Tương Tác Thể Loại Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Đương Đại

Dương Thái hậu đã xây dựng hình ảnh con người đa tính cách, khi họ phải luôn trăn trở, đấu tranh trong chính bản thân mình về những cái tốt – cái xấu, cái thiện – cái ác, cái cao cả – cái thấp hèn. Từ cuộc đối thoại với hồn ma, những phần che khuất trong con người của Ỷ Lan bị bóc trần, vị “thánh nhân” Ỷ Lan bị giải thiêng trước mắt người đọc. Hành động bức hại thái hậu Thượng Dương cùng 76 cung nữ để chiếm đoạt quyền lực, mãi mãi là vết nhơ không bao giờ xóa được trong cuộc đời của Ỷ Lan. Người phụ nữ qua cái nhìn của chính nhân vật trong truyện “Còn vợ tôi, quận chúa Quỳnh Hoa, như tôi đã kể, là một mảnh đời u sầu khôn nguôi. Số phận, vóc tạng của hầu hết những người đàn bà quyền quý mà tôi biết đều như thế cả. Cứ như thể cả một đàn hậu duệ của một dòng họ đang suy tàn, không thể sản sinh ra những người phụ nữ … đáng gọi là phụ nữ.” [68, tr.327]. Nhân vật An trong Sông Côn mùa lũ với những khát khao hết sức đời thường “Phải, ta chỉ muốn được sống tầm thường, biết hờn dỗi, ganh ghét, thích chiều chuộng, ưa hào nhoáng, tham của cải và danh vọng. Thích được nhìn ngắm một cách sỗ sàng, thích được ôm ấp, mơn trớn, vuốt ve. Được sống với cảm giác say dại ta từng đêm tưởng tượng trong giấc ngủ.” [49, quyển 2, tr.483]. Chân dung người anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử được khắc họa ở góc độ mà văn bản lịch sử không thực hiện được: khắc họa nội tâm của nhân vật, đưa nhân vật đi ra khỏi vùng kiểm soát của sử thi huyền thoại về người anh hùng. Vì đi sâu khai thác diễn biến tâm lý nhân vật, tiểu thuyết có thể mở rộng phạm vi kể chuyện khi đi sâu vào tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, của nhân vật. Nhân vật lịch sử hiện lên không chỉ thông qua việc liệt kê hành động mà đó còn là những con người hết sức đời thường, thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người và các vấn đề nhân sinh quan khác. Người anh hùng giờ đây bước ra khỏi khung bó buộc của cộng đồng để hướng đến con người cá nhân, con người với biết bao cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố. Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ có lúc cũng đau khổ, dằn vặt vì bất lực trong tình yêu với cô gái con thầy giáo mình. Đây là hình ảnh rất đời thường của người anh hùng áo vải Nguyễn

Huệ khi yêu và không lấy được người mình yêu “Ta đến đây làm gì? Để nói gì với thầy? Với nàng? Ta có điên chưa mà toan tính rồ dại vậy? Gặp họ để trách móc ư? Để hỏi cho ra nhẽ ư? Mình lấy quyền gì để cật vấn nàng? Trời ơi mày quẫn trí hóa rồ rồi h! Mày đến đây làm gì? Lỡ ai có trông thấy máy đứng lốm thốm ở giữa đường vắng này lấm lét nhìn vào nhà nàng, người ta sẽ nghĩ thế nào? Người ta sẽ đồn ầm lên rằng mày thất tình cóm róm đứng chực trước cửa nhà nàng để van xin, cầu khẩn nàng thương hại. Cả phủ sẽ cười vào mặt mày, thằng thất tình hóa dại!” [49, quyển 2,tr.738] như chính Huệ đã khẳng định, đó là “vị cay đắng của tình yêu” [49, quyển 2,tr.740]. Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ hiện lên giản dị, mọi hành động và suy nghĩ đều gần gũi với đời thường.

Tưởng tượng và hư cấu của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại được thực hiện thông qua rất nhiều kĩ thuật khác nhau. Đó là quá trình “sáng tạo diễn ngôn về diễn ngôn” [113, tr.480]. Trong đó, nổi bật có kĩ thuật xây dựng tiểu thuyết theo khuynh hướng hậu hiện đại. Kĩ thuật này trước hết được thực hiện trong việc lựa chọn đề tài và khuynh hướng tự sự. Có hướng văn chương hóa lịch sử như Hoàng Quốc Hải với hai bộ trường thiên tiểu thuyết, hướng phi huyền thoại hóa lịch sử như Hội thề của Nguyễn Quang Thân, hướng đối thoại văn hóa như Nguyễn Xuân Khánh, hướng đối thoại với chính sử như Mạc Đăng Dung của Lưu Văn Khuê,… Dù thực hiện bằng khuynh hướng nào, chúng tôi nhận thấy thao tác hư cấu của nhiều nhà viết tiểu thuyết lịch sử tập trung trên hai phương diện chính: một là cảm hứng hoài nghi đại tự sự, hai là sự giải thiêng huyền thoại.

Thái độ “hoài nghi đại tự sự” tất yếu “thay cho đại tự sự là tiểu tự sự, thay đại tự sự là tiểu tự sự” [113, tr.480]. Mỗi tác phẩm là sự lắp ghép nhiều câu chuyện, đan xen đồng thời nhiều không gian, thời gian khác nhau. Mà Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Người đi vắng (Nguyễn Bình Phương), Minh Sư (Thái Bá Lợi) là những ví dụ tiêu biểu. Không gian của Người đi vắng diễn ra ở Thành phố Thái Nguyên và đan xen thế giới với cuộc sống đương đại đầy

hỗn độn chính là cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do Đội Cấn chỉ huy chống Pháp đầu thế kỉ XX. Cốt truyện được xây dựng khá lỏng lẻo, phi trung tâm, có thể tiếp cận bằng nhiều hướng. Giàn thiêu của Võ Thị Hảo là kiểu kết cấu lắp ghép, phá vỡ hoàn toàn trật tự tuyến tính của thời gian, cấu trúc vòng tròn với khung thời gian và không gian không hạn định. Câu chuyện về cuộc đời của ba nhân vật nhưng thực chất là hướng tâm vào một nhân vật với ba cuộc đời Từ Lộ - Từ Đạo Hạnh – Lý Thần Tông. Tác phẩm mang màu sắc huyền thoại với sự đan xen hiện tại – quá khứ, lắp ghép các sự kiện. Bằng thái độ hoài nghi đại tự sự, tiểu thuyết lịch sử đã thực hiện lối kết cấu đồng hiện, phân rã cốt truyện, tạo thành những mảnh ghép, xóa nhòa tính chất tuyến tính của sự kiện, xóa bỏ khoảng cách quá khứ, hiện tại. Hiện thực từ đó được soi chiếu ở biên độ rộng, do đó tạo ra cái nhìn đa chiều về hiện thực lịch sử. Hiện thực lịch sử là hiện thực mang tính chất đặc thù vì mang trong mình hai lần lịch sử: lịch sử thời đã qua và lịch sử người viết đang sống. Lịch sử thời đã qua không đồng hành với trải nghiệm của nhà văn vì nó đã hoàn tất, luôn ở trạng thái tĩnh. Nó là cái đinh để nhà văn treo mắc áo. Còn lịch sử người viết đang sống thì luôn ở trạng thái động. Nhà văn không phải là người chứng kiến lịch sử thời đã qua mà chỉ là người đọc am tường giải mã những góc khuất, những đứt gãy nhằm viết lại lịch sử bằng bản lĩnh sáng tạo nhằm hướng đến cái có thể xảy ra trong quá khứ và trải nghiệm lịch sử theo cách của riêng mình, từ đó người đọc tìm ra cách lí giải để cùng tranh luận và đối thoại với lịch sử. Tiểu thuyết lịch sử có sức hấp dẫn và lôi cuốn bởi tính cách năng động này.

Hayden White (1928-2018) - nhà sử học đồng thời là nhà lý luận văn học hậu hiện đại- xem sử học như một thể văn tự sự, không phải một ngành khoa học khách quan. Lịch sử là một thứ truyện kể thông qua diễn ngôn của nhà sử học, việc tái hiện, liên kết và lý giải lịch sử bằng ngôn ngữ đã hàm chứa trong đó tính chủ quan cho nên bản thân cái gọi là “sự thật lịch sử” cũng trở nên đầy hoài nghi, đúng hơn nó là một sự tưởng tượng về lịch sử (historical

imagination). Văn học Việt Nam đương đại đã xuất hiện những tác phẩm thể hiện cảm quan lịch sử mới với ý thức đối thoại và tranh biện hướng đến sự giải thiêng huyền thoại. Tiểu thuyết lịch sử thực hiện quá trình nhận thức lại bằng tinh thần đối thoại, hoài nghi các tư tưởng, học thuyết, tôn giáo, tín ngưỡng, các huyền thoại,… bằng cách trao cho yếu tố lịch sử sự sống. Sự sống đó được thực hiện thông qua những mảnh vỡ đời sống trong đời thường như yếu tố đời tư, bản năng,… từ đó thực hiện sự chất vấn quá khứ, lịch sử trở thành diễn ngôn cá nhân, diễn ngôn của sự tưởng tượng về lịch sử. Sự đồng hiện quá khứ - hiện tại trong Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), sự ẩn giấu lịch sử trong chiếc áo huyền kỳ của dã sử trong Giàn thiêu (Võ Thị Hảo). Ở góc độ rộng lớn, khi đối thoại về văn hóa, Nguyễn Xuân Khánh đã thực hiện sự đối đáp, phản biện về văn hóa, lịch sử thông qua sự đối thoại trong rất nhiều tác phẩm. Với Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh đã đối thoại lại với quá khứ thông qua sự xung đột giữa bảo thủ và đổi mới. Với Đội gạo lên chùa, ngay nhan đề tác phẩm cũng đã giải huyền thoại trong quan niệm Đạo và Đời. Với Mẫu thượng ngàn, tác giả đặt ra vấn đề đối thoại văn hóa Phương Đông và Phương Tây. Trong Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng, Bùi Anh Tấn đã dùng lối đối thoại để xây dựng vua Trần Nhân Tông ở hai con người: con người lịch sử và con người tôn giáo. Để có thể nhìn nhận lại nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh thực hiện kĩ thuật đa dạng điểm nhìn: kể chuyện ở nhiều ngôi, nhiều vai, trao nhiều điểm nhìn (điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong, điểm nhìn soi chiếu), tính cách nhân vật từ đó được khắc họa một cách khách quan, nhiều chiều có chiều sâu của tâm lý, tính cách. Viết lại trên tinh thần giải thiêng huyền thoại mở ra con đường mới cho người đọc nhìn nhận lại quá khứ, mở ra những kiến giải mới, cái nhìn mới. Đó là cái nhìn mà lịch sử còn để lại khoảng trống và đứt gãy.

Nho-Phật-Đạo là ba rường mối quan trọng trong tâm linh và tín ngưỡng của người Việt trong xã hội phong kiến. Các vấn đề thuộc về tôn giáo xuất hiện

trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại như một nét tính cách xuyên suốt và đặc trưng nhất. Tuy nhiên, tần suất, phạm vi, mức độ, tính chất,… của sự xuất hiện ở mỗi tác phẩm là khác nhau, chúng tạo ra những giá trị nhất định trong việc xây dựng tiểu thuyết lịch sử. Quá trình trích dẫn tư tưởng Nho – Phật – Đạo cũng là quá trình nhà văn tiến hành đối thoại lại với nhiều vấn đề thuộc về tín ngưỡng, tâm linh trong cái nhìn LVB– liên văn hóa. Đối thoại nhằm mục đích nào thì việc đối thoại cũng đã đặt ra nhiều vấn đề suy tư, trăn trở đối với các vấn đề khác nhau của quá khứ trong sự kết nối với cuộc sống đương đại. Thao tác đối sánh đã được Nguyễn Xuân Khánh thực hiện trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly: “Đạo Phật như giếng trời, còn Khổng và Lão như hang và khe. Đạo Phật như mặt trời, còn Khổng và Lão chỉ như những bó đuốc.” [68, tr.30], “Y là cái gốc. Phật cũng là y. Nho, Lão cũng là y… Có thứ vương y, có thứ bá y. Vương y là làm cho con người được âm dương điều hòa, trở về quân bình. Con đường ấy lâu và khó, nhưng bền gốc. Còn bá y thì giống như ông tướng cầm quân nóng nảy và quyết liệt. Nó nhanh đấy, tưởng như kết quả đấy, nhưng căn nguyên thì không dứt.” [25,tr.30,31], tinh thần đối thoại trong việc bàn luận, đánh giá “Một thế giới kỳ lạ nhưng còn như những đám mây mù dần dần xuất hiện nhưng chưa rõ hình rõ nét. Nó bảng lảng trong những truyện thần tiên. Nó huyền hoặc trong những truyện luyện đan, trường sinh cửu thị. Nó thâm sâu vực thẳm trong những chuyện sinh sinh hóa hóa, cái chết hòa vào cái sống. Sinh ấy là vì không sinh không đặng. Hóa, ấy là vì không hóa không đặng. Cho nên thường sinh thường hóa. Không lúc nào không sinh không hóa. Âm dương vậy! Bốn mùa vậy!...” [68, tr.358-359]. Trong Giàn thiêu, Võ Thị Hảo đối thoại với triết lí phật giáo và khẳng định “Nhưng số trời đã định. Thêm một cửa chùa như Phật Tích này cũng có giúp thêm gì được cho lời nguyện cầu của những người ngồi trên tột đỉnh vinh hoa kia!” [60, tr.418]. Tinh thần đối thoại mạnh mẽ về các vấn đề triết lý của tư tưởng Nho – Phật – Đạo đã trở thành vấn đề then chốt của nhiều sáng tác tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương

đại. Trong thao tác đặt các tín ngưỡng bên cạnh nhau và mượn quá trình đối thoại của nhân vật để phân tích và chỉ ra những mặt mạnh, yếu của các giá trị, nhà văn đồng thời đã tiến hành đối thoại nhằm phản biện, giải thiêng tư tưởng của thời quá khứ và đánh giá lại giá trị, góp phần mở ra những nhận thức mới cho người đọc về các vấn đề đã cũ. Đồng thời, nó tạo ra tính kết nối LVB và chính tính kết nối này làm cho biên độ của tiểu thuyết lịch sử được mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác thuộc về thời đại của lịch sử và thuộc về cuộc sống hôm nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

4.2. Tương tác thể loại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

4.2.1. Tương tác thể loại như là hiện tượng liên văn bản

Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản - 17

Thực tế, trong quá trình vận động và phát triển, các thể loại văn học không tồn tại một cách độc lập mà có sự tương tác với nhau. Từ lý thuyết tự sự học, G. Genette phân loại các kiểu tương tác VB mà ông gọi bằng thuật ngữ xuyên VB (transtextuality). Theo quan niệm của Genette, tính LVB tự xác định qua “sự hiện diện của một hoặc nhiều VB trong một VB và mối quan hệ giữa chúng” [138]. Quan niệm này gần với quan niệm của Bakhtin về sự tương tác giữa các thể loại văn học. Theo Bakhtin thì “tiểu thuyết cho phép đưa vào, lắp ghép vào trong nó nhiều thể loại khác nhau, kể cả những thể loại nghệ thuật (những truyện ngắn, những bài thơ trữ tình, những trường ca, những màn kịch nói,…) lẫn những thể loại phi nghệ thuật (các thể văn đời sống hàng ngày, văn hùng biện, khoa học, tôn giáo,…)” [8, tr.131]. Nguyễn Thành Thi trong công trình Văn học thế giới mở quan niệm tương tác thể loại là “hiện tượng hai hay nhiều thể loại của một giai đoạn, một thời kì, một nền văn học, thuộc về một hay nhiều hệ thống thể loại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, xâm nhập vào nhau, mô phỏng nhau,… để cùng biến đổi hoặc hình thành thể loại mới (với cấu trúc ít nhiều thay đổi về “tố chất thẩm mĩ chủ đạo”, “giọng điệu”, “dung lượng và cấu trúc chung của tác phẩm)” [121, tr.49]. Với tư cách là thể loại lớn, tiểu thuyết có thể dung nạp những thể loại khác nhau và có khi làm phá vỡ tính

thuần khiết của thể loại, tạo ra sự tương tác mà tiêu biểu nhất chính là sự tương tác giữa thể với thể: truyện ngắn trong tiểu thuyết, thơ ca trong thiểu thuyết, điện ảnh trong tiểu thuyết, kịch trong tiểu thuyết,…Tính LVB trở thành trung tâm của sự kết nối và khám phá văn học. Trong phạm vi của luận án, chúng tôi quan tâm đến hai hình thức đan xen thể loại nổi bật thể hiện rõ tính LVB trong tiểu thuyết: đó là thơ ca trong tiểu thuyết và truyện ngắn trong tiểu thuyết.

4.2.2. Hai hình thức tương tác thể loại tiêu biểu

4.2.2.1. Thơ ca trong tiểu thuyết

Bản chất của thơ ca là yếu tố trữ tình, là sự diễn đạt cô đọng có tính ký hiệu cao. Thơ ca xuất hiện trong truyện không phải là hiện tượng lạ, đây là kỹ thuật quen thuộc của nhiều nhà văn khi sáng tác. Sự xâm nhập của thơ vào tiểu thuyết Việt Nam đương đại có những nét đặc trưng riêng vì gắn với đặc thù của tiểu thuyết. VB là thơ ca mang nhiều dữ liệu vô cùng quan trọng mà nhà văn có thể sử dụng thao tác trích dẫn để thực hiện sự kết nối LVB trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Vùng trích dẫn này chứa đựng những mã mang thông điệp khi được đặt vào trong ngữ cảnh mới.

Giá trị của thơ khi xuất hiện trong tiểu thuyết quan trọng nhất vẫn là bộ phận thơ được trích dẫn/viện dẫn trong quá trình kể chuyện của tác phẩm. Trong tiểu thuyết theo khuynh hướng lịch sử, thơ ca xuất hiện thường xuyên và dày đặc. Nguyễn Xuân Khánh thường xuyên trích dẫn thơ vào cấu trúc tự sự. Tiêu biểu tiểu thuyết Hồ Quý Ly có 27 lần trích dẫn thơ, trong đó có 3 bài trích thơ của Nguyễn Trãi, 13 bài trích tuyển từ thơ văn Lý Trần, 2 bài trích từ thơ Đường Trung Quốc. Đặc biệt, sự viện dẫn LVB thể hiện ở việc nhà văn xử lý chất liệu tiền VB của các nhà thơ khác để tạo ra một phỏng bản có âm hưởng tương đồng. Bài thơ Phượng Hoàng hề của Hồ Nguyên Trừng mang ý tứ của Thôi Hiệu trong bài thơ Hoàng Hạc lâu. Trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh thực hiện 14 lần trích dẫn thơ và các bài ca có nguồn gốc từ ca dao, vè, đồng dao. Sự xuất hiện của yếu tố thơ ca này làm cho toàn bộ

tiểu thuyết mang âm hưởng của dân gian và kết nối không gian văn hóa oai nghiêm, cổ xưa của đình làng. Nhà văn Hoàng Quốc Hải trong Bão táp triều Trần thực hiện 29 lần trích dẫn thơ, trong Tám triều vua Lý thực hiện 32 lần trích dẫn thơ. Điều đặc sắc là trong tiểu thuyết lịch sử, màu sắc tôn giáo được thể hiện rất rõ trong các bài thơ thiền. Với cảm hứng viết về hai triều đại Lý – Trần (thời đại cực thịnh của Phật giáo) Hoàng Quốc Hải kết nối LVB với rất nhiều bài thơ thiền của các vị thiền sư Vạn Hạnh, Đỗ Pháp Thuận, Viên Chiếu, Huệ Năng, Thần Tú, Tịnh Giới, Mãn Giác,… Sự xâm nhập của thơ thiền đã làm cho tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải có tính triết lý, tính giáo huấn cao, vì điều này mà Nguyễn Văn Dân xếp Bão táp triều Trần Tám triều vua Lý vào dạng tiểu thuyết lịch sử mang tính chất giáo huấn. Võ Thị Hảo trong Giàn thiêu trích dẫn nhiều bài thơ của Việt Nam và Trung Quốc, như bài thơ Tiểu sơn thiên của Từ Huệ, một phi tần của vua Đường Thái Tông, bài thơ Việt Giang ngâm của Tô Dịch Giản, một đại thần đời Tống. Trích dẫn bài khánh chúc gọi là giáo kén thường được đọc tại lễ hội cướp kén ở xã Dị Nậu huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ. Sự trích dẫn ngoài việc tạo ra không khí cổ xưa cho bản thân tiểu thuyết, nó còn mở rộng kiến thức văn hóa, xã hội cho chính độc giả. Ngoài ra, âm hưởng dân ca còn vang vọng từ những bài trích dẫn Lời ru cá bơn, trích dẫn Bài ca đầu lâu dã nhân [60, tr.357], Bài ca chu sa Đỗ Tễ [60, tr.485]. Như vậy, thơ vừa tạo không khí cổ xưa của lịch sử vừa tạo âm hưởng trữ tình ngọt ngào. Qua thơ, nhà văn gửi gắm cảm xúc, bộc lộ nội tâm của nhân vật.

Vị trí trích dẫn của thơ thông thường nhất chính là ngay trong phần chính văn, tức ngay trong lời văn kể chuyện. Tuy nhiên, đây không phải là vị trí duy nhất. Nhiều tác giả chọn vị trích trích dẫn thơ ở lời đề từ, ngay trang mở đầu của sách hoặc mở đầu của mỗi chương, mỗi phần của tiểu thuyết, hay ở phần chú thích,… Nguyễn Xuân Khánh mở đầu lời đề từ bằng hai câu trong bài thiền nổi tiếng Chứng đạo ca của Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác “Thường độc hành, thường độc bộ/Đạt giả đồng du niết bàn lộ…” và hai câu thiền trong Ngữ

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí