Sử Dụng Gạo Tấm Thay Thế Ngô Trong Thức Ăn Cho Lợn Nái

Màu sáng L*: có giá trị từ 0 tới 100 (0: màu đen (black) và 100 là màu trắng (white)), giá trị L* càng lớn thì màu thịt càng sáng, L* càng bé thì thịt chuyển màu tối.

Màu đỏ a*: có giá trị từ - 60 tới + 60 (giá trị - là màu xanh lá cây (green) và giá trị + là màu đỏ (red), giá trị a* càng lớn (+) màu thịt càng đỏ, a* càng bé thịt chuyển màu xanh lá cây).

Màu vàng b*: có giá trị từ - 60 tới + 60 (giá trị - là màu xanh sẫm (blue) và giá trị + là màu vàng (yellow), giá trị b* càng bé thịt chuyển màu xanh sẫm).

Giá trị pH45 và pH24

Đo pH ở cơ thăn giữa xương sườn 13 - 14 vào thời điểm 45 phút (pH45), và 24 giờ (pH24) bảo quản sau khi bằng máy đo pH Testo 230 (Đức). Giá trị pH là trị số trung bình của 5 lần đo trên 5 điểm khác nhau theo phương pháp Clinquart (2004).

Tỷ lệ mất nước bảo quản và chế biến 24 giờ sau giết thịt:

Tỷ lệ mất nước sau 24 giờ bảo quản (%): lấy khoảng 50 gram thịt của cơ thăn ở vị trí xương sườn 13 - 14 sau khi giết mổ, bảo quản mẫu trong túi nhựa kín ở nhiệt độ 4oC trong 24 giờ. Cân khối lượng mẫu trước và sau khi bảo quản bằng cân điện tử để xác định tỷ lệ mất nước.

Xác định tỷ lệ mất nước chế biến (%): xác định khối lượng mẫu cơ thăn sau bảo quản (24 giờ) đưa vào túi nhựa chịu nhiệt và hấp trong Waterbath ở nhiệt độ 800C trong vòng 75 phút, sau đó lấy mẫu túi ra và làm mát dưới vòi nước chảy ngoài túi mẫu trong 20 phút. Thấm khô bề mặt mẫu thịt bằng giấy mềm và cân khối lượng mẫu sau chế biến. Xác định tỷ lệ mất nước chế biến theo sự chênh lệch khối lượng mẫu trước và sau khi chế biến.

Độ dai của thịt 24 giờ sau giết thịt.

Xác định độ dai của thịt: mẫu thịt sau khi đã xác định tỷ lệ mất nước chế biến, dùng dụng cụ lấy mẫu (đường kính 1,25cm) lấy 5 - 10 mẫu (thỏi) thịt cùng chiều với thớ cơ và đưa vào máy xác định lực cắt Warner - Bratzler 2000D (Mỹ) để xác định lực cắt. Độ dai của mẫu thịt được xác định là trung bình của 5 - 10 lần đo lặp lại.

3.2.4. Sử dụng gạo tấm thay thế ngô trong thức ăn cho lợn nái

3.2.4.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu: lợn nái lai L x Y.

+ Vật liệu nghiên cứu: gạo tấm, ngô.

- Địa điểm và thời gian nghiên cứu

+ Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH MTV lợn giống Lạc Vệ, Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam.

+ Thời gian nghiên cứu: từ 01/2016 đến 04/2017.

3.2.4.2. Chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng 25, 50 và 75% gạo tấm thay thế ngô trong thức ăn hỗn hợp trên lợn nái lai L x Y đến các chỉ tiêu như sau:

- Khối lượng của lợn nái thí nghiệm: đầu thí nghiệm, 14 và 24 ngày sau đẻ.

- Lượng thức ăn thu nhận của lợn thí nghiệm: tuần 1, tuần 2, tuần 3 và 24 ngày sau đẻ.

- Thời gian động dục trở lại của lợn nái sau khi cai sữa (ngày).

- Khối lượng lợn con: sơ sinh, 4 ngày, 11 ngày, 18 ngày và 24 ngày tuổi.

- Tỷ lệ lợn con nuôi sống và tiêu chảy.

- Hiệu quả sử dụng gạo tấm thay thế ngô trong thức ăn cho lợn nái.

3.2.4.3. Phương pháp tiến hành thí nghiệm

- Bố trí thí nghiệm:

Lựa chọn những lợn nái đẻ lứa 2, lứa 3 để làm thí nghiệm. Mỗi nái nuôi con được nuôi riêng một cũi, 10 nái/lô thí nghiệm.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn nái được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên đàn lợn nái


Chỉ tiêu

Lô TN 1 (ĐC)

Lô TN 2

Lô TN 3

Lô TN 4

Giống

L x Y

L x Y

L x Y

L x Y

Tỷ lệ gạo tấm thay thế ngô (%)

0

25

50

75

Số lợn/ô (con)

10

10

10

10

Số lần lặp (n)

03

03

03

03

Tổng số lợn (con/lô)

30

30

30

30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn - 8

- Thức ăn thí nghiệm

Trước khi làm thí nghiệm thì lợn ở 4 lô thí nghiệm sử dụng thức ăn DABACO 86 do Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp DABACO sản xuất, trong quá trình làm thí nghiệm thì lô đối chứng (lô thí nghiệm 1) được sử dụng thức ăn là N992 do Công ty thức ăn chăn nuôi NUTRECO thuộc Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam sản xuất, 3 lô thí nghiệm còn lại được sử dụng thức ăn bổ sung gạo tấm thay thế ngô ở các tỷ lệ 25%, 50% và 75%. Công thức và nhu cầu dinh dưỡng trong thức ăn cho lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.8 và 3.9.

Bảng 3.8. Công thức thức ăn thí nghiệm

ĐVT: %


Tên nguyên liệu

Lô TN 1

Lô TN 2

Lô TN 3

Lô TN 4

Ngô

40,2

30,15

20,1

10,05

Gạo tấm

0

10,05

20,1

30,15

Sắn

13,1

13,1

13,1

13,1

Cám gạo

6

6

6

6

Cám mỳ

2

2

2

2

Khô đỗ

19,6

19,6

19,6

19,6

Đỗ tương ép đùn

5

5

5

5

DDGS

4

4

4

4

Bột cá

2

2

2

2

Bột đá

1,6

1,6

1,6

1,6

Rỉ đường

2,5

2,5

2,5

2,5

Mono Canxi phốt phát

1,2

1,2

1,2

1,2

Dầu cá

0,9

0,9

0,9

0,9

Premix Vitamin khoáng và phụ gia

1,5

1,5

1,5

1,5

Muối (NaCL)

0,3

0,3

0,3

0,3

Chất chống mốc

0,1

0,1

0,1

0,1

Tổng

100

100

100

100

Giá tiền, VNĐ/kg

7068,7

7712,6

7738

7764,2

ME, kcal/kg

3202

3200

3200

3202

Protein thô, %

17,5

17,52

17,54

17,56

Lysine, %

0,92

0,95

0,93

0,94

Methionine, %

0,24

0,26

0,25

0,27

Bảng 3.9. Nhu cầu dinh dưỡng trong thức ăn cho lợn thí nghiệm

ĐVT: %


Thành phần dinh dưỡng

Lô TN 1

Lô TN 2

Lô TN 3

Lô TN 4

Protein thô

17,5

17,5

17,5

17,5

ME (Kcal/kg)

3200

3200

3200

3200

Độ ẩm

12

12

12

12

Lipit

4,48

4,48

4,48

4,48

Xơ thô

4,89

4,89

4,89

4,89

Tro thô

6,22

6,22

6,22

6,22

Ca

1,15

1,15

1,15

1,15

P tổng số

0,68

0,68

0,68

0,68

P hấp thu

0,45

0,45

0,45

0,45

NaCL

0,45

0,45

0,45

0,45

Lysin

0,9

0,9

0,9

0,9

Methionine

0,28

0,28

0,28

0,28

Methionine + Cystine

0,56

0,56

0,56

0,56

Threonin

0,6

0,6

0,6

0,6

Tryptophan

0,2

0,2

0,2

0,2

- Phương pháp theo dòi các chỉ tiêu

+ Khối lượng của lợn nái thí nghiệm: lợn được cân bằng cân điện tử tự động vào một ngày, giờ cố định và được cân từng con một, cân vào ngày 1, ngày 14 và ngày 24 sau đẻ.

+ Lượng thức ăn thu nhận của nái

Lượng thức ăn thu nhận (kg/con/ngày): hằng ngày cân chính xác lượng thức ăn đổ vào máng cho từng lợn nái vào một giờ nhất định của ngày hôm sau, khi lợn nái ăn xong vét toàn bộ lượng thức ăn còn thừa trong máng và đem cân lại. Thức ăn được cân trong tất cả 24 ngày thí nghiệm.

LTATN (kg) = Lượng thức ăn cho ăn - lượng thức ăn thừa

+ Thời gian động dục trở lại sau cai sữa: theo dòi, ghi chép đầy đủ số ngày tính từ khi cai sữa đến khi lợn nái động dục trở lại của tất cả các nái ở 04 lô thí nghiệm.

+ Khối lượng lợn con thí nghiệm

Cân lợn con ở các thời điểm sơ sinh, 4 ngày, 11 ngày, 18 ngày và 24 ngày tuổi. Cân vào ngày giờ cố định, trước khi cho ăn buổi sáng, cân tất cả lợn con/ổ của từng nái. Cân bằng cân điện tử 10 kg có độ chính xác ± 0,5 g.

+ Tỷ lệ lợn con nuôi sống và tỷ lệ lợn con tiêu chảy

Xác định bằng tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn nuôi. Hàng ngày đếm chính xác số lợn chết của từng lô thí nghiệm.


Tỷ lệ nuôi sống (%) =

Số lợn sống đến cuối kỳ

100

Số lợn đầu kỳ

+ Tỷ lệ lợn con tiêu chảy: hàng ngày theo dòi số lợn con tiêu chảy, số lợn con có mặt. Xác định tỷ lệ tiêu chảy của lợn con theo công thức:


Tỷ lệ tiêu chảy (%) =

Tổng số lợn con tiêu chảy

100

Tổng số lợn con thí nghiệm


3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được phân tích theo phương pháp phân tích phương sai một nhân tố bằng thủ tục GLM của phần mềm Minitab 16. Các tham số thống kê mô tả của các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: dung lượng mẫu (n), trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (SD).

Số liệu thu được được xử lý theo mô hình thống kê sau: xij = m + ai + eij

Trong đó:

m là trung bình chung;

ai là chênh lệch do ảnh hưởng của công thức thức ăn; eij là sai số độc lập phân phối chuẩn;

So sánh cặp các giá trị trung bình bằng phép so sánh Tukey và Chi bình phương.


PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


4.1. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC, GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG CỦA GẠO LẬT VÀ GẠO TẤM

4.1.1. Thành phần hóa học của gạo lật

Sản phẩm đầu ra của ngành chế biến thóc, gạo bao gồm trấu 20%, gạo lật (còn gọi là gạo lứt) 80%, cám bổi 11% (trong đó cám mịn 8% và cám thô 3%), tấm 2% và gạo trắng khoảng 67%.

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn có vai trò đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong thiết lập công thức thức ăn cho vật nuôi. Để có thể sử dụng được gạo lật và tấm làm thức ăn cho lợn hoặc các đối tượng vật nuôi khác, các nguyên liệu này nhất thiết phải được phân tích thành phần hóa học, xác định giá trị dinh dưỡng.

Bảng 4.1. Thành phần hóa học của gạo lật

ĐVT: %


Loại gạo lật

Độ ẩm

Protein thô

Lipit thô

Xơ thô

Tro thô

DXKN


% theo VCK



Gạo lật VH1

13,19

8,32

4,19

1,07

0,93

85,49

Gạo lật VH1

12,62

8,61

3,92

0,87

0,77

90,83

Gạo lật 1

13,64

10,13

4,59

1,1

1,17

83,01

Gạo lật 2

13,77

10,46

4,7

1

1,21

82,63

IR 50404

10,14

7,81

3,11

1,11

0,87

87,10

Nhị ưu 838

10,58

7,21

3,65

2,57

1,15

85,42

Vật tư NA2

10,93

8,17

3,72

2,52

1,16

84,43

Việt Hương 135

10,40

7,35

3,83

2,28

1,01

85,53

Mean

11,91

8,51

3,96

1,57

1,03

85,56

± SD

1,55

1,20

0,52

0,75

0,16

2,58

Ghi chú: Mẫu gạo lật 1 và mẫu gạo lật 2 được lấy tại Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam và không xác định được giống.

Kết quả phân tích thành phần hóa học của gạo lật cho thấy các giống lúa khác nhau thì thành phần hóa học trong gạo lật cũng khác nhau. Hàm lượng protein thô trong gạo lật biến động từ 7,21 - 10,46%, cao nhất là của mẫu gạo lật lấy tại Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam và thấp nhất là giống lúa Nhị ưu 838. Hàm lượng lipit trong gạo lật có sự biến động không lớn, thấp nhất là gạo lật của giống IR50404 (3,11%), cao nhất là mẫu gạo lật lấy tại Công ty cổ

phần tập đoàn DABACO Việt Nam (4,7%). Hàm lượng xơ thô có sự biến động giữa các loại gạo lật, cao nhất là ở gạo lật của giống lúa Nhị ưu 838 (2,57%) và thấp nhất ở gạo lật của giống lúa VH1 (0,87%). Hàm lượng tro thô khá đồng đều giữa các loại gạo lật, dao động trong khoảng 0,77 - 1,21%.

Độ ẩm của gạo lật hầu hết các giống lúa ở trong khoảng 10,14 - 13,77%, đây là độ ẩm phù hợp cho việc bảo quản.

Kết quả trung bình về các chỉ tiêu dinh dưỡng của các loại gạo lật cụ thể là protein thô 8,51%, lipit thô 3,96%, xơ thô 1,57%, tro thô 1,03%.

Stein & cs. (2016) cho biết gạo lật có hàm lượng VCK 88,1%, hàm lượng protein thô 9,5 %, lipit thô 3,2 %, xơ thô 3,4%, tro thô 1,2%.

Theo các kết quả công bố của Leeson & Summers (2008); Kosaka (1990); Viện Chăn Nnuôi (1995); Li & cs. (2006) thì hàm lượng protein thô trong gạo lật biến động từ 7,9 - 8,59%; hàm lượng lipit thô từ 0,6 - 2,42%, hàm lượng lipit có nhiều biến động do cấu trúc của các loại máy xát. Hàm lượng xơ thô trong gạo lật thấp từ 0,9 - 2,44%. Đây là yếu tố quan trọng để giúp làm tăng tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của gạo lật khi sử dụng làm thức ăn cho lợn. Trong gạo lật rất giàu tinh bột, điều này minh chứng ở hàm lượng DXKN (theo VCK) trong gạo lật rất cao (85,56%). Gạo lật là loại thức ăn giàu năng lượng làm thức ăn cho lợn.

Hàm lượng tinh bột và đường của gạo lật được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Hàm lượng tinh bột và đường của gạo lật

ĐVT: %


Loại gạo lật

Độ ẩm

Tinh bột

Đường


% theo VCK

Gạo lật VH1

13,19

78,90

1,35

Gạo lật VH1

12,62

77,78

1,47

Gạo lật 1

13,64

79,94

2,10

Gạo lật 2

13,77

80,28

2,45

IR 50404

10,14

80,57

1,76

Nhị ưu 838

10,58

76,43

1,62

Vật tư NA2

10,93

77,92

1,98

Việt Hương 135

10,40

76,73

1,29

Mean

11,91

78,57

1,75

± SD

1,55

1,60

0,40

Ghi chú: mẫu gạo lật 1 và mẫu gạo lật 2 được lấy tại Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam và không xác định được giống.

Hàm lượng tinh bột trung bình của 8 loại gạo lật là 78,57% (theo VCK), thấp nhất 76,43% ở gạo lật Nhị ưu 838 và cao nhất 80,57% ở gạo lật IR 50404. Kết quả phân tích trong nghiên cứu này tương đương kết quả của Zhang & cs. (2002), Stein & cs. (2016), hai nghiên cứu này cho biết hàm lượng tinh bột theo VCK tương ứng của gạo lật là 82,4% và 80,9%.

Hàm lượng đường của gạo lật trung bình là 1,75%. Theo công bố của Atul & Sanjeev (2018), hàm lượng đường của gạo lật là 0,95% (theo VCK).

4.1.2. Thành phần hóa học của gạo tấm

Kết quả phân tích thành phần hóa học trong gạo tấm được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Thành phần hóa học của gạo tấm

ĐVT: %


Gạo

tấm

Độ

ẩm

Protein thô

Lipit thô

Xơ thô

Tro thô

DXKN


% theo VCK



Mẫu 1

12,81

8,47

0,26

1,00

1,09

88,6

Mẫu 2

13,33

8,29

0,62

1,33

1,33

88,43

Mẫu 3

13,52

9,29

0,52

0,9

1,45

87,84

Mẫu 4

14,13

9,05

0,75

0,94

1,06

88,21

Mẫu 5

13,84

8,76

0,65

1,28

1,17

87,49

Mẫu 6

12,04

8,86

0,91

1,49

0,99

87,75

Mean

13,28

8,79

0,62

1,16

1,18

88,05

± SD

0,76

0,34

0,20

0,22

0,16

0,39

Ghi chú: mẫu 1 lấy tại Công ty Cổ phần TACN Thái Dương; mẫu 2 và mẫu 3 lấy tại Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam; mẫu 4, 5, 6 lấy tại Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam.


Độ ẩm của gạo tấm trong 6 mẫu được phân tích dao động trong khoảng từ 12,04 - 14,13%, trung bình 13,28%. Protein thô nằm trong khoảng 8,29 - 9,29%, trung bình 8,79%; lipit thô từ 0,26 - 0,91%, trung bình 0,62%; xơ thô trong khoảng từ 0,9 - 1,49%, trung bình 1,16%; tro thô dao động từ 0,99 - 1,45%, trung bình 1,18%.

Kết quả công bố của Lizbeth (2011) cho biết hàm lượng protein thô, lipit thô, xơ thô, tro thô và DXKN (theo VCK) tương ứng của gạo tấm là: 9,8; 1,8; 0,48; 0,88 và 86%. Theo Dadalt & cs. (2016): hàm lượng protein thô, lipit thô,

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí