Dữ liệu về các biến trong mô hình nghiên cứu được thu thập là số liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán của các ngân hàng thương mại nghiên cứu, ngân hàng nhà nước Việt Nam và các website của các cơ quan nhà nước Việt Nam.
Luận án lựa chọn giai đoạn nghiên cứu từ 2008-2016 bởi vì đây là giai đoạn đặc biệt thăng trầm của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam từ suy giảm, phục hồi và tăng trưởng đây cũng chính là giai đoạn khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu, trong giai đoạn này Đảng và chính phủ đưa ra chủ chương về việc ổn định kinh tế vĩ mô,đảm bảo an ninh xã hội cùng với việc tăng trưởng và cơ cấu lại các ngân hàng theo đề án 254 “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. Trước khi thực hiện đề án này do giai đoạn khủng hoảng tài chính nên ngân hàng nhà nước đưa ra chính sách nới lỏng tiền tệ do đó tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tín dụng rất thấp năm 2008 (3,5%); 2009 (2,05%); 2010 (2,52%) , năm 2011 tỷ lệ nợ xấu đã bắt đầu gia tăng lên 3,3% về giá trị lên đến 85.000 tỷ đồng, và cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát của Đảng và chính phủ tỷ lệ nợ xấu đã tăng vọt lên 13% trong năm 2012. Giai đoạn 2013-2015 là giai đoạn cơ bản của đề án 254 kinh tế đã được phục hồi và bước đầu phát triển tỷ lệ nợ xấu bắt đầu giảm xuống 3,79% vào năm 2014, bắt đầu từ năm 2015 trở đi hệ thống ngân hàng bắt đầu ổn định và tích cực phát triển tỷ lệ nợ xấu năm 2015 chỉ còn 2,55% và duy trì mức 2,46% vào năm 2016. Nguồn dữ liệu của thời kỳ nghiên cứu này đảm bảo đầy đủ hơn, có độ tin cậy và chính xác cao, có tính đồng bộ hơn trong việc đánh giá về tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Xử lý dữ liệu: Với 19 ngân hàng thương mại trong chuỗi thời gian là 9 năm từ 2008-2016 đã tạo được bảng dữ liệu từ hai thành phần là dữ liệu chéo và dữ liệu theo chuỗi thời gian bao gồm 171 quan sát. Việc kết hợp hai loại dữ liệu thành cấu trúc bảng dữ liệu giúp cho thuận lợi hơn trong phân tích đặc biệt khi muốn quan sát và phân tích sự biến động của các nhóm đối tượng nghiên cứu hay phân tích sự khác biệt của các nhóm đối tượng nghiên cứu ngoài ra dữ liệu bảng cũng có ưu điểm đó là việc ước lượng các tham số trong mô hình sẽ cho kết quả tin cậy hơn. Từ các số liệu thứ cấp thu thập được tác giả nhập vào phần mềm excel để tính được các biến của mô hình nghiên cứu sau đó dữ liệu được xử lý trên phần mềm STATA theo phương pháp hồi quy dữ liệu bảng.
3.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: cùng với việc phân tích so sánh đối chiếu và thống kê mô tả nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy ước lượng
mức độ tác động của các yếu tố giải thích đến biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy đề xuất. Nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA trong phân tích dữ liệu bảng. Trong hồi quy dữ liệu bảng trong các phân tích cơ bản thường có các mô hình chính là: POOL OLS, FEM, REM, mô hình POOL OLS thực chất là mô hình OLS bình thường điều này xảy ra khi sử dụng dữ liệu bảng như một đám mây dữ liệu, tức là không phân biệt theo năm và theo đối tượng, chính vì lý do đó nên kết quả hồi quy không được tin cậy. Hai kỹ thuật nổi bật để xử lý dữ liệu bảng là mô hình các tác động cố định (FEM: fixed effects model) và mô hình các tác động ngẫu nhiên (REM: random effecst model): trong mô hình FEM phần dư của mô hình hồi quy tuyến tính được tách ra hai thành phần (x+y) thành phần x đại diện cho các yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian, thành phần y đại diện cho các yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng và thay đổi theo thời gian; mô hình REM tương tự nhưng lúc này x đại diện cho các yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian, một giả định quan trọng nữa là phần dư y không tương quan với bất kỳ biến giải thích nào trong mô hình. Ưu điểm cho mô hình FEM và REM là cho kết quả ước lượng với các tham số trong mô hình hồi quy tin cậy hơn hồi quy Pool ols vì cho phép kiểm soát các yếu tố không quan sát được.
Trước hết nghiên cứu sẽ thực hiện ước lượng sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên REM (random effecst model) hoặc mô hình tác động cố định FEM (fixed effects model). Sau đó tác giả tiến hành tiếp tục thực hiện kiểm định Hausman để tìm ra mô hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu của tác giả, kiểm định Hausman là phương pháp lựa chọn mô hình hồi quy dữ liệu bảng tốt nhất, thực hiện kiểm định Hausman căn cứ vào giá trị ucar Prob để kết luận. Nếu Prob<0.05 thì bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1, nghĩa là trong trường hợp này ta chấp nhận giả thuyết H1 là sử dụng mô hình tác động cố định FEM là phù hợp và ngược lại.
Các kết quả gợi ý rằng các tác động ngẫu nhiên REM là phù hợp hơn cho nghiên cứu ROA và các tác động cố định FEM phù hợp cho nghiên cứu ROE. Sau khi tìm ra mô hình phù hợp bằng Hausman test, tác giả tiến hành các kiểm định tính vững của mô hình: (1)kiểm định tự tương quan; (2)kiểm định phương sai thay đổi; (3)kiểm định đa cộng tuyến. Sử dụng hiệu chỉnh robust để tính toán lại các sai số chuẩn trong trường hợp kiểm định cho biết mô hình gặp vấn đề phương sai thay đổi hoặc tự tương quan. Các kết quả thống kê qua các phương pháp ước lượng đều được tổng hợp lại để tiện đối chiếu và so sánh.
Kết luận chương 3
Trong chương này tác giả đã đưa ra được các nội dung chính như sau:
-Tác giả đã đưa ra được các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu, trên cơ sở mô hình và giả thuyết tác giả đã thiết lập được hai phương trình hồi quy cụ thể.
-Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu:
+ Dữ liệu về các biến trong mô hình nghiên cứu được thu thập là số liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán của các ngân hàng thương mại nghiên cứu, ngân hàng nhà nước Việt Nam và các website của các cơ quan nhà nước Việt Nam. Với 19 ngân hàng thương mại trong chuỗi thời gian là 9 năm từ 2008-2016 đã tạo được bảng dữ liệu và dữ liệu chéo theo chuỗi thời gian bao gồm 171 quan sát.
+Xử lý dữ liệu: từ các số liệu thứ cấp thu thập được tác giả nhập vào phần mềm excel để tính được các biến của mô hình nghiên cứu sau đó dữ liệu được xử lý trên phần mềm Stata theo phương pháp hồi quy dữ liệu mảng.
-Phương pháp nghiên cứu: tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA trong phân tích dữ liệu. Nghiên cứu sẽ thực hiện ước lượng sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên hoặc mô hình tác động cố định, sau đó tác giả tiến hành tiếp tục thực hiện kiểm định Hausman để tìm ra mô hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu của tác giả. Tiếp theo tác giả tiến hành các kiểm định tính vững của mô hình: (1) kiểm định tự tương quan; (2) kiểm định phương sai thay đổi;
(3) kiểm định đa cộng tuyến.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
4.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
4.1.1.Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Sau hơn 20 năm đổi mới, cùng với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng, có nhiều đóng góp vào sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế đất nước; số lượng các ngân hàng thương mại ở Việt Nam không ngừng tăng cao, bao gồm các khối: các ngân hàng thương mại nhà nước; các ngân hàng thương mại cổ phần; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài; các ngân hàng liên doanh; các chi nhánh 100% vốn nước ngoài.
Kể từ năm 1992,Việt Nam đã chuyển sang một hệ thống đa cấp trong đó các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại liên doanh và các ngân hàng nước ngoài cung cấp các dịch vụ cho một cơ sở khách hàng rộng hơn. Trong năm 1993, có 31 ngân hàng thương mại cổ phần có mức vốn trung bình chỉ vào khoảng 9 triệu USD với cổ đông chi phối/nguồn vốn chủ yếu là từ các doanh nghiệp nhà nước hoặc các tổ chức Hoa kiều và thường tồn tại chỉ để đáp ứng nhu cầu của những người sở hữu chúng. Số lượng các ngân hàng cổ phần tăng đến mức kỷ lục là 51 ngân hàng vào năm 1996, nhưng đến 2006 đã giảm xuống còn 35 ngân hàng. Cho đến năm 2009, 2010 nền kinh tế chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Ba ngân hàng thương mại lớn là VCB, CTG và EIB đã chính thức niêm yết trên sàn GDCK. Hệ thống ngân hàng Việt nam tách bạch hẳn các hoạt động tín dụng chính sách sang một số các ngân hàng chuyên trách như: ngân hàng nhà Đồng Bằng sông Cửu Long, ngân hàng chính sách Việt Nam, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Từ năm 2010 đến 2016 hệ thống ngân hàng đã phát triển tương đối ổn định với sự gia tăng về số lượng của chi nhánh ngân hàng nước ngoài (từ 45 lên 51) và sự giảm nhẹ của số lượng ngân hàng thương mại cổ phần (từ 37 xuống 28) theo xu thế hợp nhất sát nhập nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh đưa đến số lượng hiện tại là 88
ngân hàng (trong đó có 7 NHTMNN, 28 NHTMCP, 2 NHLD và 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài) (xem bảng 4.1)
Bảng 4.1: Số lượng Ngân hàng ở Việt Nam (2008-2016)
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | |
NHTMNN | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 7 | 7 |
NHTMCP | 34 | 37 | 37 | 35 | 35 | 33 | 28 | 28 | 28 |
NHTMLD | 5 | 5 | 5 | 4 | 4 | 4 | 4 | 3 | 2 |
CNNHNN | 41 | 45 | 48 | 50 | 50 | 53 | 47 | 50 | 51 |
85 | 92 | 96 | 94 | 94 | 95 | 84 | 88 | 88 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệu Quả Hoạt Động Và Tác Động Của Cấu Trúc Tài Chính Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại
- Tác Động Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại
- Nguồn Dữ Liệu Và Phương Pháp Thu Thập Dữ Liệu
- Tăng Trưởng Quy Mô Hoạt Động Và Năng Lực Tài Chính
- Giá Trị Của Eqa Các Nhtm Nghiên Cứu Giai Đoạn 2008-2016
- Tỷ Lệ Eqa, Eql,eqs,eqd Của Các Nhtm Nghiên Cứu (2008-2016)
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Nguồn: báo cáo thường niên NHNNVN 2008-2016
4.1.2. Quy mô tăng trưởng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
4.1.2.1.Tăng trưởng quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu.
Như đã nêu trên, kể từ năm 1992, hệ thống ngân hàng Việt nam đã chuyển sang một hệ thống đa cấp. Tuy nhiên, bốn ngân hàng thương mại nhà nước gồm có: ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) và ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (VBARD) chiếm xấp xỉ 70% trong tổng số các hoạt động cho vay của cả hệ thống.
Năm 2005, Các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng liên doanh chiếm khoảng 14% hoạt động cho vay, được phân chia giữa các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng liên doanh.
Năm 2006, tổng vốn điều lệ của các NHTM nhà nước chỉ vào khoảng 21 ngàn tỷ VND (tương đương 1,3 tỷ USD). Trung bình vốn điều lệ của mỗi NHTM nhà nước chỉ vào khoảng 250 – 300 triệu USD. Năng lực tài chính còn quá hạn chế. Tổng dư nợ đạt khoảng 55% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trung bình trong khu vực Đông Nam Á là 80%. Theo ngân hàng trung ương, phần lớn các ngân hàng cổ phần đều có mức vốn trung bình vào khoảng 200-300 tỷ VND (tương đương 12,5-19 triệu USD).
“Quy mô tổng tài sản ngành ngân hàng tăng gấp đôi trong giai đoạn 2007 – 2010. Theo số liệu của IMF, tổng tài sản của ngành đã tăng gấp 2 lần trong giai đoạn 2007 – 2010, từ 1.097 nghìn tỷ đồng (52,4 tỷ USD) lên 2.690 nghìn tỷ đồng (128,7 tỷ USD).
Con số này được dự báo sẽ tăng lên 3.667 nghỉn tỷ đồng (175,4 tỷ USD) vào thời điểm cuối năm 2012. Việt Nam cũng nằm trong danh sách 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng tài sản ngành ngân hàng nhanh nhất trên thế giới theo thống kê của The Banker, đứng vị trí thứ 2 (chỉ sau Trung Quốc)” (Nguồn: báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam- VCBS)
Quy mô tăng trưởng tài sản của cả hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2012- 2016 được thống kê trong bảng sau:
Bảng 4.2: Quy mô và tốc độ tăng trưởng tài sản hệ thống NHTM Việt Nam
Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng
2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | ||||||
Số tiền | % | Số tiền | % | Số tiền | % | Số tiền | % | Số tiền | % | |
NHTMNN | 2.201 | 11,8 | 2.504 | 13,7 | 2.876 | 14,8 | 3.303 | 16,5 | 3.861 | 16,8 |
NHTMCP | 2.159 | -4,5 | 2.463 | 14 | 2780 | 13,1 | 2.928 | 8,9 | 3.422 | 16.8 |
NHTMLD | 555 | 1,6 | 704 | 26,8 | 701,9 | -0,4 | 755,5 | 7,6 | 828 | 9,63 |
TỔNG | 4.915 | 2,5 | 5.671 | 13,1 | 6.358 | 12,2 | 6.987 | 12,3 | 8.111 | 16,1 |
Nguồn: báo cáo thường niên NHNNVN
9,000
8,000
7,000
6,000
5,000
4,000
3,000
NHTMNN
NHTMCP
NHTMLD HTNHTM
2,000
1,000
0
2012
2013
2014
2015
2016
Hình 4.1: Quy mô và tốc độ tăng trưởng tài sản hệ thống NHTM Việt Nam
Nguồn: báo cáo thường niên NHNN Việt Nam và tính toán của tác giả
Bảng 4.3: Quy mô và tốc độ tăng trưởng Vốn tự có hệ thống NHTM Việt Nam
Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng
2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | ||||||
Số tiền | % | Số tiền | % | Số tiền | % | Số tiền | % | Số tiền | % | |
NHTMNN | 137 | 18,7 | 166,5 | 21,5 | 169,6 | 1,8 | 203,3 | 19,8 | 229 | 12,8 |
NHTMCP | 183 | 6,3 | 195,1 | 6,6 | 203,1 | 5,7 | 236,3 | 16,3 | 254 | 7,54 |
NHTMLD | 92,5 | 6,8 | 100,2 | 8,3 | 106 | 5,7 | 117,1 | 10,5 | 130 | 8,55 |
TỔNG | 412,5 | 8,9 | 461,8 | 9,6 | 478,7 | 4,3 | 556,7 | 16,4 | 613 | 10,6 |
Nguồn: báo cáo thường niên NHNNVN và tính toán của tác giả
700
600
500
400
300
200
NHTMNN
NHTMCP NHTMLD
HTNHTM
100
0
2012
2013
2014
2015
2016
Hình 4.2: Quy mô và tốc độ tăng trưởng Vốn tự có hệ thống NHTM Việt Nam
Nguồn: báo cáo thường niên NHNN Việt Nam và tính toán của tác giả
Bảng 4.4: Quy mô và tốc độ tăng trưởng Vốn điều lệ hệ thống NHTM Việt Nam
Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng
2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | ||||||
Số tiền | % | Số tiền | % | Số tiền | % | Số tiền | % | Số tiền | % | |
NHTMNN | 111 | 28,1 | 128 | 15,3 | 134,2 | 4,7 | 137,01 | 2,14 | 146 | 6,89 |
NHTMCP | 177 | 8,1 | 193,5 | 9,3 | 191,1 | 1,1 | 193,9 | 7,11 | 200 | 8,55 |
NHTMLD | 76,1 | 2,8 | 81,5 | 7,1 | 86,6 | 6,2 | 93,9 | 8,45 | 104 | 10,81 |
TỔNG | 364,1 | 11,2 | 403 | 8,1 | 411,9 | 3,3 | 424,81 | 5,65 | 450 | 6,11 |
Nguồn: báo cáo thường niên NHNNVN và tính toán của tác giả
450
400
350
300
250
200
150
NHTMNN
NHTMCP
NHTMLD HTNHTM
100
50
0
2012
2013
2014
2015
2016
Hình 4.3: Quy mô và tốc độ tăng trưởng Vốn điều lệ hệ thống NHTM Việt Nam
Nguồn: báo cáo thường niên NHNN Việt Nam và tính toán của tác giả
Năm 2012, Hệ thống NHTM Việt Nam triển khai đề án cơ cấu lại các TCTD và phòng tránh các yếu tố rủi ro ngày càng tăng trong môi trường cạnh tranh, hệ thống NHTM Việt Nam đã tăng cường năng lực tài chính bằng cách tăng vốn điều lệ trong giai đoạn khó khăn này tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ của toàn hệ thống đạt 11,2% so