả cho lao động Việt Nam rẻ, lợi thế này sẽ mất dần trong tương lai khi nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm dần và khi trình độ lực lượng sản xuất phát triển. FDI vào nước ta trong thời gian qua mới tập trung chủ yếu vào các ngành sản xuất thu hút nhiều lao động có tay nghề thấp với công nghệ chủ yếu ở mức trung bình và lạc hậu. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong thời gian tới chúng ta cần không ngừng cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, đổi mới đào tạo nhân lực, cải cách thể chế nhằm từng bước tạo thuận lợi thu hút các dự án FDI vào các ngành công nghệ cao.
2.2.3.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội
Đặc điểm văn hoá - xã hội bao gồm ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán, trình độ dân trí, tinh thần dân tộc, thị hiếu,... các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động đầu tư nước ngoài. Ngôn ngữ là một trong những khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài, sự khác nhau về ngôn ngữ làm khó khăn trong công tác kinh doanh, dễ gây ra sự hiểu nhầm dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả. Tín ngưỡng tác động mạnh đến quan niệm sống của người dân về các giá trị cá nhân và xã hội, từ đó ảnh hưởng đến thái độ của nhà đầu tư như thói quen tiêu dùng và thuần phong mỹ tục có ảnh hưởng đến quy mô thị trường. Mỗi tôn giáo có cái nhìn rất khác nhau về chuẩn mực xã hội, những người theo đạo Hồi thường không thích nhìn thấy hình ảnh của người phụ nữ với trang phục quyến rũ, trong khi đó ở các nước phương Tây thì hoàn toàn ngược lại họ dùng vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Phong tục tập quán của từng địa phương cấp tỉnh của nước tiếp nhận đầu tư có tác động mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh của các nhà đầu nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Bởi lẽ, phong tục tập quán là nhân tố
52
tinh thần đối với các nhà đầu tư nước ngoài, họ dễ dàng hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng nước sở tại hay không là phụ thuộc vào phong tục tập quán của nước chủ nhà. Mặt khác, sản phẩm của họ cũng phải tính đến vấn đề có được thị trường chấp nhận hay không từ đó sẽ có những thay đổi trong chiến lược kinh doanh của mình.
Trình độ dân trí là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của các nhà đầu tư nước ngoài. Trình độ dân trí cao hay thấp sẽ tác động trực tiếp đến NNL mà đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu vào. Nhà đầu tư nước ngoài bao giờ cũng tính đến NNL của nước tiếp nhận đầu tư có đáp ứng được yêu cầu SXKD của họ hay không. Nhóm nhân tố này tạo ra sức hấp dẫn nhất định đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trình độ dân trí thấp đã trở thành lực cản cho sự phát triển của xã hội, hạn chế khả năng mở rộng kinh doanh của DN. Những tập quán sản xuất manh mún nhỏ lẻ với tâm lý tiểu nông đã và đang cản trở sự hình thành tác phong công nghiệp cho nguồn lao động nước ta, gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động quản lý vi mô ở các DN nói chung và các DN FDI nói riêng. Vì vậy, để thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn nước ngoài trong đó đặc biệt là nguồn vốn FDI và phát huy tác động tích cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các địa phương cấp tỉnh cần phải không ngừng nâng cao dân trí, xoá bỏ những tập quán sản xuất lạc hậu, thúc đẩy sự hình thành đội ngũ người lao động có chuyên môn và có kỷ luật lao động cao.
2.2.3.4. Cơ chế chính sách của tỉnh về thu hút, sử dụng đầu tư trực
tiếp nước ngoài
Có thể bạn quan tâm!
- Những Kết Quả Đã Được Khẳng Định Về Mặt Khoa Học Và Thực Tiễn
- Các Đặc Điểm Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
- Tác Động Tiêu Cực Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tới Phát
- Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - 9
- Những Bài Học Rút Ra Từ Kinh Nghiệm Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trong Và Ngoài Nước
- Những Điều Kiện Tự Nhiên Và Kinh Tế - Xã Hội Ảnh Hưởng Tới Tác Động Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đến Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Trên
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Các hoạt động FDI không những chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các chính sách của nước chủ nhà quy định về lĩnh vực đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách tiền tệ, thương mại... mà còn phụ thuộc rất lớn vào việc triển khai thực hiện những cơ chế chính sách đó tại địa phương, trong đó có cấp tỉnh. Tính hợp lý của các chính sách này, đặc biệt thông qua triển khai thực hiện gắn với sự năng động sáng tạo của địa phương
53
cấp tỉnh sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài, do đó sẽ có tác dụng trực tiếp đến các DN FDI. Tính minh bạch và bình đẳng của những chính sách và hệ thống pháp luật là nhân tố hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó chính sách ưu đãi đầu tư là công cụ nhằm thu hút FDI hoặc định hướng đầu tư theo những mục tiêu phát triển nhất định. Chính sách ưu đãi đầu tư tác động trực tiếp đến việc khai thác, phát huy các nguồn lực bên trong và thu hút các nguồn lực bên ngoài. Mặt khác, chính sách ưu đãi đầu tư còn tác động đến sự phân bổ các nguồn lực một cách đúng hướng và đạt hiệu quả cao.
Việc xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư chủ yếu là công việc của Chính phủ. Tuy nhiên, vai trò của chính quyền địa phương là hết sức quan trọng trong việc thực thi và vận dụng sáng tạo, bằng cơ chế chính sách riêng trong khuôn khổ cho phép. Vấn đề là ưu đãi phải cụ thể, thiết thực, có tính khả thi, đặc biệt là phải nhất quán và có xu hướng mở rộng theo hướng đồng bộ cho hoạt động FDI nói riêng cũng như cho sự vận hành của nền kinh tế nói chung.
2.3. KINH NGHIỆM PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI Ở MỘT SỐ TỈNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
2.3.1. Kinh nghiệm một số tỉnh trong nước
2.3.1.1. Kinh nghiệm của Bắc Ninh
Tỉnh Bắc Ninh với lợi thế về vị trí địa lý có khả năng liên kết vùng và khu vực thuận lợi, có nguồn nhân lực chất lượng. Để tăng cường tác động tích cực của FDI trước hết lãnh đạo tỉnh đã chú trọng tạo nên một môi trường hấp dẫn để thu hút FDI, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài có uy tín, công nghệ cao như FDI từ Nhật Bản, Hàn Quốc...Tính đến hết năm 2011, đã có 339 đơn vị FDI trong đó 322 dự án FDI và 17 chi nhánh, văn phòng đại diện với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,9 tỷ USD. Năm 2013, toàn tỉnh cấp mới giấy chứng nhận đầu tư cho 95 DN, chi nhánh, văn phòng đại diện có vốn đầu tư nước ngoài; cấp điều chỉnh tăng vốn 32 lượt dự án, nâng tổng vốn đầu tư đăng ký
54
sau điều chỉnh 1.592,73 triệu USD; Cấp giấy chứng nhận nhà đầu tư mới 31 dự án và thực hiện xác nhận đầu tư 27 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư đăng ký 4.2525 tỷ đồng; Cấp giấy chứng nhận đăng ký 604 DN, 36 chi nhánh và văn phòng đại diện, tổng vốn đăng ký 2.538,5 tỷ đồng. Luỹ kế đến nay, trên địa bàn có 459 đơn vị đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh 5.958 triệu USD;
Cho đến nay, đã có nhiều tập đoàn đa quốc gia danh tiếng thế giới đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh như: Tập đoàn Samsung với Dự án “Khu tổ hợp công nghệ Samsung” tại KCN Yên Phong với tổng vốn đầu tư 670 triệu USD, Tập đoàn Nokia với Dự án Nhà máy sản xuất điện thoại di động tại KCN VISIP với tổng vốn đầu tư 302 triệu USD, Tập đoàn Canon với 2 dự án đầu tư sản xuất máy in, linh kiện điện tử tại KCN Tiên Sơn và KCN Quế Võ với tổng vốn đầu tư 130 triệu USD… Đặc biệt với riêng mặt hàng điện thoại di động, Bắc Ninh hiện được biết đến như “Thánh địa sản xuất điện thoại di động của khu vực và thế giới”. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng đem lại một diện mạo mới cho nên kinh tế của tỉnh, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn như: công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao, phát triển cơ sở hạ tầng…, góp phần tăng thu ngân sách, tạo công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của tỉnh với mục tiêu đưa Bắc Ninh liên kết với Hà Nội trở thành một trung tâm lớn của cả nước về công nghiệp điện tử, công nghiệp phụ trợ và công nghiệp công nghệ cao.
Khu vực kinh tế có vốn FDI cũng góp phần vào chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) khu vực FDI: Giai đoạn 2001-2005: đạt 5.184 tỷ đồng (giá cố định), chiếm 23,6 % tổng GTSXCN toàn tỉnh; Giai đoạn 2006-2010: đạt 43.681 tỷ đồng, chiếm 46,2 % tổng GTSXCN toàn tỉnh. Giá trị sản xuất khu vực FDI tăng với tốc độ nhanh qua các năm: Năm 2001 đạt 842 tỷ đồng (giá cố định), năm 2005 đạt 1.462 tỷ đồng và năm 2010 đạt 22.859 tỷ đồng (chiếm 62% GTSXCN toàn tỉnh năm 2010); 9 tháng đầu năm 2011, GTSXCN FDI đạt 32.004 tỷ đồng (chiếm 72,9%). Xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh
55
và đóng vai trò quan trọng thúc đẩy gia tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của Bắc Ninh. Giai đoạn 2001-2005, kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI đạt 54,85 triệu USD, chiếm 18,9% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh; Giai đoạn 2006 - 2010, kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI đạt 2.281 triệu USD, chiếm 51,67% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh; 9 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đạt 2.761 triệu USD, chiếm 97,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của DN có vốn đầu tư nước ngoài ước 22.882 triệu USD.
Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI trong kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh đã tăng với tốc độ cao, từ 0,2% vào năm 2001 lên 38,4% vào năm 2005, năm 2010 đạt 66,8%, năm 2013 - 99,3%.
Đầu tư nước ngoài của Bắc Ninh đã đóng góp ngày càng lớn vào nguồn thu ngân sách của tỉnh. Nộp ngân sách của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 259 tỷ đồng thời kỳ 2001-2005, chiếm 8% tổng thu ngân sách toàn tỉnh; Giai đoạn 2006-2010, nộp ngân sách khu vực FDI đạt 1.565 tỷ đồng, chiếm 10,7% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Số nộp ngân sách khu vực FDI tăng nhanh qua từng năm: Năm 2001, khu vực FDI nộp ngân sách 47.03 tỷ đồng, năm 2006 tăng lên 150 tỷ đồng và năm 2010 đạt 521 tỷ đồng.
Khu vực đầu tư nước ngoài góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Năm 2006, DN FDI đã tạo việc làm cho 7.699 người lao động, chiếm 12% tổng số lao động trong các DN toàn tỉnh. Đến năm 2010, số lượng người lao động làm việc cho các DN FDI đã tăng lên 36.800 người, chiếm 30,9% tổng số lao động trong các DN toàn tỉnh [94].
Bên cạnh đó, Chính quyền Tỉnh cũng chủ động thực hiện các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của FDI. Những dự án FDI không đạt hiệu quả mong muốn như các dự án dừng hoạt động hoặc không triển khai thực hiện đã bị thu hồi giấy phép đầu tư. Nếu xét tương quan một số chỉ số như: hiệu quả đầu tư của vốn FDI trên phương diện đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh, hay số thu nộp ngân sách hàng năm trên tổng vốn đăng ký đầu tư thì chỉ số của Bắc Ninh vẫn còn chưa cao. Ngoài ra, một số DN FDI còn bộc lộ một số hạn chế khác như: tranh chấp về quyền lợi giữa công nhân với chủ sử
56
dụng lao động, an toàn lao động, gây ô nhiễm môi trường, vay nợ và không có khả năng thanh toán…Thực trạng đó đã ảnh hưởng nhất định đến môi trường đầu tư của tỉnh, hạn chế việc mở rộng đầu tư của các dự án đầu tư đã thực hiện, đồng thời làm suy giảm hiệu quả thu hút đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài chưa vào tỉnh.
Để phát huy tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện quy hoạch, cải thiện môi trường đầu tư. Trong những năm qua, tỉnh đã thực hiện đầy đủ những chính sách ưu đãi đầu tư vào các KCN tập trung và ngoài KCN theo quy định hiện hành, thường xuyên tổ chức gặp mặt đối thoại cùng tháo gỡ khó khăn với các DN FDI. Ngoài ra, việc quy hoạch các KCN tập trung, khu, CCN vừa và nhỏ được thực hiện tốt tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng thuận lợi cho nhà đầu tư.
Trong quá trình thụ lý hồ sơ dự án đề nghị cấp Giấy CNĐT, các ngành chức năng như: Sở Kế hoạch-Đầu tư, Ban Quản lý các KCN tỉnh luôn tuân thủ, quy trình thủ tục cấp giấy CNĐT theo quy định nhằm rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ so với quy định của Nhà nước. Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện của các dự án, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Ban quản lý các KCN tỉnh đã tổ chức rà soát, phân loại các dự án có vốn FDI trên địa bàn tỉnh chậm triển khai và không có khả năng thực hiện báo cáo Bộ Kế hoạch - Đầu tư và UBND tỉnh Bắc Ninh. Chủ động phát hiện và giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư trong các lĩnh vực lao động, môi trường, đất đai…
Để tăng cường thu hút FDI và quản lý tốt những dự án FDI đã và đang hoạt động, Bắc Ninh đã có nhiều cố gắng trong việc chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng sản xuất thông qua việc hoàn thiện quy hoạch và triển khai đầu tư hạ tầng KCN tập trung, các CCN nhỏ. Ưu tiên các dự án công nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường và đầu tư theo hình thức Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao(BOT), hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng-chuyển giao (BT)… đối với các lĩnh vực giao thông, y tế, bảo vệ môi trường. Triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư, chính
57
sách khuyến khích đầu tư theo quy định của Chính phủ và quy định của tỉnh. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính đối với nhà đầu tư theo hướng ngày càng thông thoáng, minh bạch. Đặc biệt, hạn chế các dự án đầu tư vào khu vực phi sản xuất, khai thác không gắn với chế biến. Không cấp giấy CNĐT đối với các dự án sử dụng lãng phí năng lượng, tài nguyên, sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ triển khai dự án như: Giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, nhà ở cho người lao động…Thực hiện đề án NNL chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các DN FDI. Phối hợp với các Bộ, ngành chức năng nghiên cứu đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm vào các đối tác tiềm năng, bảo đảm tính thống nhất, liên vùng, liên ngành và mang tính chuyên đề…
Trong thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện triển khai các hoạt động về công tác xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài như: Môi trường đầu tư - kinh doanh luôn được cải thiện theo hướng thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn các nhà đầu tư, được thể hiện qua chỉ số năng lực môi trường cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh xếp thứ 6/63 tỉnh năm 2010; Thực hiện tốt cơ chế “một cửa” trong cấp giấy CNĐT tại Sở Kế hoạch-Đầu tư, Ban quản lý các KCN tỉnh. Hỗ trợ nhà đầu tư một cách hiệu quả trong việc cung cấp thông tin liên quan đến dự án đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư, xây dựng và triển khai dự án; thực hiện biên soạn tài liệu giới thiệu môi trường đầu tư, thường xuyên điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Bên cạnh đó, công tác quản lý, giám sát được thực hiện có kế hoạch, thường xuyên, chặt chẽ và đồng bộ sẽ đảm bảo dự án đầu tư được thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật, đúng tiến độ, hạn chế được các tác hại về môi trường, chống các hoạt động chuyển giá trốn thuế…
2.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng với điện tích 1.662 km2, là một trong bảy tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tiếp giáp với sáu tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Phòng,
58
Hưng Yên. Trong 7 năm trở lại đây, kinh tế Hải Dương đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bốn năm liền tăng trưởng liên tục (hơn 10%), cao nhất 2007 tăng 11,5%, năm 2009 giảm xuống còn 6,0% do chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ cuối năm 2008, song nhờ có giải pháp và chính sách hỗ trợ kịp thời của Chính phủ trong việc kích cầu đầu tư và các DN…vì vậy cùng với kinh tế cả nước, kinh tế Hải Dương đã khôi phục nhanh chóng, năm 2010 tăng 10,1%. Năm 2011 tăng 9,3%, tuy không đạt mục tiêu so với kế hoạch nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng khá. Quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2011đạt 39.028 tỷ đồng, tăng 2,92 lần so với năm 2005 (13.334 tỷ đồng). Trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản đạt 8.986 tỷ đồng; khu vực công nghiệp, xây dựng đạt 17.811 tỷ đồng; khu vực dịch vụ đạt
12.231 tỷ đồng. Tốc độ trung bình của khu vực công nghiệp và xây dựng giai đoạn 2006-2010 tăng 11,6%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tuy không nhanh nhưng bền vững, phù hợp với sự nghiệp CNH, HĐH trong tỉnh. Năm 2005 cơ cấu ngành nông, lâm, ngư nghiệp là 27,1%; công nghiệp, xây dựng là 43,6%; dịch vụ là 29,3%, đến năm 2011 cơ cấu ngành tương ứng là 23.0%; 45,6%; 31,4%. Những thành tựu phát triển kinh tế của Hải Dương có sự đóng góp không nhỏ của việc thu hút, sử dụng FDI.
Theo số liệu của Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh Hải Dương, tính đến hết ngày 31/3/2013, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 247 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5.693,7 triệu USD; tổng vốn đầu tư thực hiện của các DN FDI đạt 2.505,9 triệu USD.
Điểm nổi bật của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Dương, đó là mặc dù sản xuất, kinh doanh của các DN nói chung vẫn gặp nhiều khó khăn, nhưng trong số 247 dự án FDI được cấp giấy CNĐT còn hiệu lực trên địa bàn, có tới 192 DN đã đi vào hoạt động. Doanh thu trong quý I/2013 của các DN FDI ước đạt 700 triệu USD, tăng 19,6 % so với cùng kỳ năm 2012; trong đó doanh thu xuất khẩu ước đạt 600 triệu USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ 2012. Đây là một kết quả tích cực. Cũng nhờ hoạt động SXKD tiếp tục tăng trưởng, nên trong quý I, khu vực kinh tế này đã thực hiện nghĩa vụ thuế