Tổng Hợp Nội Dung Lược Khảo Các Nghiên Cứu Trước


thị trường mới nổi. Nghiên cứu lý giải, minh bạch về chính sách tiền tệ có thể cho phép các ngân hàng dự đoán mức lãi suất chính xác hơn và có thể khuyến khích các hoạt động phòng vệ, làm cho rủi ro mất khả năng thanh toán thấp hơn.

Bekaert và cộng sự (2013) nghiên cứu mối liên hệ tiềm ẩn giữa chính sách tiền tệ mở rộng và sự rủi ro mất khả năng thanh toán trong các TCTD trên thị trường tài chính thông qua hành vi khách hàng. Dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn 1990 - năm 2010 bằng phương pháp ước lượng SVAR được chia ra làm hai thời kỳ, thời kỳ trước khủng hoảng 1990-2007 và sau khủng hoảng 2007-2010. Thời kỳ khủng hoảng đặt ra những thách thức đặc biệt vì sự biến động của thị trường chứng khoán đạt mức cao chưa từng thấy và lãi suất mục tiêu của Quỹ Fed đã hạ đến mức thấp nhất. Nghiên cứu chỉ ra, trong thời gian thanh khoản dồi dào do ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng trong thời kỳ trước khủng hoảng, khách hàng vay có khuynh hướng tham gia đầu tư có rủi ro mạo hiểm để kiếm được lợi nhuận vượt trội trong một môi trường lãi suất thấp, chiến lược đầu tư của họ có thể dẫn đến rủi ro mất khả năng thanh toán cho các TCTD. Ngoài ra, tác động của chính sách tiền tệ mở rộng làm gia tăng rủi ro mất khả năng thanh toán có hiệu lực kéo dài hơn hai năm và bắt đầu có ý nghĩa sau một độ trễ khoảng chín tháng.

Một vấn đề khác có thể gây ra tác động tới rủi ro mất khả năng thanh toán khác nhau trước thay đổi của chính sách tiền tệ là tính minh bạch của chính sách. Những bên tham gia thị trường được kỳ vọng sẽ phản ứng nhanh hơn với chính sách tiền tệ không mong đợi, do đó sẽ tạo ra nhiều phản ứng phòng vệ trước các bất lợi của chính sách. Papadamou và cộng sự (2014) phân tích dữ liệu bảng về sự minh bạch trong thị trường tiền tệ của 40 NHTW của các quốc gia Châu Á và Châu Âu từ năm 1998 đến năm 2005 bằng phương pháp ướng lượng FEM, REM. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự minh bạch cao hơn của chính sách tiền tệ cho phép các ngân hàng trung ương quản lý tốt hơn các kỳ vọng và làm giảm sự biến động của thị trường, giảm rủi ro mất khả năng thanh toán cho các NHTM trước các cú sốc chính sách.


Dincer và Eichenengreen (2014), tập trung vào ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng dưới sự ảnh hưởng của lạm phát và tăng trưởng thu nhập dân cư. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 120 NHTW từ các quốc gia trên thế giới trong giai.đoạn 1998-2010 được lấy từ nguồn dữ liệu IMF. Thông qua kết quả ước lượng bằng phương pháp GMM, nghiên cứu kết luận chính sách tiền tệ mở rộng làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM dưới ảnh hưởng của lạm phát tăng lên trong ngắn hạn do sự gia tăng ban đầu của giá trị tài sản và dòng tiền, tuy nhiên trong tác động ngược chiều cho thấy rủi ro này tăng lên do tăng các rủi ro tín dụng do biến động giá.

Dell'Ariccia và cộng sự (2014) nghiên cứu thực nghiệm cho dữ liệu bảng theo quý của 400 ngân hàng tại Mỹ trong gia đoạn từ 1997 đến 2009 thông qua mô hình hồi quy SVAR nhằm phân tích tác động của chính sách tiền tệ thông qua công cụ lãi suất tới rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM dưới ảnh hưởng của cơ cấu vốn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, khi các ngân hàng có thể điều chỉnh cơ cấu vốn, việc cắt giảm lãi suất thực sẽ dẫn tới đòn bẩy lớn hơn và rủi ro mất khả năng thanh toán tăng lên. Tuy nhiên, nếu cơ cấu vốn được cố định, tác động này sẽ phụ thuộc vào mức độ đòn bẩy: sau khi lãi suất giảm, các ngân hàng có vốn hóa lớn làm tăng nguy cơ mất khả năng thanh toán, trong khi lãi suất cao các ngân hàng có thể giảm nợ nếu nhu cầu vay vốn là đường thẳng hoặc lõm. Hơn nữa, cắt giảm vốn hóa phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh của ngân hang, do đó những ảnh hưởng này phụ thuộc vào cấu trúc và khả năng cạnh tranh của ngành ngân hàng và dẫn đến thay đổi theo các quốc gia và theo thời gian.

Trong một nghiên cứu gần đây, Drakos và cộng sự (2016) sử dụng dữ liệu từ 10 nền kinh tế Trung Âu, Đông Âu và Liên bang Nga giai đoạn 1997-2011 nhằm tác động của công cụ lãi suất đối với rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng dưới ảnh hưởng của quyền sở hữu của các ngân hàng, cụ thể hơn sự khác biệt giữa các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài và ngân hàng thương mại trong nước. Thông qua kết quả ước lượng bằng phương pháp SGMM cho thấy, ngoài các đặc điểm của


nền kinh tế như: chênh lệch thương mại, lạm phát, tác động của chính sách tiền tệ đối với rủi ro mất khả năng thanh toán ngân hàng phụ thuộc vào các cơ chế nhất định và quyền sở hữu ngân hàng: rủi ro khác nhau giữa các ngân hàng nước ngoài và trong nước. Các ngân hàng nước ngoài đã tăng khả năng chịu đựng rủi ro mất khả năng thanh toán trước lãi suất giảm trong những năm 2000 ở tất cả các nước, trong khi đó các ngân hàng trong nước suy giảm khả năng thanh toán ngắn hạn (chủ yếu bắt nguồn từ các ngân hàng có vốn hóa cao hơn). Tình trạng khả năng thanh toán của các ngân hàng nước ngoài không bị ảnh hưởng bởi các cơ chế tiền tệ ở tất cả các quốc gia, trong khi điều này không dành cho các ngân hàng nước ngoài tại Liên bang Nga.

Bên cạnh các nghiên cứu nước ngoài, dù chưa tập trung vào tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh khoản, các nghiên cứu trong nước cũng cho thấy những góc nhìn khác nhau của chính sách tiền tệ đến thị trường tài chính Việt Nam. Một số nghiên cứu có thể kể đến như:

Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà và cộng sự (2015) về tác động của chính sách tiền tệ đến lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTM) giai đoạn 2005-2013. Nghiên cứu áp dụng phương pháp hồi quy tác động cố định (FE

- Fixed Effects Model), tác động ngẫu nhiên (RE - Random Effect Model) và kiểm định Hausman cho dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố của CSTT như cung tiền và lãi suất tái cấp vốn có mối quan hệ cùng chiều với lãi suất huy động có kỳ hạn của các NHTM, nhưng tỷ lệ dự trữ bắt buộc có mối quan hệ nghịch chiều lên lãi suất huy động có kỳ hạn VND của ngân hàng. Bên cạnh đó, các yếu tố nội tại ngân hàng có tác động lên lãi suất huy động của NHTM như lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, số năm hoạt động của ngân hàng và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản.

Nghiên cứu của Dương Ngọc Mai Phương và cộng sự (2015) nhằm xem xét ảnh hưởng chính sách tiền tệ đến thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình Structural Vector Autoregressive (SVAR) với các biến gồm lãi suất chính sách của Mỹ đại diện cho các cú sốc ngoại sinh, biến sản lượng công nghiệp,


lạm phát, cung tiền, lãi suất và giá chứng khoán đại diện cho nền kinh tế trong nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng lớn từ cú sốc CSTT. Cú sốc thắt chặt (mở rộng) của CSTT làm cho thị trường chứng khoán suy giảm (tăng trưởng) tương ứng. Nghiên cứu cũng tìm thấy sản lượng tăng khi có cú sốc tăng của thị trường chứng khoán.

Nghiên cứu của Nguyễn Đức Trung và cộng sự (2018) tập trung đánh giá các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của 21 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2008–2015. Bằng việc sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp ước lượng hồi quy với sai số chuẩn (Regression with Driscoll-Kraay standard errors - D&K) để khắc phục hiện tượng tự tương quan, phương sai sai số thay đổi nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả, kết quả nghiên cứu cho thấy, các công cụ của chính sách tiền tệ tại Việt Nam có tác động mạnh hơn so với các công cụ của chính sách an toàn vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng.

Bảng 2.1: Tổng hợp nội dung lược khảo các nghiên cứu trước


Tên tác giả (năm nghiên cứu)

Dữ liệu, thời gian và phương pháp nghiên cứu


Kết quả nghiên cứu

Thứ nhất, các nghiên cứu chỉ ra chính sách tiền tệ trực tiếp tác động tới rủi ro mất khả năng thanh toán thông qua lợi nhuận, dòng tiền... của ngân hàng


Gambacorta L (2009)

Dữ liệu bảng của khoảng 600 ngân hàng được liệt kê hoạt động ở châu Âu và Hoa Kỳ trong giai đoạn Q2 2001–Q2 2007 bằng

Chính sách tiền tệ mở rộng được điều hành thông qua công cụ lãi suất thấp có thể ảnh hưởng đến nhận thức và thái độ của các ngân hàng về rủi ro mất khả năng thanh toán trong ít nhất hai cách: (i) thông qua việc tìm kiếm mức lợi tức quá mức và (ii)

bằng các tác động của lãi suất đối với

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Tác động của chính sách tiền tệ tới rủi ro mất khả năng thanh toán tại các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam - 9



phương pháp ước lượng SVAR

việc định giá, thu nhập và luồng tiền, từ đó có thể làm thay đổi cách các ngân hàng đo lường rủi ro.

Altunbas và cộng sự (2009). Các nghiên cứu của De Nicolo và cộng sự (2010), cũng như Delis & Kouretas (2011) cho thấy sự tương đồng với Altunbas và cộng sự (2009).

Dữ liệu bảng lớn bao gồm thông tin hàng quý từ các ngân hàng niêm yết đang hoạt động tại Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ từ qúy 1/1999 tới quý 4/2008 bằng phương pháp ước lượng GMM.


Duy trì chính sách tiền tệ mở rộng trong một khoảng thời gian dài góp phần làm tăng rủi ro mất khả năng thanh toán ngân hàng. Ngoài ra, các biến kiểm soát như kinh tế vĩ mô và thể chế, bao gồm cường độ giám sát, hoạt động chứng khoán hoá và cạnh tranh ngân hàng cũng có tác động dương và có ý nghĩa thống kê với rủi ro mất khả năng thanh toán toán


Agur và

Demertzis (2011)

Dữ liệu được lấy từ các ngân hàng Châu Âu trong giai đoạn 1997- 2010 bằng phương pháp hồi quy OLS

Công cụ lãi suất thấp của chính sách tiền tệ mở rộng trong một thời gian dài làm tăng rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM do nó ảnh hưởng đến cả hai mặt của sự mất cân bằng tài chính, đó là ổn định tài chính và tăng trưởng tín dụng.

Delis, Manthos

D. and Hasan (2012)

Sử dụng bộ số liệu vi mô được lấy từ FDIC Call Reports của ngân

hàng Hoa Kỳ từ quý

Thời kỳ kéo dài lãi suất thấp trong những năm 2000 là một trong những thủ phạm chính gây ra quá nhiều rủi

ro mất khả năng thanh toán trong



1/1990 tới quý 2/2010 bằng ước lượng pool OLS.

ngành ngân hàng Hoa Kỳ và kéo theo cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sau đó


Paul Gaggl và Maria T. Valderrama (2014)

Dữ liệu bảng của tổ chức của ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) trong giai đoạn 2000-2008 bằng phương pháp ước lượng GMM.


Khi lãi suất thấp được duy trì trong một giai đoạn năm 2003-2005 làm gia tăng rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng


Minghua Chen và cộng sự (2017)

Dữ liệu bảng ngân hàng từ hơn 1000 ngân hàng tại 29 nền kinh tế đang nổi trong giai đoạn 2000-2012. Phương pháp ước lượng SGMM.

Rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng tăng lên khi chính sách tiền tệ được nới lỏng. Tuy nhiên, ảnh hưởng của cú sốc chính sách tiền tệ đối với rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng sẽ giảm bớt khi các ngân hàng có sức cạnh tranh trên thị trường cao hơn và khi chính sách tiền tệ được thiết kế và thực hiện một cách minh bạch hơn

Thứ hai, chính sách tiền tệ trực tiếp tác động tới rủi ro tín dụng của NHTM và do đó gián tiếp làm gia tăng rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng


Kashyap và Stein (1995)

Phương pháp ước lượng OLS đối với các dữ liệu từ các ngân hàng của

Mỹ được lấy dữ liệu từ

NH giảm khoản cho vay của họ khi họ không thể tăng vốn thông qua huy động tiền gửi hay tài chính phi tiền

gửi do chính sách thắt chặt tiền tệ, để



Call-Report theo quý trong giai đoạn từ 1976 tới 1992.

duy trì múc thiếu hụt quỹ do chính sách tiền tệ thắt chặt, các ngân hàng buộc phải lựa chọn nguồn vốn có chi phí cao hơn và giá cho vay của họ cũng cao hơn. Điều này làm ảnh hưởng tới khoản thu nhập của ngân hàng do ảnh hưởng tới lợi nhuận và tăng rủi ro cho vay khi giá các khoản vay tăng lên thu hút những khách hàng có độ rủi ro phá sản cao hơn


Jiménez và cộng sự (2009)

Dữ liệu vi mô của các ngân hàng Tây Ban Nha trong giai đoạn 1984- 2006

Lãi suất thấp ảnh hưởng đến rủi ro của danh mục cho vay của các ngân hàng Tây Ban Nha theo hai cách trái ngược nhau. Trong ngắn hạn, lãi suất thấp sẽ làm giảm khả năng vỡ nợ của các khoản vay có lãi suất thay đổi, bằng cách giảm gánh nặng lãi của người vay hiện tại. Trong trung hạn, do giá trị tài sản thế chấp cao hơn và việc tìm kiếm lợi nhuận, các NH có xu hướng cho vay nhiều rủi ro hơn thông qua giảm các tiêu chuẩn cho vay: cho vay nhiều hơn cho người vay có lịch sử tín dụng xấu và không chắc chắn hơn triển vọng thu hồi vốn.



Gambacorta và Marques- Ibanez (2011)

Dữ liệu vi mô của các ngân hàng tại Hoa Kỳ từ năm 1980 đến năm 1995

Tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng nhỏ (dưới 300 triệu đô la) và tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhỏ (tỷ lệ vốn trên tổng tài sản <8%) bị ảnh hưởng đáng kể bởi chính sách. Kết quả cho thấy các ngân hàng thiếu vốn điều chỉnh tín dụng của họ giảm nhiều hơn trước thay đổi của chính sách tiền tệ và rủi ro mất khả năng thanh toán gia tăng đáng kể do sự gia tăng trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính.


Angeloni và cộng sự (2015)

Sử dụng mô hình VAR để ước lượng cho dữ liệu hàng quý của các ngân hàng niêm yết trên thị trường của Mỹ trong giai đoạn Q1/1980 - Q4/2009

Nghiên cứu cho thấy giảm lãi suất chính sách khi thực hiện chính sách tài khóa mở rộng làm tăng rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Nghiên cứu so sánh tác động này qua hai giai đoạn trước và trong khủng kinh tế 2008-2009, rủi ro ngân hàng cao hơn khi nền kinh tế khủng hoảng do tăng biến động giá tài sản và giảm sản lượng cân bằng của cung cầu cho vay

Thứ ba, chính sách tiền tệ tác động tới rủi ro mất khả năng thanh toán ccủa NHTM có thể bị thay đổi dưới ảnh hưởng của các yếu tố khác như: khách hàng, thể chế,...

Crowe and Meade (2008

Dữ liệu trong giai đoạn 1998 - 2006 của 33

Kết quả cho thấy mối tương quan dương có ý nghĩa thống kê chỉ trong

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 05/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí