Tăng Trưởng Quy Mô Hoạt Động Và Năng Lực Tài Chính


với năm 2011. Tổng tài sản của toàn hệ thống chỉ tăng 2,5% trong khi vốn tự có tăng 8,9%. Năm 2013 tổng tài sản của toàn hệ thống tăng mạnh 13,1% từ 4.915 nghìn tỷ lên 5.671 nghìn tỷ đồng nhưng tốc độ tăng vốn điều lệ lại chỉ đạt 8,1% so với năm 2012. Sang năm 2014 tốc độ tăng vốn điều lệ chỉ đạt 3,3% thấp nhất trong cả giai đoạn từ năm 2010-2014 điều này nói lên sự thận trọng của các ngân hàng trong chiến lược tăng vốn trong điều kiện nền kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn. Sang năm 2015 tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản toàn hệ thống đạt 12,3%, vốn điều lệ tăng 5,65% điều này thể hiện rõ năng lực tài chính của các ngân hàngH được cải thiện, các ngân hàng tích cực thoái vốn khỏi các lĩnh vực đầu tư có hiệu quả kinh doanh thấp và nhiều rủi ro. Năm 2016, năng lực tài chính và quy mô hoạt động của các tổ chức tín dụng đã được cải thiện rõ rệt so với các năm trước. Đến cuối tháng 12 năm 2016 tổng tài sản của toàn hệ thống đạt 8.111 nghìn tỷ đồng tăng 16,2% so 2015, Vốn tự có đạt 613 nghìn tỷ đồng tăng 10,7%, vốn điều lệ toàn hệ thống đạt 450 nghìn tỷ đồng tăng 6,1%.

4.1.2.2. Tăng trưởng quy mô hoạt động và năng lực tài chính

Trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã càng ngày càng phát triển không chỉ về số lượng của các tổ chức ngân hàng mà phát triển cả về qui mô của các hoạt động NH bao quát trong các lĩnh vực của cả nền kinh tế, số lượng các khoản tín dụng cho nền kinh tế và chất lượng dịch vụ ngân hàng khá tốt. Điều này thể hiện ở số vốn huy động thông qua hệ thống ngân hàng năm 2016 là gần 5.907 nghìn tỷ đồng, tăng gần 11,6% so sánh với năm 2015 đây là nguồn vốn khổng lồ để phát triển và đầu tư cho hạ tầng kinh tế xã hội, đầu tư cho nông thôn, phát triển nông nghiệp trong nước, phục vụ cho xuất khẩu.....

Sự gia tăng của tổng thanh khoản của nền kinh tế hoặc tiền rộng M2 (ADB định nghĩa) so với GDP cho thấy chiều sâu tài chính đã được nâng lên nhanh chóng, chiếm hơn 1,14 lần GDP vào cuối năm 2016. Quan trọng hơn, tỷ lệ tiền mặt trên tổng thanh khoản đã giảm nhanh chóng trong thời gian trung bình, cho thấy rằng các hoạt động tài chính liên quan đến tiền mặt hiện đang được thay thế bằng các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, các giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng và thanh toán trực tuyến, v.v…

Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng liên tục tăng trưởng cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng so với GDP cho thấy một sự đóng góp to lớn của hệ thống ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng cho các thành phần của nền kinh tế cũng như đáp ứng nhu cầu vốn để phát triển nền kinh tế. Tính đến cuối năm 2016, tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đã đạt 5.134 nghìn tỷ đồng.


Bảng 4.5: Sự tăng trưởng của hệ thống ngân hàng Việt Nam (2008-2016)


Chỉ tiêu

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

1.Tổng phương tiện thanh toán (nghìn tỷ)

1.622

2.092

2.789

3.125

3.702

4.400

5.179

6.019

6.703

1a.Tỷ lệ tăng trưởng thanh khoản(%)

20,30

28,99

33,3

12,67

18,46

18,85

17,69

16,23

11,36

2.Tổng huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân trong nước(nghìn tỷ)

1.467

1.871

2.451

2.754

3.247

3.893

4.554

5.293

5.907

2a. Tăng trưởng huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân trong nước(%)

22,8

27,5

36,24

12,39

17,87

19,91

16,96

16,22

11,6

3.Tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế(nghìn tỷ)

1.419

1.935

2.475

2.839

3.090

3.477

3.970

4.655

5.134

3a.Tăng trưởng dư nợ tín dụng (%)

23,4

36,34

32,43

14,7

8,85

12,52

14,16

17,26

10,3

4. GDP theo giá hiện hành(nghìn tỷ)

1.616

1.809

2.157

2.779

3.245

3.584

3.937

4.192

4.502

4a. Tăng trưởng GDP(%)

5,66

5,4

6,42

6,24

5,25

5,42

5,98

6,68

6,21

5. Dư nợ toàn ngành so với GDP(%)

87,8

169,6

114,74

102,16

95,22

97,01

100,83

111,04

114,04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Tác động của cấu trúc tài chính tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại - 10

Nguồn: báo cáo thường niên NHNN Việt Nam 2008-2016


6,000

5,000

4,000

3,000

Dư nợ tín dụng nền kinh tế

GDP theo giá hiện hành

2,000

1,000

0

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016


Hình 4.4: Tín dụng đối với nền kinh tế (2008-2016)

Nguồn: báo cáo thường niên NHNN Việt Nam 2008-2016


Bảng 4.6: Tăng trưởng các chỉ tiêu hoạt động của toàn hệ thống NHTM


Năm

ROA(%)

ROE(%)

CAR(%)

Tỷ lệ VNH cho vayT-DH(%)

2012

0,73

6,65

13,75

17,16

2013

0,59

5,56

13,25

17,4

2014

0,59

6,03

12,75

20,15

2015

0,49

6,26

13

31

2016

0,6

7,19

12,84

34,51

Nguồn: báo cáo thường niên NHNN Việt Nam và tính toán của tác giả


35


30


25


20


15


10

ROA(%)

ROE(%)

CAR(%)

Tỷ lệ VNH cho vayT-DH(%)

5


0

2012

2013

2014

2015

2016

Hình 4.5: Quy mô tăng trưởng các chỉ tiêu hoạt động của cả hệ thống.

Nguồn: báo cáo thường niên NHNN Việt Nam và tính toán của tác giả

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 là một biến cố lớn đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Ngành ngân hàng một mặt phải đối phó với các khó khăn từ thực trạng tình hình kinh tế, một mặt chịu sự chi phối từ các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách điều hành lãi suất, tiền tệ của chính phủ. Trong tình hình các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, chất lượng tín dụng kém đi đồng thời tiền tệ, tín dụng thắt chặt, các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng cuối năm 2008


là 3,6%, tăng so với 2% của năm 2007. ROE trung bình các NHTM cổ phần khoảng 20%, ROA 2% trong khi các NHTM nhà nước có ROA thường dưới 1% và ROE 8% – 15%. Qua số liệu thu thập và tính toán ở bảng và biểu diễn bằng đồ thị trên ta có thể nhận thấy được ngành ngân hàng gặp trở ngại rất lớn về kinh doanh, giai đoạn 2012 trở đi các NHTM tăng cường trích lập các quỹ dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng này để xử lý các khoản nợ xấu điều này dẫn đến khoảng cách giữa thu và chi bị kéo giãn hệ lụy sau đó là việc giảm ROA và ROE của cả hệ thống. Tính đến cuối năm 2012 tỷ lệ ROA đã giảm so với năm 2011 là 0,38% và ROE giảm đi 5,57%, hai tỷ lệ này ở năm 2012 còn là 0,73% và 6,61%, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của toàn hệ thống là 13,75% và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là 17,16%. Trong hai năm 2013-2014 tình hình sản xuất kinh doanh trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, các NHTM vẫn duy trì quá trình xử lý nợ xấu như năm 2012, các chỉ tiêu tài chính như ROA,ROE,CAR, tỷ lệ vay ngắn hạn cho vay trung dài hạn có biến động và có được cải thiện so với các năm trước nhưng với mức độ không nhiều, tỷ lệ CAR 2013 và 2014 giảm lần lượt năm sau so với năm trước là 0,5% và tỷ lệ vay ngắn hạn cho vay trung, dài hạn thì ngược lại năm sau tăng hơn năm trước, nhưng cả hai chỉ tiêu này vẫn nằm trong ngưỡng an toàn và trong giới hạn cho phép của nhà nước.

Giai đoạn 2015-2016 việc trích lập các quỹ dự phỏng rủi ro càng được thực hiện ráo riết khiến cho chênh lệch thu chi càng giảm, trong khi đó giá trị tổng TS của cả hệ thống lại tăng cao : tốc độ tăng trưởng TTS năm 2015 so với 2014 là 12,3% trong khi tốc độ tăng tổng tài sản năm 2016 là 16,1% điều này khiến cho ROA, ROE của toàn hệ thống giảm còn 0,49% và 6,26% vào năm 2015 và chỉ tăng nhẹ trở lại vào năm 2016 lần lượt là 0,6% và 7,19% và tỷ lệ CAR ở mức 12,8%, tỷ lệ nợ xấu nội bảng chiếm 2,46% tổng dư nợ giảm nhẹ so với mức 2,55% cuối năm 2015. “các TCTD triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp về thanh tra giám sát, tái cơ cấu, xử lý nợ xấu điều này đã giúp đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD, tài sản của nhà nước và tiền gửi của nhân dân được an toàn.”(Báo cáo thường niên NHNN Việt Nam)

4.2. Phân tích thực trạng cấu trúc tài chính và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

4.2.1.Thực trạng cấu trúc tài chính các NHTM Việt Nam.

Như đã trình bày ở phần đối tượng nghiên cứu về lý do lựa chọn 19 NHTM trong cả hệ thống NHTM làm mẫu nghiên cứu, lý do chính là việc thu thập số liệu của tất cả các NHTM Việt Nam trong cả giai đoạn thời gian dài là rất khó khăn nên tác giả


lựa chọn 19 NHTM đã nêu nhưng mặt khác quy mô của 19 NHTM này cũng rất lớn cả về vốn điều lệ, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu nên theo tác giả các ngân hàng này có thể đại diện được cho hệ thống NHTM Việt Nam. Để làm rõ hơn tác giả tập hợp so sánh giá trị tổng tài sản của 19 NHTM ngiên cứu với hệ thống các NHTM Việt Nam (2012-2016) để thấy rõ hơn được tỷ trọng của nhóm NHTM nghiên cứu

Bảng 4.7: Quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của nhóm 19 ngân hàng nghiên cứu so với hệ thống NHTM Việt Nam

Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng



2012

2013

2014

2015

2016

TTS

VCSH

TTS

VCSH

TTS

VCSH

TTS

VCSH

TTS

VCSH

19NHTMNC

3.513

270,4

3.896

307,9

4.461

320,5

4.388

360,4

5.178

383,8


HTNHTM

4.915

412,5

5.671

461,8

6.358

478,7

6.987

556,7

8.111

613

71,4%

65,5%

68,7%

66,8%

70,2%

67%

62,8%

64,7%

63,8%

62,6%

Nguồn: tính toán của tác giả.


9,000


8,000


7,000


6,000


5,000


4,000

19 NHTMNC

HTNHTMVN

3,000


2,000


1,000


0

2012

2013

2014

2015

2016

Hình 4.6: Quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của nhóm 19 NHTM nghiên cứu so với hệ thống NHTM Việt Nam

Nguồn: tính toán của tác giả.

Như bảng và đồ thị trên ta thấy tỷ trọng của tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của


19 NHTM nghiên cứu chiếm rất lớn trong giai đoạn từ năm 2012-2016: năm 2012 tổng tài sản chiếm 71% so với nhóm các NHTM và 69% so với toàn hệ thống, vốn chủ sở hữu cũng chiếm lần lượt là 65,5% và 63,4% và tỷ trọng này được duy trì trên mức 60% ở cả hai chỉ tiêu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của cả giai đoạn nghiên cứu. Điều này cho thấy khả năng đại diện cho các NHTM Việt Nam của nhóm đối tượng nghiên cứu, sau đây tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của 19 NHTM là đối tượng nghiên cứu.

4.2.1.1. Quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của các NHTM nghiên cứu giai đoạn 2008-2016:

Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của các NHTM nghiên cứu trong thời kỳ 2008- 2016 chia làm hai giai đoạn tăng trưởng. Giai đoạn 1: 2008-2011 tốc độ tăng rất nhanh đỉnh điểm là năm 2010 tốc độ tăng của tổng tài sản lên đến 36,9 % và vốn chủ sở hữu là 34,4%. Có được điều này là do quy mô hoạt động của nhiều ngân hàng được mở rộng bởi thực thi quy định của chính phủ và ngân hàng nhà nước về vốn điều lệ tối thiểu 1000 tỷ VNĐ và 3000 tỷ VNĐ vào năm 2008 và 2011 nên các ngân hàng đã phải chạy đua trong việc đáp ứng được các yêu cầu của nhà nước, cùng với việc gia tăng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ từ lợi nhuận của các NHTM cổ phần. Từ năm 2007 khi Việt Nam ra nhập WTO thì các nhà hoạch định sách đã dự đoán sẽ có sự xâm nhập rất mạnh của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường tài chính Việt Nam khi ngành ngân hàng Việt Nam được mở cửa vào năm 2011 đó là lý do khiến các NHTM Việt Nam phải chạy đua tăng vốn để cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần trong nước, nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng mình. Nguyên nhân quan trọng nữa giải thích cho sự tăng trưởng nhanh tổng tài sản của các NHTM là sự bùng nổ mạng lưới chi nhánh của các ngân hàng dẫn đến tốc độ tăng trưởng vượt bậc về huy động vốn, khai thác hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Từ sau 2011 kể cả tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đều có sự chững lại, tốc độ tăng trưởng năm 2012 của tổng tài sản chỉ còn 5,05% và tăng vốn chủ sở hữu chỉ còn 16,9%, điều này tác giả nhận thấy được giống như sự nhả phanh sau khi vừa tăng tốc để lên dốc của các NHTM. Giai đoạn 2012- 2016 là giai đoạn khá khó khăn của ngành ngân hàng trong bối cảnh khó khăn chung của cả nền kinh tế, việc 3 ngân hàng VNCB, OceanBank và GPBank làm ăn thua lỗ, bị âm vốn không thể tái cơ cấu lại được và bị ngân hàng nhà nước mua lại bắt buộc với giá 0 đồng đều diễn ra trong giai đoạn này ở năm 2015. Tốc độ tăng trưởng của các NHTM Việt Nam trong nhóm nghiên cứu được thể hiện qua bảng và đồ thị dưới đây:


Bảng 4.8: Quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của nhóm 19 NHTM nghiên cứu


2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Tổng TS (nghìn tỷ

VNĐ)


1.530


2.017


2.763


3.345


3.513


3.896


4.461


4.388


5.178

(%) Tăng

trưởng


31,8

36,9

21,06

5,05

10,9

14,5

-1,64

18

VCSH

(nghìn tỷ VNĐ)


115,2


141,1


189,7


231,3


270,4


307,9


320,5


360,4


383,8

(%) Tăng

trưởng


22,5

34,4

21,9

16,9

13,9

4,09

12,4

6,5

Nguồn: tính toán của tác giả.


6,000

5,000

4,000

3,000

TTS

VCSH

2,000

1,000

0

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Hình 4.7 Quy mô tổng tài sản và VCSH của nhóm 19 NHTM nghiên cứu

Nguồn: tính toán của tác giả.

4.3.1.2. Phân tích các chỉ tiêu biểu thị cấu trúc nguồn vốn

Như đã đề cập ở nội dung các chương trên, cấu trúc nguồn vốn là tỷ trọng của từng nguồn vốn dùng để tài trợ cho tài sản của các NHTM. Trong luận án này để

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 05/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí