Sử Dụng Padlet Trong Hướng Dẫn Học Sinh Tự Học Ở Nhà

2.3.2. Sử dụng Padlet trong hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

2.3.2.1 Sử dụng Padlet để hướng dẫn học sinh tự làm việc với sách giáo khoa trước ở nhà

Ở trường THPT thì các tài liệu học tập trong môn LS chủ yếu là sách giáo khoa. Chính vì vậy hướng dẫn HS tự làm việc với các tài liệu học tập chủ yếu là hướng dẫn HS khai thác và sử dụng SGK. SGK nói chung và SGK Lịch sử nói riêng có vai trò cực kì quan trọng trong hoạt động dạy và học của cả GV và HS. Đối với người GV, SGK Lịch sử là tài liệu mang tính pháp quy của Nhà nước về nội dung học tập môn Lịch sử. GV sẽ căn cứ vào SGK để biết mình sẽ hướng dẫn HS học kiến thức nào, cần đạt mục tiêu giáo dục gì qua từng bài học, đồng thời căn cứ vào đó để xác định những phần sẽ mở rộng hay vận dụng thêm cho HS. Còn đối với HS, SGK là tài liệu chính thống nhất để HS dựa vào đó khai thác thông tin, đạt mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, thông qua đó dần phát triển năng lực cho học sinh.

SGK Lịch sử hiện nay có 2 phần chính là kênh chữ và kênh hình. Trong đó phần chữ chủ yếu là nội dung bài học và các câu hỏi, phần hình là các hình ảnh, sơ đồ, lược đồ hàm chứa thông tin minh họa, mở rộng liên quan đến bài học. Với đặc trưng như vậy, khi sử dụng Padlet để hướng dẫn HS tự làm việc với SGK, GV phải hướng HS tới các kĩ năng như tự đọc, tự ghi chép, tự hệ thống hóa, xử lí kiến thức có trong SGK. Các kĩ năng trên được thể hiện ở ở mức độ nhận biết, thông hiểu với việc việc HS biết tóm tắt, biết xác định các ý chính hoặc có thể là xác định các từ khóa trong một mục nào đó thuộc bài học. Ở mức cao hơn, kĩ năng này đòi hỏi HS phải biết sơ đồ hóa kiến thức, lập dàn ý nội dung vừa đọc, tự đặt ra các câu hỏi để giải quyết đến vấn đề có liên quan trong bài học.

Ví dụ như khi dạy bài 2 “Ấn Độ”, trong mục 1 khi tìm hiểu về các chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ, GV hướng dẫn HS đọc mục 1 trong SGK, xác định các lĩnh vực mà thực dân Anh có chính sách cai trị, tìm những từ khóa thể hiện chính sách cai trị của thực dân Anh mà phù hợp với từng lĩnh vực HS đã xác định. Như vậy, để thực hiện nhiệm vụ này, HS cần có 3 thao tác: đọc, xác định các lĩnh vực, tìm từ khóa phù hợp. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập, HS đã dần từng bước có được kĩ năng tự làm việc với SGK.

Trong SGK, ngoài phần kênh chữ còn chứa nhiều hình ảnh, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu... Đây là một phần nội dung quan trọng của bài học nhằm hỗ trợ cho phần kênh chữ. Vì vậy để hướng dẫn HS tự làm việc với SGK, GV còn phải hướng dẫn HS khai thác kênh hình trong mỗi bài học. Phần kênh hình có thể là nội dung mở rộng, có thể là nội dung cụ thể hóa minh chứng cho các đơn vị kiến thức. Đối với kênh hình, Gv cần đưa ra các câu hỏi như: bao gồm các chi tiết nào, các chi tiết đó thể hiện điều gì...? Ví dụ trong bài 1 “Nhật Bản”, khi dạy về cuộc duy tân Minh Trị, GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh thiên hoàng Minh Trị cùng với một số câu hỏi: Nhìn bề ngoài thiên hoàng Minh Trị có gì khác so với những ông vua phong kiến thông thường ở phương Đông, ánh mắt và trang phục của thiên hoàng có gì đặc biệt, những chi tiết đó cho thấy Minh Trị là con người như thế nào?...Như vậy, khi các HS phát hiện ra điểm khác biệt về trang phục của Minh Trị, ánh mắt rất quyết đoán... cho thấy đây là một vị vua có tư tưởng đổi mới giống phương Tây, rất cương quyết, đầy bản lĩnh, mạnh mẽ... Chính tính cách đó đã giúp Minh Trị thực hiện cuộc duy tân này và thành công rực rỡ.

Trong SGK, ngoài phần kênh hình, kênh chữ thể hiện nội dung bài học còn có các câu hỏi cuối mục, cuối bài để định hướng cho HS. Vì vậy, khi nêu các nhiệm vụ trên Padlet, GV nên chọn lọc các câu hỏi mang tính khái quát, tổng hợp, đòi hỏi tư duy cao hơn để các em giải quyết. Cùng 1 câu hỏi, các em sẽ có các cách trả lời khác nhau tùy theo nhận thức của mình. Đối với Padlet, GV có thể thu thập được ý kiến của nhiều HS cùng 1 lúc, thay vì chỉ có được 1 câu trả lời của 1 HS được gọi phát biểu.

Tóm lại, việc hướng dẫn HS làm việc với SGK là vô cùng quan trọng bởi vì đó là cơ sở đầu tiên để GV và HS đạt được các mục tiêu giáo dục của mình. Trong đó, GV cần hướng dẫn cho HS cách đọc lướt hay đọc kĩ, tự tóm tắt các ý chính, tự lập dàn ý cho bài học, tự tổng hợp và giải quyết các vấn đề nêu ra.

Trong quá trình dạy học, nếu chỉ sử dụng thời gian 45 phút trên lớp học thì sẽ không thể đủ để giúp HS nắm vững kiến thức và phát triển được các kĩ năng, thái độ, năng lực của mình. Cũng tương tự như vậy, nếu chỉ hướng dẫn HS khai thác SGK trên lớp thì sẽ không thể đủ điều kiện để phát triển NLTH cho HS. Vì vậy, khi

sử dụng Padlet để dạy học LS, cần hết sức chú ý đến việc hướng dẫn HS làm việc trước với SGK ở nhà. Việc này giúp HS định hình được mình sẽ học được gì trong bài học đó để từ đó có định hướng về mặt kiến thức.

Hướng dẫn HS tự làm việc với SGK ở nhà là quá trình GV giao nhiệm vụ cho HS trước giờ lên lớp. Nhiệm vụ này thường gắn với 2 yêu cầu cụ thể là tự đọc trước SGK và tự trả lời các câu hỏi đã có trong SGK để nắm sơ qua nội dung của bài học.

Với yêu cầu HS tự đọc trước SGK ở nhà trước khi học bài trên lớp, GV luôn kèm theo những câu hỏi mang tính định hướng, gợi ý. Ví dụ, khi học bài 3 “Trung Quốc”, GV nêu yêu cầu trên Padlet: “Tự đọc trước nội dung bài 3 trong SGK Lịch sử 11 sau đó hãy trả lời các câu hỏi sau

- Bài học này có mấy nội dung chính? Đó là những nội dung gì?

- Nội dung nào trong SGK mà em muốn biết rõ hơn?”

Để trả lời được câu hỏi đầu tiên, chắc chắn HS phải tự đọc từ đầu đến cuối bài học để rút ra được những nội dung chính trong bài. Để trả lời câu hỏi thứ 2, HS phải đọc kĩ và tự kiểm nghiệm xem mình muốn biết rõ hơn về nội dung gì? Nhờ sự định hướng như vậy, bản thân HS sẽ dần hình thành được các câu hỏi và cách thức tự giải quyết đối với mỗi bài học. Hơn nữa, khi nảy sinh những thắc mắc thì sẽ thôi thúc HS tìm hiểu thông qua việc tự tìm kiếm thông tin hoặc trao đổi với thầy cô và bạn bè. Điều này sẽ giúp hS nhớ kiến thức lâu hơn rất nhiều là việc chỉ tiếp nhận từ bài học đơn thuần.

Biện pháp thứ 2 là yêu cầu HS chuẩn bị bài trước ở nhà bằng cách trả lời các câu hỏi có trong SGK. Các câu hỏi trong SGK Lịch Sử được thiết kế với 2 mục đích chính là giúp HS hiểu kĩ hơn kiến thức trong từng mục (với dạng câu hỏi cuối mỗi mục) và giúp HS có thể khái quát, tổng hợp kiến thức của cả bài (với các câu hỏi cuối mỗi bài). Việc trả lời các câu hỏi này là cách cụ thể hóa yêu cầu sơ bộ đã nêu ở trên. Mỗi câu hỏi là một vấn đề, một luận điểm nhỏ, đòi hỏi HS phải nghiên cứu, tìm ý phù hợp, sắp xếp để giải quyết.

Tuy nhiên để thực hiện được biện pháp này, đòi hỏi HS phải thực sự nghiêm túc và có tính tự giác cao trong việc tự học ở nhà. Thực tế khi GV giao nhiệm vụ

chuẩn bị bài trước cho HS thì rất nhiều hS chuẩn bị theo kiểu đối phó, hình thức, làm cho qua, sao chép của bạn cho có bài… Những cách đó đương nhiên không mang lại hiệu quả. Vì vậy việc yêu cầu HS chuẩn bị bài trên Padlet sẽ giảm thiểu việc HS làm việc đối phó. Sự công khai nội dung, thời gian của từng cá nhân chắc chắn sẽ là một phần động cơ để thúc đẩy các em hoàn thành nhiệm vụ của mình hơn. Mặt khác, khi tất cả các câu trả lời của HS được ghi lại trên Pa dlet thì bản thân mỗi HS đã có sự nhìn nhận, đánh giá về những ưu điểm hay hạn chế trong việc chuẩn bị bài của mình.

2.3.2.2. Sử dụng Padlet để hướng dẫn học sinh tự khai thác tư liệu cho bài học Lịch sử

Bên cạnh việc tự đọc và trả lời các câu hỏi trước ở nhà thì NLTH còn được hình thành thông qua việc HS chủ động sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học. Các tài liệu tham khảo có thể là tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ, tư liệu văn học, tư liệu lịch sử, video… Mỗi một tư liệu có một vai trò, ý nghĩa khác nhau trong việc củng cố, làm rõ hơn nội dung bài học. Để có thể tìm kiếm các tài liệu liên quan thì bản thân HS đã phải xác định được việc sẽ căn cứ vào nội dung nào trong bài để tìm kiếm. HS có thể tìm kiếm các tư liệu trích dẫn trong lịch sử, các thông tin về tiểu sử cuộc đời các nhân vật, các câu chuyện lịch sử, các sự kiện có liên quan… Với sự phát triển của CNTT như hiện nay, việc sưu tầm tài liệu đối với HS không phải quá khó khăn nhưng quan trọng là chất lượng của tư liệu các em sưu tầm được. GV cũng cần cho HS cơ hội được “trưng bày” những sản phẩm các em tìm kiếm được. Thực tế, có rất nhiều tư liệu các em tìm kiếm được rất có giá trị với bài học mà không phải lúc nào GV cũng được tiếp cận. Thông qua quá trình tìm kiếm và suy nghĩ về ý nghĩa của các tư liệu ấy, HS đã tự định hướng hoặc ghi nhớ một cách khái quát những vấn đề chính của bài học.

Việc hướng dẫn HS tự tìm kiếm tài liệu liên quan đến bài học trước khi lên lớp có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau. GV có thể hướng dẫn HS tự tìm kiếm các tư liệu liên quan trực tiếp như tìm lược đồ 1 trận đánh, tiểu sử một nhân vật, bảng số liệu về một vấn đề, nhận xét về một sự kiện hiện tượng… Hoặc GV cũng có thể đưa ra các yêu cầu đòi hỏi HS tự tổng hợp từ nhiều tư liệu khác nhau để thực hiện. Ví dụ khi chuẩn bị cho bài 3 trong chương trình Lịch sử 11, GV

chia cả lớp thành 4 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu về một phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX sau đó tự thiết kế Powerpoint để trình bày những vấn đề nhóm mình đã nghiên cứu được. Như vậy, để thực hiện nhiệm vụ này, các em phải tự xác định được các vấn đề như nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa, hạn chế… của từng phong trào, đồng thời các em cũng phải tìm kiếm, lựa chọn tranh ảnh, thông tin cho phù hợp với nội dung nhóm mình muốn trình bày.

Có thể thấy rằng việc tự tìm kiếm trước các tài liệu tham khảo phục vụ bài học là một trong những biện pháp mang hiệu quả cao trong việc phát triển NLTH cho HS. Bởi suy cho cùng HS sẽ tự học khi có động cơ, hứng thú trong học tập. Mà động cơ hứng thú đó phần nhiều được hình thành khi HS được tiếp cận với các tài liệu mở rộng để cụ thể hóa kiến thức trong SGK.

2.4. Thử nghiệm sư phạm

2.4.1. Mục đích thử nghiệm

Thử nghiệm là việc áp dụng nghiên cứu vào trong thực tế để khẳng định tính đúng đắn hay không của cơ sở lí luận về sử dụng Padlet nhằm phát triển năng lực tự học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 11 cho học sinh trường THPT Hoa Lư A.

Thông qua kết quả thử nghiệm, ý kiến phản hồi của GV và HS sau quá trình thử nghiệm sư phạm, tác giả có căn cứ để phân tích những ưu nhược điểm, tính khả thi, khả năng áp dụng và mở rộng triển khai việc sử dụng Padlet vào DHLS ở trường THPT để phát triển năng lực tự học cho HS.

Kết quả thử nghiệm cũng là cơ sở để đánh giá, nhìn nhận một cách sơ bộ về thực trạng việc sử dụng CNTT nói chung và Padlet nói riêng trong dạy học LS, từ đó tác động đến nhận thức, điều chỉnh hành vi, gợi mở các biện pháp của cả GV và HS nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả việc giảng dạy ở trường THPT Hoa Lư A và các trường THPT khác.

2.4.2. Đối tượng và địa bàn thử nghiệm

Sử dụng Padlet để phát triển năng lực tự học phần lịch sử thế giới cận đại cho HS được thử nghiệm đối với học sinh khối 11 trường THPT Hoa Lư A, cụ thể là lớp 11C năm học 2019 – 2020. Trường THPT Hoa Lư A nằm trên địa bàn thị trấn

Thiên Tôn, huyện Hoa Lư, là vùng tiếp giáp giữa thành phố với nông thôn. Đây là ngôi trường có gần 50 năm tuổi, có truyền thống dạy và học chất lượng tương đối tốt so với các trường khác trong tỉnh. Đội ngũ GV nhà trường nói chung và GV môn LS nói riêng đều đảm bảo những quy định về đào tạo, có tuổi nghề cao, yêu nghề, trình độ chuyên môn vững vàng.

HS nhà trường trải đều trên một địa bàn rộng, cả thành phố, nông thôn, miền núi. Nhìn chung các em đều có ý thức học tập tốt, nhưng chưa mạnh dạn, sáng tạo, còn e dè, nhút nhát. Một bộ phận lớn HS do điều kiện gia đình làm kinh tế thuần nông, không có máy tính nên ít có điều kiện sử dụng yếu tố CNTT trong học tập.

Đối với HS lớp thử nghiệm (lớp 11C), là một tập thể lớp có tương đối nhiều thành tích trong nhà trường. Tập thể lớp có 44 học sinh, trong đó có 35 học sinh nữ và 9 học sinh nam. Đây là lớp học mà trong đó các em chủ yếu có nguyện vọng thi THPT để xét tốt nghiệp theo ban khoa học xã hội và dùng kết quả tổ hợp môn có môn sử để xét tuyển đại học. Chính vì vậy, HS lớp 11C rất quan tâm và hứng thú với môn LS, từ đó có sự hưởng ứng, hợp tác và ủng hộ nhiệt tình đối với GV. Tuy nhiên đây cũng là lớp có điểm đầu vào thấp nhất trong 10 lớp cùng khối, 1 số em có nhận thức rất chậm, 1 số có hoàn cảnh hết sức khó khăn, đặc biệt nên ảnh hưởng đến thái độ và hiệu quả học tập của cả lớp.

Về cơ sở vật chất, nhà trường còn có nhiều khó khăn. Cả trường có 2 phòng máy vi tính nhưng chỉ có được 18 máy hoạt động bình thường, hệ thống mạng thường xuyên không ổn định nên cũng ít nhiều khó khăn trong quá trình thử nghiệm.

2.4.3. Nội dung và phương pháp thử nghiệm

Về nội dung: Để tiến hành thử nghiệm, chúng tôi lựa chọn và chuẩn bị bài 3 “Trung Quốc” để áp dụng với lớp 11C. Kế hoạch dạy học bài 3 được soạn theo quy định mới nhất của BGDĐT và theo hướng phát triển năng lực cho HS.

Về phương pháp, chúng tôi lựa chọn, thiết kế các thang đo về năng lực tự học, tiến hành khảo sát đối với HS lớp 11C ở hai thời điểm là trước và sau khi sử dụng Padlet vào dạy học phần LSTGCĐ. Từ kết quả khảo sát được, sẽ tiến hành đánh giá sự phát triển của HS sau quá trình thử nghiệm.

Thang đo đánh giá năng lực được xây dựng dựa trên quan điểm về phương pháp hình thành, định hướng phát triển các năng lực chung trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình giáo dục phổ thông mới môn Lịch sử của BGD ĐT đã ban hành. Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, NL tự chủ và tự học bao bao gồm các biểu hiện như “tự lực, tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng, tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình, thích ứng với cuộc sống, định hướng nghề nghiệp, tự học, tự hoàn thiện”. Trong đó đối với NLTH, chương trình nêu rõ yêu cầu đối với cấp THPT là:

– Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế.

– Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.

– Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học.

– Biết thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân và các giá trị công dân.

Như vậy rõ ràng, NLTH được thể hiện và gắn với các yêu cầu cụ thể như xác định được nhiệm vụ học tập, xây dựng được kế hoạch học tập, có sự tự điều chỉnh trong quá trình thực hiện.

Trên cơ sở những nội dung chung về NLTH như đã nêu trên, để đánh giá NLTH trong Lịch sử, chúng tôi căn cứ vào các thành phần các NL Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới môn Lịch sử. Theo đó phát triển NLTH trong môn LS chính là phát triển các NL lịch sử với những biểu hiện như sau.

Bảng 2.4. Biểu hiện các thành phần năng lực tự học Lịch sử (theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn Lịch sử)

Thành phần

năng lực

Biểu hiện


TÌM HIỂU LỊCH SỬ

- Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập.

- Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết tiến trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời

gian cụ thể.


NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY LỊCH SỬ

- Giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử.

- Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi

tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử.

VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC

- Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn

khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Sử dụng Padlet nhằm phát triển năng lực tự học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 cho học sinh trường Trung học phổ thông Hoa Lư A - Ninh Bình - 12

Từ quan điểm nêu trên kết hợp với thực tế đặc điểm của học sinh lớp 11C trường THPT Hoa Lư A, chúng tôi thiết kế thang đo đánh giá năng lực tự học cho HS như sau

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023