So Sánh Hàm Lượng Tinh Bột Và Đường Của Gạo Lật, Gạo Tấm Và Ngô

xơ thô và tro thô tương ứng của gạo tấm là: 8,9; 0,9; 0,82 và 1,36%. Stein & cs. (2016) phân tích có 87,6% VCK có hàm lượng protein thô, lipit thô, xơ thô, tro thô lần lượt là 8,0; 2,1; 1,4 và 1,1% trong gạo tấm. Gần đây, Sreng & cs. (2020) đã công bố thành phần hóa học của gạo tấm làm thức ăn cho lợn: tỷ lệ protein thô, lipit, xơ thô và tro thô tương ứng là 8,26; 0,74; 1,36 và 0,94 (% theo VCK).

Sự chênh lệch về thành phần hóa học của gạo lật và gạo tấm được thể hiện ở hình 4.1.

Hình 4 1 Thành phần hóa học của gạo lật và gạo tấm Hàm lượng tinh bột và 1

Hình 4.1. Thành phần hóa học của gạo lật và gạo tấm


Hàm lượng tinh bột và đường của gạo tấm được trình bày ở bảng 4.4.

Hàm lượng tinh bột trung bình của 6 mẫu gạo tấm là 80,97% (theo VCK), thấp nhất 79,12% ở mẫu gạo tấm lấy tại Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam và cao nhất 83,98% ở mẫu gạo tấm lấy tại Công ty cổ phần chăn nuôi

C.P Việt Nam. Andrew (2004), Stein & cs. (2016) và Paulo & cs. (2018) cho biết hàm lượng tinh bột tương ứng của gạo tấm là 75,4%; 87,4% và 79,1% (theo VCK).

Hàm lượng đường trung bình của gạo tấm là 1,28%. Andrew (2004) công bố kết quả hàm lượng đường của gạo tấm là 0,5%.

Bảng 4.4. Hàm lượng tinh bột và đường của gạo tấm

ĐVT: %


Loại gạo tấm

Độ ẩm

Tinh bột

% theo

Đường

VCK


Mẫu 1

12,81

80,23

1,34

Mẫu 2

13,33

83,98

1,02

Mẫu 3

13,52

79,85

1,34

Mẫu 4

14,13

82,56

1,58

Mẫu 5

13,84

79,12

1,15

Mẫu 6

12,04

80,08

1,25

Mean

13,28

80,97

1,28

± SD

0,76

1,88

0,19

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Ghi chú: mẫu 1 lấy tại Công ty Cổ phần TACN Thái Dương; mẫu 2 và mẫu 3 lấy tại Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam; mẫu 4, 5, 6 lấy tại Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam.

4.1.3. Thành phần hóa học của ngô

Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của ngô phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng yếu tố quan trọng nhất là giống ngô, chế độ canh tác, vùng đất và khí hậu.

Bảng 4.5. Thành phần hóa học của ngô

ĐVT: %



Mẫu phân tích


Độ ẩm

Protein

thô

Lipit

thô

thô

Tro

thô

DXKN

% theo VCK

Mẫu ngô 1

12,89

9,20

3,58

2,96

1,37

82,89

Mẫu ngô 2

13,19

8,77

3,82

2,63

1,39

83,39

Mẫu ngô 3

13,48

9,04

4,14

3,10

1,83

81,90

Mẫu ngô 4

12,83

8,99

3,76

2,73

1,67

82,84

Mẫu ngô 5

13,98

8,83

3,87

2,20

1,16

83,94

Mẫu ngô 6

13,01

8,45

4,15

3,22

1,52

82,67

Mẫu ngô 7

13,97

8,37

4,01

2,85

1,37

83,40

Mean

13,34

8,81

3,90

2,81

1,47

83,00

± SD

0,47

0,31

0,21

0,34

0,22

0,65

Ghi chú: mẫu ngô 1, 2 và 3: ngô vàng từ Sơn La, mẫu ngô 4: ngô vàng nhập khẩu từ Mỹ, mẫu ngô 5 và 6: ngô nhập khẩu từ Brazil, mẫu ngô 7: ngô nhập khẩu từ Achentina.

Hàm lượng protein thô trong ngô biến động từ 8,37 - 9,20% (tính theo VCK), trung bình là 8,81%. Hàm lượng protein thô phân tích được tương đương

kết quả công bố của Jorge (2009): 9,3%; National Research Council (2012): 9,33%; Li & cs. (2014): 9,38 - 9,87%; Gilles & cs. (2007): 8,9%; Horacio

(2017): 7,95% và cao hơn kết quả của Casas & Stein (2016): 7,69%.

Hàm lượng lipit trong ngô hạt trung bình là 3,9%. Hàm lượng xơ thô và tro thô trong ngô hạt trung bình là 2,81% (xơ thô) và 1,47% (tro thô). Hàm lượng DXKN trong ngô biến động từ 82,67 - 83,94%. Lizbeth (2011) cho biết hàm lượng DXKN của ngô hạt (theo VCK) là 80,9%.

Hàm lượng tinh bột của một số loại ngô biến động từ 68,97 - 72,55% (tính theo VCK), trung bình là 71,01% (bảng 4.6). Hàm lượng tinh bột của ngô trong nghiên cứu này tương đương kết quả công bố của Casas & Stein (2016): 69,1%; Stein & cs. (2016): 70,4%; Zhang & cs. (2002): 67,7%; Andrew (2004): 73,9%.

Bảng 4.6. Hàm lượng tinh bột và đường của ngô

ĐVT: %


Mẫu phân tích

Độ ẩm

Tinh bột

% theo

Đường

VCK


Mẫu ngô 1

13,21

71,04

2,13

Mẫu ngô 2

13,32

72,55

1,97

Mẫu ngô 3

12,83

68,97

2,48

Mẫu ngô 4

11,83

71,04

2,13

Mẫu ngô 5

12,12

70,53

2,19

Mẫu ngô 6

13,07

70,62

2,05

Mẫu ngô 7

12,37

72,34

2,51

Mẫu ngô 8

13,47

71,01

2,07

Mean

12,78

71,01

2,19

±SD

0,60

1,11

0,20

Ghi chú : mẫu ngô 1 và 2: ngô vàng từ Sơn La, mẫu ngô 3 và 4: ngô vàng nhập khẩu từ Mỹ, mẫu ngô 5 và 6: ngô nhập khẩu từ Brazil, mẫu ngô 7 và 8: ngô nhập khẩu từ Achentina.

Hàm lượng đường trong ngô từ Sơn La, Mỹ, Brazil và Achentina biến động từ 1,97 đến 2,48%, trung bình là 2,19%. Andrew (2004) cho biết hàm lượng đường trong ngô là 2%.

Hàm lượng tinh bột cao nhất ở gạo tấm 80,97%, tiếp đến là gạo lật 78,57%, thấp nhất là ngô 71,01%, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Khi so sánh hàm lượng đường trong gạo lật, gạo tấm và ngô thì hàm lượng đường trong ngô là cao nhất đạt 2,19%, ở gạo lật là 1,75% và gạo tấm là 1,28%, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) (bảng 4.7).

Vicente & cs. (2008) cho biết gạo có hàm lượng tinh bột cao hơn ngô, polysaccharide không phải tinh bột thấp hơn ngô, cấu trúc hạt tinh bột mịn hơn ngô, phức lipit - amylose trong gạo ít hơn ngô, men tiêu hóa hoạt hóa tốt hơn trong môi trường tinh bột gạo.

Bảng 4.7. So sánh hàm lượng tinh bột và đường của gạo lật, gạo tấm và ngô

ĐVT: mean ± SD, % theo VCK


Loại thức ăn

Số mẫu (n)

Tinh bột

Đường

Gạo lật

8

78,57b± 1,60

1,75b ± 0,40

Gạo tấm

6

80,97a± 0,18

1,28c ± 0,19

Ngô

8

71,01c± 0,11

2,19a± 0,20

Ghi chú: trong cùng cột, các giá trị trung bình mang các chữ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Theo kết quả công bố của Zhang & cs. (2002), hàm lượng tinh bột của gạo lật là 82,4% (theo VCK), tỷ lệ này ở ngô là 67,9 % (theo VCK). Tỷ lệ amylose trong tổng hàm lượng tinh bột của gạo lật là 22,8% còn ở ngô chỉ là 17,2%. Yu & cs. (2020) cho thấy khi cho lợn thịt ăn các nguồn tinh bột khác nhau đã làm thay đổi đặc điểm thân thịt, mùi thơm và chất lượng thịt. Nếu lợn thịt được ăn thức ăn có tỷ lệ amylose/amylopectin cao thì lợn thịt sẽ khỏe mạnh, chất lượng thịt ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Điều này cho thấy lợi thế của gạo lật và gạo tấm so với ngô khi sử dụng làm thức ăn cho lợn thịt.

Sự khác nhau về hàm lượng tinh bột và đường của gạo lật, gạo tấm và ngô được thể hiện trong hình 4.2 và 4.3.



Hình 4.2. Hàm lượng tinh bột trong gạo lật, gạo tấm và ngô



Hình 4.3. Hàm lượng đường trong gạo lật, gạo tấm và ngô

4.1.4. Giá trị năng lượng ước tính của gạo lật một số giống lúa

Kết quả xác định năng lượng của gạo lật một số giống lúa được thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Giá trị năng lượng ước tính của gạo lật một số giống lúa



Loại gạo lật

Độ ẩm

%

DE

kcal/kgVCK

ME

kcal/kgVCK

NE

kcal/kgVCK

Gạo lật VH1

13,19

4186,44

4060,85

3248,68

Gạo lật VH1

12,62

4189,17

4063,50

3250,80

Gạo lật 1

13,64

4189,13

4063,46

3250,77

Gạo lật 2

13,77

4190,47

4064,75

3251,80

IR 50404

10,14

4181,33

4055,89

3244,71

Nhị ưu 838

10,58

4169,84

4044,75

3235,80

Vật tư NA2

10,93

4172,52

4047,34

3237,87

Việt Hương 135

10,40

4174,38

4049,15

3239,32

Mean

11,91

4181,7

4056,2

3245

± SD

1,55

8,36

8,11

6,49

Ghi chú: mẫu gạo lật 1 và mẫu gạo lật 2 được lấy tại Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam và không xác định được giống.

Giá trị năng lượng tiêu hóa (DE) của gạo lật nằm trong khoảng 4169,84 kcal/kg VCK đến 4190 kcal/kg VCK, trung bình là 4181,7 kcal/kg VCK, cao nhất là mẫu gạo lật lấy tại Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam và thấp nhất là gạo lật của lúa Nhị ưu 838. Năng lượng trao đổi (ME) của các loại gạo lật có giá trị từ 4044,75 - 4064,75 kcal/kg VCK, trung bình là 4056,2 kcal/kg VCK. Năng lượng thuần (NE) từ 3235,80 - 3251,80 kcal/kg VCK, trung bình ở mức 3245 kcal/kg VCK. Kết quả ước tính giá trị năng lượng của các mẫu gạo lật trong nghiên cứu này cũng phù hợp với các kết quả công bố của Stein & cs. (2016): giá trị DE và ME tương ứng là 4111 và 4063 (kcal/kg VCK).

4.1.5. Giá trị năng lượng ước tính của gạo tấm

Kết quả ước tính giá trị năng lượng của gạo tấm được thể hiện ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Giá trị năng lượng ước tính của gạo tấm


Gạo

tấm

Độ ẩm

%

DE

kcal/kg VCK

ME

kcal/kg VCK

NE

kcal/kg VCK

Mẫu 1

12,81

4169,1

4069,1

3304,1

Mẫu 2

13,33

4165,3

4065,3

3301,0

Mẫu 3

13,52

4168,3

4068,3

3303,4

Mẫu 4

14,13

4173,2

4073,1

3307,3

Mẫu 5

13,84

4168,7

4068,7

3303,8

Mẫu 6

12,04

4170,9

4070,8

3305,5

Mean

13,28

4169

4069

3304

± SD

0,76

2,67

2,38

1,93

Ghi chú: mẫu 1 lấy tại Công ty Cổ phần TACN Thái Dương; mẫu 2 và mẫu 3 lấy tại Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam; mẫu 4, 5, 6 lấy tại Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam.

Năng lượng tiêu hóa (DE) của 6 mẫu gạo tấm có giá trị từ 4165,3 - 4173,2 kcal/kg VCK, trung bình có giá trị 4169 kcal/kg VCK. Năng lượng trao đổi (ME) từ 4065,3 - 4073,1 kcal/kg VCK, trung bình có giá trị 4069 kcal/kg VCK. Năng lượng thuần (NE) có giá trị từ 3301 - 3307,3 kcal/kg VCK, trung bình là 3304 kcal/kg VCK. Giá trị năng lượng của các mẫu gạo tấm trong nghiên cứu này phù hợp kết quả nghiên cứu của Horacio (2017), theo tác giả thì giá trị DE, ME và NE tương ứng của gạo tấm là: 4104, 3998 và 3180 kcal/kg VCK. Schirmann & cs. (2018) cũng cho biết giá trị DE, ME, NE của gạo tấm tương ứng là 4060, 3995 và 3228 kcal/kg VCK. Theo kết quả công bố của Jorge (2009), giá trị ME

của gạo tấm thấp hơn: 3708 kcal/kg VCK. Lizbeth (2011) cho thấy giá trị DE và ME (kcal/kg VCK) tương ứng là 3816 và 3588 kcal/kg VCK, giá trị DE cao nhất là 4223 kcal/kg VCK. Theo Paulo & cs. (2018): giá trị DE và ME (kcal/kg VCK) tương ứng là: 3910 và 3780 kcal/kg VCK. Giống lúa, điều kiện khí hậu, điều kiện dinh dưỡng đất, chế độ chăm sóc… đều có ảnh hưởng đến thành phần hóa học của gạo và tấm, qua đó ảnh hưởng đến giá trị năng lượng của gạo và tấm. Chính vì vậy mà có sự biến động về thành phần hóa học cũng như giá trị năng lượng của gạo và tấm trong các kết quả nghiên cứu công bố.

4.1.6. Giá trị năng lượng ước tính của một số giống ngô

Kết quả ước tính năng lượng của một số giống ngô được thể hiện ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Giá trị năng lượng ước tính của ngô


Mẫu phân tích

Độ ẩm

%

DE

kcal/kgVCK

ME

kcal/kg VCK

NE

kcal/kgVCK

Mẫu ngô 1

12,89

4169

4044

3235

Mẫu ngô 2

13,19

4171

4046

3237

Mẫu ngô 3

13,48

4165

4040

3232

Mẫu ngô 4

12,83

4167

4042

3234

Mẫu ngô 5

13,98

4177

4051

3241

Mẫu ngô 6

13,01

4166

4041

3233

Mẫu ngô 7

13,97

4170

4044

3236

Mean

13,34

4169

4044

3235

± SD

0,47

3,91

3,79

3,03

Ghi chú : mẫu ngô 1, 2 và 3: ngô vàng từ Sơn La, mẫu ngô 4: ngô vàng nhập khẩu từ Mỹ, mẫu ngô 5 và 6: ngô nhập khẩu từ Brazil, mẫu ngô 7: ngô nhập khẩu từ Achentina.

Năng lượng tiêu hóa (DE) của 7 mẫu ngô có giá trị ước tính từ 4165 - 4177 kcal/kg VCK, trung bình là 4169 kcal/kg VCK. Năng lượng trao đổi (ME) ước tính của các mẫu ngô có giá trị thấp nhất là 4040 kcal/kg VCK và cao nhất là 4051 kcal/kg VCK, trung bình là 4044 kcal/kg VCK. Đối với năng lượng thuần (NE) có giá trị từ 3232 - 3241 kcal/kg VCK, giá trị trung bình là 3235 kcal/kg VCK.

Kết quả ước tính giá trị năng lượng của 7 loại ngô trong nghiên cứu này cũng phù hợp với các kết quả công bố của National Research Council (2012): Giá trị DE, ME và NE tương ứng là 3908, 3845 và 3026 (kcal/kg VCK); Horacio

(2017) cho biết giá trị DE, ME và NE tương ứng là 4044, 3916 và 3094 kcal/kg VCK (trên lợn nái). Kết quả công bố giá trị DE và ME của Lizbeth (2011) tương ứng là 3754 và 3531 kcal/kg VCK.

Sự chênh lệch về năng lượng của các nguyên liệu gạo lật, gạo tấm và ngô được thể hiện ở hình 4.4.


Hình 4.4. Năng lượng của các loại nguyên liệu

Như vậy: gạo lật, gạo tấm và ngô có thành phần hóa học và giá trị năng lượng trao đổi (ME) tương đối giống nhau. Ngô có tỷ lệ xơ thô cao hơn so với gạo lật và gạo tấm là do gạo lật và gạo tấm không chứa vỏ trấu còn ngô có màng hạt. Tỷ lệ tinh bột của ngô thấp hơn so với của gạo lật và gạo tấm. Cả gạo lật, gạo tấm và ngô đều là thức ăn giàu tinh bột, ít xơ nên sẽ là nguồn thức ăn giàu năng lượng, dễ tiêu hóa trong khẩu phần ăn của lợn.

4.2. SỬ DỤNG GẠO LẬT THAY THẾ NGÔ TRONG THỨC ĂN TẬP ĂN CHO LỢN CON LAI PIDU x (LY)

Hiện nay, một trong những biện pháp kỹ thuật được ứng dụng trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn nái là rút ngắn thời gian cai sữa của lợn con. Để có thể cai sữa sớm lợn con cần có thức ăn tập ăn từ 7 - 21 ngày tuổi. Muốn cai sữa sớm thành công và đàn lợn con phát triển tốt sau khi cai sữa, cần

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022