2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm
2.3.1. Các nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài
Nghiên cứu của Qigui Liu và các cộng sự (2011): Bài nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc,thu thập dữ liệu từ năm 2002 đến 2009. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra 9 biến độc lập: STATE, LARGEST, LARGEST2, TOP, INDEX, STATEMI, ASSET, TAX, SIZE, ROA. Trong đó có hai biến giả là STATE và STATEMI. Đề tài sử dụng bốn biện pháp khác nhau của cơ cấu vốn cho các biến phụ thuộc: tỷ lệ tổng nợ (TDR), tỷ lệ nợ dài hạn (LTDR), tỷ lệ nợ ngắn hạn (STDR) và tỷ lệ ngân hàng (BR). Đối với đề tài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng ba phương trình hồi quy cho kết quả nghiên cứu từ tổng mẫu nghiên cứu cho thấy: biến cổ phần lớn nhất LARGEST có một mối liên hệ tiêu cực đáng kể đối với các biến đòn bẩy tài chính LEV và biến tỷ lệ nợ dài hạn LTDR của các doanh nghiệp Trung Quốc. Kết quả cho thấy biến TOP có ảnh hưởng ngược chiều lên biến phụ thuộc là đòn bẩy tài chính và có ý nghĩa thống kê đáng kể. Kết quả cũng cho thấy các chỉ số thể chế môi trường khu vực như INDEX có một tác động ngược chiều đáng kể về mặt thống kê với biến đòn bẩy tài chính LEV và tỷ lệ nợ dài hạn LTDR của các công ty niêm yết ở Trung Quốc, do có sự ảnh hưởng của chính phủ can thiệp vào quyết định đòn bẩy của doanh nghiệp. [10]
Kết quả hồi quy mẫu nghiên cứu là Doanh nghiệp Nhà nước và Doanh nghiệp phi Nhà nước cho thấy rằng các biến STATEMI có một ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê với bốn biến phụ thuộc của các công ty phi Nhà nước. Ngoài ra, biến thể chế môi trường INDEX cũng có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu và các tác động tiêu cực với biến LEV và LTDR của Doanh nghiệp Nhà nước, tuy nghiên chỉ số thị trường lại không có ý nghĩa thống kê với LEV của Doanh nghiệp phi Nhà nước. Và biến LARGEST có tác động tiêu cực với biến LEV và STDR trong Doanh nghiệp Nhà nước.
Đối với đề tài này, Qigui Liu và các cộng sự cũng cho thấy rằng kiểm soát Nhà nước và cơ cấu sở hữu có những tác động khác nhau đến đòn bẩy của các doanh
nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp phi Nhà nước. Bài viết chỉ ra rằng: sở hữu Nhà nước sẽ tác động tích cực với đòn bẩy tài chính của công ty, và nếu doanh nghiệp Nhà nước này trong nhóm khu vực kém phát triển thì đòn bẩy sẽ cao, và tỷ lệ này cao chủ yếu từ nguồn nợ dài hạn. Đặc biệt là tỷ lệ đòn bẩy của doanh nghiệp Nhà nước trong khu vực phát triển kém cao hơn tỷ lệ đòn bẩy của doanh nghiệp Nhà nước trong khu vực phát triển tốt.
Nghiên cứu của Nazrul Hisyam Ab Razak và cộng sự (2013): Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu nhà nước đến kết quả hoạt động và đòn bẩy tài chính của 200 công ty tại Malaysia giai đoạn 2005-2009. Mô hình nghiên cứu với biến đòn bẩy tài chính là phụ thuộc (LEV) và các biến độc lập: Sở hữu nhà nước (Govt), ROA, khả năng tăng trưởng (GROWTH),quy mô công ty SIZE, Tài sản hữu hình (TANG), thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX), số năm thành lập công ty (AGE), Biến chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm Giám đốc điều hành là biến giả DUALITY. Dựa trên những phát hiện từ hồi quy theo phương pháp cố định (FEM), kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết tất cả các biến độc lập đều có ý nghĩa. Các biến độc lập là ROA, thuế và số năm hoạt động, sở hữu nhà nước ảnh hưởng tiêu cực đến đòn bẩy. Trong khi, quy mô doanh nghiệp, tăng trưởng doanh nghiệp và tài sản hữu hình cho thấy sự liên kết đáng kể ở mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05. Khi chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành công ty sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đòn bẩy tài chính, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Đối với biến sở hữu nhà nước, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng biến độc lập này có tác động tiêu cực đến đòn bẩy tài chính. Điều đó thể hiện rằng là chính phủ có liên quan đến việc quản lý và kiểm soát nợ trên tổng tài sản.
Nghiên cứu của Albert và Appiah Richard (2014): Bài nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và quản trị doanh nghiệp về vốn cấu trúc của các công ty sản xuất được niêm yết trên sàn chứng khoán Ghana. Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2007 – 2011. Với các biến Quản trị doanh nghiệp là quy mô HĐQT, thành phần HĐQT, và Giám đốc điều hành. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng đã sử dụng biến giả là biến DUALITY như nghiên cứu ở trên với quy ước nhận giá trị
là 1 nếu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành, ngược lại là 0. Biến quy mô của Hội đồng quản trị (BZ) trong kết quả chỉ ra rằng có ảnh hưởng tích cực đến tổng tỷ số nợ. Biến NED có tác động đáng kể lên đòn bẩy tài chính. Và biến INSTSH có ảnh hưởng cùng chiều đến đòn bẩy. MANGSH và ROA có những tác động tiêu cực đển đòn bẩy, và biến giả DUALITY có ảnh hưởng đáng kể về tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Vì vậy có thể cho thấy một mối quan hệ tiêu cực đến đòn bẩy quyết định, cuối cùng biến SZ có ảnh hưởng tích cực giữa đòn bẩy và quy mô của công ty.
Do đó kết quả cho thấy rằng quản trị doanh nghiệp và cơ cấu sở hữu đóng vai trò quan trọng trong việc kết hợp vốn của công ty. Theo lý thuyết mới, quyết định cơ cấu vốn có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau, trong đó quản trị doanh nghiệp và cơ cấu sở hữu cấu thành yếu tố quan trọng. Kết quả cho thấy quy mô HĐQT, và Thành viên HĐQT không tham gia điều hành có mối tương quan thuận đáng kể với tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Trong khi đòn bẩy tài chính lại đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự kiêm nhiệm ban điều hành của Chủ tịch HĐQT. Một lần nữa, sự độc lập trong quản lý và sở hữu có một mối quan hệ tích cực với cơ cấu vốn. Điều này phù hợp với lý thuyết quản trị doanh nghiệp. Hơn nữa, yếu tố quyết định truyền thống đến cấu trúc vốn như quy mô doanh nghiệp và lợi nhuận có ảnh hưởng đáng kể trên các quyết định tài chính của công ty. Ngoài ra, lợi nhuận có liên quan tiêu cực với tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu và kết quả này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng đã được tác giả trình bày ở trên. Cuối cùng, quy mô công ty có mối quan hệ tích cực, trong đó cho thấy rằng các công ty lớn có thể thu xếp tài chính nợ do mối quan hệ lâu dài và tài sản đảm bảo cung cấp tốt hơn.
Hầu hết các nghiên cứu đã nêu ở trên đều được thực hiện với số liệu nghiên cứu được lấy từ các công ty phi tài chính. Trong khi đó, chỉ có một số nghiên cứu thực nghiệm đối với các ngân hàng gần đây như nghiên cứu của Monica Octavia và Rayna Brown (2008): Bài nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn ngân hàng tại các quốc gia đang phát triển”. Mẫu nghiên cứu được tác giả chọn gồm 56 ngân hàng từ 10 quốc gia đang phát triển trong thời gian từ năm 1996 đến năm 2005. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Biến quy mô (Size) và giá trị sổ sách (MTB) tác
động đồng biến; Biến lợi nhuận (Profits), tài sản thế chấp (Collateral), cổ tức (Dividends), rủi ro (Risk) có tác động nghịch biến lên đòn bẩy tài chính của ngân hàng. [11]
Năm 2013, bài nghiên cứu của Eleftheria và Efthymia Papagianni xác định các yếu tố quyết định cấu trúc vốn của 76 ngân hàng ở 15 nước thuộc Liên minh châu Âu trong giai đoạn 2007-2012. Phân tích dữ liệu bảng bằng phương pháp cố định (FEM) được sử dụng trong bài nghiên cứu với 452 quan sát, biến phụ thuộc là đòn bẩy tài chính cho thấy các yếu tố quyết định một cấu trúc vốn có ý nghĩa giải thích đối với các quyết định tài chính của các ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính. Kết quả cho thấy các biến: Kích thước (BZE) có mối tương quan tích cực đến đòn bẩy tài chính (với mức ý nghĩa 1%). Các biến lợi nhuận (ROAA), tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng tài sản (LLPTA), tỷ lệ cho vay ròng trên tổng tài sản (NLTA), tài sản lưu động trên tiền gửi và tài trợ ngắn hạn (LASTF), Tài sản hữu hình (TANGIB) có mối tương quan tiêu cực đến đòn bẩy tài chính (với mức ý nghĩa 1%).
2.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam
Nghiên cứu của Do Xuan Quang và Wu Zhong-Xin (2013): bài nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam dữ liệu nghiên cứu từ năm 2009 – 2012, mẫu nghiên cứu được chia thành hai nhóm đã trừ đi các doanh nghiệp tài chính: Nhóm thứ nhất, là tổng thể mẫu nghiên cứu; Nhóm thứ hai, là các doanh nghiệp Nhà nước. Bài nghiên cứu đặt ra chín giả thuyết nghiên cứu với chín biến độc lập trong đó có biến DUAL là biến giả được sử dụng nhằm mã hóa các doanh nghiệp có thành viên Hội đồng Quản trị tham gia điều hành) và biến giả STATE là các doanh nghiệp Nhà nước. Biến MaOW đại diện cho doanh nghiệp phi Nhà nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Quy mô doanh nghiệp (FSIZE) và Cơ hội tăng trưởng (GROW) có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê với đòn bẩy (LEV) cho cả hai trường hợp là mẫu nghiên cứu tổng thể và mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp Nhà nước.
Thành viên HĐQT không tham gia điều hành (NEDs) có tác động tiêu cực liên quan đến đòn bẩy (LEV), nhưng ảnh hưởng của nó không cao, và doanh nghiệp Việt
Nam có xu hướng tăng thành viên HĐQT không tham gia điều hành (NEDs). Mặc dù cơ cấu sở hữu là có tác động đến cơ cấu vốn, nhưng tác động này không đáng kể về mặt thống kê.
Bài nghiên cứu của nhóm tác giả Do Xuan Quang và Wu Zhong-Xin (2013) chỉ ra rằng trong bối cảnh của Việt Nam là quy mô của HĐQT (BSIZE) và NED tác động đáng kể về mặt thống kê đến cơ cấu vốn, trong khi biến Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành (DUAL), biến Sở hữu tư nhân (MaOW) và Sở hữu Nhà nước (STATE) không ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu nguồn vốn và hai biến này đều có ý nghĩa thống kê cho mẫu nghiên cứu tổng thể. Bài nghiên cứu phân tích tương quan cho kết quả là biến Sở hữu tư nhân (MaOW) có liên quan tiêu cực đến quy mô của HĐQT (BSIZE) và Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành (DUAL), nhưng biến này lại có tương quan tích cực với quy mô doanh nghiệp. Biến Sở hữu Nhà nước (STATE) tác động dương lên biến Sở hữu tư nhân (MaOW) và Tài sản hữu hình (TANG), nhưng tác động tiêu cực đến biến DUAL và biến BSIZE. Các biến độc lập BSIZE và NED cho kết quả hồi quy là mối tương quan âm với cơ cấu vốn. Điều này đã khẳng định vai trò của HĐQT trong doanh nghiệp quản trị và các quyết định của cơ cấu vốn.
Nghiên cứu của Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Mạnh Hùng (2017): Bài nghiên cứu được thực hiện ở Việt Nam với dữ liệu nghiên cứu từ năm 2009-2014, mẫu nghiên cứu 22 ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm nghiên cứu các yếu tố tác động đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam. Bài nghiên cứu nêu ra năm yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính với kết quả: Quy mô ngân hàng (Size) càng tăng thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính càng tăng; Các ngân hàng thương mại có mức tăng trưởng (GROW) càng cao thì tỷ lệ nợ càng giảm; Lợi nhuân (PROF) càng cao thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu càng cao; Tài sản thế chấp (COLL) tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính; Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có quan hệ nghịch biến với biến đòn bẩy tài chính.
Mới đây nhất là đề tài nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Huệ, Đặng Tùng Lâm (2017) nghiên cứu tác động của các yếu tố bao gồm cấu trúc sở hữu, đòn bẩy tài chính
của doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014.
Các tác giả đã sử dụng ba phương pháp hồi quy trong bài nghiên cứu là: phương pháp sử dụng biến trễ trong OLS; phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu; phương pháp cố định ảnh hưởng của Sàn giao dịch. Kết quả nghiên cứu đối với tổng mẫu đã chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của sở hữu nhà nước lên kết quả hoạt động của các công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tác động tích cực của sở hữu nước ngoài đối với hiệu quả hoạt động của các công ty trong mẫu quan sát với biến hiệu quả hoạt động được đo lường bởi chỉ số ROA. Thêm vào đó, nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp cho kết quả là sở hữu Nhà nước có tác động tích cực đến đòn bẩy tài chính. Điều này cũng hàm ý về mối quan hệ trung gian giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động. Kết quả nghiên cứu đồng nhất và phù hợp với hiện tượng: khi tỷ lệ sở hữu nhà nước cao thì tỷ lệ vay nợ cao, nhưng lại dẫn đến hiệu quả hoạt động của công ty thấp.
Bảng Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến giả thuyết nghiên cứu
Công trình nghiên cứu | Kết quả | |
Do Xuan- Quang, Wu Zhong-Xin (2013) | Impact of Ownership Structure and Corporate Governance on Capital Structure: The case of Vietnamese Firms. Australian Journal of Business and Management Research. Vol.3,11- 19 | Khi doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao và quy mô lớn, sẽ có đầu tư nhiều hơn trong tương lai nhờ vậy cơ hội và tài sản nhiều hơn để được sử dụng cho mục đích tài sản thế chấp, do đó làm tăng khả năng nợ. |
Qigui Liu và các cộng sự (2011) | The effect of ownership structure on leverage decision: new evidence from Chinese listed | Sở hữu Nhà nước sẽ có tác động tích cực đến đòn bẩy, và nếu Doanh nghiệp Nhà nước |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của cấu trúc sở hữu đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 1
- Tác động của cấu trúc sở hữu đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Lý Thuyết Thông Tin Bất Cân Xứng (Asymmetric Information)
- Tác động của cấu trúc sở hữu đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 5
- Thực Trạng Về Cấu Trúc Sở Hữu Và Đòn Bẩy Tài Chính Tại Các Nhtm
- Tỷ Lệ Đòn Bẩy Và Vcsh Việt Nam (Đvt: Triệu Vnđ)
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
firms. Journal of the Asia Pacific Economy 16 (2), 254–276 | này trong khu vực kém phát triển có đòn bẩy sẽ cao, và cao chủ yếu từ nguồn nợ dài hạn. Đặc biệt là cao hơn Doanh nghiệp Nhà nước trong khu vực kinh tế phát triển tốt. Các công ty có cổ đông nhà nước chiếm tỷ lệ càng cao thì đòn bẩy càng cao bởi vì những công ty này ít phải đối mặt với nguy cơ phá sản bởi vì sự đảm bảo của Nhà nước | |
Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phạm Mạnh Hùng (2016) | “Các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại và một số khuyến nghị”. Tạp chí ngân hàng (Số 18) trang 27. | Các yếu tố quyết định đến các yếu tố truyền thống như quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng có ảnh hưởng đánh kể đến quyết định đòn bẩy tài chính. |
Albert, Appiah Richard (2014) | The Effect of Ownership Structure and Corporate Governance on Capital Structure of Ghanaian Listed Manufacturing Companies. Finance and Management Sciences. Vol.4,109–118 | Quản trị doanh nghiệp và cơ cấu sở hữu đóng vai trò quan trọng trong việc kết hợp nguồn vốn trong mỗi doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự kiêm nhiệm ban điều hành của chủ tịch HĐQT. |
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.
2.4. Mô hình nghiên cứu:
Dựa trên các lý thuyết và các nghiên cứu về cấu trúc vốn ngân hàng trên thế giới và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến đề tài, bài nghiên cứu chủ yếu dựa vào hai mô hình hồi quy của tác giả Qigui Liu và các cộng sự (2011) và nghiên cứu của của Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Mạnh Hùng (2017). Theo nghiên cứu của Qigui Liu và các cộng sự (2011) sử dụng ba mô hình nghiên cứu còn dựa trên nghiên cứu của Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Mạnh Hùng (2017) sử dụng mô hình với sáu biến độc lập để nghiên cứu các nhân tố tác động đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam gồm: Lợi nhuận (PROFIT), Quy mô (SIZE), Giá trị tài sản thế chấp (COLL), Tăng trưởng (GROW) và biến phụ thuộc là biến đòn bẩy tài chính (LEVERAGE), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nhưng do tác giả đã bổ sung thêm biến và thêm mục tiêu nghiên cứu, nhằm phù hợp với bài nghiên cứu thực nghiệm của tác giả đồng thời thuận lợi cho việc thu thập dữ liệu, nên bài nghiên cứu này tác giả chỉ sử dụng một mô hình hồi quy thay vì 3 mô hình hồi quy như nghiên cứu của Qigui Liu và các cộng sự (2011) và do việc thu thập dữ liệu để đưa biến vĩ mô của nền kinh tế vào mô hình cần nhiều thời gian vì vậy tác giả không đánh giá tác động của GPD lên đòn bẩy tài chính như mô hình của Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Mạnh Hùng (2017). Như vậy, từ những phân tích trên, tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu như sau:
LEVi,t = α + β1STATEi,t + β2COLLi,t + β3GROWi,t + β4SIZEi,t + β5PROFi,t
+ β6TAXi,t + β7NEDsi,t + β8LARGESTi,t.