Tương Tác Thể Loại Và Sự Mở Rộng Trường Phản Ánh Về Hiện Thực‌


3.2.1. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI VÀ SỰ MỞ RỘNG TRƯỜNG PHẢN ÁNH VỀ HIỆN THỰC‌

Đúng là mỗi thể loại là một cách nhìn nhận, một cách giải minh về thế giới và con người. Sau 1986, với chất bột mới, nói như Trần Thị Mai Nhân, văn xuôi đã thực sự "gột nên hồ" mới. Với chất bột tiểu thuyết, văn xuôi đã gột nên hiện thực đời thường với tất cả cái đa sự, đa đoan của nó. Cùng với chất bột tiểu thuyết là sự mở rộng đến tối đa trường nhìn, biên độ chiếm lĩnh hiện thực. Với chất siêu thể loại mới, văn xuôi đã đổi mới, mở rộng và hình thành nên một quan niệm hiện thực tương ứng: quan niệm nhiều chiều, chưa hoàn kết về hiện thực.

Bước chuyển thể loại chính là bước chuyển góc độ, chuyển trọng tâm nhìn ngắm hiện thực. Trước 1975, với cảm hứng sử thi, hiện thực được nhìn theo hướng lịch sử - sự kiện với chiều rộng của diện. Đó là hiên thực với không gian rộng lớn, thời gian trường kỳ và con người xa vời vợi của “khoảng cách sử thi”. Lịch sử với những sự kiện, biến cố trở thành điểm quy chiếu, con người trở thành phương tiện để khám phá, soi chiếu lịch sử. Con mắt tiểu thuyết không nhìn ngắm hiện thực với chiều rộng của diện mà là hiện thực rất gần gũi với chiều sâu của điểm. Hiện thực tiểu thuyết là hiện thực lấy con người làm tâm điểm với những điểm thật đậm, thật sâu trong đời sống cá thể; biến cố lịch sử trở thành đường viền cho số phận cá nhân. Lịch sử bây giờ chỉ trở thành cái giá đỡ, bức chân dung con người trong những chiều khám phá, sáng tạo bất tận của người nghệ sĩ mới là trọng tâm. Nếu trước đây, khi cả dân tộc đang dốc hết sức mình cho kháng chiến, cho cách mạng; nghĩ đến cái riêng tư, cái cá nhân dù chính đáng cũng là ích kỉ. Thì bây giờ, trong cuộc sống đời thường, không chia xẻ với từng con người, không cúi xuống với từng cá nhân mới là vô cảm. Bảo Ninh, Chu Lai, Lê Lựu, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Trọng Oánh, Nguyễn Khải,… đều nhìn chiến tranh từ góc độ con người đời tư, từ những số phận cá nhân.

Chất tiểu thuyết - sự đồng chất với cái đời thường làm cho văn xuôi giai đoạn này có sự giản lược một cách tối đa về nhân vật, cốt truyện, sự kiện,... Độ dày của tác phẩm không còn bề thế như trước, khó tìm được những cốt truyện li kì với


nhiều sự kiện, biến cố như trước đây. Nhưng chính sự co lại của dung lượng bên ngoài lại tạo điều kiện cho tác giả hướng vào chiều sâu bên trong, hiện thực ở đây trở thành hiện thực sâu thẳm trong tâm hồn con người. Nguyễn Minh Châu luôn là người mở đường đầy tinh anh. Cái nhìn về hiện thực trong Bến quê có lẽ mang ý nghĩa tượng trưng cho quan niệm về hiện thực của văn xuôi giai đoạn này. Lê Văn Tùng có viết về : "Không gian Bến quê và một sự thức nhận đau đớn của con người" [281, tr.172]. Hiện thực Bến quê là hiện thực trong tâm tưởng nhân vật Nhĩ được chiếu ứng bởi hình tượng bãi bồi phía bên kia sông. Một người mãi vòng vèo, chùng chình; một người suốt đời “đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất” để rồi khi bệnh liệt giường mới nhận ra vẻ đẹp của “bến quê”: “Một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa nhà mình”. Đến bây giờ anh mới cảm nhận được ánh sáng rực rỡ phát ra từ những gì bình dị nhất, thân yêu nhất: vẻ đẹp của người vợ và linh hồn của bến quê. Khát khao được đi đến những chân trời bình dị ấy của Nhĩ cũng chính là khát khao chiếm lĩnh hiện thực đời thường với những chiều sâu bên trong của Nguyễn Minh Châu.

Với thì hiện tại chưa hoàn thành của tiểu thuyết, không còn là một hiện thực đã hoàn bị của tư duy huyền thoại, truyền kỳ;... tất cả được kéo về sự thức nhận sâu thẳm của con người trước thực tại của ngày hôm nay. Chất tiểu thuyết chính là sự cất lời của ngày hôm nay. Cái ngày hôm nay đang đồng hành, còn dang dở với tất cả tính chất chưa xong xuôi của nó. Do vậy, như một lẽ tất yếu, văn xuôi trước hết được khởi động bằng loại hình kí, chủ yếu bằng thể loại phóng sự, sau đó là những tiểu thuyết đậm chất kí, đậm chất phóng sự. Hiện thực không còn được nhìn một cách phiến diện dù theo hướng nào; không tô hồng, cũng không bôi đen mà là hiện thực với cái nhìn thẳng, nói thật. Hiện thực với cái nhìn đối thoại, cái nhìn phản biện của phóng sự và kịch. Đại hội VI nêu quan điểm: nhìn thẳng vào sự thật, phản ánh đúng sự thật, nói rò sự thật, nhưng chính logic quanh co nằm sâu trong tương tác thể loại của văn xuôi mới thực sự đem đến cái nhìn ấm nóng cho nhà văn trước thực tại. Phóng sự đã thức tỉnh một cách nhìn mạnh dạn và thẳng thắn, một thái độ nhập cuộc, một tinh thần phản biện xã hội cao. Chính phóng sự và kịch đã trực diện


bổ sung thêm "một nửa sự thật" hay chính là toàn bộ sự thật với tất cả những mặt tối, những góc khuất của cuộc sống cho văn xuôi. Những thể loại xung kích tiên phong này đã giải phẫu những vấn nạn của cuộc sống hiện tại, phanh phui một thực tại với những lạc hậu, lỗi thời; với những ấu trĩ, tiêu cực chứ không phải một hiện thực đẹp nhưng đơn giản và đáng ngờ như trước đây. Đó là hiện thực trong hàng loạt phóng sự của Trần Huy Quang, Phùng Gia Lộc, Nhật Linh, Trần Khắc, Hồ Trung Tú, Hoàng Hữu Các, Minh Chuyên; hiện thực trong hàng loạt vở kịch của Lưu Quang Vũ, Xuân Trình, Tất Đạt, Chu Lai, Nguyễn Quang Lập,...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Không còn "chủ nghĩa đề tài", hiện thực được mở ra với muôn mặt của đời thường; dù chiến tranh hay hòa bình, dù quá khứ hay vị lai, dù nông thôn hay thành thị, dù số ít hay đám đông,…cũng đều được nhào nặn theo tinh thần của tư duy tiểu thuyết. Nếu hiện thực cách mạng là hiện thực của cuộc sống không có ngày thường thì hiện thực trong văn xuôi hôm nay là hiện thực của cái hàng ngày, hiện thực của vạn ngày thường. Nếu trong văn học 30 năm chiến tranh, với "chủ nghĩa hiện thực phải đạo" (Hoàng Ngọc Hiến) [215], các phạm trù thẫm mĩ của cuộc sống bị thu hẹp - văn học chủ yếu hướng về cái cao cả; thì với văn xuôi sau đổi mới, hiện thực như một khối vuông ru bích, như một chiếc kính vạn hoa. Con mắt tiểu thuyết không từ bất cứ một ngò ngách nào của hiện thực, đó là hiện thực đời thường đang diễn ra trước mắt mà cái đời thường thì đa sắc, đa diện: có cao cả, có thấp hèn, có bi, có hài, có đẹp đẽ, có xấu xa,…

Với chất đời thường của thì hiện tại, hiện thực không còn đơn giản, xuôi chiều; không còn là hiện thực được biết trước hoặc được khuôn đúc từ trước mà là một hiện thực đa chiều, phức tạp, nhiều bí ẩn và rất khó lường. Đó không chỉ là hiện thực được khúc xạ bởi kinh nghiệm cộng đồng mà còn và chủ yếu là hiện thực được tự do khám phá, sáng tạo nên từ kinh nghiệm của cá nhân nhà văn. Do vậy, hiện thực trong văn xuôi sau đổi mới đặc biệt phong phú. Nói như Chế Lan Viên, nhà văn "phát giác sự vật ở bề chưa thấy - ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa" [40]. Với cái thì hiện tại đang diễn tiến, nhà văn đứng cùng bình diện, cùng tọa độ với nhân vật; phản ánh hiện thực đã được thay bằng nếm trải, trải nghiệm hiện thực.

Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay - 20


Nếu trước đây, hiện thực trong văn học trở nên giản đơn vì giữa thực tế cuộc sống và hiện thực văn học thường có tỉ lệ một một, thậm chí hiện thực trong tác phẩm còn bị giới hạn ở nhiều phương diện: "đội ngũ nhà văn đi cùng trên một đại lộ, chung một hướng nhìn và chỉ có một sự thật đời sống" [40, tr.28]. Còn nhiều vùng đất cấm, còn nhiều miền đất hoang hóa trong văn học. Nếu với tư duy sử thi "cả đất nước có chung một tâm hồn, có chung một gương mặt" [40, tr.16], thì bây giờ, với con mắt soi chiếu của tư duy tiểu thuyết, một hiện thực đa chiều, đa tầng, đa kiểu dạng hiện lên sinh động và sắc nét. Có hiện thực đang diễn ra muôn hình vạn trạng trong cuộc sống đang thành hình từng ngày từng giờ trước mắt ta nhưng cũng có những hiện thực cuộc sống không thể kiểm chứng được, không thể đong đếm được. Có hiện thực của thế giới ý thức sáng láng nhưng cũng có hiện thực của còi tiềm thức, vô thức trong miền sáng tạo riêng của mỗi cây bút văn xuôi giai đoạn này. Có thế giới hiện thực được phản ánh từ sự thực ngoài đời nhưng cũng có thể là hiện thực không thể kiểm chứng được trong thế giới kì ảo, siêu thực, liêu trai. Đó là hiện thực trong cái nhìn "ảo hóa", hiện thực của những phản đề trong cảm hứng giễu nhại của nhà văn. Đó là hiệu ứng thẩm mĩ được mở ra qua những tác phẩm đậm chất huyền thoại. Hiện thực của sự phản tỉnh, sự thức tỉnh cách nhìn máy móc, xuôi chiều ở người đọc. Có những vùng hiện thực sáng bừng của lí trí nhưng với những chiều tương tác thể loại đa dạng, văn xuôi còn mở đến hiện thực với những vùng mờ của vô thức, tâm linh. Đó là hiện thực của những giấc mơ, những dòng hồi ức trong tác phẩm Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Hồ Minh Long, Nhật Chiêu, Nguyễn Vĩnh Nguyên,… Đó là những khát khao cuộc sống được ngưng kết qua những mối tình liêu trai, qua motip người lính trở về,… Nguyệt kiếp - Vò Thị Hảo, Bến trần gian - Lưu Sơn Minh, Tiếng vạc sành - Phạm Trung Khâu, Bến trần gian - Lưu Sơn Minh, Chợ rằm ở gốc cây cổ thụ -Y Ban,… gợi lên nhừng vùng trời như thế.

Xu hướng dân chủ hóa trong văn xuôi đã mở rộng khung thể loại tác phẩm. Đó là điều kiện để mở ra nhiều vùng trời khác nhau của hiện thực. Có thể nói, với văn xuôi sau 1986, không một tầng sâu nào, không một chiều kích hiện thực nào mà


nó không chạm tới. Thế nhưng, với tinh thần nhân bản, dù phong phú đến đâu hiện thực cũng không đi ra ngoài hiện thực về con người, nhất là khi hiện thực ấy lấy con người làm tâm điểm. Do vậy, chúng tôi sẽ đi đến trường phản ánh về con người, coi đó cũng là việc đi sâu hơn về tâm điểm hiện thực.

3.2.2. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI VÀ SỰ MỞ RỘNG TRƯỜNG PHẢN ÁNH VỀ CON NGƯỜI‌

Đặc điểm quan trọng nhất của tiểu thuyết là "cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư"… Càng về sau đời tư càng trở thành tiêu điểm để miêu tả cuộc sống một cách tiểu thuyết" [96, tr.329]. Chúng ta cũng đã thấy rò quan điểm này: yếu tố đời tư càng phát triển thì chất tiểu thuyết càng tăng, ngược lại, yếu tố lịch sử dân tộc càng phát triển thì chất sử thi càng đậm đà. Lối định nghĩa tiểu thuyết bằng cách so sánh tương phản đó đã tạo tiền đề lí thuyết vững chắc cho chúng ta thấy được tín hiệu mới trong quan niệm nghệ thuật về con người từ dấu ấn tương tác thể loại. Con người thế sự - đời tư giữa hiện thực đời thường đang tiếp diễn, chưa xong xuôi là một bước tiến dài trong quan niệm nghệ thuật về con người của văn xuôi giai đoạn này. Một trong những tín hiệu sớm nhất, nhạy nhất để nhận chân điều này là tín hiệu thể loại. Nhìn con người ở góc độ thế sự - đời tư, đặt con người trong thực tại cùng thời; hình tượng con người trong văn xuôi được mở rộng rất lớn về biên độ: con người trở nên đa chiều, đa diện, đa tầng và đa kích thước. Đây là bước chuyển sâu sắc và sinh tử của văn xuôi bởi bao giờ cũng thế: quan niệm nghệ thuật về con người luôn được coi là thước đo cho sự tiến bộ của văn học.

Bước chuyển sinh mệnh ấy, quý thay khi nó trở thành ý thức sâu sắc và thường trực của người cầm bút, đặc biệt là ý thức thể loại. Nếu Bielinxki nói "tiểu thuyết là sử thi của đời tư" [40] thì việc tìm đến con người đời tư của chất tiểu thuyết như ngấm sâu vào ý thức sáng tác của Nguyễn Vĩnh Nguyên ở phương châm này: "Một cuộc đời dù nhạt nhẽo đến đâu cũng là một pho tiểu thuyết" (truyện ngắn Những ngày xa xỉ)). Một tiếng rao đêm, một mùi hương, một mùi mưa, một chiếc bóng nhạt, một trò chơi năm mười đơn điệu thuở bé, hay chỉ là một tiếng thở dài… vì vậy đều đã thuộc tầm ngắm trong sáng tác Nguyễn Vĩnh Nguyên. Nguyễn Minh


Châu nói đến sự tương hợp giữa một hiện thực mới và một hình tượng con người mới: "Cuộc sống thì đa sự, con người thì đa đoan". Nguyễn Khải đầy hàm ý khi đề dẫn "Thượng Đế thì cười còn con người thì suy nghĩ". Còn Nguyễn Huy Thiệp, như đã nói, rất tinh anh trong ý thức thể loại và sự tương hợp của thể loại: một thời, một giai đoạn văn học có quy luật lựa chọn thể loại riêng, có thời văn học “cởi trần mặc quần đùi” nhưng cũng có thời văn học nghiêm trang, chỉnh tề "đóng bộ quốc phục hoặc quân phục". Nếu máy móc, chậm thay đổi sẽ dẫn đến nghịch lí oái oăm của sự không tương đồng giữa cuộc sống, con người và khung thể loại; nó cũng giống như tình trạng: “bức sốt nhưng mình vẫn áo bông”.

3.2.2.1. Sự đồng chất của thể loại và con người trước hết thể hiện ở quan niệm con người giữa thực tại đời thường. Con người giữa thực tại đời thường là con người được đặt trong không gian sinh hoạt đời thường, trong thời gian thực tại và trong các mối quan hệ nhân sinh của cuộc sống đời thường. Đây là cách gọi tên hình tượng con người vừa từ dấu ấn thể loại vừa nhằm thể hiện bước tiến trong quan niệm nghệ thuật về con người so với văn xuôi 1945 - 1975. Thực ra, quan niệm về con người đời thường là góc nhìn, cách tiếp cận nằm sâu trong đặc trưng thể loại của tiểu thuyết. Thế nhưng vì điều kiện bất bình thường của cuộc sống chiến tranh, quan niệm về hình tượng con người này cơ bản bị gián đoạn trong văn học 1945 - 1975. Sự trở về với con người đời thường trong văn xuôi đổi mới do vậy là nét lớn có tính chất bao trùm cần phải được ghi nhận trước tiên. Con người đời thường là con người được nhìn ở cự li gần, con người trước mặt ta, chung quanh ta và cả ở trong ta nữa. Con người đời thường là con người trong còi ta bà đầy cát bụi của ngày hôm nay. Con người đời thường cũng có nghĩa là con người trong bao mối quan hệ chằng chịt đan xen.

Sự kết hợp giữa biểu tượng đậm chất trữ tình và tầm vóc, dung lượng tiểu thuyết đã đem đến sức nặng, sự ám ảnh nhức nhối về con người giữa đời thường trong văn xuôi Nguyễn Minh Châu: tôi trong Bức tranh, Nhỉ trong Bến quê, Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, người đàn bà làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa; Lực, Thai, Phi trong Cỏ lau, Khúng trong Khách ở quê ra


Phiên chợ Giát,… Văn xuôi cũng nói về những người lính, những vị tướng nhưng đó là: Tướng về hưu, là Trung tướng giữa đời thường, là Đời khổ,… Tướng về hưu của Nguyễn huy Thiệp có lẽ là một điển hình. Bằng việc “tìm tòi, khám phá con người với những nhu cầu nhân tính phổ biến ở đằng sau các bộ quần áo xã hội” [274], Nguyễn Huy Thiệp tiếp cận ông tướng khi không còn trong bộ quân phục nghiêm trang với quân hàm lấp lánh, không còn trong không gian chiến trường với những vầng hào quang chiến thắng. Trái lại, đó là ông tướng về hưu. Chọn thời điểm về hưu, tác giả đặt ông tướng ấy ở hoàn cảnh hậu chiến với những quan hệ đời thường trong gia đình. Để rồi trước mắt chúng ta không hề phảng phất chút dư âm nào hình ảnh vị tướng chỉ huy đầy oai phong. Còn lại đây là một con người, một ông già với bao khắc khoải, ưu tư trong những bi kịch của thời bình. Chất trữ tình đã góp cho tác phẩm Nguyễn Khải một nốt trầm lặng lẽ về con người giữa đời thường. Đó là “một giọt nắng nhạt”, một ngọn “hoa cỏ may”, là "Phía khuất mặt trời". Nếu trước đây, Biền - Tầm nhìn xa, Nam - Hãy đi xã hơn nữa, vì cái chung mà hi sinh cái tôi riêng tư một cách thanh thản, vô ưu thì bây giờ những ông bố, những bà mẹ và cả nhân vật tôi sống giữa những người thân yêu quanh mình, "sống giữa đám đông" gần gũi, hằng ngày mà sao nhiều suy tư, khắc khoải. Nhiều suy tư bởi ông ngộ ra một điều, chỉ có Thượng Đế mới vô ưu còn phàm là con người thì nhiều suy tư, khắc khoải. Nguyễn Khải nhẩn nha kể chuyện đời thường mà vẫn cuốn hút người đọc như một thứ men say bởi cái nhìn cận nhân tình như thế.

Con người giữa đời thường là con người trong vòng quay loạn xị của thế giới Không có vua: cha - con, anh - em, vợ - chồng, bố vợ - con dâu, chị dâu - em chồng, em - bạn gái của em, anh - bạn gái của em,… Thế giới ấy khổ lắm, nhục lắm, vừa đau đớn vừa chua xót nhưng cũng…"thương lắm". Con người giữa đời thường là con người ở trong còi ta bà nhớp nháp nhưng chẳng phải tất cả chúng ta đều sinh ra từ còi ta bà nhớp nháp ấy sao. Còi ta bà đầy trần tục, còi ta bà đầy nhớp nháp, đau khổ,… nhưng cuối tác phẩm, Dương Kì Anh để nhân vật phát biểu một câu đầy nhân bản: "nhớp nháp…còi ta bà nhớp nháp nhưng cũng chẳng có còi nào hơn" (Còi ta bà - Dương Kì Anh). Với Ăn kêu, Hòa Vang như muốn phát biểu


tuyên ngôn về con người giữa đời thường. Trong Ăn kêu, nhân vật sống giản dị đến thô mộc, cái ăn cái nói cái cười đều rất thật, rất tự nhiên. Đặc biệt, bằng tiếng nhai "tóp tép, tóp tép" từ vô thức của bẩm năng, anh như thách đố với "Vạn kiếp luân lưu thư" trong lời nguyền của dòng họ cô gái. Con người giữa đời thường là thế đó: đằng sau nguồn năng lượng sáng tạo là một cuộc sống giản dị đến trần trụi với ăn, với mặc, với sinh hoạt tình dục,… Nhưng có khi cái đẹp cuộc sống lại ở ngay trong sự giản dị thường ngày ấy. Giản dị là đỉnh cao của nghệ thuật, Hòa Vang muốn gửi gắm thông điệp ấy chăng.

Chất tiểu thuyết với quan niệm con người giữa thực tại đời thường đã mở ra nhiều chiều phản ánh khác nhau trong quan niệm nghệ thuật về con người của văn xuôi từ 1986 đến nay. Trong khi định danh về thể loại tiểu thuyết, M. Bakhtin nhấn mạnh đến cái nhìn nhiều chiều, chưa hoàn kết về con người. Văn xuôi giai đoạn này đang trong quá trình nỗ lực vươn đến một quan niệm như thế về con người.

3.2.2.2. Với tư duy tiểu thuyết, văn xuôi Việt Nam sau đổi mới thể hiện một bước tiến trong quan niệm nghệ thuật về con người: con người không hoàn bị. Trong logic của chất sử thi, với một hiện thực "tuyệt đối hợp lí", hình tượng con người trở nên giản đơn bởi cái nhìn một chiều, một mặt. Đó là những con người đơn trị, biết trước, con người trùng khít với phận vị xã hội mà không được chảy ra ngoài, không được có yếu tố thừa. Bao nhiêu cái đang có, cần có của con người lùi về sau để nhường đường cho cái phải có; cái cao cả lấn át tất cả các phương diện thẩm mĩ khác. Văn xuôi sau đổi mới soi ngắm con người dưới góc độ thế sự đời tư, đặt con người trong tọa độ của cuộc sống đời thường, hình tượng con người trở nên vừa phức tạp vừa phức hợp: đó là con người đa diện, đa trị; con người không hoàn bị, con người luôn không trùng khít với chính mình. Trong nhận thức, không thể hiểu giản đơn một cách cơ học rằng: văn học 1945 - 1975 chỉ nói "một nửa sự thật", văn học sau 1986 đã nói nốt nửa sự thật còn lại, mà: một nửa sự thật còn lại phải được hiểu là tất cả sự thật với muôn mặt của nó; lộ diện và khuất lấp, phần nổi và phần chìm,… Phải nói đầy triết lí như Chế Lan Viên, con người hôm nay như hình tượng tháp Bay-on bốn mặt với nghìn trò cười khóc của còi đời này: "Chỉ mặt đó

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí