Giá Trị Me N Của Các Sản Phẩm Từ Gạo Và Thức Ăn Phụ Phẩm

nghiên cứu của Adeola và Zhai (2012) cho thấy giá trị MEN trong DDGS là 2688 kcal/kg DM [12], thấp hơn so kết quả trong nghiên cứu này.

Bảng 3.12. Giá trị MEN của các sản phẩm từ gạo và thức ăn phụ phẩm



Thức ăn thí nghiệm

MEN

*

MEN

(kcal/kg DM)

kcal/kg DM

MJ/kg DM

kcal/kg NT

MJ/kg NT

Tấm gạo

4036a

± 70

16,89a

± 0,29

3540a

± 61

14,81a

± 0,26

3945

Gạo lứt

3572b

± 53

14,94b

± 0,22

3028bc

± 45

12,67bc

± 0,19

3876

DDGS - 1

3014c

± 60

12,61c

± 0,25

2710de

± 54

11,34de

± 0,22

2395

DDGS - 2

2942c

± 90

12,31c

± 0,38

2666de

± 81

11,16de

± 0,34

2355

Khô dầu đậu tương

1933ef

± 56

8,09ef

± 0,24

1783g

± 52

7,46g

± 0,22

2913

Đậu tương thủy phân

2577d

± 47

10,78d

± 0,20

2314f

± 43

9,68f

± 0,18

2555

Khô dầu lạc

2885c

± 59

12,07c

± 0,25

2543e

± 52

10,64e

± 0,22

2682

Khô dầu dừa

2361d

± 25

9,88d

± 0,10

2199f

± 23

9,20f

± 1,10

-

Khô dầu hạt cải

1711f

± 19

7,16f

± 0,08

1512h

± 17

6,33h

± 0,07

-

Bột gia cầm thủy phân

3355b

± 17

14,04b

± 0,07

3051b

± 15

12,76b

± 0,06

-

Bột lông vũ

3002c

± 24

12,56c

± 0,10

2827cd

± 23

11,83cd

± 0,10

3297

Bột đầu tôm

1982e

± 51

8,29e

± 0,22

1738g

± 45,10

7,27g

± 0,19

-

Bột thịt xương

1787ef

± 14

7,48ef

± 0,06

1716gh

± 13

7,18gh

± 0,06

5188

SEM

0,21

50,31

0,19

44,93

-

P

0,000

0,000

0,000

0,000

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ men, tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn và ứng dụng trong thiết lập khẩu phần nuôi gà thịt - 13

MEN*: giá trị MEN ước tính từ các công thức của Janssen (tdt [160]) đối với các sản phẩm từ gạo: MEN (kcal/kg DM) = 4759 – 88,6 × CP – 127,7 × CF + 52,1 × EE (Janssen và cs., 1979); đối với DDGS: MEN (kcal/kg DM) = 39,15× DM – 39,15 × Ash – 9,12 × CP – 63,81× CF(Janssen, 1989); đối với khô dầu đậu tương và đậu tương thủy phân: MEN (kcal/kg DM) = 2702 – 57,4 × CF + 72,0 × EE (Janssen và cs, 1979); đối với bột lông vũ MEN = 33,2 × CP + 57,53 × EE (Janssen, 1989); đối với khô dầu lạc MEN = 29,68 × DM + 60,95 × EE – 60,87 × CF (Janssen, 1989); đối với bột thịt xương MEN = 33,94

× DM – 45,77 × ash + 59,99 × EE (Janssen, 1989); Các giá trị trung bình trong cùng một cột có ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05

Kết quả trong nghiên cứu này cũng chỉ ra sự chênh lệch đáng kể về kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi trong các loại thức ăn thí nghiệm so với số liệu trong các cơ sở dữ liệu thức ăn cho gia cầm hiện nay. Giá trị năng lượng trao đổi của khô dầu dừa trong nghiên cứu này thấp hơn so với các số liệu đã công bố của NRC (1994) (2500 kcal/kg NT) [160], Viện Chăn nuôi (2001) (10,8 MJ/kg NT)

[11] và cao hơn so với số liệu của PHILSAN (2003) (1800 MJ/kg NT) [174]. Trong khi đó, giá trị MEN trong bột lông vũ thí nghiệm cao hơn 20,55% so với số liệu đã công bố của Viện Chăn nuôi (2001) [11]. Ngược lại, giá trị năng lượng trao đổi trong bột gia cầm thủy phân trong nghiên cứu này thấp hơn 5,76% so với giá trị PHILSAN (2003) đã công bố [174]. Tương tự, giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của bột đầu tôm trong nghiên cứu này cũng cho kết quả thấp hơn so với công bố của PHILSAN (2003) (1738 kcal/kg NT so với 1985 kcal/kg NT) [174]. Ngược lại, kết quả xác định giá trị MEN trong tấm gạo trong nghiên cứu này cao hơn so với công bố của Viện Chăn nuôi (2001) và PHILSAN (2003) (3540 kcal/kg NT hay 14,81 MJ/kg NT so với 12 MJ/kg NT và 3100 kcal/kg NT) [11], [174]. Đối với khô dầu hạt cải, giá trị năng lượng trao đổi xác định được trong nghiên cứu này thấp hơn đáng kể so với số liệu của Viện Chăn nuôi (2001) (1511 kcal/kg so với 2039 – 2226 kcal/kg tính theo nguyên trạng) [11] nhưng tương đương với kết quả của Mirakzehi và cs. (2010) (1711 so với 1770 kcal/kg tính theo chất khô) [148]. Theo Longo và cs. (2004), giá trị MEN của khô dầu đậu tương là 2085 kcal/kg NT (hay 8,72 MJ/kg NT) [131], cao hơn so với kết quả trong nghiên cứu này (7,46 MJ/kg NT). Một số nhóm nghiên cứu khác cũng đã thông báo rằng, giá trị năng lượng trao đổi trong khô dầu đậu tương là 8,91 – 10,05 MJ/kg NT [47], [52], [158] . Kết quả ở bảng 3.12 cũng chỉ ra sự sai khác về kết quả xác định giá trị MEN trong các loại thức ăn khi tiến hành thí nghiệm trực tiếp trên động vật và kết quả ước tính từ thành phần các chất dinh dưỡng tổng số. Chênh lệch giữa giá trị MEN ước tính so với giá trị in vivo trong các sản phẩm từ gạo và thức ăn phụ phẩm dao động từ - 20,54% đến +190,29%.

3.3.2. Tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số của các thức ăn thí nghiệm

3.3.2.1. Ngô

Tỉ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng tổng số của ngô được xác định ở 2 mức độ là hồi tràng (tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng) và toàn bộ đường tiêu hóa (tỉ lệ tiêu hóa toàn phần) bằng phương pháp sai khác. Do hoạt động của vi sinh vật tập trung ở ruột già và các vị trí hấp thu chính của amio acid là ở không tràng và hồi tràng, từ năm 1968, Payne và cs. đã cho rằng phân tích hồi tràng là phương pháp đáng tin cậy hơn so với phân tích chất thải khi đánh giá tiêu hóa protein và amino acid (tdt [32]).

Bảng 3.13. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong ngô


Chỉ số

Ngô lai 1


TLTH hồi tràng

CP (%)

79,8 ± 0,6

EE (%)

83,5 ± 0,9

CF (%)

61,0 ± 0,9

OM (%)

77,8 ± 1,3

NfE (%)

77,8 ± 1,6


TLTH toàn phần

EE (%)

85,3 ± 0,4

CF (%)

72,1 ± 1,2

NDF (%)

77,3 ± 0,7


Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng protein tổng số của ngô lai 1 là 79,8%, tương đương với kết quả nghiên cứu của Huang và cs. (2006) (80%) [94]. Trong khi đó, các nghiên cứu trên gà broiler của Ravindran và cs. (1999d) cho thấy tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng CP của ngô là 74,4% [186]. Do các chất dinh dưỡng được phân giải ở ruột già, tỉ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng ở hồi tràng thấp hơn so với tỉ lệ tiêu hóa toàn phần (bảng 3.13). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tiêu hóa toàn phần EE của ngô là 85,3%, tương đương với các kết quả đã công bố trước đây: 87,5% [163]; 85,1% [107]. Ngoài ra, tỉ lệ tiêu hóa CF toàn phần ở ngô trong nghiên cứu này chỉ chênh lệch 2,4% so với kết quả của Onimisi và cs. (2008) (72,1% so với 74,5%) [163].

3.3.2.2. Cám gạo nguyên dầu và trích ly

Một trong những yếu tố hạn chế việc sử dụng cám gạo trong khẩu phần cho gia cầm là hàm lượng phytin. Khoảng hơn 80% phosphor trong cám gạo tồn tại ở dạng phytate-P. Phytin làm giảm giá trị sử dụng phospho và các chất khoáng khác như Zn, Fe, Ca và Mn. Ngoài ra, phytin còn gây tác động bất lợi đến tiêu hóa protein và hiệu quả sử dụng năng lượng do sự ức chế của các enzyme tiêu hóa như pepsin, trypsin và α–amylase [185].

Bảng 3.14. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong cám gạo


Chỉ số

Cám gạo

Cám gạo sấy

Cám gạo trích ly


TLTH

hồi tràng

CP (%)

62,9 ± 0,5

62,1 ± 1,1

41,6 ± 0,9

EE (%)

39,7 ± 1,1

54,9 ± 1,1

43,0 ± 0,3

CF (%)

39,4 ± 0,7

20,3 ± 0,6

11,8 ± 0,8

OM (%)

57,1 ± 1,3

60,3 ± 0,4

36,3 ± 1,3

NfE (%)

62,1 ± 2,4

66,3 ± 0,5

45,6 ± 2,2


TLTH

toàn phần

EE (%)

45,2 ± 1,1

67,6 ± 1,9

49,8 ± 1,5

CF (%)

42,8 ± 0,9

28,7 ± 2,2

21,1 ± 0,9

NDF (%)

51,0 ± 1,4

40,3 ± 2,1

21,6 ± 0,7

Kết quả ở bảng 3.14 cho thấy tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến của protein trong cám gạo và cám gạo sấy ở hồi tràng là 62,9% và 62,1%, tương tự với kết quả xác định ở gà được cắt bỏ manh tràng: 64,4% [7]. Trong khi đó, tỉ lệ tiêu hóa CP hồi tràng ở cám gạo trích ly là 41,6%. Tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số khác ở cám gạo trích ly cũng thấp hơn nhiều so với ở cám gạo và cám gạo sấy. Điều này có thể do hàm lượng xơ và khoáng tổng số trong mẫu cám gạo trích ly cao (bảng 2.3) đã làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, hàm lượng khoáng tổng số trong mẫu cám gạo sấy cao (18,4 %DM) cũng gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa chất dinh dưỡng trong mẫu thức ăn thí nghiệm này. Khả năng tiêu hóa xơ thô và NDF toàn phần ở gà thí nghiệm đối với cám gạo sấy thấp hơn so

với cám gạo (28,7% và 40,3% so với 42,8% và 51,0%). Mặt khác, tỉ lệ tiêu hóa tiêu đúng không bao gồm phần chất dinh dưỡng nội sinh. Do đó, tỉ lệ tiêu hóa đúng luôn cao hơn so với tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến. Theo Bảng tiêu chuẩn về thành phần thức ăn của Nhật Bản (1987), tỉ lệ tiêu hóa đúng các chất dinh dưỡng tổng số của cám gạo là 20% đối với xơ thô và 50% đối với dẫn xuất không nitơ (tdt [37]). Như vậy có thể thấy rằng kết quả về tỉ lệ tiêu hóa xơ thô và dẫn xuất không nitơ của cám gạo và cám gạo sấy trong nghiên cứu này cao hơn so với số liệu của Nhật Bản.

3.3.2.3. Bột sắn

Bột sắn KM94 - 1 được sử dụng để xác định tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số. Tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số của bột sắn KM94 - 1 được tính từ tỉ lệ tiêu hóa của khẩu phần cơ sở và khẩu phần chứa bột sắn thí nghiệm. Kết quả ở bảng 3.15 cho thấy tỉ lệ tiêu hóa protein trong bột sắn ở hồi tràng là khá cao (77,6%). Sự chênh lệch giữa tỉ lệ tiêu hóa EE hồi tràng so với tỉ lệ tiêu hóa EE toàn phần là không đáng kể (52,0% so với 53,3%). Tuy nhiên, có sự sai khác rõ rệt giữa tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng và tỉ lệ tiêu hóa toàn phần đối với xơ thô. Tỉ lệ tiêu hóa CF trong bột sắn là 72,8% khi xác định ở hồi tràng và 81,0% khi đánh giá trên toàn đường tiêu hóa. Trong khi đó, tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng đối với NfE là 81,7%. Tỉ lệ tiêu hóa NDF toàn phần của bột sắn là 80,6%.

Bảng 3.15. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong bột sắn


Chỉ số

Sắn KM94 - 1


TLTH hồi tràng

CP (%)

77,6 ± 1,6

EE (%)

52,0 ± 3,6

CF (%)

72,8 ± 3,4

OM (%)

81,3 ± 6,3

NfE (%)

81,7 ± 6,6


TLTH toàn phần

EE (%)

53,3 ± 1,9

CF (%)

81,0 ± 2,6

NDF (%)

80,6 ± 2,3

3.3.2.4. Đậu tương nguyên dầu

Đậu tương ép đùn được sử dụng để xác định tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh

dưỡng tổng số. Kết quả ở bảng 3.16 cho thấy tỉ lệ tiêu hóa CP hồi tràng trong đậu tương ép đùn là (83,6%). Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Kan và cs. (1988) cho thấy tỉ lệ tiêu hóa CP trong đậu tương nguyên dầu ở gà broiler dao động từ 87 – 91% [109], cao hơn kết quả trong nghiên cứu này. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng tổng số trong các thức ăn thí nghiệm có xu hướng thấp hơn so với tỉ lệ tiêu hóa toàn phần (bảng 3.16). Điều này hoàn toàn hợp lý do các chất dinh dưỡng được tiếp tục tiêu hóa và hấp thu ở ruột già nhờ hoạt động của vi sinh vật. Tuy nhiên, mức độ tiêu hóa các chất dinh dưỡng ở ruột già là không giống nhau. Lipid chủ yếu được tiêu hóa và hấp thu ở ruột non. Chính vì vậy, không có sự chênh lệch lớn giữa tỉ lệ tiêu hóa lipid tổng số khi đánh giá ở hồi tràng so với tỉ lệ tiêu hóa toàn phần (bảng 3.16). Ngược lại, do sự phân giải xơ xảy ra chủ yếu ở manh tràng nhờ hoạt động của các vi sinh vật nên tỉ lệ tiêu hóa xơ trong các thức ăn thí nghiệm ở hồi tràng thấp hơn đáng kể so với tỉ lệ tiêu hóa toàn phần. Tỉ lệ tiêu hóa CF ở hồi tràng và trên toàn đường tiêu hóa trong đậu tương ép đùn lần lượt là 63,9 và 74,4%. Trong khi đó tỉ lệ tiêu hóa NDF toàn phần là 82,9%.

Bảng 3.16. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong đậu tương


Chỉ số

Đậu tương ép đùn


TLTH hồi tràng

CP (%)

83,6 ± 1,0

EE (%)

72,6 ± 2,3

CF (%)

63,9 ± 1,6

OM (%)

82,2 ± 0,6

NfE (%)

91,9 ± 0,8


TLTH toàn phần

EE (%)

79,6 ± 2,2

CF (%)

74,4 ± 1,5

NDF (%)

82,9 ± 1,9


3.3.2.5. Bột cá

Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến protein tổng số ở hồi tràng đối với bột cá cơm thí nghiệm là 77,6% (bảng 3.17). Theo AFZ và cs. (2000), tỉ lệ tiêu hóa CP biểu kiến trong bột cá ở gia cầm là 87,3% [13], cao hơn so với kết quả trong nghiên cứu này. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Donkoh và Attoh-Kotoku (2009) trên gà broiler cho thấy tỉ lệ tiêu hóa CP hồi tràng đối với bột cá loại I lên đến 91,8% [52].

Sự chênh lệch giữa tỉ lệ tiêu hóa lipid tổng số khi đánh giá ở hồi tràng so với trên toàn bộ đường tiêu hóa là không đáng kể (bảng 3.17). Tỉ lệ tiêu hóa xơ trong bột cá ở hồi tràng thấp hơn đáng kể so với tỉ lệ tiêu hóa toàn phần. Tỉ lệ tiêu hóa toàn phần đối với xơ thô và NDF ở bột cá cơm lần lượt là 64,6% và 92,17%. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chất hữu cơ trong bột cá cơm đã được tiêu hóa tốt. Tỉ lệ tiêu hóa chất hữu cơ ở hồi tràng là 75,56% ở bột cá cơm.

Bảng 3.17. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong bột cá


Chỉ số

Cá cơm


TLTH hồi tràng

CP (%)

77,6 ± 2,6

EE (%)

48,9 ± 1,4

CF (%)

47,9 ± 0,7

NfE (%)

67,5 ± 3,5

OM (%)

75,6 ± 2,4


TLTH toàn phần

EE (%)

49,4 ± 1,8

CF (%)

64,6 ± 2,2

NDF (%)

92,2 ± 1,6


3.3.2.6. Các sản phẩm từ gạo và thức ăn phụ phẩm

Kết quả ở bảng 3.18 và 3.19 cho thấy sự mức độ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong các mẫu thức ăn ở hồi tràng và trên toàn đường tiêu hóa. Nhìn chung, chất hữu cơ tổng số trong 13 mẫu thức ăn thí nghiệm là sản phẩm từ gạo và thức ăn phụ phẩm đều được tiêu hóa khá tốt, dao động từ 53,8% (ở khô dầu hạt cải) đến 87,9% (ở tấm gạo). Tỉ lệ tiêu hóa protein tổng số hồi tràng cao nhất ở khô dầu đậu tương (84,1%) và thấp nhất ở bột thịt xương (58,6%). Các kết quả nghiên cứu của Bryden và Li (2004), Huang và cs. (2007) cũng tho thấy tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến CP hồi tràng trong khô dầu đậu tương ở gà broiler là khoảng 85 – 86% [32], [95]. Tỉ lệ tiêu hóa CP hồi tràng ở DDGS dao động từ 62,2 – 67,7% (bảng 3.18), thấp hơn so với giá trị tương ứng trong ngô (bảng 3.13). Điều này có thể do phản ứng Maillard xảy ra trong quá trình xử lý nhiệt khi sản xuất DDGS đã làm tỉ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng trong DDGS [64].

Bảng 3.18. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong các sản phẩm từ gạo và thức ăn protein thực vật



Thức ăn

THTH hồi tràng

TLTH toàn phần

CP (%)

EE (%)

CF (%)

NfE (%)

OM (%)

EE (%)

CF (%)

NDF (%)

Gạo lứt

80,2

± 1,2

45,2

± 2,7

12,6

± 0,6

96,8

± 0,5

79,9

± 0,5

61,1

± 1,5

16,8

± 0,6

72,4

± 1,5

Tấm gạo

75,5

± 0,4

44,7

± 1,4

14,3

± 0,9

91,0

± 1,2

87,9

± 1,1

55,0

± 0,4

21,7

± 1,0

79,2

± 2,4

Khô đậu tương

84,1

± 1,6

67,8

± 0,4

63,1

± 1,2

71,0

± 1,3

76,8

± 1,1

69,5

± 0,5

72,4

± 1,3

91,8

± 1,0

Đậu tương thủy phân

80,9

± 1,6

67,5

± 1,2

50,2

± 1,2

50,3

± 3,3

66,2

± 2,1

71,3

± 0,7

62,4

± 1,2

82,6

± 1,0

DDGS - 1

62,2

± 0,5

62,2

± 1,2

11,2

± 0,2

77,1

± 1,4

63,5

± 0,7

81,1

± 2,1

17,7

± 0,7

67,8

± 1,2

DDGS - 2

67,7

± 1,1

56,2

± 1,6

11,1

± 0,5

72,0

± 1,2

61,9

± 0,5

76,5

± 1,7

15,7

± 0,4

66,1

± 1,2

Khô dầu lạc

78,1

± 0,5

67,8

± 0,7

63,5

± 1,1

76,5

± 1,1

74,7

± 0,6

72,5

± 0,6

76,2

± 0,6

70,2

± 1,1

Khô dầu hạt cải

69,9

± 0,4

68,7

± 2,2

12,6

± 0,7

50,0

± 1,4

53,8

± 0,6

79,2

± 1,4

13,9

± 1,5

56,9

± 1,9

Khô dầu dừa

63,6

± 0,7

57,9

± 1,5

38,2

± 0,6

56,8

± 2,2

55,7

± 1,2

66,7

± 2,1

49,7

± 0,9

51,8

± 2,4

Tỉ lệ tiêu hóa lipid toàn phần trong 13 mẫu thức ăn thí nghiệm dao động từ 43,7- 81,1%. Trong khi đó, có sự chênh lệch lớn về khả năng sử dụng CF và NDF ở gà thí nghiệm giữa các mẫu thức ăn thí nghiệm. Trong khô dầu đậu tương, đậu tương thủy phân, khô dầu lạc, khô dầu dừa và bột đầu tôm, CF và NDF được tiêu hóa khá tốt. Tuy nhiên, trong gạo lứt, DDGS, khô dầu hạt cải, bột thịt xương và bột lông vũ, tỉ lệ CF tiêu hóa toàn phần là rất thấp (dao động từ 13,9 - 17,7%). Tỉ lệ tiêu hóa NDF toàn phần dao động từ 49,8% ở bột thịt xương đến 91,8% ở khô dầu đậu tương.

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 02/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí