Những Nội Dung Cơ Bản Của Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Công Tác Vận Động Quần Chúng Nhân Dân

công việc cụ thể, đề xuất chính sách hoặc điều chỉnh chính sách cho phù hợp ,“vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách”. “Miệng nói, tay làm” là phong cách quan trọng nhất hiện nay , “phải thật thà nhúng tay vào việc”, không được nói một đằng, làm một nẻo, miệng thì vận động người khác nhưng mình thì không làm hoặc làm ngược lại . Bác cũng nghiêm khắc phê phán “bệnh nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh” [16, tr.73].

Đối lập với tác phong “miệng nói, tay làm” là lối “chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh” tức là nói mà không làm, và nếu có làm thì chỉ làm việc theo lối quan liêu “bàn giấy”. Hồ Chí Minh nhấn mạnh hậu quả và tác hại của căn bệnh này : Cái lối làm việc như vậy rất có hại”. Nó làm cho chúng ta không đi sát phong trào , không hiểu rò được tình hình bên dưới cho nên phần nhiều chủ trương của chúng ta không thi hành được đến nơi , đến chốn làm ảnh hưởng đến lợi ích nhân dân nói chung.

Người làm dân vận phải thật thà “nhúng” tay vào việc, tức là làm việc một cách thật sự , phải cùng lao động, cùng chiến đấu, lăn vào cuộc sống hàng ngày của quần chúng để thực hiện mục đích của công tác dân vận . Nếu chỉ nói xuông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh thì làm sao hiểu được dân , làm sao “vận” được dân, làm sao dân hiểu và thực hiện, làm sao để dân có tự do, hạnh phúc thật sự . Về vai trò của quần chúng theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong những năm qua được Đảng ta vận dụng một cách đúng đắn và công tác dân vận của cả hệ thống chính trị được triển khai với nhiều nội dung, hình thức phong phú . Cần phát huy vai trò của quần chúng hơn nữa trong tình hình mới, để đạt kết quả tốt và thành công trong những lĩnh vực khác nhau.

1.2.2. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng nhân dân

Một là, xây dựng và củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc

Ngay khi giành được thắng lợi, chủ tich Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc là một vai trò vô cùng quan trọng . Theo Người: “Muốn đoàn kết toàn dân, cần phải có một đoàn thể rộng lớn, rất độ lượng thì mới có thể thu hút được mọi đoàn thể và cá nhân có

lòng thiết tha yêu nước, không phân biệt tuổi tác, gái trai, tôn giáo, nghề nghiệp, giai cấp, đảng phái” [8, tr.480]. Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân tổ chức lãnh đạo là các tổ chức Đảng , được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó có các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu . Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trước hết là trách nhiệm của Đảng vì Đảng là hạt nhân lãnh đạo , là Đảng cầm quyền của cả hệ thống chính trị, Đảng lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam. Đường lối đúng đắn của Đảng là yếu tố quan trọng hàng đầu để khơi dậy và phát huy sức mạnh toàn thể nhân dân. Đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng để Đảng đoàn kết, thống nhất, và xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đồng thời phải đào tạo một đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ phẩm chất và năng lực, gắn bó mật thiết với nhân dân, làm việc có trách nhiệm và có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân ta. Thấm nhuần lời Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức” [11, tr.16]. Từ đó, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước , Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị, người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng mà cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm những nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; cán bộ, công chức phải thật sự là công bộc của dân . Đây là yếu tố rất quan trọng, bảo đảm sự bền vững chặt chẽ của cả hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đảng ta đã xác định việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc , tập hợp rộng rãi sức mạnh toàn dân và phát huy cao độ sức mạnh vật chất tinh thần nhằm thực hiện các mục tiêu cách mạng không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời, mà là vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài về sau trong mọi thời kì cách mạng . Mặc dù có lúc, có nơi chưa quán triệt một cách đúng đắn và đầy đủ lối đại đoàn kết, nhưng về tổng thể, xuyên suốt các chặng đường lãnh đạo cách mạng , Đảng ta thường xuyên chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết, phê phán

các quan điểm coi thường công tác mặt trận, đánh giá không đúng vai trò của quần chúng nhân dân.

Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam chỉ cho thấy khi nào từ trung ương đến thẩm uyền thấm nhuần quan điểm xác định vai trò vị trí của nhân dân đúng với tư cách là chủ thể lịch sử . Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân là một yếu tố nội sinh có ý nghĩa to lớn quyết định thành công hay thất bại của cách mạng dân tộc và coi trọng được xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân thì sự nghiệp cách mạng dù khó khăn đến mấy cũng thể vượt qua và giành thắng lợi vẻ vang .

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 56 trang tài liệu này.

Đại đoàn kết dân tộc hiểu theo nghĩa chung là thực thể liên kết giữa các giai cấp, tầng lớp dân cư, tôn giáo và các tầng lớp nhân dân vừa có lợi ích chung vừa có lợi ích riêng.Trong xã hội, mỗi giai cấp, các tầng lớp có lợi ích riêng khác nhau , song về cơ bản lại thống nhất ở lợi ích dân tộc chân chính, cùng một chung mục tiêu là nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh . Mặt khác, bên cạnh lợi ích chung, mỗi giai cấp có lợi ích riêng. Vì vậy, đường lối chính sách của Đảng phải được đảm bảo hài hòa giữa lợi chung và lợi ích riêng của mỗi giai cấp, tầng lớp, bả đảm chăm lo cho xây dựng cơ sở xã hội của chế độ trong xã hội .

Trong cách mạng dân tộc dân chủ và độc lập và thống nhất Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của mọi con người Việt Nam . Giương cao ngọn cờ, Đảng đã phát huy được mọi sức mạnh của giai cấp, của mọi tầng lớp, mọi dân tộc và tôn giáo trong Mặt trận dân tộc thống nhất phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Đồng thời, Đảng cũng coi trọng việc đề ra các chính sách cụ thể nhằm đáp ứng từng bước yêu cầu, nguyện vọng của từng giai cấp và tầng lớp khác nhau . Đảng và Nhà nước đề ra nhiều chủ trương, chỉ thị hay những chính sách và hệ thống pháp luật nhằm bảo dảm thực hiện yêu cầu dân chủ, bình đẳng, công bằng trên tất cả các mặt trong xã hội như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cho các giai cấp, tầng lớp, các đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, kể cả người Việt Nam đang sinh sống định cư nước ngoài . Chính vì vậy, Đảng đã và đang huy động mạnh sức mạnh đông đảo khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước Việt Nam .

Công tác vận động quần chúng ở Ba Vì, Hà Nội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh - 3

Hai là, trách nhiệm của Đảng, chính quyền trong công tác vận động quần chúng .

Công tác vận động quần chúng của Đảng bao giờ cũng là vấn đề có ý nghĩa chiến lược nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân . “Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc” [3, tr.160]. Trong thời kỳ mới của cuộc cách mạng, mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân tiếp tục được khẳng định trong nhiều những Nghị quyết khác nhau của Đảng , đó là việc: “đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối liên hệ giữa Đảng và nhân dân”.

Các tổ chức Đảng, các cán bộ, Đảng viên phải làm tốt công tác quần chúng vì đây là công tác cơ bản của Đảng , nó có mối quan hệ với công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền Nhà nước của dân, do dân và vì dân . “Cán bộ, đảng viên và đoàn viên phải đoàn kết chặt chẽ; phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, đặt lợi ích chung của nhân dân lên trên lợi ích riêng của mình; phải làm gương mẫu trong đoàn kết dân tộc” [18, tr.96]. Từ đó, Đảng cũng khẳng định : Công tác quần chúng không những là trách nhiệm của các đoàn thể mà còn là trách nhiệm của tất cả tổ chức khác trong hệ thống chính trị, có phối hợp với nhau chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng . Mọi cán bộ Đảng viên, nhân viên Nhà nước đều phải làm công tác quần chúng theo chức trách của mình và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình . Có như vậy, mới tập hợp được mọi lực lượng, đoàn kết được toàn dân dân tộc . Tư tưởng xem nhẹ công tác vận động quần chúng hoặc khoán trắng cho Mật trận đoàn thể cần được phê phán và khắc phục triệt để. Những quan điểm chỉ đạo đổi mới công tác vận động quần chúng trên là sự tổng kết từ thực tiễn cách mạng nước ta, vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn sâu sắc cần tiếp tục vận dụng quán triệt trong tình hình mới.

Trên cơ sở phương hướng công tác vận động quần chúng của Đảng trong thời kỳ mới, cần xác định và thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ lớn của công tác vận động quần chúng hiện nay. Cụ thể thực hiện tốt việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc , phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa . Căn cứ nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, căn cứ vào sự

chuyển dịch cơ cấu xã hội, giai cấp để xác định các chính sách cụ thể đối với từng giai cấp, tầng lớp xã hội, tạo được động lực mới thúc đẩy phong trào cách mạng.

Các cấp ủy phải luôn tăng cường và kiện toàn, đổi mới đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng , phải luôn coi trọng lãnh đạo và kiểm tra các cấp chính quyền về trách nhiệm phục vụ nhân dân, cải cách nền hành chính Nhà nước, khắc phục mọi biểu hiện sai trái, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân . Công tác vận động quần chúng có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm giáo dục, tổ chức và vận động nhân dân ta vượt qua khó khăn thử thách, tạo nên bước tiến nhanh và vững chắc để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước.

Trong quan hệ giữa dân và Đảng, Hồ Chí Minh quan niệm : dân là chủ và dân làm chủ thì Đảng, Chính phủ, cán bộ, đảng viên là đầy tớ và làm đày tớ cho dân . Dân chủ trong xã hội Việt Nam được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ... Dân chủ thể hiện trên lĩnh vực chính trị là quan trọng nhất, nổi bật nhất và được biểu hiện tập trung trong hoạt động của Nhà nước . Hồ Chí Minh coi dân chủ thể hiện ở việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân . Dân chủ không dừng lại với tư cách như là một thiết chế xã hội của một quốc gia, mà còn có ý nghĩa biểu thị mối quan hệ quốc tế, hòa bình giữa các dân tộc . Đó là dân chủ, bình đẳng trong mọi tổ chức quốc tế, là nguyên tắc ứng xử trong các quan hệ quốc tế .

Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa , Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng và ban hành bản Hiến pháp mới . Hiến pháp năm 1946 đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc thực hiện quyền lực của nhân dân . Điều đó thể hiện rò ở Chương II Hiến pháp năm 1946 gồm 18 điều quy định về nghĩa vụ và quyền lợi công dân, điều 6 ghi rò : “Tất cả các cơ quan nhà nước đều phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Tất cả các nhân viên cơ quan nhà nước đều phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân”. Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh đáp ứng được khát vọng của cả dân tộc: độc lập cho dân tộc,

dân chủ cho nhân dân, cơm no áo ấm cho mọi người dân Việt Nam . Hồ Chí Minh cho rằng , Đảng trở thành hạt nhân chính trị của toàn xã hội là nhân tố tiên quyết để bảo đảm tính chất dân chủ của xã hội . Dân chủ trong Đảng trở thành yếu tố quyết định tới trình độ dân chủ của toàn xã hội, phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực có trong dân để đem lại lợi ích cho nhân dân.

Ba là, tuyên truyền, vận động và tổ chức quần chúng nhân dân tham gia sự nghiệp cách mạng .

Khi nói về vai trò và sức mạnh của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định : “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng” [21, tr.197]. Ngày 15/10/1949, Người viết bài “Dân vận” đăng trên tờ “Sự Thật” số 120. Đến nay, tuy hơn sáu thập kỷ đã trôi qua nhưng bài báo ấy vẫn tỏa sáng những quan điểm tư tưởng xuyên suốt của Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa VIII) một lần nữa đã khẳng định vai trò công tác dân vận “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân” và quyết định lấy ngày 15/10 hàng năm làm ngày Dân vận, xem đây là dịp kiểm điểm và tăng cường nhận thức, hành động để củng cố mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.

Từ những ngày đầu hoạt động, Hồ Chí Minh đã dạy công dạy cho cán bộ nhận thức được sâu sắc rằng : “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Vì vậy, khi ở Liên Xô về Trung Quốc, cuối năm 1924, Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách liên lạc , đưa thanh niên ta sang Quảng Châu mở lớp đào tạo những hạt giống cho cách mạng . Trong số những người học trò đầu tiên của Hồ Chí Minh lúc bấy giờ có đồng chí Trần Phú, sau này trở thành Tổng Bí Thư của Đảng ta . Thời kỳ Hồ Chí Minh đi công tác Côn Minh - Hồ Khẩu, thời gian rất ngắn, công việc lại nhiều, nhưng tối đến Hồ Chí Minh vẫn triệu tập mọi người đến giảng giải về công tác cách mạng, nhiệm vụ của người đảng viên . Khi về Pác Bó, có điều kiện hơn ở ngoài nước, nhiều lớp huấn luyện chính trị và quân sự được Hồ Chí Minh liên tiếp mở ra thu hút rất nhiều cán bộ ta . Mỗi lớp như thế thường được mở trong tuần hay mười hôm . Hồ Chí Minh đào tạo, huấn luyện anh em rồi trả họ về cơ sở, rèn luyện họ trong thực tiễn cách mạng . Đối với Hồ Chí Minh, một hạt giống tốt không thể để

tự nó lớn lên và chết dần mà phải làm cho nó nảy nở ra trăm ngàn hạt giống khác . Lớp học lúc bấy giờ cũng rất đơn giản, không bàn không ghế . Mấy anh em ngồi xung quanh đống lửa vừa được sưởi ấm vừa được nghe nói chuyện .

Những câu chuyện Hồ Chí Minh nói thường là những câu chuyện thực trong đời sống hàng ngày , hay trong cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô ... Một lần, có một số anh em bàn riêng với nhau chuẩn bị giết tên tổng đoàn - tên này rất ác, sau hắn giết anh Kim Đồng - trong một buổi huấn luyện, Hồ Chí Minh đem đọc cho mọi người nghe đoạn nói về tả khuynh và ám sát cá nhân trong cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô . Đọc xong Người giải thích: “Ám sát cá nhân không phải là đường lối cách mạng chân chính. Nhất là khi ta chưa nắm được chính quyền, chủ trương ám sát cá nhân là một điều hết sức sai lầm”. Thường đấy là những cái cớ để bọn đế quốc tìm cách tăng cường đàn áp cách mạng . Mục tiêu của ta là tiêu diệt bọn đế quốc, bọn phong kiến thống trị chứ không phải là giết một thằng là xong . Hôm nay chúng ta giết thằng này, ngày mai chúng lại đưa thằng khác lên . Chủ trương đúng đắn nhất của những người cách mạng chân chính là biết cách tổ chức quần chúng lại thành một khối thống nhất, vững chắc, đấu tranh tiêu diệt cả chế độ của chúng. Mấy anh em ngồi nhìn nhau, không hiểu làm sao Hồ Chí Minh lại biết được ý của một số anh em . Nhưng cũng từ đó, anh em nhận thức thêm được một vấn đề mà từ trước còn mờ mịt, còn nhầm lẫn đúng sai . Cứ qua thực tế như vậy Hồ Chí Minh đã đem ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin rọi vào trí óc non nớt và thơ ngây của chúng tôi, giúp chúng tôi đi những bước vững chắc trong công tác cách mạng . Lúc bấy giờ, Hội nghị Trung ương lần thứ VIII chưa họp, nhưng Hồ Chí Minh đã lập ra những hội cứu quốc : Nông dân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc . Hồ Chí Minh giải thích: Chúng ta muốn có một đội vò trang mạnh , trước hết phải có một đội quân tuyên truyền mạnh, đội quân chính trị vững . Hồ Chí Minh lấy một đoạn trong cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô nói cho chúng tôi nghe. Khi cách mạng tháng Hai lật đổ Nga hoàng , bọn Kêrenxki nắm chính quyền, Lênin chủ trương phải đi giải thích cho quần chúng rò . Lênin nhấn mạnh: giải thích và giải thích . Muốn giải thích phải có đội quân chính trị . Nói xong

Hồ Chí Minh kết luận : ở nước ta hiện nay, muốn đánh Pháp, đuổi Nhật thì ai là người vác súng, ai là người tự giác, tự nguyện đứng dậy làm cách mạng. Đó là đa số đại quần chúng . Cho nên ta phải tuyên truyền vận động quần chúng . Có như vậy cách mạng mới thắng được. Người đề nghị chúng tôi làm thế nào giáo dục quần chúng để trong một thời gian ngắn ta có được một phong trào chống Pháp đuổi Nhật như ngọn thủy triều dâng lên ở các địa phương .

Trong công tác cũng như trong khi giảng dạy ở các lớp huấn luyện , Hồ Chí Minh chú trọng đặc biệt đến cách tuyên truyền vận động quần chúng . Hồ Chí Minh thường nói: “Chúng ta ở rất bí mật. Nhưng đó là bí mật với tụi tổng đoàn, với bọn mật thám, bọn Tây, bọn thống trị chứ không phải bí mật với nhân dân” [9, tr. 14]. Hồ Chí Minh còn yêu cầu lấy quần chúng làm bình phong bảo vệ và che chở cho cách mạng . Muốn được như thế, cán bộ không được làm cái gì trái với ý quần chúng, trái với phong tục tập quán địa phương . Có những phong tục tốt, cần giữ lại. Cũng có nhiều phong tục tập quán không tốt, cần phải thay đổi . Nhưng không phải tự ý cán bộ thay đổi ngay một lúc mà phải vận động từ từ để quần chúng giác ngộ và tự cải cách lấy .

Trong những năm đất nước ta còn nằm dưới ách đô hộ của thực dân đế quốc xâm lược . Công cuộc kháng chiến luôn gặp muôn ngàn khó khăn thử thách, nhưng do Đảng ta biết dựa vào sức dân, tạo được thế trận lòng dân và được dân tin yêu hết lòng ủng hộ . Chính nhân dân là người không tiếc máu xương, của cải để bảo vệ Đảng, che chở cách mạng . Bài học về sức mạnh to lớn của nhân dân và sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân có ý nghĩa sâu sắc không chỉ đối với Cách mạng tháng Tám 1945 mà còn xuyên suốt hai cuộc kháng chiến cho đến ngày thống nhất non sông . Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội , quán triệt sâu sắc lời dạy của Bác Hồ, Đảng ta một lần nữa khẳng định mạnh mẽ quan điểm “Lấy dân làm gốc”. Trên tinh thần đó, công tác Dân vận thật sự đã góp phần làm cho mối quan hệ giữa Đảng , Nhà nước với nhân dân được củng cố và phát triển , đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế và tiếp tục phát triển kinh tế theo hướng hiện đại hóa, chính trị ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững .

Xem tất cả 56 trang.

Ngày đăng: 08/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí