Tác động của cấu trúc sở hữu đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

Đề tài tập trung nghiên cứu về các yếu tố quyết định cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại. Cụ thể, đề tài nghiên cứu tác động của sở hữu nhà nước, cổ đông lớn... đến đòn bẩy tài chính. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian từ 2010-2017.

Với kiểu dữ liệu bảng và biến phụ thuộc là đòn bẩy tài chính (LEV) được sử dụng, tác giả tiến hành hồi quy OLS, REM, FEM sau đó sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình REM và FEM trên phần mền Stata. Kết quả thực nghiệm cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của 28 ngân hàng TMCP ở Việt Nam có sức mạnh giải thích đối với biến phụ thuộc. Cụ thể, ở mức ý nghĩa 1%, các biến độc lập là sở hữu nhà nước, tài sản thế chấp, lợi nhuận sau thuế có ảnh hưởng tiêu cực đến đòn bẩy tài chính. Trong khi đó, mức ý nghĩa 5%, biến cổ đông lớn nhất có ảnh hưởng tích cực đến đòn bẩy tài chính. Ở mức ý nghĩa 1%, biến quy mô ngân hàng và tăng trưởng tài sản có tác động tích cực đến đòn bẩy tài chính.

Như vậy, những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến đòn bẩy tài chính tại các ngân hàng TMCP như sở hữu nhà nước, quy mô ngân hàng, cổ đông lớn đã phản ánh sự bất cân xứng trong nguồn lực tài chính giữa các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao và các ngân hàng khác. Hiểu được tác động này cũng góp phần giúp các nhà điều hành, quản trị ngân hàng TMCP có thể hiểu được vai trò của cấu trúc sở hữu đối với đòn bẩy tài chính để từ đó đưa ra các quyết định tài chính phù hợp. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng góp phần giải thích cho xu hướng cổ phần hóa, giảm tỷ lệ sở hữu ở các doanh nghiệp nhà nước nhằm xây dựng môi trường cạnh tranh công bằng hơn của nhà nước Việt Nam hiện nay.

Từ khóa: đòn bẩy tài chính, cấu trúc sở hữu, cấu trúc vốn, ngân hàng…

The task of the financial manager is to carefully assess the factors that affect the capital structure in the enterprise to determine an optimal capital structure to increase company value. People also consider about studying financial leverage as studying capital structure. Because financial leverage involves choosing a debt ratio and equity ratio of any firm’s capital sources. As a type of business, commercial banks are not an exception. This study shows the affecting of factors involving ownership structure to the financial leverage of commercial banks in Vietnam. By collecting data from 28 commercial banks in Vietnam from 2010 to 2017, the author purpose is to examine the affecting of ownership structure to financial leverage of Vietnam commercial banks. Moreover, the author also focuses on exploiting the affecting of state ownership to financial leverage of commercial banks in restructuring banks period. Significances of variables are tested by estimating the regression models on panel data with assistance of STATA 13.

The result of research shows that the factors relating ownership structure impacts to financial leverage of commercial banks and independent variables generates statistical significance at hight confidence level. The statistical results show that state ownership and member in Board of directors not joining in management can explain change of financial leverage at 1% confidence level, where the sign of effect is negative. As per author findings, it is believed that the disparity if financial leverage of banks depend on the ratio of state ownership.

Author also finds the factors which have been proved to affect the financial leverage in previor research also have explained power in this test such as size, collateral, profit. And all most variables have impact and suitable for the previous research and theory which are mentioned in research such as agency theory, Modigliani-Miller irrelevance theorem, pecking order theory.

Keywords: capital structure, banking sector, financial leverage, ownership structure.


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

1.1. Bối cảnh nghiên cứu

Với nhiệm vụ làm cầu nối tài chính và cung cấp, luân chuyển nguồn vốn cho các chủ thể kinh tế, có thể nói ngân hàng thương mại đóng một vai trò rất quan trọng trong bất kỳ nền kinh tế nào. Vì vậy, việc ổn định và đảm bảo an toàn vốn của hệ thống ngân hàng thương mại là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất hậu khủng hoảng tài chính thế giới. Sau khi hội nhập với môi trường quốc tế, quá trình cổ phần hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên cạnh đó, việc tăng tỷ lệ an toàn vốn trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cũng được chú trọng hơn trước. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính có thể giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận gấp nhiều lần, nhưng cũng có thể làm thiệt hại rất lớn nếu không xác định được mức đòn bẩy tối ưu, vì tỷ lệ đòn bẩy tài chính còn liên quan đến vấn đề thanh khoản và đảm bảo an toàn nguồn vốn của ngân hàng. Nghiên cứu cấu trúc vốn hay đòn bẩy tài chính là một trong những hoạt động quan trọng của các nhà quản lý tài chính nhằm đưa ra các quyết định đến cấu trúc vốn tối ưu cho một doanh nghiệp nói chung và một ngân hàng nói riêng. Bất kỳ quyết định tài chính nào cũng nhằm mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông và gia tăng giá trị của công ty và việc đưa ra quyết định về một tỷ lệ nợ phù hợp luôn là quyết định được các nhà quản lý tài chính quan tâm. Tùy vào loại hình và đặc điểm của mỗi công ty mà tỷ lệ đòn bẩy tài chính là khác nhau.

Tác động của cấu trúc sở hữu đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

Mặc dù ở các ngân hàng thường có đặc điểm tỷ lệ đòn bẩy là tương đối cao và cơ cấu nguồn vốn cũng có nhiều điểm khác so với các loại hình doanh nghiệp khác. Nhiệm vụ của mỗi nhà quản trị tài chính là cần đánh giá cẩn trọng các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn trong doanh nghiệp để đưa ra quyết định về cấu trúc vốn tối ưu và gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Đây cũng là mục tiêu của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập với môi trường quốc tế và thực hiện mục tiêu cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng được chính phủ đề cập trong Đề án: “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”, và gần đây là đề án


“Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” được Bộ tài chính thông qua vào năm 2017.

Cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp, đặc biệt là cấu trúc sở hữu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm vì cấu trúc sở hữu khác nhau sẽ có những cách thức và chính sách điều hành khác nhau. Hơn nữa, các ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước cũng có những lợi thế nhất định trong việc tiếp cận nguồn vốn giá rẻ như vốn ODA, các dự án đầu tư của Chính phủ. Đứng trước quá trình cổ phần hóa đang diễn ra mạnh mẽ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài cùng với một số điểm mới về Luật phá sản ngân hàng ở Việt Nam được bổ sung trong thời gian qua, các nhà đầu tư lớn và kể cả người dân gửi tiền vào ngân hàng đã có thái độ thận trọng hơn trước những quyết định đầu tư, gửi tiền vào ngân hàng.

Trên thế giới, nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến cấu trúc sở hữu đã được thực hiện từ lâu và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của các định chế tài chính tại các quốc gia phát triển. Đặc biệt là các nghiên cứu về sự tác động của cấu trúc sở hữu đến kết quả hoạt động của công ty. Đa số các kết quả nghiên cứu này cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của sở hữu nhà nước và ảnh hưởng tích cực của yếu tố sở hữu nước ngoài lên kết quả hoạt động của các định chế tài chính tại những quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, một nước đang phát triển như Việt Nam có điều kiện kinh tế chính trị khác với các nước phát triển và hơn nữa mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và đòn bẩy tài chính tại các ngân hàng thương mại chưa được đề cập nhiều trong các bài nghiên cứu trong nước. Vì vậy, để củng cố nghiên cứu thực nghiệm về mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và đòn bẩy tài chính, trong khuôn khổ các ngân hàng thương mại Việt Nam, tác giả chọn đề tài nghiên cứu "Tác động của cấu trúc sở hữu đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam”

Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa trong việc hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết và bổ sung nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và quyết định đòn bẩy tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Đồng thời đóng góp vào kho tàng lý luận thêm một minh chứng thực nghiệm. Thông qua đó góp phần


thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng đến năm 2020 đang được diễn ra với tiến độ khẩn trương.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Đo lường sự ảnh hưởng lên quyết định đòn bẩy tài chính của cấu trúc sở hữu tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Xem xét mức độ sử dụng đòn bẩy trong những ngân hàng có vốn nhà nước khác với các ngân hàng không có vốn của nhà nước, các ngân hàng có sự kiêm nhiệm của thành viên HĐQT và ban điều hành với các quyết định đòn bẩy tài chính.

Từ đó, tác giả đưa ra kết luận của đề tài và đề xuất một số khuyến nghị đối với các chủ thể liên quan đến tác động của cấu trúc sở hữu đến quyết định đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam.

Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu cũng đánh giá một số yếu tố khác ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính tại các NHTM Việt Nam như lợi nhuận, tăng trưởng tài sản…

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi cụ thể như sau:

Sự tồn tại của sở hữu nhà nước có tác động đến đòn bẩy tài chính tại những NHTM Việt Nam hay không?

Thành viên hội đồng quản trị tham gia ban điều hành trong các ngân hàng thương mại Việt Nam có tác động ra sao đến đòn bẩy tài chính?

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về những tác động giữa các yếu tố liên quan đến cấu trúc sở hữu và đòn bẩy tài chính của các NHTM Việt Nam. Theo hệ thống các tổ chức tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định, NHTM bao gồm: NHTM nhà nước, NHTM cổ phần (, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Ngân hàng liên doanh.

Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, đối tượng khảo sát trong đề tài này là các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2017.


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.

- Nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu mối tương quan của cấu trúc sở hữu với đòn bẩy tài chính tại các NHTM Việt Nam.

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu các NHTM Việt Nam được quy định theo luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

- Phạm vi thời gian: Tập trung nghiên cứu và thu thập dữ liệu trong khoảng thời gian từ năm 2010-2017.

1.4. Ý nghĩa nghiên cứu

- Ý nghĩa khoa học: Tổng hợp, hệ thống khung lý thuyết trong ngân hàng để có thể đề xuất tỷ lệ đòn bẩy phù hợp với hoạt động của các loại hình ngân hàng hiện nay.

- Ý nghĩa thực tiễn: Bổ sung thực nghiệm về mối tương quan giữa cấu trúc sở hữu và đòn bẩy tài chính tại các NHTM cổ phần Việt Nam. Đồng thời góp vào kho tàng lý luận thêm một minh chứng thực nghiệm. Thông qua đó góp phần thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng đến năm 2020 đang được diễn ra với tiến độ khẩn trương.

1.5. Kết cấu đề tài:

Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Tổng quan lý thuyết.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu-thảo luận. Chương 5: Kết luận.


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.1. Một số khái niệm:

2.1.1. Cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp

Cấu trúc sở hữu được diễn giải là tỷ lệ phân bổ nguồn vốn chủ sở đối với các cổ đông góp vốn trong một doanh nghiệp. Cấu trúc sở hữu trong một doanh nghiệp cũng có tác động rất lớn, là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quản lý doanh nghiệp do nó ảnh hưởng đến các lợi ích của nhà quản lý, do đó tác động đến kết quả của doanh nghiệp, và được xác định bởi tỷ lệ sở hữu trên tổng nguồn vốn chủ sở hữu của các cổ đông có quyền biểu quyết. Không những vậy, cơ cấu sở hữu còn được xác định bởi chủ thể sở hữu vốn, ví dụ chủ thể sở hữu là cá nhân hay tổ chức, chủ thể sở hữu là trong hay ngoài nước... Jensen và Meckling (1976) đề cập đến khái niệm “cơ cấu sở hữu” để chỉ phần vốn được nắm giữ bởi những thành viên bên trong công ty (thành phần quản lý trực tiếp) và bên ngoài công ty (nhà đầu tư không giữ vai trò quản lý trực tiếp)[1]. Tương tự, theo nghiên cứu của Abdella (2005), cơ cấu sở hữu trong mô hình của các doanh nghiệp được khảo sát cơ bản là sở hữu phân chia (frationated ownership), tức là các cổ đông năm giữ một phần vốn nào đó trong doanh nghiệp.

Cơ cấu sở hữu có thể được chia theo nhiều tiêu chí khác nhau như tiêu chí cổ đông lớn (sở hữu 5% cổ phần trở lên) hoặc theo chủ thể nắm giữ cổ phần, ví dụ chủ thể sở hữu là nhà đầu tư nước ngoài hay trong nước, sở hữu của ban điều hành, hoặc chủ thể sở hữu có sự kiêm nhiệm chức danh giữa chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc, mức độ tập trung sở hữu, tỷ lệ sở hữu của nhà nước, tỷ lệ nữ trong ban điều hành công ty, phẩm chất của người điều hành. Trong nghiên cứu này, tác giả muốn đề cập đến cấu trúc sở hữu theo chủ thể nắm giữ vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

2.1.2. Cấu trúc nguồn vốn (capital structure):

Định nghĩa về cấu trúc vốn đã giành được nhiều sự chú ý sau khi Modigliani và Miller đề cập đến trong nghiên cứu của mình được công bố vào năm 1958. Theo đó: “Cấu trúc vốn của doanh nghiệp được đề cập đến như là sự kết hợp giữa nợ (debt)


và vốn cổ phần (equity) trong tổng nguồn vốn dài hạn mà doanh nghiệp có thể huy động được để tài trợ cho các dự án đầu tư”.[2]

2.1.3. Đòn bẩy tài chính (Financial leverage):

Để xem xét và lựa chọn một tỷ lệ nợ hay sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn, người ta có thể xem việc nghiên cứu đòn bẩy tài chính như việc nghiên cứu cấu trúc vốn. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính nhằm giúp doanh nghiệm tạo ra lá chắn thuế thu nhập doanh nghiệp, nhờ vậy đạt tối đa hóa lợi nhuận. Có nhiều cách xác định đòn bẩy trong doanh nghiệp, theo Modigliani, F., & Miller, M. (1958) đòn bẩy tài chính thường được xác định như sau[3]:

Đòn bẩy tài chính (Lev) =Tổng nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu

Một tỷ lệ tài chính khác cũng được xem là tỷ lệ đòn bẩy trong doanh nghiệp đó là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (D/A) được xác định như sau:

D/A= Nợ phải trả

Tổng tài sản

Công thức trên được hiểu là tổng số tài sản hiện tại của doanh nghiệp được tài trợ khoảng bao nhiêu phần tram nợ vay

Riêng đối với lĩnh vực ngân hàng, tỷ lệ đòn bẩy tài chính được đề cập trong Hiệp ước Basel III nhằm nâng cao mức quy định về an toàn hệ thống ngân hàng hơn so với việc chỉ quy định hệ số an toàn vốn (CAR) trong hiệp ước Basel I. Hiệp ước Basel III đã giới thiệu một “tỷ lệ đòn bẩy tối thiểu” mà ngân hàng cần phải duy trì để đàm bảo an toàn. Các tính tỷ lệ này được xác định như sau:

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính (Lev ratio) = Vốn cấp 1

Tổng nguồn vốn

Trong đó:

Vốn cấp 1: Bao gồm các nguồn lực tài chính có độ tin cậy và tính thanh khoan tốt nhất của ngân hàng như: vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ, vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại, lợi thế kinh doanh…

Tổng nguồn vốn: Bao gồm toàn bộ tổng tài sản trong bảng cân đối kế toán kể cả tài sản thế chấp và tài sản thế chấp cho các giao dịch chứng khoán ngoại trừ các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2024