210
201,4
200
191,40
192,20
190
189,2
180
170
160
Không nhẹ cân
SDD nhẹ cân
Không thấp còi
SDD thấp còi
TTDD
Mức tiêu thụ (g/ngày)
Hình 3.3: Mức tiêu thụ gạo theo tình trạng dinh dưỡng (g/trẻ/ngày)
220.00
202
200.00
192
180.00
172
160.00
140.00
Chung 24-35 tháng 36-59 tháng
Mức tiêu thụ gạo (g//ngày)
Mức tiêu thụ gạo của trẻ ở nhóm tuổi 25-35 tháng là 172g/ngày, nhóm 36-59 tháng là 202g/ngày (hình 3.3).
Hình 3.4: Mức tiêu thụ gạo theo nhóm tuổi (g/trẻ/ngày)
Bảng 3.5. Tiêu thụ lương thực, thực phẩm bình quân đầu trẻ
Tên lương thực-thực phẩm | Mức ăn: gam/trẻ/ngày | |
1 | Gạo | 215,3± 85,4 |
2 | Lương thực khác | 19,6±12,2 |
3 | Khoai củ | 5,6±3,4 |
4 | Đậu, đỗ | 10,3±6,2 |
5 | Đậu phụ | 5,1±2,8 |
6 | Lạc, vừng | 0,8±0,4 |
7 | Rau thân, hoa, lá | 53,9±26,5 |
8 | Rau củ, quả, hạt | 11,4±6,9 |
9 | Quả chín | 56,6±26,7 |
10 | Dầu, mỡ | 3,6±2,4 |
11 | Thịt các loại | 42,2±16,4 |
12 | Trứng | 15,9±10,2 |
13 | Sữa các loại | 143,5±165 |
14 | Cá | 42,07 |
15 | Hải sản khác | 10,0±6,8 |
16 | Đồ hộp/ chế biến sẵn | 0,1±0,12 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Nghiên Cứu Xác Định Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chậm Tăng Trưởng Trong Nghiên Cứu.
- Các Kỹ Thuật Thu Thập Số Liệu Và Một Số Tiêu Chuẩn Đánh Giá Các Chỉ Số
- Phương Pháp Phân Tích Số Liệu Trong Nghiên Cứu Cắt Ngang Mô Tả
- Tỷ Lệ Sử Dụng Biểu Đồ Theo Dõi Tăng Trưởng Cho Trẻ
- Liên Quan Giữa Tình Trạng Dinh Dưỡng Trẻ Em Với Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội Của Cha Mẹ.
- Tình Hình Nhiễm Giun Ở Trẻ Em Dưới 5 Tuổi Vùng Nghiên Cứu.
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
Các loại đậu hạt tiêu thụ trung bình 10g/ngày. Đậu phụ, một nguồn protid
tốt, giá rẻ nhưng chưa được chú trọng đưa vào trong bữa ăn trẻ (5,11 g/ngày).
Mức tiêu thụ các thức ăn động vật (không kể sữa) đạt 110g/trẻ/ngày, lượng thức ăn động vật chủ yếu là do tiêu thụ thịt (42,2g/trẻ/ngày), cá (42 g/ngày) và trứng (15,9g/trẻ/ngày).
Sữa được trẻ 2-5 tuổi tiêu thụ 143,5 ml/ngày. Lượng Protid cung cấp 17% năng lượng của khẩu phần và số lượng Protid nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị.
Mức tiêu thụ dầu, mỡ đạt trung bình 3,6 g/ ngày.
Bảng 3.6: Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần
Số lượng | |
Năng lượng (Kcal) | 1.193±356 |
Protit (g) | |
+ Tổng số | 49,6±24 |
+ Động vật | 27,2±16 |
Lipit (g) | |
+ Tổng số | 25,2±12 |
Chất dinh dưỡng | |
Ca (mg) | 461,8±165 |
P (mg) | 676,9±152 |
Fe (mg) | 7,1±2 |
Zn (mg) | 6,2±4 |
Vitamin A (mcg) | 192±112 |
Vitamin B1(mg) | 1,4±0,8 |
Vitamin B2 (mg) | 1,2±0,6 |
Vitamin PP (mg) | 9,0±3,8 |
Vitamin C (mg) | 45,5±12 |
Bio. Iron (mg) | 0,9±0,6 |
Tỷ lệ năng lượng chất béo trong khẩu phần trung bình ở mức 25%, đạt nhu cầu khuyến nghị về tính cân đối của khẩu phần đối với trẻ nhóm tuổi này, trong đó nếu năng lượng do chất béo cung cấp ở mức ≤ 20% làm cho khẩu phần có xu hướng mất cân đối nghiêm trọng và nhất là không đảm bảo nguồn acid béo cần thiết cho tăng trưởng và phát triển não bộ của trẻ. Sắt chỉ đạt 59% nhu cầu đề nghị cho trẻ em điều tra.
Bảng 3.7. Mức đáp ứng nhu cầu khuyến nghị khẩu phần ăn
của trẻ 24-59 tháng
n = 349 | |
Năng lượng (%) | 93 |
Vitamin A (%) | 86 |
Vitamin B1(%) | 96 |
Vitamin B2 (%) | 113 |
Vitamin PP(%) | 93 |
Vitamin C (%) | 63 |
Canxi (%) | 94 |
Bảng 3.7 cho thấy mức đáp ứng nhu cầu khuyến nghị khẩu phần trẻ thì cao nhất đối với nhóm năng lượng, vitamin B1, vitamin B2, canxi… nhưng lại rất thấp đối với nhóm vitamin C.
Bảng 3.8. Mức đáp ứng nhu cầu khuyến nghị của khẩu phần ăn của trẻ
24-59 tháng tuổi theo thể loại SDD của đối tượng
Nhóm tuổi | ||
24-35 tháng | 36-59 tháng | |
n = 125 | n = 224 | |
Năng lượng (%) | 98 | 91 |
Vitamin A (%) | 88 | 85 |
Vitamin B1(%) | 109 | 89 |
Vitamin B2 (%) | 138 | 99 |
Vitamin PP(%) | 101 | 89 |
Vitamin C (%) | 63 | 63 |
Sắt (%) | 56 | 87 |
Số liệu ở Bảng 3.8 cho thấy khi nhu cầu về protein được thỏa mãn không có nghĩa là khẩu phần đã đủ về số lượng các chất dinh dưỡng khác và cân đối về chất lượng, đặc biệt là đối với các vi chất dinh dưỡng. Cải thiện tầm vóc người Việt là một mục tiêu đầy thách thức khi mức đáp ứng NCKN về sắt của khẩu phần trẻ 24-35 tháng tuổi chỉ ở mức 56% và 87% đối với NCKN về sắt của khẩu phần ăn của trẻ thuộc nhóm 36-59 tháng tuổi.
Bảng 3.9. Mức đáp ứng nhu cầu khuyến nghị của khẩu phần ăn
của trẻ 24-59 tháng tuổi theo thể loại suy dinh dưỡng của đối tượng
SDD thấp còi n = 672 | SDD nhẹ cân n = 528 | |
Năng lượng (%) | 79 | 83 |
Vitamin B1(%) | 70 | 72 |
Vitamin B2 (%) | 72 | 75 |
Vitamin C (%) | 47 | 57 |
Sắt (%) | 60 | 62 |
Vitamin A (%) | 55 | 49 |
Vitamin PP(%) | 75 | 72 |
Canxi (%) | 93 | 88 |
Khẩu phần của trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân đều không đáp ứng
mức NCKN về các chất dinh dưỡng cho sự phát triển tối ưu của cơ thể. Mức
đáp ứng NCKN về các chất dinh dưỡng ở trẻ thấp còi thấp hơn so với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Mức thiếu hụt khá trầm trọng đối với một số vi chất dinh dưỡng như vitamin A, sắt, vitamin C (mức đáp ứng từ 47% đối với vitamin C ở trẻ thấp còi đến 62% đối với sắt ở trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
3.1.4. Kiến thức và thực hành dinh dưỡng cho trẻ
a) Kết quả về kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ
Bảng 3.10. Tỷ lệ bà mẹ được tập huấn về dinh dưỡng trẻ em
Tỷ lệ phần trăm | ||||
Xã Bích Sơn (n=346) | Xã Vân Trung (n=357) | Xã Nghĩa Trung (n=392) | Tổng cộng (n=1095) | |
Được tập huấn về chế độ ăn | 82,8 | 89,7 | 68,5 | 80,4 |
cho trẻ em | ||||
Được cán bộ y tế đào tạo | 8,3 | 4,5 | 11,5 | 7,6 |
Biết qua radio | 68,8 | 93,2 | 68,9 | 79,7 |
Được cộng tác viên dinh | 33,3 | 40,9 | 24,6 | 34,0 |
dưỡng đào tạo | ||||
Biết qua đài địa phương | 27,1 | 30,7 | 26,2 | 28,4 |
Biết qua tivi | 50,0 | 26,1 | 42,6 | 37,1 |
Biết qua sách, báo và tạp | 35,4 | 19,3 | 27,9 | 25,9 |
chí |
Qua bảng 3.10 nêu trên, phần trăm bà mẹ đã được đào tạo qua các lớp hoặc các khóa tập huấn thực hành về dinh dưỡng cho trẻ em khá cao, khoảng 80,4%. Tỷ lệ này cao nhất ở xã Vân Trung với 89,7% và thấp nhất là ở xã Nghĩa Trung với tỷ lệ 68,5%.
Bảng 3.11. Nhận thức về dinh dưỡng của các bà mẹ
Tỷ lệ phần trăm | ||||
Xã Bích Sơn (n = 400) | Xã Vân Trung (n= 400) | Xã Nghĩa Trung (n= 400) | Tổng cộng (n = 1.200) | |
Vai trò của Vitamin | 50,0 | 44,6 | 37,1 | 43,3 |
Ảnh hưởng của giun tới sức khỏe | 62,9 | 62,0 | 55,7 | 60,0 |
Tuy chưa được một nửa số bà mẹ hiểu về vai trò của vitamin với sức khỏe trẻ em (43,3%), nhưng có tới 60% bà mẹ đều hiểu rằng giun sán ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ.
Bảng 3.12. Hiểu biết của các bà mẹ về nguyên nhân dẫn đến
thiếu máu ở trẻ
Tỷ lệ phần trăm | ||||
Xã Bích Sơn (n = 400) | Xã Vân Trung (n= 400) | Xã Nghĩa Trung (n= 400) | Tổng cộng (n = 1.200) | |
Do thiếu dinh dưỡng | 60,9 | 58,4 | 48,9 | 51,1 |
Do nhiễm ký sinh trùng đường ruột | 10,9 | 8,9 | 7,8 | 9,0 |
Do sự phát triển của bào thai | 10,9 | 13,9 | 8,9 | 11,4 |
Hiểu biết về thiếu máu còn rất hạn chế, chỉ có khoảng một nửa các bà mẹ được hỏi biết một trong những nguyên nhân gây thiếu máu là thiếu dinh dưỡng (51,1%), dưới 10% biết rằng thiếu máu là do nhiễm ký sinh trùng đường ruột (ảnh hưởng của giun, sán…) và chỉ khoảng 11,4% có biết nguyên nhân dẫn đến thiếu máu ở trẻ là do sự phát triển của bào thai.
Bảng 3.13: Nhận thức của bà mẹ về các nhóm thực phẩm chính
Tỷ lệ phần trăm | ||||
Xã Bích Sơn (n = 400) | Xã Vân Trung (n= 400) | Xã Nghĩa Trung (n= 400) | Tổng cộng (n = 1.200) | |
Carbohydrate | 59,4 | 57,4 | 64,4 | 60,4 |
Protein | 71,9 | 83,2 | 84,0 | 80,8 |
Lipid | 48,4 | 34,7 | 35,6 | 38,4 |
Vitamin và chất khoáng | 62,5 | 63,4 | 65,6 | 63,3 |
Hầu hết bà mẹ (80,8%) đều hiểu biết về vai trò của Protein (thịt, cá, trứng, sữa…) trong sự phát triển cơ thể của trẻ. Tuy nhiên, chỉ có 60,4% hiểu biết về vai trò của chất tinh bột (gạo, bột mỳ…). Phần trăm các bà mẹ được hỏi lại có tỷ lệ rất thấp về sự hiểu biết về vai trò của chất béo, chỉ có khoảng 38,4%.