Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường Trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên - 12

Phụ lục 1c


PHIẾU KHẢO SÁT LỰA CHỌN GIÁO VIÊN DẠY THỰC NGHIỆM

Xin thầy (cô) vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân sau: Thầy (cô) có thể đánh dấu (X) hoặc ghi thông tin vào ...... bên cạnh nếu có)


1. Họ và tên:.......................................................Tuổi:.................................................

2. Số năm công tác:............................................Giới tính:..........................................

3. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm năm:..........................................................................

4. Đã từng đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp nào sau đây?

- Trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

- Quận/huyện

- Tỉnh/thành phố

Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường Trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên - 12

5. Các sáng kiến kinh nghiệm, báo cáo chuyên môn:

-Có hàng năm

-Thỉnh thoảng

-Không có

6. Tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp

- Trường Số HS đạt giải: …………………..

- Quận/huyện Số HS đạt giải: …………………..

- Tỉnh/thành phố Số HS đạt giải: …………………..

- Quốc gia Số học sinh đạt giải....................


Xin cảm ơn quý thầy (cô)!


Phụ lục 2a

PHỤ LỤC 2


GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

Bài 19: NHỮNG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CÁC THẾ KỶ X - XV

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài, HS cần đạt được:

1. Về kiến thức

- Hiểu được gần 6 thế kỷ đầu thời kỳ độc lập, nhân dân Việt Nam phải liên tiếp tổ chức những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.

- Trình bày được những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.

- Phân tích được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của những chiến thắng

đó.

2. Về kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng khái quát, phân tích, đánh giá, rút ra bài học lịch sử

- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.

- Hình thành và phát triển các năng lực tự học, làm việc với đồ dùng trực quan và TLVH.

3. Về thái độ.

- Giáo dục lòng yêu nước đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ sự toàn vẹn đất nước.

- Bồi dưỡng niềm tự hào về tinh thần đấu tranh của người nông dân Việt Nam.

- Giáo dục lòng yêu nước, tinh đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, ý thức bảo vệ nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc.

- Bồi dưỡng ý

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Tranh ảnh: Lược đồ trận đánh Mông - Nguyên lần 3 (1288-1289) của nhà Trần.

Lược đồ địa danh các trận đánh lớn (Hình 37 - SGK Lịch sử 10)

- Tác phẩm văn học “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, ca dao - tục ngữ nói về các cuộc kháng chiến thế kỉ X - XV.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, giấy, bút dạ

- Hoàn thành bài tập đã giao: Đọc và tìm hiểu tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi).

III. Các hoạt động dạy học

1. Hoạt động khởi động.

- Mục tiêu: Kích thích tính tò mò của HS về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta. Khái quát mục tiêu cần đạt của bài.

- Phương thức:

+ GV cho HS nghe câu ca dao sau:

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn Tình dân nghĩa nước một lòng sắt non.

Đứng trên cầu Cấm em thề

Chưa xong nhiệm vụ chưa về quê hương”.[49; tr.221]

+ GV yêu cầu HS: Trình bày suy nghĩ của em về câu ca dao trên? Theo em nét văn hóa truyền thống đó được thể hiện ở hành động nào?

- Sản phẩm: HS xác định được nội dung câu ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước và thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình với sự an nguy của Tổ Quốc. Dưới sự tò mò của HS về những sự kiện có trong đoạn trích, GV dẫn dắt, hình hướng vào bài để giải quyết các vấn đề khúc mắc trên.

2. Hoạt động hình thành kiến thức.

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Tống thời Lê.

- Mục tiêu: Tìm hiểu khái quát về cuộc chống Tống dưới thời nhà Lê.

- Phương thức: Trao đổi, đàm thoại: “Em hãy khái quát về cuộc kháng chiến chống Tống thời Lê và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến?”

+ GV yêu cầu HS đọc SGK

+ GV: giới thiệu khái về tình hình chính trị Việt Nam thời Pháp thuộc

- Sản phẩm:

+ Nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta. Trước tình hình đó Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn lên làm vua.

+ Năm 981, quân dân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Lê Hoàn đã chiến đấu anh dũng, đánh tan quân xâm lược ngay ở vùng Đông Bắc, củng cố nền độc lập dân tộc.

+ Nguyên nhân thắng lợi: Do triều đình nhà Đinh và Thái hậu họ Dương sẵn sàng vì lợi ích dân tộc mà hy sinh lợi ích dòng họ đẩ tạo thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Tống. Do ý chí quyết chiến bảo vệ độc lập của quân dân Đại Cồ Việt và sự chỉ huy mưu lược của Lê Hoàn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý

- Mục tiêu: HS hiểu rõ diễn biến, ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.

- Phương thức: Trao đổi, đàm thoại vấn đề: “ Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý?”

+ GV đọc tác phẩm cho HS: “Nam quốc sơn hà” để khẳng định nền độc lập của dân tộc ta.


- Sản phẩm:

“Nam quốc sơn hà, nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan, thủ bài hư” [6; tr. 97]

HS biết được những kiến thức cơ bản sau:

+ Nguyên nhân: Vào những năm 70, nhà Tống bước vào giai đoạn khủng hoảng, vua Tống âm mưu xâm lược Đaih Việt để thay đổi tình thế

+ Diễn biến:

Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân” đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của địch. Năm 1075, quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, đánh tan các đạo quân Tống ở đây, sau đó rút về phòng thủ.

Giai đoạn 2: Năm 1077, 30 vạn quân Tống kéo sang xâm lược nước ta bị đánh bại bên bờ Bắc của sông Như Nguyệt. Ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh.

+ Ý nghĩa: Khẳng định tinh thần yêu nước và chủ quyền của Đại Việt.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên ở thế kỉ XIII và cuộc kháng chiến chống quân Minh - khởi nghĩa Lam Sơn.

- Mục đích: Hiểu được nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của hai cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên dưới thời nhà Trần và cuộc kháng chiến chống quân Minh - khởi nghĩa Lam Sơn.

- Phương thức: Hoạt động nhóm

+ GV chia nhiệm vụ cho từng nhóm:

Nhóm 1: Phân tích về cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên dưới thời nhà Trần.

Nhóm 2: Phân tích về cuộc kháng chiến chống quân Minh và khởi nghĩa Lam Sơn.

+ GV sử dụng: Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 3 (1288-1289)

+ GV đọc một số đoạn trích sau để khắc sâu kiến thức:

* “Hịch tướng sĩ” Trần Quốc Tuấn

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.

Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Đi thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa. Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. So với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì?

Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm.

Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai.

Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng?”[11; tr.57-58]

* “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ.

Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế, Gây binh kết oán trải hai mưỡi năm. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,

Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.

…Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất dung tha,

Ai bảo thần dân chịu được” [8; tr.17 - 21]

- Sản phẩm:

Nhóm 1: Phân tích về cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên dưới thời nhà Trần.

* Năm 1258 - 1288 quân Mông - Nguyên 3 lần xâm lược nước ta.

* Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.

+ Lần 1: Đông Bộ Đầu (bên sông Hồng từ dốc Hàng Than đến dốc Hoàng Mai Ba Đình - Hà Nội).

+ Lần 2: Đẩy lùi quân xâm lược năm 1285.

+ Tiêu biểu nhất là trận Bạch Đằng năm 1288 đè bẹp ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

* Ý nghĩa lịch sử:

+ Khẳng định được ý chí chiến đấu của quân và dân nhà Trần

+ Khẳng định tình đoàn kết dân tộc

+ Lòng tự tôn

Nhóm 2: Phân tích về cuộc kháng chiến chống quân Minh và khởi nghĩa Lam

Sơn.

* Năm 1407 cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta

rơi vào ách thống trị của nhà Minh.

* Năm 1418: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo.

* Thắng lợi tiêu biểu:

+ Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Lam Sơn (Thanh Hóa) được sự hưởng ứng của nhân dân vùng giải phóng cành mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam.

+ Chiến thắng Tốt Động, đẩy quân Minh vào thế bị động.

+ Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đập tan 10 vạn quân cứu viện khiến giặc cùng quẫn tháo chạy về nước.

* Ý nghĩa

+ Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục đích:

+ Giúp HS nhớ bài ngay trên lớp

+ Duy trì hứng thú học tập của HS đến phút cuối giờ học.

+ Khái quát nội dung cơ bản của bài.

- Phương thức:

+ Tổ chức trò chơi ô chữ : Cả lớp được chia thành 3 đội, mỗi đội có 2 lượt tuỳ chọn (6 câu hỏi), sau khi mỗi đội đã chọn số câu hàng ngang, GVsẽ đọc câu gợi ý hoặc câu hỏi tương ứng. Đội nào có có tín hiệu xin trả lời nhanh nhất, đội đó giành quyền trả lời trước. Nếu trả lời đúng, đội đó sẽ được tính điểm (10 điểm). Nếu sai sẽ được chuyển quyền trả lời cho đội khác. Sau một lượt chọn các ô hàng ngang (2 ô/ 3 đội), các đội có quyền mở ô hàng dọc nếu đã tìm ra được nội dung ô chữ đặc biệt. Nếu đúng được 40 điểm, nếu sai sẽ mất quyền thi đấu ở các lượt sau. Còn nếu hết lượt chơi các đội mới đoán ra ô chữ đặc biệt thì chỉ được 20 điểm.

+ GV đọc gợi ý, yêu cầu HS trả lời

Câu hỏi hàng ngang 1 : Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là ai?

Đáp án: Lê Lợi

Câu hỏi hàng ngang 2: Chiến thắng quan trọng nhất của cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần?

Đáp án: Bạch Đằng.

Câu hỏi hàng ngang 3: Đọc câu thơ sau: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống hầm tai vại” [8; tr.17 - 21] Đoạn thơ nhắc tới tội ác của quân xâm lược nào? Đáp án: Minh

Câu hỏi hàng ngang 4: Dưới thời Trần, Trần Thủ Độ giữ chức quan gì? Đáp án: Thái sư

Câu hỏi hàng ngang 5: “Phá cường địch, báo hoàng ân” là câu nói của ai? Đáp án: Trần Quốc Tuấn

Câu hỏi hàng ngang 6: Đọc đoạn trích sau:

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm” [11; tr.56]

Trong đoạn trích, Trần Hưng Đạo nói đến quyết tâm chống quân xâm lược nào? Đáp án: Mông Nguyên

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 05/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí