Tỷ Lệ Tiêu Chảy Và Tỷ Lệ Chết Của Lợn Con Thí Nghiệm

trong các trang trại chăn nuôi lợn nái và các hộ chăn nuôi nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn thời tiết thay đổi thất thường, gây thiệt hại không hề nhỏ nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời và hiệu quả. Hiện nay, tiêu chảy của lợn con trong giai đoạn theo mẹ vẫn là vấn đề nan giải đối với ngành chăn nuôi lợn nước ta.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy như: do mẹ mất sữa, do thay đổi thức ăn đột ngột, do virus, vi khuẩn, độc tố nấm mốc, thời tiết khí hậu, stress… nhưng nhiễm khuẩn vẫn là nguyên nhân chủ yếu, trong đó vi khuẩn E.coli Salmonella chiếm vai trò chủ đạo. Lợn con khi bị tiêu chảy thì khả năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng kém, cơ thể suy giảm nhanh chóng do mất nhiều nước, điện giải và rất dễ chết nếu không có phác đồ điều trị thích hợp và kịp thời. Mặt khác, sinh trưởng của lợn con sau này cũng sẽ bị giảm hơn so với những con không bị tiêu chảy do chức năng sinh lý của niêm mạc ruột non bị tổn thương, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ít nhiều cũng bị hạn chế. Tất cả điều này đã làm tăng giá thành sản phẩm chăn nuôi do phải tăng chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y…

Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi. Tỷ lệ nuôi sống cao hay thấp phản ánh thể chất của đàn lợn tốt hay xấu. Tỷ lệ nuôi sống của các nhóm lợn thí nghiệm qua các giai đoạn biểu thị khả năng thích nghi của chúng với điều kiện môi trường, khả năng chống đỡ bệnh tật và còn thể hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn. Trong chăn nuôi, nếu đàn lợn khỏe mạnh, tỷ lệ nuôi sống cao thì tốc độ sinh trưởng nhanh, hiệu quả kinh tế cao và ngược lại.

Tỷ lệ lợn con bị tiêu chảy và tỷ lệ chết được trình ở bảng 4.14.

Bảng 4.14. Tỷ lệ tiêu chảy và tỷ lệ chết của lợn con thí nghiệm


Chỉ tiêu

Lô TN 1

Lô TN 2

Lô TN 3

Lô TN 4

Số lợn nái (con)

30

30

30

30

Số lợn con đầu thí nghiệm (con)

360

360

360

360

Số lợn con còn lại sau 23 ngày (con)

331

333

335

338

Tỷ lệ lợn con nuôi sống (%)

91,94

92,50

93,06

93,89

Tỷ lệ lợn con bị chết (%)

8,06

7,50

6,94

6,11

Tỷ lệ lợn con bị tiêu chảy (%)

6,46

6,11

5,81

5,16

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Tỷ lệ lợn con bị tiêu chảy ở các lô chênh nhau không nhiều, biến động từ 5,16 % ở lô TN 4 đến 6,46 % ở lô TN 1, sai khác không có ý nghĩa thống kê. Tương tự, tỷ lệ chết của lợn con ở các lô biến động từ 6,11% ở lô TN 4 đến 8,06% ở lô TN 1. Sự sai khác này cũng không có ý nghĩa thống kê.

Như vậy, sử dụng gạo lật thay thế 25, 50 và 75% ngô để sản xuất thức ăn tập ăn cho lợn con không ảnh hưởng đến tỷ lệ lợn con tiêu chảy và tỷ lệ lợn con bị chết.

4.2.5. Hiệu quả sử dụng gạo lật thay thế ngô trong thức ăn tập ăn của lợn con

Chăn nuôi lợn với quy mô công nghiệp lớn như hiện nay, chi phí cho thức ăn luôn được các trang trại đặt lên hàng đầu vì nó chiếm hơn 70% chi phí đầu vào trong chăn nuôi. Thức ăn tốt ngoài việc cân đối đầy đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng được cho sinh trưởng và phát triển tốt thì hiệu quả khi sử dụng thức ăn đó đem lại là yếu tố quyết định thức ăn đó có được sử dụng hay không. Chính vì vậy, việc sử dụng gạo lật thay thế ngô vào khẩu phần ăn cũng cần được xác định hiệu quả kinh tế.

Hiệu quả của việc sử dụng gạo lật thay thế ngô sản xuất thức ăn tập ăn cho lợn con được trình bày ở bảng 4.15.

Hiệu quả sử dụng thức ăn được tính dựa trên lượng thức ăn thu nhận của lợn nái, lợn con và tăng khối lượng của lợn con. FCR tương ứng của 4 lô TN 1, 2, 3 và 4 là: 2,33; 2,29; 2,20 và 2,15 (kg/kg tăng khối lượng). Nếu lấy FCR của lô

TN 1 là 100% thì FCR của lô TN 2, 3 và 4 bằng: 98,28%; 94,42% và 92,27%. Điều này cho thấy: khi sử dụng gạo lật thay thế 50 và 75% ngô để sản xuất thức ăn tập ăn cho lợn con từ 4 - 23 ngày tuổi đã làm giảm tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng.

Tương tự, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của lợn con được tính dựa vào giá thành của thức ăn lợn nái và thức ăn tập ăn cho lợn con. Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của lợn con tập ăn tương ứng của các lô TN 1, 2, 3 và 4 là: 16.759,9đ; 16.482,7đ; 15.859,5đ và 15.491,3đ. Chi phí thức ăn của lô TN 4 giảm 7,57%; lô TN 3 giảm 5,37% và lô TN 2 giảm 1,65% so với lô TN 1.

Bảng 4.15. Hiệu quả sử dụng gạo lật thay thế ngô trong thức ăn tập ăn cho lợn con từ 4 đến 23 ngày tuổi

Chỉ tiêu

Lô TN 1

Lô TN 2

Lô TN 3

Lô TN 4

TA thu nhận 4 - 23 ngày tuổi





Số nái (con)

30

30

30

30

TA thu nhận (kg/nái/ngày)

6,46 ± 0,45

6,51 ± 0,42

6,41 ± 0,46

6,40 ± 0,44

Tổng TA thu nhận của lợn nái (kg/lô)

3876

3894

3852

3840

Số lợn con (con)

331

333

335

338

TA thu nhận 4 - 23 ngày (kg/con)

0,237

0,242

0,261

0,269

Tổng TA thu nhận lợn con (kg/lô)

77,97

79,87

86,39

89,04

Tổng TA lợn nái và lợn con (kg/lô)

3953,97

3973,87

3938,39

3929,04

Tăng KL lợn con 4 -23 ngày tuổi (kg/con)

5,16c ± 0,33

5,26bc ± 0,38

5,41ab ±0,29

5,53a ± 0,32

Tổng tăng KL lợn con, (kg/lô)

1697,64

1735,8

1790,71

1830,43

FCR (kg TA/kg tăng KL)

2,33

2,29

2,20

2,15

Tỷ lệ (%)

100

98,28

94,42

92,27

Chi phí TA





Tổng TA thu nhận của lợn nái (kg/lô)

3876

3894

3852

3840

Giá tiền (đ/kg/TA lợn nái)

7100

7100

7100

7100

Tiền TA lợn nái (đ)

27519600

27647400

27349200

27264000

Tổng TA thu nhận lợn con (kg/lô)

77,97

79,87

86,39

89,04

Giá tiền (đ/kg thức ăn lợn con)

11961

12061

12161

12261

Tiền TA lợn con (đ)

932599,17

963312,07

1050588,79

1091719,44

Tổng tiền TA lợn nái và lợn con (đ)

28452199,17

28610712,07

28399788,79

28355719,44

Tăng KL lợn con (kg/lô)

1697,64

1735,8

1790,71

1830,43

Chi phí TA (đ/kg tăng khối lượng)

16759,9

16482,7

15859,5

15491,3

Tỷ lệ (%)

100

98,35

94,63

92,43

Ghi chú: KL: khối lượng; TA: thức ăn; TN: thí nghiệm.

Như vậy, xét cả về khía cạnh sinh học cũng như khía cạnh kinh tế, gạo lật có thể thay thế 25%, 50% và 75% ngô trong khẩu phần ăn của lợn con tập ăn, trong đó mức thay thế 75% là phù hợp nhất.

4.3. SỬ DỤNG GẠO TẤM THAY THẾ NGÔ LÀM THỨC ĂN CHO LỢN THỊT

4.3.1. Khối lượng của lợn thí nghiệm

Kết quả xác định ảnh hưởng của gạo tấm thay thế ngô trong khẩu phần ăn đến khối lượng cơ thể của đàn lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.16 và thể hiện ở hình 4.7.

Bảng 4.16. Khối lượng của lợn thịt thí nghiệm

ĐVT: mean ± SD, kg/con


Giai đoạn thí

nghiệm (tuần)

TN 1

TN 2

TN 3

TN 4

P

value

N (con)

59

59

60

60

-

Đầu TN

28,176 ± 0,632

27,789 ± 0,839

27,902 ± 0,943

28,102 ± 0,945

P>0,05

Tuần 4

51,341c ±1,011

51,143c ± 0,844

51,881b ± 0,985

52,53a ± 0,901

P<0,05

Tuần 8

74,559c ±1,041

74,972c ± 0,86

76,261b ± 0,969

77,029a ± 0,84

P<0,05

Tuần 11

92,766c ±0,737

92,873c ± 0,86

94,251b ± 1,012

94,972a ± 0,848

P<0,05

Ghi chú: TN: thí nghiệm; trong cùng một hàng, các giá trị trung bình mang các chữ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Vào đầu thí nghiệm, khối lượng của các lô thí nghiệm là tương đương nhau, sau 4 tuần thí nghiệm khối lượng lợn đạt cao nhất ở lô TN 4, sau đó đến lô TN 3, lô TN 1 và lô TN 2. Lô TN 1 và lô TN 2 có khối lượng tương đương nhau. Sự khác nhau về khối lượng cơ thể lợn của 4 lô thí nghiệm là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Điều đó có nghĩa là khi sử dụng gạo tấm thay thế 50 và 75% ngô trong khẩu phần, khối lượng của lợn đạt cao hơn khi sử dụng 25% gạo tấm thay thế ngô (lô TN 2) và khẩu phần sử dụng 100% ngô (lô TN 1).

Giai đoạn 5 - 8 tuần thí nghiệm khối lượng lợn ở lô TN 4 vẫn đạt cao nhất, sau đó đến lô TN 3. Khối lượng lợn ở hai lô TN 1 và TN 2 tương đương nhau.

Đến 11 tuần thí nghiệm (kết thúc thí nghiệm) khối lượng lợn lô TN 4 đạt cao nhất, tiếp đến là lô TN 3, cao hơn các lô TN 2 và TN 1. Sự khác nhau về khối lượng cơ thể lợn của 4 lô thí nghiệm là có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Kết quả thí nghiệm này cho thấy gạo tấm có những đặc điểm dinh dưỡng tốt hơn khi thay thế ngô trong thức ăn cho lợn. Ưu điểm về mặt dinh dưỡng của gạo tấm so với ngô khi sử dụng làm thức ăn cho lợn đã được một số nghiên cứu công bố: tỷ lệ xơ thô của gạo tấm thấp hơn ngô, theo Austin & cs. (2000) tỷ lệ xơ thô của gạo tấm là 0,6%, còn ngô tỷ lệ xơ thô là 2,5% do đó tỷ lệ tiêu hóa vật chất

khô và chất hữu cơ của gạo tấm cao hơn ngô. Ngoài ra, Vicente & cs. (2009) cho biết: sử dụng gạo tấm thay thế ngô không những làm tăng tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng mà còn giúp cải thiện cấu trúc niêm mạc hồi tràng của lợn.

Mateos & cs. (2006) sử dụng gạo tấm thay thế ngô trong thức ăn cho lợn sinh trưởng đã làm tăng tiêu hóa chất dinh dưỡng, sinh trưởng tuyệt đối và hiệu quả sử dụng thức ăn.

Hình 4.7. Khối lượng lợn qua các tuần thí nghiệm

Khi sử dụng gạo tấm thay thế 50 và 75% ngô trong khẩu phần, khối lượng của lợn đạt cao hơn khi sử dụng 25% gạo tấm thay thế ngô và khẩu phần sử dụng 100% ngô.

4.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm

Tốc độ sinh trưởng là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn. Tốc độ sinh trưởng càng nhanh thì sức sản xuất thịt càng cao. Tốc độ sinh trưởng mang tính chất di truyền và có liên quan đến đặc điểm của quá trình trao đổi chất, kiểu hình của giống. Tốc độ sinh trưởng của lợn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: loài, giống, tuổi, tính biệt... Sinh trưởng tuyệt đối có tương quan nghịch với tiêu tốn thức ăn/kg tăng thể trọng. Do vậy, sinh trưởng càng nhanh thì lượng tiêu tốn thức ăn càng giảm và ngược lại.

Kết quả tính tốc độ sinh trưởng tuyệt đối được trình bày ở bảng 4.17 và thể hiện trên hình 4.8.

Bảng 4.17. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm

ĐVT: mean ± SD, kg/con/ngày


Giai đoạn thí

nghiệm (tuần)

Lô TN 1

Lô TN 2

Lô TN 3

Lô TN 4

P value

N (con)

59

59

60

60


Tuần 1 - 4

0,827c ± 0,034

0,831c ± 0,028

0,856b ± 0,019

0,872a ± 0,017

P<0,05

Tuần 5 - 8

0,829c ± 0,021

0,851b ± 0,028

0,871a ± 0,019

0,880a ± 0,017

P<0,05

Tuần 9 - 11

0,853 ± 0,123

0,852± 0,029

0,857 ± 0,023

0,854 ± 0,04

P>0,05

Tuần 1 - 11

0,839b ± 0,012

0,844b ± 0,011

0,862a ± 0,009

0,868a ± 0,015

P<0,05

Ghi chú: TN: thí nghiệm; trong cùng một hàng, các giá trị trung bình mang các chữ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).


Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối (kg/con/ngày) ở giai đoạn 1 - 4 tuần thí nghiệm cao nhất là lô TN 4 đạt 0,872 kg/con/ngày, sau đó đến lô TN 3, lô TN 2 và lô TN 1 có giá trị lần lượt là: 0,856 kg/con/ngày, 0,831 kg/con/ngày và 0,827 kg/con/ngày. Sự sai khác về độ sinh trưởng tuyệt đối giữa lô TN 4, lô TN 3 so với lô TN 2 và lô TN 1 là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Sinh trưởng tuyệt đối của lợn ở lô TN 1 và TN 2 là tương đương nhau.

Sinh trưởng tuyệt đối giai đoạn 5 - 8 tuần thí nghiệm có kết quả tương tự như giai đoạn 1 - 4 tuần thí nghiệm. Sinh trưởng tuyệt đối lô TN 4 (0,88 kg/con/ngày) và lô TN 3 (0,871 kg/con/ngày) cao hơn lô TN 2 (0,851 kg/con/ngày) và lô TN 1 (0,829 kg/con/ngày). Sinh trưởng tuyệt đối lô TN 1 và lô TN 2 tương đương nhau.

Sinh trưởng tuyệt đối giai đoạn 9 - 11 tuần thí nghiệm là tương đương nhau, sai khác không có ý nghĩa thống kê. Do giai đoạn này lợn có khối lượng hơn 70 kg, đang trong giai đoạn vỗ béo. Lợi thế của gạo tấm có hàm lượng xơ thấp hơn ngô ở hai giai đoạn thí nghiệm đầu đã không còn vì theo Le Sciellour & cs. (2018), trong giai đoạn vỗ béo, hệ vi sinh vật tiêu hóa xơ của lợn đã hoàn chỉnh nên tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng, đặc biệt là xơ tăng lên cho nên các lô thí nghiệm có tỷ lệ ngô cao không ảnh hưởng đến sinh trưởng tuyệt đối.

Tổng kết 1 - 11 tuần thí nghiệm: sinh trưởng tuyệt đối (kg/con/ngày) của lô TN 4 (0,868 kg/con/ngày) và lô TN 3 (0,862 kg/con/ngày ) tương đương nhau và cao hơn lô TN 2 (0,844 kg/con/ngày ) và lô TN 1 (0,839 kg/con/ngày), sự sai khác là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Điều đó chứng tỏ sử dụng 50% và 75% gạo tấm thay thế ngô đã làm tăng sinh trưởng tuyệt đối.



Hình 4.8. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn từ 1 - 11 tuần thí nghiệm

Khi nguồn cung các nguyên liệu thức ăn giàu năng lượng trên thị trường quốc tế giảm, đẩy giá nguyên liệu tăng lên thì việc gia tăng nghiên cứu, sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có là xu thế tất yếu. Ở những nước có nền văn minh lúa nước, những nghiên cứu sử dụng thóc, gạo trắng, tấm, gạo lật như một nguyên liệu thức ăn giàu năng lượng dùng trong chăn nuôi khá phổ biến. Wu & Liu (1986) đã cho biết, sử dụng gạo trắng làm thức ăn cho lợn đang sinh trưởng thấy có đáp ứng tốt về sinh trưởng nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Schirmann & cs. (2018) đã tiến hành xác định tỷ lệ tiêu hóa, ước tính giá trị năng lượng của gạo tấm, cám gạo chiết ly và cám gạo hấp đối với lợn sinh trưởng. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy gạo tấm có tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ, mật độ DE, ME cao hơn rò rệt so với cám gạo chiết ly và cám hấp. Do có tỷ lệ tiêu hóa cao nên việc thay thế ngô bằng gạo tấm trong khẩu phần ăn đã cải thiện được tốc độ sinh trưởng của lợn. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng gạo lật như một nguyên liệu giàu năng lượng trong khẩu phần ăn của lợn thịt được

tiến hành ở Trung Quốc (Gao & Dong, 1993; He & cs., 1994; Zhang & cs., 1999; He & cs., 2000; Piao & cs., 2002).

Zhang & cs. (2002) cho biết tăng khối lượng của lợn có xu hướng cao hơn khi sử dụng khẩu phần mà ngô được thay thế bằng gạo lật. Kim & cs. (2021) đã tiến hành thí nghiệm sử dụng gạo lật thay thế 25%, 50%, 75% và 100% ngô trong khẩu phần ăn của lợn nuôi thịt. Kết quả thí nghiệm cho thấy các mức thay thế ngô bằng gạo lật đã không ảnh hưởng đến tăng khối lượng của lợn giai đoạn nuôi sinh trưởng và giai đoạn nuôi vỗ béo. Như vậy, các nghiên cứu này cũng phù hợp so với nghiên cứu của chúng tôi.

4.3.3. Lượng thức ăn thu nhận

Lượng thức ăn thu nhận có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định năng suất của vật nuôi. Có nhiều yếu tố chi phối lượng thức ăn thu nhận: di truyền, thức ăn, môi trường, trạng thái sinh lý của vật nuôi… Lượng thức ăn thu nhận của lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.18.

Bảng 4.18. Lượng thức ăn thu nhận

ĐVT: mean ± SD, kg/con/ngày


Thời gian thí

nghiệm (tuần)

Lô TN 1

Lô TN 2

Lô TN 3

Lô TN 4

Tuần 1 - 4

1,650 ± 0,2168

1,631 ± 0,236

1,644 ± 0,264

1,648 ± 0,267

Tuần 5 - 8

2,221 ±0,137

2,240 ± 0,157

2,252 ± 0,135

2,289 ± 0,146

Tuần 9 - 11

2,594 ± 0,074

2,676 ± 0,064

2,640 ± 0,111

2,679 ± 0,102

Tuần 1 - 11

2,115 ± 0,415

2,137 ± 0,456

2,147 ± 0,461

2,162 ± 0,462

Ghi chú: TN: thí nghiệm

Lượng thức ăn thu nhận ở 4 lô thí nghiệm tăng khi thời gian thí nghiệm tăng lên. Điều này phù hợp với đặc tính sinh lý của lợn thịt. Lượng thức ăn thu nhận ở 4 lô thí nghiệm đều tương đương nhau ở các giai đoạn thí nghiệm. Lượng thức ăn thu nhận trung bình từ 1 - 11 tuần thí nghiệm của lô TN 1, 2, 3 và 4 tương ứng là 2,115; 2,137; 2,147 và 2,162 kg/con/ngày. Sự sai khác không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy: sử dụng gạo tấm thay thế 25, 50 và 75% ngô trong thức ăn đã không ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận của lợn thịt.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022