Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - 9

59

và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước đạt 20 triệu USD; đảm bảo việc làm cho 110.300 người lao động. Với kết quả này, dự kiến cả năm 2013 Hải Dương sẽ thu hút thêm được 250 triệu USD vốn đầu tư; vốn đầu tư thực hiện ước đạt 250 triệu USD; doanh thu ước đạt 2.900 triệu USD và nộp ngân sách đạt khoảng 100 triệu USD.

Trong cơ cấu đầu tư, các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, với 200 dự án, với các ngành nghề tiêu biểu như sản xuất các sản phẩm điện và điện tử, lắp ráp ô tô, sản xuất xi măng, sắt thép, gia công hàng dệt may, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác... Khu vực dịch vụ có 21 dự án tập trung vào giao thông vận tải, kinh doanh khách sạn, siêu thị... Khu vực nông nghiệp có số dự án thấp nhất do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về nguy cơ rủi ro, ảnh hưởng của thời tiết, khó khăn khi thu mua nguyên liệu đầu vào [95].

Nhìn chung, thời gian qua, khu vực FDI đã góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới, hình thành các ngành nghề mới, công nghệ sản xuất, quản lý mới và các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Đồng thời, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hải Dương theo hướng CNH, HĐH, tạo điều kiện khai thác các nguồn lực của địa phương mà trước đây còn ở dạng tiềm năng như đất đai, nhà xưởng, NNL.

Để phát huy tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI, tỉnh Hải Dương đã cố gắng xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng như giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông; các ngành công nghiệp phụ trợ và hạ tầng xã hội, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các DN. Bố trí, sắp xếp dự án theo quy hoạch về đất đai cũng như quy hoạch ngành; trong quá trình lập quy hoạch các KCN, CCN đã từng bước chú ý các vấn đề về môi trường, cấp thoát nước..., cải thiện môi trường đầu tư tại các khu vực thị trấn, huyện thị và nông thôn. Tỉnh đã tập trung thu hút đầu tư để sớm lấp đầy các KCN, CCN đã được quy hoạch chi tiết. Ngoài các KCN, CCN đã nằm trong quy hoạch, thì chưa quy hoạch phát triển thêm các KCN, CCN mới. Khi tỷ lệ lấp đầy chung

60

đạt từ 70% trở lên mới nghiên cứu để bổ sung thêm. Khuyến khích các DN xây

dựng nhà xưởng 2-3 tầng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Trong thời gian qua, tỉnh đã tập trung thu hút và phát triển các ngành công nghiệp có thị trường, có lợi thế cạnh tranh nhằm tiếp nhận chuyển giao công nghệ, từng bước vươn lên sản xuất linh kiện, phụ tùng để tiến tới sản xuất hoàn chỉnh một số thiết bị, sản phẩm công nghiệp với công nghệ cao tại địa phương, tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội.

Thực hiện cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, trách nhiệm công vụ của cán bộ công chức trong việc giải quyết các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng, xuất nhập khẩu, lao động, môi trường…, nhằm loại bỏ phiền hà, tạo điều kiện thời gian nhanh nhất cho các nhà đầu tư khi thực hiện dự án. Quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước và DN, tạo dựng và củng cố lòng tin để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm sản xuất kinh doanh tại Hải Dương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Tỉnh đã quan tâm đẩy mạnh đào tạo NNL, đặc biệt NNL chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của DN và xã hội. Phát triển các cơ sở, trang thiết bị và dịch vụ y tế tiên tiến hiện đại, đáo ứng nhu cầu đa dạng của người dân và DN FDI. Chuẩn bị tốt các điều kiện xã hội như dịch vụ khách sạn, nhà hàng; vui chơi giải trí v.v..., để phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư và người lao động làm việc trong các KCN, CCN. Đồng thời, quan tâm giải quyết tốt vấn đề đời sống nhân dân vùng giao đất để làm KCN, CCN.

Bên cạnh đó đã từng bước tạo môi trường thuận lợi cho các loại hình dịch vụ như tài chính, thị trường vốn, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, kiểm toán, xúc tiến thương mại. Hình thành và từng bước mở rộng thị trường vốn trên địa bàn; đẩy mạnh các hoạt động tài chính, ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tạo môi trường, điều kiện thành lập công ty đầu tư tài chính, tham gia thị trường chứng khoán; khuyến khích, hỗ trợ các doanh

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - 9

61

nghiệp phát hành trái phiếu công ty; phát triển các loại hình tín dụng phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực.

2.3.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên

Trong giai đoạn 2001- 2005 Hưng Yên đã đạt được những thành tựu đáng kể về phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế GDP bình quân 12,28%/năm. Cơ cấu kinh tế năm 2005: Nông nghiệp 30,5%; Công nghiệp, xây dựng 38%; Dịch vụ 31,5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 550 USD. Công nghiệp phát triển nhanh. Giá trị sản xuất tăng bình quân 26,7%/năm. Năm 2005, sản xuất công nghiệp vẫn duy trì tốc độ tăng cao. Giá trị sản xuất công nghiệp ước 7.700 tỷ đồng, đạt 100,9% kế hoạch, tăng 30% so cùng kỳ. Xuất khẩu tiếp tục tăng, kim ngạch xuất khẩu đạt 210,4 triệu USD vượt kế hoạch 0,2%, tăng 15,4% so với cùng kỳ. Đóng góp vào kết quả trên có phần đáng kể của các DN FDI.

Cho đến nay, Hưng Yên đã tiếp nhận 410 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký 1.223 triệu USD, trong đó có 160 dự án (chiếm 39% tổng số dự án) đã đi vào hoạt động. Các dự án đầu tư nước ngoài có số lượng là 56 (chiếm 13,66% tổng số dự án) với tổng số vốn đăng ký 225,8 triệu USD (18,46% tổng vốn đầu tư) trong năm 2005 đã đóng góp vào GTSXCN của tỉnh 2.846 tỷ đồng (36,96% tổng GTSXCN), kim ngạch xuất khẩu đạt 98,6 triệu USD (46,86% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh)[32]. Những kết quả tích cực của các DN FDI kể trên xuất phát từ những nguyên nhân: có trình độ công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, có những chiến lược tiêu thụ sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, tăng cường năng lực cạnh tranh, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ được mở rộng; nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường trong và ngoài nước như: xe máy, quần áo may sẵn, thép xây dựng, thức ăn gia súc ...

Để phát huy hiệu quả nguồn vốn FDI, Hưng Yên đã chủ trương đặc biệt khuyến khích đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ hiện đại, có khả năng thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển; các dự án sớm có hiệu quả và đóng góp nhiều cho ngân sách; các dự án nuôi trồng, chế biến nông sản thực

62

phẩm sử dụng nguyên liệu địa phương; các dự án giải quyết nhiều lao động tại chỗ. Tập trung khuyến khích các dự án sử dụng nhiều lao động vào khu vực các huyện phía Nam như các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu. Cho phép các dự án FDI được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư ở mức tối đa theo các quy định của Chính phủ. Thủ tục cấp ưu đãi đầu tư đơn giản, nhanh chóng. Đối với các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư theo phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh, có thể được tỉnh cho phép hưởng thêm các ưu đãi như: hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo nghề; hỗ trợ một phần kinh phí đền bù, làm hạ tầng,...; tăng thời gian được miễn, giảm tiền thuê đất [96].

Các chính sách thúc đẩy thu hút FDI vào phát triển công nghiệp đã và

đang được thực hiện bao gồm:

Một là, về chính sách đất đai, tạo mặt bằng SXKD. Tỉnh đã giành các vị trí thuận lợi nhất để quy hoạch các KCN, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất làm mặt bằng SXKD. Các thủ tục thuê đất được rút gọn, đơn giản hóa nhưng vẫn đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, Ban quản lý các KCN của tỉnh là cơ quan đầu mối tiếp nhận và quản lý các dự án đầu tư vào các KCN hoạt động theo quy chế KCN tập trung, Sở Kế hoạch-Đầu tư có chức năng là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh thực hiện tiếp nhận các dự án đầu tư vào các khu vực nằm ngoài KCN, phối hợp với các sở, ngành chức năng khác như Sở Xây dựng và các sở quản lý các ngành kinh tế kỹ thuật trong việc thẩm định các dự án đầu tư xin thuê đất của DN; phối hợp cùng Sở Tài nguyên môi trường trong việc thực hiện các thủ tục cho DN thuê đất tạo mặt bằng SXKD một cách thuận lợi nhất.

Hai là, về chính sách hỗ trợ về đào tạo, khoa học công nghệ. Để hỗ trợ doanh nghiệp về đào tạo lao động, tỉnh đã khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho các dự án dạy nghề. Các dự án dạy nghề đã được đặc biệt khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt như: mặt bằng, tín dụng, thủ tục…Các trường, các trung tâm dạy nghề công lập của tỉnh cũng được đầu tư xây dựng mới và mở rộng, năng cao chất lượng đào tạo.

63

Ba là, về chính sách hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại. Các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước đều được công khai hóa, doanh nghiệp và công dân có thể dễ dàng tiếp cận. Trung tâm xúc tiến thương mại thuộc Sở Thương mại đã được thành lập và đang triển khai hoạt động, hệ thống thông tin về doanh nghiệp trong tỉnh đang từng bước hoàn thiện và sẵn sàng cung cấp theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân.

Bốn là, thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Trong tiếp nhận dự án đầu tư, khi biết được các nhà đầu tư muốn đầu tư vào những địa phương có môi trường đầu tư thuận lợi, tỉnh đã chỉ đạo các sở ban ngành liên quan phải tinh giản các thủ tục hành chính khi tiếp nhận các dự án đầu tư ngay từ những ngày đầu tái lập tỉnh. Giao cho Sở Kế hoạch-Đầu tư là đầu mối duy nhất tiếp nhận dự án đầu tư ngoài nước, phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết các vướng mắc, kiến nghị của chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án, theo dõi xử lý các tranh chấp phát sinh trong hoạt động của DN, kịp thời đề xuất với UBND tỉnh quyết định những vấn đề vượt thẩm quyền. Rút ngắn thời gian thẩm định cấp phép hoặc chấp thuận dự án đầu tư, chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, nghiêm cấm các đơn vị, cá nhân lợi dụng việc thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động của DN.

Hàng năm tỉnh đều tổ chức các buổi tiếp xúc giữa các DN và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh để động viên cổ vũ các DN làm ăn có hiệu quả, thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước, kịp thời khen thưởng, tuyên dương các gương tốt đồng thời lắng nghe phản ánh, đề xuất của DN. Về phía DN qua các buổi tiếp xúc, các DN có cơ hội trao đổi thông tin, tạo quan hệ hợp tác và học tập kinh nghiệm của nhau. Các kiến nghị của DN đều được các cơ quan chức năng xem xét, có biện pháp tháo gỡ kịp thời. Công tác kiểm tra hoạt động của các DN sau đăng ký kinh doanh thực hiện thường xuyên, chấn chỉnh kịp thời những DN chấp hành chưa nghiêm các quy định của Luật Doanh nghiệp.

64

2.3.2. Kinh nghiệm nước ngoài

2.3.2.1. Kinh nghiệm Trung Quốc

Trong gần 30 năm thực hiện đường lối cải cách và mở cửa, đến nay nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, một phần nhờ vào thu hút và sử dụng FDI. Năm 2013 GDP của Trung Quốc tính theo tỷ giá hối đoại chính thức đạt mức kỷ lục là 8.939 tỷ USD. Kinh tế FDI ngày càng có nhiều đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, góp phần nâng cao vị thế quốc tế của ngành chế tạo Trung Quốc, thúc đẩy tiến bộ về kỹ thuật, công nghệ cũng như cải thiện việc quản lý kinh doanh của các DN Trung Quốc, mở rộng phạm vi việc làm cho người lao động, thúc đẩy mở cửa đối ngoại, đẩy nhanh nhịp độ thị trường hoá, phát huy vai trò tích cực trong việc thiết lập và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN.

Trong những năm qua, quy mô đầu tư của nước ngoài vào Trung Quốc đã không ngừng tăng lên, kết cấu thu hút vốn ngoại không ngừng được cải thiện, trình độ đầu tư không ngừng được nâng cao. Từ ngày 1 tháng 7 năm 1979, Bộ luật Đầu tư hợp tác quốc tế của Trung Quốc được ban hành tạo cơ sở pháp lý cho thu hút, sử dụng và phát huy hiệu quả tác động của FDI ban đầu cho một số địa phương như Thâm Quyến, Chu Hải, Hạ Môn, Sáu Đầu và mở rộng dần ra đối với các địa phương khác theo những trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn phát triển.

Để khuyến khích kinh tế FDI ở miền Trung và miền Tây, Trung Quốc đã quyết định cho phép các tỉnh vùng sâu, vùng xa, các khu tự trị được phê chuẩn các dự án nước ngoài với tổng đầu tư lên tới 30 triệu USD (mức cũ là 10 triệu USD); cho phép giảm thuế thu nhập từ mức 33% xuống còn 15% - ngang bằng mức thuế dành cho các doanh nghiệp ở các đặc khu kinh tế.

Nhờ quy định khuyến khích đầu tư được ban hành và thủ tục thẩm định liên doanh được đơn giản hoá dần dần,... nên tổng số vốn FDI (vốn thực hiện) vào Trung Quốc không ngừng tăng nhanh. Vốn FDI đăng ký giữa thập kỷ 80 đến năm 1990 tăng bình quân 46%/ năm, đặc biệt trong 3 năm 1991 - 1993 đạt

65

tốc độ tăng trưởng cao nhất, với tổng số là 182.593 triệu USD. Từ năm 1993 đến nay, khối lượng thu hút vốn FDI của Trung Quốc không ngừng tăng lên. Nếu như vào năm 1998, số vốn FDI luỹ kế thực sự đầu tư vào Trung Quốc xấp xỉ 225 tỷ USD, thì đến cuối năm 2012 đã đạt mức 1.344 tỷ USD [81, 102].

Để thu hút và sử dụng hiệu quả FDI, chính phủ Trung Quốc đưa ra một loạt các chính sách và cơ chế nhằm cải thiện môi trường đầu tư như thực hiện miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng cho các thiết bị sản xuất nhập khẩu và đưa ra một loạt danh mục các ngành dành cho FDI, giảm thuế thu nhập cho các công ty nước ngoài đầu tư ở những khu vực nội địa kém phát triển, mở cửa dần cho FDI vào các lĩnh vực viễn thông, bảo hiểm, cấm hoàn toàn các hoạt động thanh tra trái phép, thu lệ phí không hợp pháp, áp đặt thuế và xử phạt vô cớ...

Sau khi gia nhập WTO, cùng với những cải cách phù hợp, nhanh nhạy của Chính phủ, Trung Quốc đã được hầu hết các nhà FDI lựa chọn làm địa điểm đầu tư lý tưởng, một thị trường đầy triển vọng với những lợi thế như kết cấu hạ tầng tương đối toàn diện mà chi phí lại rẻ, trình độ văn hoá của đội ngũ nhân công cao, chi phí lao động thấp, cơ chế chính sách thông thoáng, cởi mở, có các ngành công nghiệp hỗ trợ....

Trong những năm qua Trung Quốc đã áp dụng chính sách mở rộng các lĩnh vực đầu tư của vốn nước ngoài, đa lĩnh vực hoá loại hình DN FDI ở Trung Quốc, coi đây là một nội dung quan trọng trong chiến lược nâng cao chất lượng sử dụng vốn FDI, cải thiện kết cấu sử dụng nguồn vốn này.

Trung Quốc thúc đẩy từng bước việc mở cửa đối ngoại trong lĩnh vực thương mại và các dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, thông tin, điện tử, mậu dịch đối ngoại, mậu dịch đối nội, du lịch v.v..., hoàn thiện kết cấu của các ngành nghề do thương gia nước ngoài và khu vực đầu tư, khuyến khích vốn ngoại đầu tư vào nông nghiệp, các ngành kỹ thuật công nghệ cao và mới, các ngành công nghiệp cơ sở, kết cấu hạ tầng, ngành bảo vệ môi trường, ngành xuất khẩu thu ngoại tệ; cải thiện dần bố cục các khu vực đầu tư của thương gia nước ngoài và khu vực, hướng dẫn thương gia nước ngoài và khu vực đầu

66

tư vào khu vực miền Trung và miền Tây, đặc biệt là đầu tư vào các dự án được nhà nước khuyến khích như dự án kết cấu hạ tầng, dự án bảo vệ môi trường như nông nghiệp sinh thái, sử dụng tổng hợp nguồn nước, v.v... và dự án kỹ thuật cao và mới ở miền Trung và miền Tây.

Nếu việc mở rộng các lĩnh vực đầu tư của DN FDI của Trung Quốc trong những năm 80 chủ yếu tập trung vào các dự án công nghiệp gia công hoặc kết cấu hạ tầng, thì đến cuối những năm 90, Trung Quốc đã nới lỏng những hạn chế về các lĩnh vực được nhận FDI. Trong nửa đầu thập kỷ 90, vốn FDI vào các ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (khoảng trên 50%), nhưng đến những năm cuối thập kỷ 90, vốn FDI vào các ngành dịch vụ như bất động sản, bảo hiểm, tư vấn tài chính, thông tin đã tăng lên đáng kể. Sau khi thoả thuận hợp tác thương mại Trung - Mỹ được ký kết, Trung Quốc cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tiền tệ, bưu chính viễn thông v.v... , đây là những lĩnh vực mà nhiều nước thường xuyên áp đặt những ràng buộc lớn hơn so với các lĩnh vực khác nhằm hạn chế FDI. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã nới lỏng hạn chế về thị trường thông qua việc loại bỏ dần từng bước hàng rào phi thuế quan dành cho xuất khẩu, đồng thời đưa ra các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập đối với những ngành nghề then chốt cần khuyến khích phát triển.

Để nâng cao chất lượng hoạt động của các DN FDI trong các lĩnh vực, Trung Quốc đã đề ra mục tiêu thu hút các TNCs lớn đầu tư vào các dự án sử dụng kỹ thuật cao. Từ năm 1992, Chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng kiểm soát việc thành lập các DN 100% vốn nước ngoài và các DN do người nước ngoài quản lý. Hiện có tới hơn 400 trong số 500 tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới đã đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc, trong đó có 17 trong số 20 công ty lớn nhất của Nhật Bản, 9 trong số 10 công ty lớn nhất của Đức cùng các công ty nổi tiếng của Mỹ. Số các công ty lớn còn lại đều trong quá trình phân tích, đánh giá việc đầu tư vào quốc gia này. Sự gia tăng đầu tư của các TNCs vào Trung Quốc đã giúp nước này duy trì khu vực FDI có quy mô lớn và chất lượng cao hơn hẳn so với thập kỷ 80.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2022