Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – Dân ca người Việt - 25


này dường như không phù hợp với cá tính mạnh mẽ của người phụ nữ Việt. Từ đâu xảy ra nghịch lý này?

Theo khảo sát của chúng tôi, khác với chữ Tiết trinh, thái độ của người phụ nữ khi đối diện với đạo Tòng phu hầu hết là cam chịu, thuận tùng (tục ngữ có 24 câu so với 5 câu phản ứng phá cách, ca dao có 112 bài so với 6 bài mang nội dung phá cách, Phụ lục, tr. 185 – 193). Về mặt bản chất, giữ gìn Tiết trinh và theo đạo Tòng phu có quan hệ hỗ tương. Thúy Kiều đã khẳng định: “Đã cho vào bậc bố kinh/ Đạo tòng phu, lấy chữ trinh là đầu” [42, tr. 46]. Giữ gìn Tiết trinh là trông giữ “tài sản” của chồng một cách cẩn trọng. Đó là một trong những biểu hiện của ý thức phục tùng, tôn trọng chồng của người vợ, người vợ sống theo đạo Tòng phu không ai dám làm tổn hao đến “tài sản” của chồng bằng hành vi thất tiết. Nỗi lòng của người vợ khi bất hạnh vây lấy giúp chúng ta hiểu thêm:

Thiếp vì chàng, thiếp mới lênh đênh nơi biển ái Chàng vì thiếp mới lỗi đạo tâm can

Em đây thủ tiết buồn lan

Dẫu hồn về chín suối, hãy còn mang tượng chồng.

[75, tr. 2176]

Dù chồng đã mất, nhưng tình yêu, bổn phận người vợ không cho phép người phụ nữ trong bài ca dao thất tiết, lỗi đạo thờ chồng. Tòng phu là nhân phẩm có vị trí quan trọng hơn cả tính mạng của người vợ. Giữ gìn nhân phẩm là giữ được sự quý trọng của mọi người, không một người nào có lòng tự trọng mà không khắc ghi. Vì thế, người vợ cũng kiên quyết bảo rằng:

Khuyên anh xét kỹ và nghĩ cho cùng Trung trinh liệt nữ, quân tử anh hùng Làm sao cho vẹn tam tùng

Gái ngoan chả lấy hai chồng bỏ anh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

[74, tr. 1315]

Điều quan trọng hơn cả là ý thức trách nhiệm, Tam tòng bị chi phối bởi bổn phận của cá nhân với gia đình, đồng thời là sự phân công của xã hội. Người con trai

Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – Dân ca người Việt - 25


cưới vợ, mang cô gái về nhà mình không phải chỉ vì cuộc sống riêng của anh ta mà vì cha mẹ, vì đạo Hiếu, qua những phân tích của chúng tôi ở phần Hiếu chúng ta đã thấy rò điều này. Khi đã về làm vợ, người phụ nữ được chồng nhỏ to:

Nhà anh chỉ có một gian

Nửa thì làm bếp, nửa toan làm buồng Cậy em coi sóc trăm đường

Để anh buôn bán trẩy trương thông hành Còn chút mẹ già nuôi lấy cho anh

Để anh buôn bán thông hành đường xa Liệu mà thờ kính mẹ già

Đừng tiếng nặng nhẹ người ta chê cười Dù no dù đói cho tươi

Khoan ăn bớt ngủ liệu bài lo toan Cho anh đành dạ bán buôn.

[75, tr. 1717]

Theo lời người chồng thì đã có sự phân công rò ràng: người đàn ông lo việc bên ngoài, người vợ chu toàn việc nội trợ và cũng là để giúp giảm gánh nặng cho chồng. Người vợ khi đã bước vào nhà chồng, những hành xử hiếu thảo, thuận tùng chồng và cha mẹ chồng là “đạo làm người” mà các cô đã được răn dạy và xã hội luôn trân trọng. Với tính nhân hậu, chịu thương chịu khó, người phụ nữ Việt sẵn sàng chấp nhận những khó nhọc, gánh lấy nhiệm vụ cáng đáng công việc nhà chồng thay chồng. Hơn nữa, nếu những cuộc hôn nhân xuất phát từ sự toàn vẹn của Hiếu và Tình thì việc thuận tùng chồng và gia đình chồng có thể xem là niềm hạnh phúc mà các cô mơ ước vì được sống cho người mình yêu. Các cô bảo rằng: Thương chồng phải lụy cùng chồng/ Đắng cay phải chịu mặn nồng phải theo” [75, tr. 2233].

Nhìn ở góc độ khác, xét về quyền lợi cá nhân thì rò ràng đây là một sự đánh đổi. Nhiều lần các cô đã đánh đổi chữ Tòng thứ nhất, được hiện thân bằng chữ Hiếu để chạy theo chữ Tòng thứ hai như người vợ trong bài ca dao trên thổ lộ: “Thiếp vì chàng, thiếp mới lênh đênh nơi biển ái”, hay lời một cô gái phân giải với mẹ: “Tay


đeo khăn gói qua sông/ Mẹ ôi lạy mẹ thương chồng con phải theo” [75, tr. 2073], thì việc các cô chấp nhận lao khổ vì Tình là một sự phải làm. Tòng phu là theo đạo nghĩa phu thê, thỏa tình riêng và trọn một bổn phận được xã hội xếp đặt như các cô vẫn khăng khăng:

Một lời thề không duyên thì nợ Hai lời thề không vợ thì chồng Ba lời thề khở (khởi) núi lấp sông

Em quyết theo anh đi cho trọn đạo kẻo luống công anh đợi chờ.

[74, tr.1521]

Thực tế trong hoàn cảnh cần phải thích nghi “Nhập gia tùy tục”, “Có chồng theo thói nhà chồng”, các cô cũng nhận được chữ Hòa và đôi khi có thể được cả sự chia sẻ, cảm thông của gia đình chồng:

Lúc bé còn mẹ còn cha

Lấy chồng con gái hóa ra dâu người Gái khôn, gái phải nghe lời

Thờ chung bác mẹ ắt thời chở che.

[74, tr. 1416]

Nhường nhịn chồng, tôn kính cha mẹ chồng để được không khí gia đình ấm êm hạnh phúc thì đó là một điều hay, lẽ phải mà ai cũng nên theo. Hơn nữa, quan hệ vợ chồng lại mang tính rường cột đối với việc giữ hòa khí, nề nếp gia đình như người dân khẳng định: “Phu phụ hoà, gia đạo thành” thì hành xử thuận tùng của người vợ càng trở nên quan trọng. Người dân thường răn dạy, nhắc nhở cách cư xử của người vợ luôn phải ở thế nhún nhường chồng, chủ động giải quyết mâu thuẫn: “Chồng giận thì vợ làm lành”. Trong ca dao người dân còn đưa ra cả kết quả tất yếu của sự việc: “Chồng giận thì vợ bớt lời/ Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê” [74, tr. 555]; bằng ngược lại thì: “Chồng giận, vợ giận thì dùi nó quăng” [74, tr. 555]. Nếu thấy cần thiết, người vợ phải nén tự ái, hạ mình: “Chồng giận thì vợ làm lành/ Miệng cười hớn hở rằng: anh giận gì?” [74, tr. 555] kết quả là “Chồng hòa vợ thuận gia đường yên vui” [74, tr. 557].


Xét về “danh”, khi người chồng học hành đỗ đạt, thành danh ở đời thì người vợ cũng được thơm lây. Những danh ân triều đình và sự trọng vọng của xã hội ban tặng cho sự đỗ đạt của người chồng cũng đủ làm mát lòng phận gái Tòng phu. Qua ca dao – dân ca chúng ta thấy có rất nhiều trường hợp người vợ chịu cực khổ để lo cho chồng ăn học những mong một ngày mình được tiếng thơm, kiểu như “Mà anh phú quý, ấy mình vẻ vang”. Các cô định rò kết quả tương lai cho sự hy sinh ở hiện tại của mình:

Trước là có nghĩa với chồng Sau nữa phận gái lắm công nhiều bề

Vua ban sắc nước rước về Gươm vàng giáo bạc để kề mình voi.

[75, tr. 2410]

Chăm lo cho chồng ăn học là một phần trong bổn phận Tòng phu của người vợ, là trách nhiệm của một thành viên trong đại gia đình chồng. Người phụ nữ Việt ý thức rất rò bổn phận của mình: “Mẹ già đã có thiếp nuôi/ Trình anh đi học chớ rời sách ra” [74, tr. 1465]. Dù trước khi nhận được “sự thơm lây” người vợ phải chịu nhiều cơ cực gần như hy sinh cả bản thân, nhưng đây là bổn phận, là trách nhiệm của một thành viên đối với sự vinh hiển của gia đình và sự hưng thịnh của xã tắc. Với cá tính mạnh mẽ, và sự cầu thị vốn dĩ, người phụ nữ Việt không thể đứng ngoài sự nghiệp này. Bên cạnh đó, quyền lợi ấy cũng được các sách gia huấn lặp đi lặp lại cùng với kết quả thực tế của một số người xung quanh đã thực sự có tác động rất lớn trong giấc mơ về sự nghiệp hiển danh của chồng đối với các chị. Lại thêm sự khôn khéo trong cách cư xử của người đàn ông mà ở phần Nghĩa chúng tôi đã đề cập, dân gian thì công bằng bảo rằng: “Gái có công chồng chẳng phụ nào” [76, tr. 1184], làm mát lòng người vợ, đồng thời cũng là niềm an ủi, động viên rất lớn giúp người phụ nữ vượt qua những khoảnh khắc nản lòng, bền chí để hoàn thành bổn phận.

Mặt khác, cách cư xử đầy vẻ trân trọng của người chồng dành cho những đóng góp thông qua vai trò “nội tướng” của vợ đã tác động vào tình cảm, vào ý thức sẻ chia của các chị. Trong lời tâm tình, người con trai Việt chưa bao giờ tỏ ra mình là


người bề trên, ra lệnh cho người vợ phải phục tùng. Đó là tính cách mềm mỏng đáng quý, đáng yêu của người đàn ông Việt. Những người có chút ít kiến thức bao giờ cũng hiểu thấu nỗi khổ và sự hy sinh của vợ, họ có xu hướng đồng cảm và muốn chia sẻ nhưng vì nhiều lý do khách quan mà “lực bất tòng tâm”. Nguyễn Trãi gặp lúc thất thời phải cậy nhờ đến vợ con nên đã tự trách: “Nhà ngặt bằng ta ai kẻ vì/ Khó khăn phải lụy đến thê nhi” [149, tr. 37]. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng một nỗi lòng tương tự: “Vụng khéo nào ai chẳng có nghề?/ Khó khăn phải lụy đến thê nhi” [65, tr.140]. Còn người đàn ông dân quê không hề e ngại khi hạ mình nhờ cậy vợ: “Đêm năm canh con dế kêu sầu/ Đường gia trung nội trợ anh khẩn cầu đến em” [74, tr. 856]. Với danh xưng là “nội tướng” người vợ đã chu toàn và giữ vững “hậu phương” không chỉ để cho người chồng yên tâm làm “ngoại tướng” mà còn là chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần khi người chồng vì nhiều lý do lui về. Sự tận tụy, ý thức bảo an gia đạo của người vợ đã giúp củng cố mối quan hệ vợ chồng trở nên vững bền và gia đình là nơi an toàn nhất khi người đàn ông bị lý tưởng phản bội. Hai câu thơ của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm đều là hai câu mở đầu của hai bài thơ trắc ẩn về nhân sinh thế sự: “Đắc thời, thân thích chen chân đến/ Thất thế, hương lân ngoảnh mặt đi...” [65, tr. 140]. Mọi quan hệ bên ngoài, bạn bè, hương lân... đều phù du, chóng vánh, chỉ có quan hệ vợ chồng là bền chặt. Nội dung này đã được chúng tôi tập trung phân tích ở phần Nghĩa, những phân tích ở đây giúp chúng ta càng hiểu hơn tại sao người dân khẳng định: “nhân ngãi vợ, đầy tớ con”. Người đàn ông Việt hiểu rất rò điều đó. Họ luôn tỏ ra tôn trọng vợ và trân quý những đóng góp, hy sinh của vợ cho sự thành đạt của mình, cho gia đình bằng hành động tri ân Nhân Nghĩa. Suy nghĩ và hành động đó của người đàn ông Việt khác xa với quan niệm của Nho giáo về vai trò người vợ.

Như vậy, về mặt hình thức, đạo Tòng phu do Nho giáo xuất xướng, nhưng nội dung và ý nghĩa của những việc làm theo đạo Tòng phu của người Việt đã vượt ra ngoài định hướng của Nho giáo. Nho giáo đặt ra triết lý Tòng phu nhằm trói buộc người phụ nữ vào người chồng, tách họ khỏi những sinh hoạt xã hội, nhồi vào họ mặc cảm tự ti, thấp kém để hạn chế sức mạnh tiềm ẩn của những con người có dáng


vẻ bên ngoài yếu đuối nhưng mạnh mẽ và bền bỉ trong ý chí. Trong vai trò này đạo Tòng phu của Nho giáo phục vụ cho mục đích giữ vững tôn ti trật tự do Nho giáo thiết lập cho xã hội phong kiến. Vì mục tiêu chính trị này mà triết lý Tòng phu Nho giáo đã gây nên hệ lụy, định cho người phụ nữ một thân phận suốt đời làm nô lệ cho người đàn ông.

Nương theo lý lẽ Tòng phu, người Việt đã phát huy vai trò “nội tướng” của người vợ. Mặc dù không tham gia vào những việc trọng đại nhưng những gì mang tính thiết yếu, liên quan đến kinh tế gia đình thì người chồng gần như trông cậy vào vợ. Ngay cả chuyện gia đạo, với sự tinh tế, dịu dàng của người phụ nữ, người vợ có thể thu xếp ổn thỏa. Người chồng hoàn toàn có thể tin tưởng ở người vợ, như lời anh ấy nói: “Đường gia trung nội trợ anh khẩn cầu đến em”. Người dân thì cho rằng việc chu toàn gia đạo không những là trách nhiệm của người vợ mà còn là vì thiên tính của họ phù hợp với công việc đó và họ có khả năng làm tốt hơn người đàn ông: “Trai có vợ tề gia nội trợ”. Vì thế, họ lên tiếng phê phán và cũng hàm ý nhắc nhở những người đàn ông quá đề cao mình, thiếu tôn trọng vợ. Trong kết cấu song lập nhưng lại có ý so sánh nêu bật ý nghĩa mỉa mai: “Thầy bói lại cãi chủ nhà/ Đàn ông lại cãi đàn bà nấu ăn” [77, tr. 2514]. Đối với người Việt, trong quan hệ vợ chồng, người chồng không phải là kẻ bề trên, sai khiến người vợ mà là trụ cột gia đình, có nhiệm vụ phân công và chịu trách nhiệm trước mọi thành viên trong gia đình về sự yên bình, hòa mục của chính tập thể nhỏ này. Người vợ với vai trò “phụ tá”, nhận sự phân công của chồng, ngoài nhiệm vụ được chồng ủy thác, người vợ còn có trách nhiệm khuyên bảo, góp ý xây dựng để người chồng thấy được những sai sót mà sửa đổi nhằm hoàn thiện bản thân, làm gương cho những người xung quanh, cốt yếu là giữ được uy tín cá nhân để thực hiện những việc lớn lao. Trong Gia huấn ca có mười câu thơ nêu rò nội dung về trách nhiệm khuyên lơn, giúp chồng tu dưỡng tâm tính của người vợ. Người dân truyền cho nhau một bài tương tự:

Triều đình còn chuộng Thi Thư Khuyên anh đèn sách sớm trưa học hành

May nhờ phận có công danh


Mà anh phú quý ấy mình vẻ vang Khuyên đừng trai gái hoang toàng

Khuyên đừng chè rượu nữa mang tiếng cười Cũng đừng cờ bạc đua chơi

Sao chọn sự nghiệp ra người trượng phu Làm sao nên tiếng danh nho

Thần trung, hiếu tử để cho khen cùng.

[75, tr. 2415]

Chúng ta không thể dùng khái niệm “bình đẳng giới” ở đây, nhưng rò ràng nếu hiểu đây là sự phân công của xã hội, người vợ với tâm sinh lý phù hợp với những công việc tỉ mỉ, tinh tế, nhận lấy công việc nội trợ để chồng yên tâm làm tốt công việc ngoài xã hội thì đó cũng là những đóng góp gián tiếp của người vợ cho xã hội, thông qua sự thành đạt của chồng, sự khôn lớn, nên người của những đứa con. Đóng góp đó đã được người đàn ông và cả xã hội ghi nhận. Rò ràng không phải chỉ là hình thức, khi vua có những đặc ân dành cho người vợ sau sự đỗ đạt của người chồng. Nhìn nhận thoáng hơn, chúng ta có thể hiểu đó là phần thưởng xứng đáng thể hiện sự tôn quý mà xã hội dành cho những người phụ nữ hoàn thành xuất sắc đạo Tòng phu. Phần thưởng này vừa khuyến khích vừa nhắc nhở chính bản thân những người được nhận và cũng để nêu gương cho các chị em khác. Như thế, đến đây chúng ta có thể hiểu rò tại sao người phụ nữ Việt tuyên bố: “Làm người giữ trọn đạo ba/ Sau dầu có thác cũng là thơm danh” [74, tr. 1345].

Khách quan mà nhận xét, trong kết quả này chúng ta không thể phủ nhận sự đóng góp của triết lý Tòng phu vào việc xây dựng nên phẩm hạnh và nhân cách của người phụ nữ Việt Nam. Chính sự chặt chẽ của triết lý Tòng phu: “Ghe bầu trở lái về đông/ Làm thân con gái thờ chồng nuôi con” [74, tr. 1119], sau đó lại được tiếp tục trong vai trò người mẹ, người con dâu: “Có con gây dựng cho con/ Có chồng gánh vác nước non nhà chồng” [74, tr. 605], đã tạo nên tính cách chịu thương, chịu khó, hy sinh cho gia đình, chồng, con và một khả năng đảm đang, dẻo dai của người phụ nữ Việt. Phụ nữ Việt truyền thống không những giỏi việc nước mà còn đảm


việc nhà, một khả năng chu toàn khiến phụ nữ ở các quốc gia khác khó lòng mà theo kịp. Quả thật không hề dễ dàng nếu phụ nữ Việt không phải là những người luôn phấn đấu theo bốn tiêu chuẩn lý tưởng: giỏi công việc; đẹp, thanh thoát nhưng khỏe mạnh về ngoại hình; nói năng chừng mực lễ phép và dịu dàng nết na trong cư xử. Đó là nội dung của khái niệm Tứ đức mà Nho giáo đặt riêng cho người phụ nữ.

Tứ đức: Công, Dung, Ngôn, Hạnh thâu tóm vẻ đẹp hoàn mỹ, lý tưởng của một người phụ nữ. Tác giả Gia huấn ca cắt nghĩa Tứ đức:

CÔNG là đủ mùi xôi thức bánh, Nhiệm nhặt thay đường kim mũi chỉ. DUNG là nét mặt ngọc trang nghiêm, Không tha thướt, không triều lả tả.

NGÔN là dậy trình, thưa, vâng, dạ. HẠNH là đường ngay, thảo, kính, tín.

[59, tr. 53]

Đây là những đức hạnh lý tưởng, là mục tiêu giáo huấn và cũng là sự kỳ vọng của gia đình và xã hội đối với các chị em phụ nữ dưới thời phong kiến. Người dân bảo rằng: “Phận gái tứ đức vẹn tuyền/ Dung, công, ngôn, hạnh giữ gìn chớ sai” [75, tr. 1892]. Một người phụ nữ đạt được bốn đức hạnh ấy, cũng được xã hội tôn quý như những người đàn ông tài ba:

Mừng chàng thất bộ tài cao

Văn nhân tưởng đến má đào hây hây.

Mừng nàng tứ đức gồm hay

Công dung ngôn hạnh xưa nay mấy người.

[12, tr. 356]

Tuy nhiên, cũng như câu cuối của bài ca dao, “xưa nay mấy người” đạt được Tứ đức. Sự hoàn mỹ trở thành lý tưởng. Nó là sự kỳ vọng, mục tiêu phấn đấu, không hẳn là chuẩn mực bắt buộc. Thường thì để đạt được những đức tính đó ngoài sự tu chỉnh của cá nhân, chúng cần một số điều kiện khách quan phù hợp để hỗ trợ. Trong hoàn cảnh vất vả, cực nhọc, tay lấm chân bùn, một nắng hai sương thì người

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí