Khối lượng trung bình của lợn nái ban đầu (ngày 1) ở các lô: TN 1 (Đối chứng) là 240,64 kg/con, TN 2 là 242,54 kg/con, TN 3 và TN 4 lần lượt là 244,35 và 243,20 kg/con. Tuy nhiên, khối lượng trung bình của lợn nái ở các lô thí nghiệm không có sự khác nhau về thống kê (P > 0,05). Do đó, sự thiết kế phân lô thí nghiệm để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn nái nuôi con là hoàn toàn đảm bảo cho các kết luận trong nghiên cứu của chúng tôi.
Đến ngày thứ 14 sau đẻ:
Lợn nái ở lô TN 1 hao hụt nhiều nhất là 4,14 kg, lô TN 2 và lô TN 4 hao hụt lần lượt là 3 kg và 0,97 kg. Thấp nhất là lô TN 3, lợn nái chỉ hao hụt 0,61 kg. Kết quả đó cho thấy ảnh hưởng tích cực của gạo tấm khi thay thế ngô trong khẩu phần ăn cho lợn nái trong giai đoạn nuôi con. Tuy nhiên, sự khác nhau này không có ý nghĩa về thống kê (P>0,05).
Đến ngày thứ 24 sau đẻ:
Lợn nái ở lô TN 1 hao hụt nhiều nhất là 7,58 kg, cao nhất so với các lô thí nghiệm còn lại; hao hụt ít nhất là lô TN 4 chỉ có 1,03 kg so với ngày thứ nhất. Ở lô TN 2 và TN 3 lần lượt là 2,91 kg và 2,72 kg. Tuy nhiên, sự sai khác về hao hụt khối lượng lợn nái giữa các lô không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Tỷ lệ hao hụt khối lượng lợn nái giữa các lô thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.24 và hình 4.10.
Bảng 4.24. Tỷ lệ hao hụt lợn nái thí nghiệm
ĐVT: %
Số lợn nái (con) | Lô TN 1 | Lô TN 2 | Lô TN 3 | Lô TN 4 | |
Ngày 14 | 30 | 1,72 | 1,24 | 0,25 | 0,39 |
Ngày 24 | 30 | 3,15 | 1,20 | 1,11 | 0,42 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sinh Trưởng Tuyệt Đối Của Lợn Con Từ 4 Đến 23 Ngày Tuổi
- Tỷ Lệ Tiêu Chảy Và Tỷ Lệ Chết Của Lợn Con Thí Nghiệm
- Hiệu Quả Sử Dụng Thức Ăn (Kg Ta/kg Tăng Khối Lượng)
- Khối Lượng Lợn Con Thí Nghiệm Giai Đoạn Sơ Sinh Đến 24 Ngày Tuổi
- Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn - 15
- Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn - 16
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
Như vậy, tỷ lệ hao hụt ở lô đối chứng sau 14 ngày và 24 ngày là cao nhất, ở mức 1,72% (sau 14 ngày) và 3,15% (sau 24 ngày). Thấp nhất ở lô thí nghiệm 4, chỉ có 0,39% (sau 14 ngày) và 0,42% (sau 24 ngày). Lô thí nghiệm 2 và lô thí nghiệm 3 có mức hao hụt lần lượt là 1, 24%; 1,20% (sau 14 ngày) và 0,25%;
1,11% (sau 24 ngày).
Hình 4.9. Khối lượng lợn nái giữa các lô thí nghiệm
Như vậy, khi không sử dụng gạo tấm làm thức ăn cho lợn nái sẽ làm hao hụt nái rất lớn về khối lượng. Từ đó, làm giảm sức đề kháng của nái nuôi con, dễ phát sinh các bệnh đối với lợn nái và ảnh hưởng tới sự nuôi con. Khi sử dụng gạo tấm thay thế ngô ở mức 75% đã làm hao hụt khối lượng nái không đáng kể (1,03 kg), từ đó không làm ảnh hưởng nhiều tới sức đề kháng của lợn nái nuôi con. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng bệnh với lợn nái cũng như lợn con theo mẹ.
Theo Lê Văn Huyên (2017), hao hụt khối lượng lợn nái Y x L nuôi con (cai sữa lúc 21 ngày) cho ăn thóc thay thế ngô ở các tỷ lệ 15%, 30%, 50%, 75% và 100% (tính theo giá trị năng lượng trao đổi - ME) lần lượt là 13,2 kg, 12 kg, 12,3 kg, 13,3 kg và 16,2 kg. Như vậy, khối lượng hao hụt của nái trong nghiên cứu này cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi, nguyên nhân do gạo tấm có năng
lượng trao đổi lớn hơn thóc và lượng thức ăn thu nhận của nái khi sử dụng gạo tấm thay thế ngô cũng cao hơn so với thóc.
Hình 4.10. Tỷ lệ hao hụt lợn nái nuôi con
4.4.2. Khả năng thu nhận thức ăn của lợn nái
Trong giai đoạn nuôi con của lợn nái, nhu cầu về dinh dưỡng đối với cơ thể là rất cao. Do đó, đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ lượng thức ăn kèm theo thành phần dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn nuôi con của lợn mẹ. Bên cạnh đó, chế dộ dinh dưỡng hợp lí sẽ làm giảm hao mòn khối lượng cơ thể của lợn nái, rút ngắn thời gian động dục trở lại và thời gian cai sữa lợn con, giảm tỷ lệ tiêu chảy và tăng tỷ lệ nuôi sống lợn con... Từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản.
Kết quả lượng thức ăn thu nhận của lợn nái các lô thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.25 và hình 4.11.
- Ở tuần nuôi thứ nhất
Lượng thức ăn thu nhận có sự khác nhau giữa lô TN 1, lô TN 2 và lô TN 3 (lần lượt là: 4,87, 4,49 và 4,40 kg/con/ngày), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê.
Tuy nhiên, lượng thức ăn thu nhận của nái giữa lô TN 1 và lô TN 4 lại không có sự khác nhau về thống kê (P > 0,05). Kết quả đó cho thấy: thay thế ngô trong khẩu phần ăn bằng gạo tấm ở tỷ lệ 75% sẽ không ảnh hưởng tới lượng thức ăn thu nhận của lợn nái, nếu thay thế ở tỷ lệ 25% và 50% thì lợn nái sẽ ăn ít hơn, từ đó ảnh hưởng tới sức đề kháng của lợn nái nuôi con.
- Ở tuần nuôi thứ hai
Lượng thức ăn thu nhận của lợn nái ở các lô thí nghiệm cho kết quả tương tự như tuần nuôi thứ nhất. Lượng thức ăn thu nhận ở lô TN 1 (7,21 kg/con/ngày) và TN 4 (7,17 kg/con/ngày) có kết quả cao hơn so với lô TN 2 và TN 3 lần lượt là 6,57 và 6,55 kg/con/ngày.
- Ở tuần nuôi thứ ba
Lượng thức ăn thu nhận ở lô TN 4 sử dụng 75% gạo tấm thay thế ngô đạt cao nhất so với các lô thí nghiệm còn lại. Tuy nhiên, chưa có sự khác biệt về thống kê (P > 0,05) so với lô TN 1 và TN 2. Lượng thức ăn thu nhận ở các lô TN 1, TN 2, TN 3 và TN 4 lần lượt là: 7,86; 7,85; 7,80 và 8,23 kg/con/ngày.
- Trung bình 24 ngày nuôi
Lượng thức ăn thu nhận của lô TN 4 (6,94 kg/con/ngày) cao hơn so với lô TN 2 và TN 3 (có kết quả lần lượt là 6,55 và 6,53 kg/con/ngày), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Như vậy, trong chăn nuôi lợn nái nuôi con nên sử dụng gạo tấm thay thế ngô trong khẩu phần ăn ở mức 75% để không làm ảnh hưởng tới lượng thức ăn thu nhận của nái và sẽ tốt hơn so với mức thay thế gạo tấm cho ngô ở tỷ lệ 25% và 50%.
Sự chênh lệch lớn nhất là trong tuần nuôi thứ hai sau khi đẻ do lúc này các cơ quan sinh dục đã hồi phục, do đó khả năng thu nhận thức ăn của lợn đã dần ổn định, lúc này lợn bắt đầu ăn mạnh từ giai đoạn tuần thứ hai và ăn ổn định đến khi cai sữa.
Từ bắt đầu tuần thứ ba đến khi cai sữa, khả năng thu nhận thức ăn của lợn có tăng lên nhưng tăng ít hơn so với tuần thứ hai do nhu cầu về năng lượng của nái không cao như tuần thứ hai vì lợn con phần nào đã được cung cấp năng lượng qua thức ăn, không hoàn toàn phụ thuộc vào sữa lợn mẹ.
Bảng 4.25. Lượng thức ăn thu nhận của lợn nái
ĐVT: mean±SD; kg/con/ngày
Chỉ tiêu | Lô TN 1 | Lô TN 2 | Lô TN 3 | Lô TN 4 | |
Số lợn nái (con) | 10 | 10 | 10 | 10 | |
LTATN tuần 1 | 5,15a±0,32 | 4,60b±0,34 | 4,39b±0,25 | 4,63b±0,23 | |
Thí nghiệm lần 1 | LTATN tuần 2 | 7,66 a ±0,35 | 6,52b±1,05 | 6,49b±1,08 | 7,42ab±0,26 |
LTATN tuần 3 | 8,13a±0,48 | 7,5 a±1,04 | 7,50a±0,84 | 8,31a±0,21 | |
LTATN 24 ngày | 7,01a±0,29 | 6,43 ab ±0,82 | 6,37 b±0,59 | 6,98ab±0,16 | |
Số lợn nái (con) | 10 | 10 | 10 | 10 | |
LTATN tuần 1 | 4,57 a±0,18 | 4,14 b±0,39 | 4,32 ab ±0,29 | 4,58 a±0,38 | |
Thí nghiệm lần 2 | LTATN tuần 2 | 6,76 a±0,34 | 6,47 a±0,45 | 6,52 a±0,24 | 6,82 a±0,24 |
LTATN tuần 3 | 7,36a±0,91 | 7,82 a±0,71 | 8,07 a±0,52 | 8,06 a±0,42 | |
LTATN 24 ngày | 6,41 a±0,46 | 6,43 a±0,59 | 6,61a±0,24 | 6,80 a±0,22 | |
Số lợn nái (con) | 10 | 10 | 10 | 10 | |
LTATN tuần 1 | 4,89 a±0,29 | 4,73 ab±0,13 | 4,50b±0,13 | 4,83 a±0,18 | |
Thí nghiệm lần 3 | LTATN tuần 2 | 7,20 a±0,17 | 6,72 b±0,14 | 6,63b±0,23 | 7,28a±0,14 |
LTATN tuần 3 | 8,09ab ± 0,22 | 8,18a ± 0,19 | 7,85b ± 0,12 | 8,31a±0,14 | |
LTATN 24 ngày | 6,88 b ± 0,07 | 6,79 b ± 0,09 | 6,59 c ± 0,10 | 7,05a±0,16 | |
Số lợn nái (con) | 30 | 30 | 30 | 30 | |
Tổng hợp cả 3 lần thí nghiệm | LTATN tuần 1 | 4,87 a±0,36 | 4,49 bc±0,39 | 4,40 c±0,24 | 4,68 ab±0,29 |
LTATN tuần 2 | 7,21 a±0,47 | 6,57 b±0,65 | 6,55 b±0,63 | 7,17 a±0,34 | |
LTATN tuần 3 | 7,86 ab±0,69 | 7,85 ab±0,76 | 7,80 b±0,60 | 8,23 a±0,32 | |
LTATN 24 ngày | 6,77ab±0,40 | 6,55b±0,59 | 6,53b±0,37 | 6,94 a±0,21 |
85
85
Ghi chú: TN: thí nghiệm; các giá trị trong cùng hàng mang các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Hình 4.11. Lượng thức ăn thu nhận qua các tuần nuôi
4.4.3. Thời gian động dục trở lại sau cai sữa của lợn nái
Thời gian động dục trở lại sau cai sữa (ngày): là thời gian từ lúc cai sữa đến lúc động dục trở lại. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào giống lợn, thể trạng, chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn nuôi con và sau cai sữa.
Trong chăn nuôi lợn nái, việc rút ngắn được khoảng cách lứa đẻ của mỗi nái đều rất được coi trọng, nó đánh giá được hiệu quả của mỗi nái trên một năm cũng như cả đời của mỗi nái. Tăng số lứa đẻ của mỗi nái có thể thực hiện bằng cách rút ngắn thời gian động dục trở lại của mỗi nái sau khi cai sữa lợn con và rút ngắn thời gian cai sữa của lợn con của mỗi nái. Tuy nhiên, việc rút ngắn thời gian cai sữa của lợn con sẽ làm lợn con bị stress mạnh. Do đó, việc rút ngắn thời gian cai sữa của lợn con là không được khả thi. Vì vậy, rút ngắn khoảng thời gian động dục trở lại của mỗi nái kể từ khi cai sữa là phù hợp.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng động dục trở lại của lợn nái như yếu tố môi trường, nhiệt độ, thời gian cai sữa của lợn con, thức ăn... Trong đó, thức ăn của lợn nái là một trong những yếu tố quan trọng để giúp lợn nái động dục trở lại, nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợn nái cũng như lợn con theo mẹ.
Kết quả theo dòi thời gian động dục trở lại của lợn nái thí nghiệm ở các lô được trình bày ở bảng 4.26 và hình 4.12.
Bảng 4.26. Thời gian động dục trở lại của lợn nái thí nghiệm
ĐVT: ngày
Số nái (con) | Lô TN 1 | Lô TN 2 | Lô TN 3 | Lô TN 4 | |
Thí nghiệm lần 1 | 10 | 4,63 a±0,74 | 4,19 ab±0,62 | 3,59 bc±0,52 | 3,16 c±0,33 |
Thí nghiệm lần 2 | 10 | 5,06 a±0,73 | 4,21 b±0,64 | 3,72 bc±0,47 | 3,25 c±0,27 |
Thí nghiệm lần 3 | 10 | 4,68 a±0,71 | 4,40 ab±0,74 | 3,74 bc±0,43 | 3,17 c±0,27 |
Tổng hợp cả 3 lần thí nghiệm | 30 | 4,79 a±0,73 | 4,26 b±0,65 | 3,68 c±0,46 | 3,19 d±0,29 |
Ghi chú: TN: thí nghiệm; các giá trị trong cùng hàng mang các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Khi sử dụng gạo tấm thay thế ngô trong thức ăn cho lợn nái nuôi con đã rút ngắn thời gian động dục trở lại của lợn nái. Thời gian động dục trở lại tỷ lệ nghịch với tỷ lệ gạo tấm thay thế ngô trong khẩu phần ăn của lợn nái. Cụ thể như sau:
Ở lô TN 1 (sử dụng 100% ngô) có thời gian động dục trở lại dài nhất, trung bình 4,79 ngày. Lô TN 2 và TN 3 có thời gian động dục trở lại ngắn hơn lô TN 1, trung bình lần lượt là 4,26 ngày và 3,68 ngày. Thời gian này ở lô TN 4 là thấp nhất, trung bình chỉ có 3,19 ngày. Kết quả thí nghiệm này cũng tương đương kết quả của Lee & Kim (2018) cho biết thời gian động dục trở lại sau cai sữa của lợn nái L x Y là 4,5 đến 4,75 ngày (lợn con cai sữa ở 24 ngày tuổi).
Hình 4.12. Thời gian động dục trở lại của lợn nái
Như vậy, qua ba lần thí nghiệm đã cho thấy hiệu quả rò rệt của gạo tấm so với ngô về khoảng thời gian động dục trở lại sau khi cai sữa của lợn nái. Khi tỷ lệ thay thế ngô bằng gạo tấm càng cao thì thời gian động dục trở lại của lợn nái nuôi con càng ngắn. Khi sử dụng gạo tấm thay thế ngô ở tỷ lệ 75% trong khẩu phần ăn của lợn nái đã rút ngắn tới 1,6 ngày thời gian động dục trở lại so với lô đối chứng. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
4.4.4. Ảnh hưởng của việc sử dụng gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn nái nuôi con đối với lợn con từ lúc sinh ra đến 24 ngày cai sữa
4.4.4.1. Khối lượng cơ thể lợn con từ lúc sơ sinh đến 24 ngày cai sữa
Lợn con trong giai đoạn từ 1 - 24 ngày tuổi có tốc độ tăng trưởng rất nhanh và được thể hiện qua việc tăng khối lượng cơ thể.
Kết quả cân khối lượng lợn con được thể hiện ở bảng 4.27 và hình 4.13.
- Khối lượng lợn con sơ sinh:
Khối lượng trung bình của lợn con sơ sinh từ 1,57 kg/con đến 1,59 kg/con.
- Khối lượng lợn con 4 ngày tuổi
Sau 4 ngày sinh: khối lượng lợn con tỷ lệ thuận với tỷ lệ gạo tấm thay thế ngô. Khi thay thế ngô bằng gạo tấm đã có sự khác nhau về khối lượng lợn con ngay khi ở mức 50% trở lên so với đối chứng (TN 1) (P<0,05). Cụ thể: ở lô TN 4 (75%) có khối lượng lợn lớn nhất (2,09 kg/con) so với các lô còn lại, ở lô TN 3 đạt 2,08 kg/con và lô TN 2, TN 1 lần lượt là 2,07 kg/con và 2,05 kg/con. Điều đó cho thấy khi sử dụng gạo tấm thay thế ngô ở tỷ lệ khác nhau từ 50% trở lên đã mang lại kết quả tốt về chỉ tiêu khối lượng lợn con. Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Khối lượng lợn con 11 ngày tuổi
Sau sinh 11 ngày, kết quả thí nghiệm tại các lô tương tự như sau sinh 4 ngày. Khi thay thế ngô bằng gạo tấm ở tỷ lệ 75% (TN 4), khối lượng lợn con đạt 3,53 kg/con, ở lô TN 3 cao hơn so với lô đối chứng, đạt 3,52 kg/con (có ý nghĩa thống kê). Ở tỷ lệ thay thế 25% đạt 3,51 kg/con, tuy nhiên khi thay thế ở mức 25% chưa tạo lên sự khác nhau so với lô TN 1 do không có sự khác nhau về thống kê (P>0,05).