Tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Thương mại Việt Nam - 2


Quyết định

SCB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn

TCTD

Tổ chức tín dụng

Techcombank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

TTg

Thủ tướng

VIB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam

Vietcombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Vietinbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

VPBank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Thương mại Việt Nam - 2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Mô tả một số nghiên cứu về HQHĐ của ngân hàng ở nước ngoài 17

Bảng 1.2. Mô tả một số nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng ở Việt Nam .. 26

Bảng 1.3. Mô tả một số nghiên cứu về tác động của cạnh tranh đến HQHĐ của ngân hàng ở nước ngoài 31

Bảng 1.4. Mô tả một số nghiên cứu về tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng ở Việt Nam 35

Bảng 2.1. Kỳ vọng của các các giả thuyết về tác động của cạnh tranh 53

Bảng 3.1. Các chỉ số đo lường hiệu quả theo CAMELS 78

Bảng 3.2. Các giá trị thống kê liên quan đến PCA của chỉ OPI 81

Bảng 3.3. Các phương pháp tiếp cận hiệu quả hoạt động của ngân hàng 86

Bảng 3.4. Tóm tắt các biến được sử dụng để ước tính hiệu quả NH 87

Bảng 3.5. Giải thích các biến trong mô hình nghiên cứu 100

Bảng 3.6. Tổng hợp các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu 105

Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến dùng để tính hiệu quả biên 108

Bảng 4.2. Thống kê mô tả các chỉ số đo lường hiệu quả tổng hợp 110

Bảng 4.3. Điểm hiệu quả chi phí trung bình theo các phương pháp đo lường 111

Bảng 4.4. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu 112

Bảng 4.5. Kiểm định đa cộng tuyến 113

Bảng 4.6. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến giải thích 114

Bảng 4.7. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu với biến hiệu quả DEA_CE 115

Bảng 4.8. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu với biến hiệu quả SFA_CE 117

Bảng 4.9. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu với biến hiệu quả OPI 118

Bảng 5.1. Xu hướng tác động của biến Lerner đến hiệu quả NH 121

Bảng 5.2. Xu hướng tác động của biến Adj_Lerner đến hiệu quả NH 122

Bảng 5.3. Tóm tắt các kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu 123


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam (tính đến 31/12/2018) 9

Hình 1.2. Thị phần huy động và cho vay của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2016 12

Hình 1.3. Xu hướng cạnh tranh của ngành ngân hàng Việt Nam 13

Hình 1.4. Xu hướng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam 14

Hình 1.5. Cạnh tranh và hiệu quả NH của một số quốc gia trong khu vực (2016) 15

Hình 2.1. Hiệu quả kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận đầu vào 42

Hình 2.2. Hiệu quả kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận đầu ra 43

Hình 2.3. Hiệu quả chi phí 46

Hình 2.4. Tóm tắt giả thuyết “Structure-Conduct-Performance” 48

Hình 2.5. Tóm tắt giả thuyết “Relative Market Power” 49

Hình 2.6. Tóm tắt giả thuyết “Efficiency – Structure” 50

Hình 2.7. Tóm tắt giả thuyết “Contestable Markets” 51

Hình 2.8. Tóm tắt giả thuyết “Quiet Life” 51

Hình 2.9. Tóm tắt giả thuyết “Banking Specificities” 52

Hình 2.10. Khung lý thuyết nghiên cứu 61

Hình 3.1. Các phương pháp đo lường hiệu quả phổ biến 72

Hình 3.2. Đường biên CRS và VRS 92


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài


Các tổ chức tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo điều kiện để phát triển kinh tế không chỉ cho một quốc gia nói riêng mà còn cho cả thế giới nói chung. Chúng góp phần làm giảm sự bất cân xứng thông tin và chi phí giao dịch, giúp nền kinh tế tiết kiệm nguồn lực và hướng tới các cơ hội đầu tư hiệu quả nhất (Rajan & Zingales, 1998; Demirguc-Kunt & cộng sự, 2008). Các NH xây dựng mối quan hệ với khách hàng và trở thành chiếc cầu nối cho các chủ thể thừa và thiếu vốn, giúp họ dễ dàng tham gia vào các giao dịch nhằm phân phối nguồn lực hiệu quả mà không bị hạn chế bởi vấn đề lựa chọn bất lợi (adverse selection) và rủi ro đạo đức (moral hazards) (Diamond, 1984). Có nhiều bằng chứng cho thấy sự phát triển tài chính nhờ ngành NH hoạt động hiệu quả đã góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế (Rajan & Zingales, 1998). Các tổ chức tài chính hoạt động tốt sẽ đảm bảo phân bổ vốn hiệu quả và cung cấp khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho các hộ gia đình và doanh nghiệp sản xuất, giúp đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, cải thiện phân phối thu nhập và xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, nếu các tổ chức tài chính hoạt động không hiệu quả thì cơ hội đổi mới và tăng trưởng kinh tế sẽ bị thu hẹp, bất bình đẳng thu nhập vẫn tồn tại, thậm chí có thể gây ra các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng như khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 – 2008 (Demirguc-Kunt & cộng sự, 2008). Khi các NH sử dụng nguồn tiền gửi của khách hàng để đầu tư vào những khoản vay rủi ro và kém thanh khoản thì có khả năng cao dẫn đến vỡ nợ, gây ra rủi ro hệ thống nghiêm trọng, làm giảm tăng trưởng của nền kinh tế. Do đó, không giống như các tổ chức phi tài chính, các NH được kiểm soát và giám sát chặt chẽ để đảm bảo hoạt động phải thực sự an toàn và hiệu quả.

Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, những tranh luận về các chính sách cơ cấu và điều tiết nhằm cải thiện khả năng phục hồi của ngành NH được diễn ra sôi nổi trên toàn thế giới. Cấu trúc thị trường NH và cường độ cạnh tranh giữa các trung gian tài chính là tiêu điểm cho việc lựa chọn chính sách của các chính phủ, các NH trung ương và cơ quan giám sát. Hiểu được quy luật cạnh tranh có thể tạo động lực cho các TCTD thiết kế và tổ chức một hệ thống tài chính ổn định, hiệu quả nhằm tài trợ cho các cơ hội đầu tư cũng như hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững.

Đã có nhiều nghiên cứu cố gắng giải thích những tác động của cạnh tranh đến HQHĐ của các NH, đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (Bourke,


1989; Lloyd-Williams & cộng sự, 1994; Uchida & Tsuitsui, 2005; Maudos & De Guevara, 2007; Schaeck & Cihák, 2008; Ariss, 2010; Coccorese & Pellecchia, 2010; William, 2012; Fungácová & cộng sự, 2013; Andries & Căpraru, 2014; Tan, 2016). Tuy nhiên, các kết luận từ những kết quả nghiên cứu thực nghiệm vẫn còn gây nhiều tranh cãi cho các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. Một số giả thuyết đã được đưa ra để tranh luận cho mối quan hệ này. Ủng hộ cho việc gia tăng mức độ tập trung thị trường hay suy giảm cạnh tranh sẽ giúp các NH trở nên hoạt động hiệu quả hơn có các giả thuyết “Structure – Conduct – Performance”, “Contestable Markets”, “Efficiency – Structure” và “Banking specificites”. Trong khi đó, đồng tình với việc nên tăng cường áp lực cạnh tranh trên thị trường để tạo động lực cho các NH hoạt động hiệu quả hơn có các lý thuyết của Trường phái Tân cổ điển và giả thuyết “Quiet life”. Mặt khác, trong khi phần lớn các nghiên cứu trong lĩnh vực này được thực hiện ở các quốc gia phát triển như Mỹ và các nước Châu Âu (EU) thì chỉ có một vài nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả NH ở các nền kinh tế đang phát triển (Pruteanu-podpiera & cộng sự, 2008; Fu & Heffernan, 2009; Ariss, 2010; Williams, 2012).

Việt Nam, một nền kinh tế mới nổi ở châu Á, trong những năm gần đây đã có những thành tích ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trung bình đạt 6,6% trong giai đoạn 2005 – 2017, so với mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội trung bình toàn cầu (GDPG) chỉ 2,8%. Cùng với quá trình tư nhân hóa ngành NH, tự do hóa tài chính, xúc tiến hoạt động M&A và mở cửa cho các NH nước ngoài, Việt Nam trong hơn ba thập kỷ gần đây đã có những cải cách đáng kể trong ngành NH nhằm cải thiện chất lượng quản lý và tăng HQHĐ của các NH. Theo đó, tập trung thị trường hay mức độ cạnh tranh và HQHĐ của ngành NH Việt Nam ít nhiều cũng đã có những thay đổi. Dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho thấy, thị phần tài sản của năm NH lớn nhất tại Việt Nam đã giảm bớt 28,7% trong vòng 12 năm (2005-2016). Cũng trong giai đọan này, mức độ tập trung của ngành NH Việt Nam đã giảm khoảng 1,8 lần. Khi thị trường bớt “cô đặc” sẽ đồng nghĩa với việc cạnh tranh trong ngành NH đang ngày càng gia tăng do quá trình tự do hóa tài chính, phát triển công nghệ, cải cách hệ thống NH và làn sóng hội nhập quốc tế sâu rộng. Mặt khác, HQHĐ của các NH được thể hiện qua tỷ suất sinh lời trên bình quân tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên bình quân vốn chủ sở hữu (ROE) cũng có sự sụt giảm, khoảng hai lần, trong vòng hơn một thập kỷ qua. Kết quả này một phần là do sự yếu kém trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của chính các NH, phần khác là do những thách thức ngày càng khó lường đến từ môi trường bên ngoài, chẳng hạn như sự


“pha loãng” của cấu trúc thị trường hay gia tăng áp lực cạnh tranh. Do dó, để có thể cải thiện HQHĐ, một trong những nhiệm vụ quan trọng trước mắt của các NHTM Việt Nam là cần phải xây dựng những chính sách cạnh tranh phù hợp để có thể ứng phó tốt hơn những vấn đề phát sinh trong giai đoạn hội nhập tài chính sâu rộng đang diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, các bằng chứng thực nghiệm kiểm tra mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả trong hệ thống NH để làm cơ sở lý luận cho việc đề xuất các chính sách thực tiễn vẫn còn khá hạn chế ở Việt Nam, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Ngành NH ở Việt Nam đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, vào cuối năm 2016, tín dụng nội địa do ngành NH Việt Nam cung cấp chiếm 141,9% GDP (trong đó, tín dụng cho khu vực công chiếm 18,1% và khu vực tư nhân chiếm 123,8%). Vì vậy, HQHĐ của các NHTM Việt Nam luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt từ chính phủ, cơ quan quản lý NH và các nhà nghiên cứu học thuật. Sự quan tâm này được thúc đẩy nhiều hơn bởi sự gia tăng các thương vụ M&A trong lĩnh vực NH, những thay đổi trong công nghệ sản xuất và các chính sách kinh tế vĩ mô. Xác định các yếu tố quyết định HQHĐ NH, đặc biệt là yếu tố cạnh tranh, theo đó trở nên vô cùng cấp thiết trong bối cảnh ngành NH Việt Nam hiện có nhiều biến động như hiện nay.

Với những bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính, các NH dĩ nhiên sẽ trở nên thận trọng hơn. Tuy nhiên, trước áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng do xu hướng toàn cầu hóa kéo theo làn sóng hội nhập của các NH ngoại sẽ gây ra những ảnh hưởng không hề nhỏ đến HQHĐ của các NH trong nước. Việc chuẩn bị để ứng phó với những diễn biến phức tạp của cạnh tranh theo đó sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của các NHTM Việt Nam. Mặt khác, sự mở rộng quy mô tài sản và gia tăng vốn điều lệ từ tái cấu trúc trong thời gian qua đã dẫn đến những biến động không mong đợi về tình hình tài chính. Tình trạng suy giảm lợi nhuận của các NHTM liên tiếp xảy ra đòi hỏi các nhà quản lý NH phải tính đến cả những tác động từ cạnh tranh và môi trường kinh tế vĩ mô. Do đó, bên cạnh những động thái can thiệp kịp thời từ NHNN nhằm cải thiện tình hình, bản thân các NHTM Việt Nam cũng cần phải tích cực chủ động trong việc thay đổi chính sách cạnh tranh nhằm giữ vững thị phần và duy trì lợi nhuận.

Từ thực tế nêu trên, có thể thấy nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh và HQHĐ của ngành NH là yêu cầu khách quan mà thực tiễn đặt ra. Trên cơ sở đó, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam”.


2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung phân tích tác động của mức độ cạnh tranh trên thị trường đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2017. Cụ thể, nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa cạnh tranh và HQHĐ của các NH là quan hệ tuyến tính hay phi tuyến tính. Đồng thời, tác động của cạnh tranh đến hiệu quả NH sẽ được đánh giá theo loại hình sở hữu NH, tình trạng M&A, sự ổn định của hệ thống tài chính và sự thay đổi cấu trúc của hệ thống NH. Kết quả nghiên cứu hàm ý những chính sách quan trọng giúp các NHTM có thể tăng cường HQHĐ kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh mới. Hơn nữa, các yếu tố khác có tác động đến HQHĐ của NH cũng được kiểm soát, từ đó đề xuất những khuyến nghị cần thiết cho các nhà quản trị NH và hoạch định chính sách có thể tham chiếu khi tiến hành dự báo và ứng phó với những cú sốc tài chính có thể xảy ra.

Từ những mục tiêu trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:

i) Giữa cạnh tranh và HQHĐ của các NH có mối quan hệ phi tuyến tính hay không?

ii) Tác động của cạnh tranh đến HQHĐ của các NH có sự khác biệt theo loại hình sở hữu NH hay không?

iii) Tác động của cạnh tranh đến HQHĐ của các NH được M&A có sự khác biệt so với các NH không được M&A hay không?

iv) Tác động của cạnh tranh đến HQHĐ của các NH có sự khác biệt khi khủng hoảng tài chính xảy ra hay không?

v) Tác động của cạnh tranh đến HQHĐ của các NH có sự khác biệt trước và trong giai đoạn tái cơ cấu hay không?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của cạnh tranh đến HQHĐ và các yếu tố chi phối sự tác động của cạnh tranh đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi thời gian: từ năm 2005 đến năm 2017. Đây là khoảng thời gian mà hàng loạt các NH nông thôn được chuyển đổi thành NH đô thị và thành lập mới các NH giai đoạn 2004-2007, đánh dấu một bước phát triển mới trong lĩnh vực NH tại Việt Nam. Cũng trong giai đoạn này, nhiều sự kiện quan trọng liên tiếp xảy ra ít nhiều ảnh hưởng đến cấu trúc thị trường, quá trình cạnh tranh và HQHĐ của các NHTM như việc Việt


Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2007 tạo điều kiện cho các NH thuộc sở hữu nước ngoài được phép thành lập; Khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra vào năm 2008 gây ra những biến động của thị trường bất động sản và bong bóng chứng khoán, làm gia tăng nợ xấu của các NH; Chính phủ quy định các TCTD đến hết năm 2011 phải nâng vốn pháp định lên 3.000 tỷ đồng, dẫn đến tình trạng sở hữu chéo vô cùng phức tạp trong hệ thống NH; Chính sách tiền tệ được điều chỉnh liên tục từ nới lỏng 2006-2008, thắt chặt cuối 2008, rồi lại nới lỏng 2009-2010 trước khi thắt chặt trở lại từ 2011 đến nay, kết quả dẫn đến những điều chỉnh liên tục của chính sách tự do hóa lãi suất; Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) được thành lập và hoạt động theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ như công cụ để giúp các NH tích lũy lợi nhuận nhằm xử lý nợ xấu; Hệ thống NH Việt Nam thực hiện tái cấu trúc theo hai đề án của Chính phủ khiến cho thị trường M&A ngành NH trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết và đỉnh điểm là việc NHNN mua lại ba NHTM cổ phần với giá 0 đồng.

+ Phạm vi không gian: 34 NHTM Việt Nam hoạt động trong khoảng thời gian 2005-2017, trong đó, các NHTM cổ phần chiếm số lượng chủ yếu với 27 NH, các NH còn lại gồm 5 NHTM Nhà nước và 2 NH liên doanh. Các NH được lựa chọn phản ánh được thực tế cơ cấu ngành nên có khả năng đại diện cho toàn ngành NH Việt Nam. Nghiên cứu cũng xem xét so sánh tác động của cạnh tranh đến HQHĐ giữa các NH có vốn được sở hữu chủ yếu bởi Nhà nước và các loại hình NHTM còn lại.

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

- Cách tiếp cận:

+ Ngoài các thước đo hiệu quả biên (DEA và SFA) phổ biến, nghiên cứu còn sử dụng chỉ số hiệu quả tổng hợp được kết hợp từ sáu thành phần CAMELS để đo lường hiệu quả NH, đồng thời hai thước đo cạnh tranh (chỉ số Lerner và Lerner hiệu chỉnh) cũng được lần lượt sử dụng với hy vọng sẽ cung cấp các kết quả ước lượng vững nhất cho vấn đề nghiên cứu.

+ Dữ liệu nghiên cứu gồm dữ liệu mô tả các đặc thù ngân hàng được thu thập chủ yếu từ báo cáo tài chính thường niên của các NHTM Việt Nam thông qua tổ chức Orbis Bank Focus và dữ liệu kinh tế vĩ mô được thu thập từ Databank của Ngân hàng Thế giới, báo cáo thường niên của Tạp chí “The Wall Street Journal” và Quỹ Di sản (The Heritage Foundation), báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam và Tổng cục Thống kê.

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 24/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí