Đặng Vũ Hùng. (2013). Quản Trị Rủi Ro Trong Cho Vay Lại Vốn Oda Của Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam. Luận Án Tiến Sĩ Kinh Tế. Học Viện Tài Chính

ánh đúng chính sách của ngân hàng cũng như các chính sách của Chính phủ quản lý nền kinh tế vĩ mô.


Tăng cường hiệu quả của chế độ tự do hóa lãi suất, mặc dù hiện nay lãi suất cơ bản là lãi suất tham chiếu của các NHTM, trong một số giai đoạn vẫn có trần lãi suất, điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả của cơ chế lãi suất và sự cạnh tranh giữa các NHTM. NHNN cũng nên tránh sự điều chỉnh vào lãi suất

bằng những mệnh

lệnh hành chính. NHNN nên để

thị

trường hoạt động theo

cung cầu và lãi suất phản ánh chính xác cung cầu trên thị trường tiền tệ.


Phát triển thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu: Phát triển mạnh đối tượng tham gia thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu, đảm bảo lãi suất trên thị trường này phản ánh đủ thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô và vi mô. Từ đó mới có thể xây dựng đường lợi tức (yield curve) thị trường, phục vụ cho công tác QTRRLS. Hoạt động trên thị trường tiền tệ (money market) còn hạn chế và lãi suất ngắn hạn trên thị trường tiền tệ không thể là chuẩn mực (benchmark) cho các NHTM để dự đoán lãi suất trên thị trường cũng như lãi suất của trái phiếu và của các công cụ phái sinh. Thị trường tài chính chưa phát triển gây khó khăn cho các NHTM trong việc dung các công cụ phái sinh để che chắn RRLS. NHNN và Chính phủ cần phát triển hơn nữa thị trường tài chính, hoàn thiện khung pháp lý cho các hoạt động trên thị trường tài chính để hỗ trợ các NHTM và nền kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.


(3) Hoàn thiện các điều kiện cần thiết để soát lãi suất có hiệu quả

Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - 29

có một cơ

chế

kiểm

(i) NHNN cần phải lượng hóa các loại lãi suất để xác định tính hợp lý và dự báo chiều hướng biến động của lãi suất trên thị trường, từ đó có tác

động thích hợp thông qua việc điều hành CSTT, bởi vì việc tăng lên hay

giảm xuống lãi suất của NHNN sẽ tác động ngay tới lãi suất của các NHTM đối với khách hàng.


(ii) Các NHTM cho khách hàng vay vốn dựa trên quan hệ cung cầu về vốn và qua đó tiếp tục thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận giữa ngân hàng với khách hàng.

(iii) Tách bách cho vay thương mại và cho vay chính sách. Các NHTM cho vay thương mại thì áp dụng lãi suất thị trường, còn cho vay đối tượng chính sách và cho vay theo chỉ đạo của chính phủ thì khi gặp rủi ro NHNN có trách nhiệm xử lý.


(iiii) Chống sự cạnh tranh thiếu bình đẳng của các NHTM, của các NHTM lớn và nhỏ, điều này đòi hỏi phải phát huy vai trò của hiệp hội ngân hàng, theo dõi biến động thị trường tiền tệ để tổ chức dung hòa các sự cạnh tranh về lãi suất giữa các thành viên.

(4) Hoàn thiện khung pháp lý và các qui định về đo lường và QTRRLS của các NHTM

Hiện nay, từ phía NHNN chưa có văn bản pháp lý nào qui định việc đo lường và QTRRLS tại các NHTM Việt nam. Nếu các qui định chi tiết về QTRRLS chưa đưa ra, các NHTM có thể chưa nhận thức được đầy đủ sự cần thiết cũng như cách thức đúng đắn để QTRRLS. Các văn bản pháp lý về các hoạt động phái sinh cũng còn thiếu (mới chỉ dừng lại ở hoạt động mua bán kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ và hoán đổi lãi suất). NHNN nên ra thêm các văn bản và

hướng dẫn các NHTM trong việc QTRRLS cũng như các qui định về các sản

phẩm phái sinh lãi suất. Đó là nền tảng đầu tiên cho các NHTM để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phức tạp để tự bảo vệ mình với RRLS hoặc thậm chí là đầu cơ kiếm lợi nhuận trên các biến động của lãi suất.


Về việc báo cáo, NHNN hiện nay đã đưa ra mẫu báo cáo chuẩn về

QTRRLS cho các NHTM, tuy nhiên trong thời gian tới NHNN có thể áp dụng

thêm các mẫu báo cáo mới chuẩn cho các NHTM theo các phương pháp định lượng RRLS đã nêu ở phần lý luận để các NHTM có thể có các mẫu báo cáo chung và NHNN cũng có cơ hội nắm bắt thêm thực trạng RRLS tại các NHTM hiện nay.

(5) Cung cấp cho các NHTM các thông lệ chuẩn mực QTRRLS, hỗ trợ các NHTM trong việc đào tạo cán bộ nghiệp vụ

Như đã trình bày ở phần trên, hiện nay NHNN chưa có các hướng dẫn nào cho các NHTM thiết lập các qui định về QTRRLS. NHNN cũng có thể cân nhắc

xem xét cung cấp cho các NHTM Việt nam các thông lệ chuẩn mực, cập

nhật về QTRRLS và giúp đỡ đào tạo các cán bộ quản trị rủi ro.


Các thông lệ cần thiết đưa ra tất cả các chính sách, qui trình mà mỗi NHTM cần dùng để áp dụng vào công tác QTRRLS. Hơn nữa, NHNN cần đưa ra các tiêu chí tối thiểu mà các NHTM cần dùng để quản lý đúng đắn và kiểm soát RRLS. RRLS cần thiết phải thực hiện trong các bối cảnh kinh doanh khác nhau của các NHTM khác nhau.

Việc hỗ trợ các ngân hàng trong công tác đào tạo cán bộ:


• Tổ chức định kỳ các buổi thảo luận cho các ngân hàng để trao đổi về kinh nghiệm quản trị rủi ro và mô hình quản lý tài sản, vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng rút ra phương án hiệu quả cho mình, vừa tạo cơ sở để NHNN xây dựng được quy chế QTRR cần thiết, cơ bản và thống nhất từ đó tạo tiền đề cho việc giám sát, thanh tra trong thời gian tới


• Lên phương án đào tạo nghiệp vụ

và phổ

biến những kinh nghiệm

quản lý tiên tiến của các ngân hàng nước ngoài thường xuyên cho các NHTM.


Kết luận chương 3:

Bằng nguồn số liệu phong phú, cập nhật có nguồn gốc rõ ràng với những

phân tích dự báo và đề xuất, chương 3 của luận ań

tập trung giải quyết cać

vấn đề

liên quan đêń giải pháp quản trị RRLS tại Vietinbank giai đoạn 2020­2025, cụ thể:


­ Khái quát bối cảnh kinh tế vĩ mô 2020 ­ 2025 với những dự báo về tăng trưởng kinh tế, lạm phát thế giới và Việt Nam giai đoạn 2020 ­ 2025; Phân tích sâu sắc, toàn diện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2020 ­ 2025. Đây là cơ sở khá vững chắc cho việc đề xuất các giải pháp


­ Phân tích sâu định hướng phát triển hoạt động kinh doanh và định hướng QTRRLS tại Vietinbank giai đoạn 2020 ­ 2025 làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp


­ Đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ, toàn diện, lập luận chặt chẽ nhằm QTRRLS.


­ Để thực thi tốt các giải pháp quản trị RRLS tại Vietinbank giai đoạn 2020

­2025, chương 3 còn đề cập đến các phương pháp triển khai giải pháp.


KẾT LUẬN


Rủi ro lãi suất tồn tại trong hoạt động của các ngân hàng thương mại là tất yếu. Tuy nhiên, khi rủi ro lãi suất xảy ra thu nhập lãi của ngân hàng sẽ bị tổn thất, sẽ gây nên những tác động tiêu cực đối với các ngân hàng thương mại cũng như đối với nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động quản trị rủi ro lãi suất đối với ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam nói riêng là vấn đề thời sự và không kém phần phức tạp.


Qua nghiên cứu luận án về

quản trị

rủi ro lãi suất đối với Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, luận án đã đạt được các kết quả chủ yếu sau:

Thứ nhất, luận án đã hệ thống hoá và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại. Luận án đã chỉ ra nội dung quản trị rủi ro lãi suất bao gồm: nhận diện, đo lường, ngừa ngừa và xử lý rủi ro lãi suất. Đó là cơ sở lý luận cho việc đánh giá và phân tích thực trạng quản trị rủi ro lãi suất ở chương 2.

Thứ hai, luận án đã tham khảo kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất của một số ngân hàng thương mại ở các nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học quí báu cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam như: cần áp dụng những biện pháp tổng thể xử lý rủi ro lãi suất trong khuôn khổ chung về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và rộng hơn là tái cấu trúc nền kinh tế; Xây dựng các qui chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, trích lập dự phòng, quản trị vốn, kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

Thứ ba, luận án đã đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất, quản trị rủi ro lãi

suất của Ngân hàng

Thương mại

Cổ phần Công thương Việt Nam trong giai

đoạn 2011 ­2019, trên có sở đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. Việc đánh giá được xem xét dựa trên nghiên cứu thực trạng về nhận biết rủi ro lãi suất; đo lường rủi ro lãi suất; ngăn ngừa và xử lý rủi ro lãi suất của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.

Thứ tư: Luận án đã xây dưng được bộ thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro lãi suất, từ bộ thang đo được xây dựng luận án đã đi kiểm định EFA và kiểm định nhân tố khẳng định CFA, cuối cùng phân tích mức độ thích hợp của mô hình theo cấu trúc SEM. Kết quả cho thấy có 6 yếu tố tác động đến công tác quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng Vietinbank, cụ thể là (1) Cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương; (2) Mức độ phát triển và sự ổn

định của nền kinh tế vi mô; (3) Xây dựng quy trình quản trị rủi ro lãi suất; (4) công tác kiểm tra giám sát quy trình quản trị rủi ro lãi suất; (5) công tác dự báo rủi ro lãi suất và (6) Đặc thù hoạt động kinh doanh của ngân hàng.


Thứ năm, luận án đã đề xuất được các giải pháp nhằm quản trị rủi ro lãi

suất của Ngân hàng 2020­2015

Thương mại

Cổ phần Công thương Việt Nam

giai đoạn


Với những đóng góp trên, luận án mong muốn được góp phần vào việc thực hiện thành công quá trình quản trị rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp, rộng và nhạy cảm. Vì vậy, mặc dù tác giả đã rất cố gắng song do luận án không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia và bạn đọc để luận án được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


Tiếng Việt


1. Chính phủ. (2012).


Quyết định số


254/QĐ­ TTg ngày 01/03/2012 của Thủ

tướng Chính phủ về Đề án cơ cấu lại các Tổ chức tín dụng giai đoạn 2011­ 2015.

2. Đặng Vũ Hùng. (2013). Quản trị rủi ro trong cho vay lại vốn ODA của Ngân hàng phát triển Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Học viện Tài chính


3. Đinh Xuân Hạng & Nguyễn Văn Lộc. (2012).

NHTM. Nhà xuất bản tài chính

Giáo trình quản trị tín dụng


4. Đinh Xuân Hạng. (2012). Hoàn thiện chính sách tài chính ­ tiền tệ nhằm phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 10 (2012), trang 5 – 9


5. Đỗ

Kim Hảo (2005),

Giải pháp quản lý rủi ro thị

trường tại Ngân hàng

Thương Mại Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Bộ Giáo dục


6. Hà Minh Sơn. (2013). Giải pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện Tài chính, Hà Nội.

7. Joel Bessis. (2011). Quản trị rủi ro trong ngân hàng (bản dịch tiếng việt). Nhà xuất bản lao động xã hội

8. Lê Hoàng Nga (2004), Cơ chế điều hành lãi suất thị trường tiền tệ của ngân hàng trung ương, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

9. Lê Thanh Tùng. (2014). Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và các ứng dụng trong quản trị RRTD theo Basel 2. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 15­ năm 2014, trang 18­21

10. Lê Thị Huyền Diệu. (2010). Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng.

11. Lê Văn Hinh & Đào Minh Phúc. (2012). Hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với

quản lý rủi ro tại các NHTM Việt nam trong giai đoạn hiện nay.

Ngân hàng, số 24 ­ tháng 12/2012, trang 20­26)

Tạp chí


12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (2005). Nâng cao năng lực quản trị rủi ro

của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo Khoa học, Nhà xuất bản Phương Đông, HàNội.

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (2005). Quyết định số 493/2005/QĐ­NHNN

ngaỳ 22/4/2005 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy định về phân

loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (2011­2019). Báo cáo thường niên năm, Hà Nội

15. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam. (2011­2019). Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán, Hà Nội.

16. Nguyễn Anh Tuấn. (2012). Quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Ngoại thương, Hà Nội

17. Nguyễn Cảnh Hiệp. (2013). Quản trị rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Học viện Tài chính

18. Nguyễn Đăng Dờn. (2009). Quản trị NHTM hiện đại, Nhà xuất bản Phương Đông.

19. Nguyễn Đức Trung. (2012). Đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt nam trên cơ sở áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà Nội.

Xem tất cả 264 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí