Sinh Trưởng Tuyệt Đối Của Lợn Con Từ 4 Đến 23 Ngày Tuổi

phải có thức ăn chất lượng tốt và phù hợp với đặc điểm sinh lý tiêu hoá của lợn con trong giai đoạn này. Ngoài kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý thì việc xây dựng được khẩu phần ăn thích hợp cho lợn con tập ăn và thức ăn sau cai sữa có thể coi là chìa khóa của sự thành công. Hai loại thức ăn này không những phải chứa đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng phát triển mà còn phải dễ tiêu hoá, có khả năng kích thích tính thèm ăn và an toàn cho lợn con.

4.2.1. Khối lượng của lợn thí nghiệm

Lợn con trong giai đoạn từ 4 - 23 ngày tuổi có tốc độ tăng trưởng rất nhanh và được thể hiện qua việc tăng khối lượng cơ thể.

Sinh trưởng tích lũy là khối lượng, kích thước và thể tích của cơ thể con vật tại thời điểm cân đo. Độ sinh trưởng tích lũy hay chính là khối lượng cơ thể lợn là một chỉ tiêu luôn được các nhà chăn nuôi quan tâm, nó không những có ý nghĩa về kinh tế mà còn là chỉ tiêu kỹ thuật trong chăn nuôi lợn, đặc biệt trong chăn nuôi lợn thương phẩm. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khối lượng cơ thể lợn thịt như giống, lứa tuổi, tính biệt... nhưng một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng cơ thể lợn là thức ăn. Chất lượng thức ăn khác nhau sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của lợn.

Kết quả theo dòi ảnh hưởng của gạo lật thay thế ngô trong thức ăn tập ăn đến khối lượng lợn con thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.11.

Kết quả cho thấy: khối lượng cơ thể của lợn con của 4 lô thí nghiệm đều tăng dần theo tuổi. Tuy nhiên, tốc độ tăng khối lượng lợn con của các lô là khác nhau. Sau 4 ngày tuổi, đàn lợn con thí nghiệm bắt đầu sử dụng thức ăn tập ăn, lợn con mới làm quen với thức ăn nên chúng ăn rất ít, chủ yếu lợn con sử dụng sữa mẹ. Đến 23 ngày tuổi, khi lợn con cai sữa, sau 20 ngày lợn con ăn thức ăn tập ăn thì khối lượng lợn con ở các lô thí nghiệm đã bắt đầu có sự khác nhau. Khối lượng lợn cao nhất ở lô TN 4 (7,56 kg), tiếp đến lô TN 3 (7,46 kg), lô TN 2 (7,28 kg) và thấp nhất ở lô TN 1 (7,19 kg). Khối lượng lợn con ở lô TN 4 và lô TN 3 cao hơn lô TN 1, sự sai khác là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Khối lượng lợn con lô TN 1 và lô TN 2 tương đương nhau. Sử dụng gạo lật thay thế 50 và 75% ngô trong thức ăn tập ăn cho lợn con từ 4 - 23 ngày tuổi đã làm tăng khối lượng cơ thể của lợn con cai sữa.

Bảng 4.11. Khối lượng lợn con thí nghiệm

ĐVT: mean ± SD, kg/con


Chỉ tiêu

Lô TN 1

Lô TN 2

Lô TN 3

Lô TN 4

Thí nghiệm lần 1





Số nái (con)

10

10

10

10

Số lợn con (con)

111

110

112

113

KL sơ sinh

1,61±0,11

1,57 ±0,10

1,57±0,11

1,58±0,11

KL 4 ngày tuổi

2,10 ±0,13

2,05± 0,12

2,15± 0,12

2,09±0,13

KL 23 ngày tuổi

7,29 ±0,33

7,35 ± 0,41

7,53 ± 0,30

7,65 ± 0,35

Tăng KL từ 4 -23 ngày

5,19 ±0,33

5,30 ± 0,41

5,38 ± 0,30

5,56 ± 0,35

Thí nghiệm lần 2





Số nái (con)

10

10

10

10

Số lợn con (con)

110

111

111

112

KL sơ sinh

1,57±0,10

1,56±0,11

1,58±0,09

1,59±0,10

KL 4 ngày tuổi

1,98±0,12

2,00±0,13

1,99±0,12

1,99±0,12

KL 23 ngày tuổi

6,94b ± 0,27

7,05ab± 0,29

7,22ab± 0,21

7,33a± 0,19

Tăng KL từ 4 -23 ngày

4,96b ± 0,27

5,05ab± 0,29

5,23ab± 0,21

5,34a± 0,19

Thí nghiệm lần 3





Số nái (con)

10

10

10

10

Số lợn con (con)

110

112

112

113

KL sơ sinh

1,58±0,08

1,60±0,10

1,58±0,09

1,60±0,08

KL 4 ngày tuổi

2,01±0,13

1,99±0,12

2,02±0,13

2,00±0,12

KL 23 ngày tuổi

7,35 ± 0,31

7,43 ± 0,37

7,63 ± 0,25

7,70 ± 0,30

Tăng KL từ 4 -23 ngày

5,34 ± 0,31

5,44 ± 0,37

5,61 ± 0,25

5,70 ± 0,30

Tổng hợp kết quả 3 lần thí nghiệm

Số nái (con)

30

30

30

30

Số lợn con (con)

331

333

335

338

KL sơ sinh

1,59±0,10

1,58±0,10

1,58±0,10

1,59±0,10

KL 4 ngày tuổi

2,03±0,13

2,01±0,12

2,05±0,12

2,03±0,12

KL 23 ngày tuổi

7,19c ± 0,34

7,28bc± 0,38

7,46ab± 0,30

7,56a± 0,32

Tăng KL 4 -23 ngày

5,16c ± 0,33

5,26bc ± 0,38

5,41ab ±0,29

5,53a ± 0,32

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Ghi chú: KL: khối lượng; TN: thí nghiệm; trong cùng một hàng, các giá trị trung bình mang các chữ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Nghiên cứu của Lê Văn Huyên (2017) cho biết tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của hầu hết các axit amin ở gạo lật tương đương ngô nhưng tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến lysine của gạo lật cao hơn ngô. Kết quả nghiên cứu này cũng

phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Lã Văn Kính (2003), Ninh Thị Len & cs. (2011). Các tác giả như Catherine & cs. (1995), Mosenthin & cs. (2007) cũng cho biết tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của hầu hết các axit amin ở gạo lật tương đương ngô. Do hàm lượng xơ thấp trong gạo lật đã làm tăng tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của thức ăn cho lợn con khi sử dụng gạo lật thay thế 50 và 100% ngô so với thức ăn sử dụng 100% ngô (Li & cs., 2002). Tinh bột của gạo có tỷ lệ tiêu hóa cao hơn tinh bột ngô có thể do cấu trúc và thành phần hóa học của các hạt tinh bột gạo (Mateos & cs., 2007; Vicente & cs., 2009).

Sự khác nhau về khối lượng lợn con được thể hiện qua hình 4.5.


Hình 4.5. Khối lượng lợn con từ sơ sinh đến 23 ngày

Như vậy, sử dụng gạo lật thay thế ngô đã phát huy hiệu quả về tăng khối lượng ở giai đoạn này, tuy nhiên mức độ hiệu quả chưa thể hiện rò trong giai đoạn này, một phần do giai đoạn lợn con theo mẹ nguồn dinh dưỡng còn phụ thuộc nhiều vào lượng sữa mà con mẹ cung cấp. Sử dụng gạo lật thay thế ngô theo tỷ lệ 50% và 75% vào lô TN 3 và lô TN 4 đã ảnh hưởng tích cực đến khối lượng cơ thể của lợn con từ 4 - 23 ngày tuổi.

4.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con từ 4 đến 23 ngày tuổi

Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích của cơ thể gia súc trong một đơn vị thời gian. Đây là chỉ tiêu để xác định mức tăng khối lượng hàng ngày của đàn lợn thí nghiệm.

Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm được tính toán dựa trên cơ sở xác định khối lượng cơ thể của lợn con qua các giai đoạn nuôi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.12 và được thể hiện qua hình 4.6.

Bảng 4.12. Sinh trưởng tuyệt đối lợn con từ 4 - 23 ngày tuổi

ĐVT: mean ± SD, g/con/ngày


Chỉ tiêu

Lô TN 1

Lô TN 2

Lô TN 3

Lô TN 4

Thí nghiệm lần 1





Số nái (con)

10

10

10

10

Số lợn con (con)

111

110

112

113

Sinh trưởng tuyệt đối

259,7 ±16,31

265,1±20,79

269,1±14,79

277,9±17,46

Thí nghiệm lần 2





Số nái (con)

10

10

10

10

Số lợn con (con)

110

111

111

112

Sinh trưởng tuyệt đối

243,7b ±12,32

253,0ab±20,79

262,0a±14,34

267,2a±9,5

Thí nghiệm lần 3





Số nái (con)

10

10

10

10

Số lợn con (con)

110

112

112

113

Sinh trưởng tuyệt đối

266,8 ±15,51

272,0±18,32

281,0±12,69

285,3±15,11

Tổng hợp kết quả 3 lần thí nghiệm

Số nái (con)

30

30

30

30

Số lợn con (con)

331

333

335

338

Sinh trưởng tuyệt đối

256,73c ±17,35

263,37bc±19,13

270,73ab±14,67

276,8a±15,83

Ghi chú: TN: thí nghiệm; trong cùng một hàng, các giá trị trung bình mang các chữ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Trong giai đoạn từ 4 đến 23 ngày tuổi (tổng hợp kết quả của 3 lần thí nghiệm), sinh trưởng tuyệt đối của lợn con ở bốn lô thí nghiệm từ 256,73 - 276,8

g/con/ngày. Sinh trưởng tuyệt đối của lô TN 1 là thấp nhất (256,73 g/con/ngày), cao nhất là lô TN 4 đạt 276,8 g/con/ngày. Ở các lô TN 2 và lô TN 3 có sinh trưởng tuyệt đối lần lượt là 263,37 và 270,73 g/con/ngày.

Như vậy, khi sử dụng gạo lật thay thế ngô làm thức ăn cho lợn con lai từ 4 - 23 ngày tuổi ở mức 50% (lô TN 3) đã cho thấy sự khác biệt so với lô TN 1 (lô đối chứng). Sự sai khác là có ý nghĩa thống kê (P< 0,05). Khi tăng tỷ lệ sử dụng gạo lật thay thế ngô ở mức 75% thì sinh trưởng tuyệt đối của lợn con từ 4 - 23 ngày tuổi càng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con tăng cùng với sự tăng mức thay thế ngô bằng gạo lật, mức tăng này từ 2,59% (mức thay thế 25%) lên 5,45% (mức thay thế 50%) và 7,82% (mức thay thế 75%). Kết quả của nghiên cứu này cho thấy tính ưu việt của gạo lật đối với lợn con khi được sử dụng như nguồn nguyên liệu giàu năng lượng trong khẩu phần.

Một số nghiên cứu trên thế giới trong những năm qua cũng cho thấy tính ưu việt của gạo lật khi được sử dụng như nguồn thức ăn giàu năng lượng cho lợn con. Vicente & cs. (2008) sử dụng gạo lật thay thế ngô trên lợn con giai đoạn sau cai sữa đã cho kết quả tăng khối lượng cao hơn 23% so với đối chứng sử dụng ngô. Yamamoto & cs. (2016) đã không thấy sự sai khác về tăng khối lượng của lợn ở tất cả các giai đoạn nuôi khi ngô trong khẩu phần được thay thế một phần hoặc thay thế hoàn toàn bằng gạo lật.

Một số nghiên cứu trước đây lại cho thấy việc thay thế một phần hoặc thay thế hoàn toàn ngô trong khẩu phần của lợn bằng gạo lật đã cho kết quả tăng khối lượng cao hơn (Gao & Dong, 1993; Li & cs., 2002). Theo Piao & cs. (2002), tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần có gạo lật ở lợn cao hơn so với khẩu phần cơ sở là ngô. Gạo lật được biết đến là nguyên liệu thức ăn có tỷ lệ tiêu hóa cao (Zhang & cs., 2002; Li & cs., 2007) vì tinh bột gạo lật có cấu trúc và kích thước hạt nhỏ hơn so với tinh bột ngô. Gạo lật cũng chứa ít hơn NSP (non-starch polysaccharides) và chất kháng dinh dưỡng so với ngô (Puncha-Arnon & cs., 2008).

Tóm lại, gạo lật có ưu thế khi làm thức ăn cho lợn do có thành phần dinh dưỡng gần giống ngô nhưng có tỷ lệ tinh bột cao hơn, tỷ lệ xơ thô thấp hơn. Đặc điểm này làm cho gạo lật dễ tiêu hóa hơn đối với lợn, đồng thời làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột lợn do cung cấp ít cơ chất dễ lên men trong ruột.



Hình 4.6. Sinh trưởng tuyệt đối lợn con từ 4 - 23 ngày tuổi


4.2.3. Lượng thức ăn thu nhận của lợn thí nghiệm

Lợn con giai đoạn tập ăn, thức ăn chủ yếu của chúng là sữa mẹ. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng tỏ rằng: cho lợn con ăn thêm trong giai đoạn bú sữa sẽ làm tăng khả năng tiêu thụ thức ăn, tăng tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng ở giai đoạn sau cai sữa, đặc biệt khi năng suất sữa của lợn mẹ thấp. Việc cho lợn con ăn sớm và ăn được nhiều thức ăn trong thời gian bú sữa không những làm giảm sự teo đi của lông nhung ruột mà còn làm giảm khả năng nhiễm E.coli và tỷ lệ tiêu chảy của lợn con sau cai sữa.

Khi chuyển từ sữa mẹ sang thức ăn khô giàu năng lượng và protein nguồn thực vật, hoạt động của enzyme tiêu hóa chưa thích ứng, lượng thức ăn thu nhận của lợn bị giảm, dẫn đến thiếu năng lượng và rối loạn tiêu hóa. Trong khi đó, miễn dịch lại đang ở thời điểm giao thời còn suy yếu, tình trạng này làm cho lợn dễ bị nhiễm bệnh. Vì vậy, lượng thức ăn thu nhận ở giai đoạn này cao thì sẽ tốt cho lợn con, tránh tình trạng khủng hoảng cho lợn con giai đoạn sau cai sữa. Tuy

nhiên, lợn con trong giai đoạn tập ăn, hệ thống tiêu hóa (men tiêu hóa) chưa phát triển hoàn thiện đã ảnh hưởng rất lớn đến lượng thu nhận thức ăn hàng ngày và hiệu quả sử dụng thức ăn.

Kết quả theo dòi ảnh hưởng của thức ăn có tỷ lệ gạo lật thay thế 25, 50 và 75% ngô trong thức ăn tập ăn đến lượng thức ăn thu nhận của lợn con thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.13.

Bảng 4.13. Lượng thức ăn tập ăn thu nhận của lợn con từ 4 - 23 ngày tuổi

ĐVT: mean ± SD, g/con


Chỉ tiêu

Lô TN 1

Lô TN 2

Lô TN 3

Lô TN 4

TA thu nhận từ 4 - 13 ngày tuổi

Số nái (con)

30

30

30

30

Số lợn con (con)

331

333

335

338

TA thu nhận

28,26c ± 1,3

28,74c ± 1,1

33,24b± 1,3

35,51a ± 1,75

TA thu nhận 14 - 23 ngày tuổi

Số nái (con)

30

30

30

30

Số lợn con (con)

331

333

335

338

TA thu nhận

208,27c± 11,94

213,47bc± 8,43

228,11ab±13,93

233,04a± 14,79

TA thu nhận 4 - 23 ngày tuổi

Tổng TA tập ăn (con)

236,53b ±12,23

242,22b ± 8,18

261,35a±14,66

268,55a± 14,88

Tỷ lệ LTATN giai đoạn

4 - 13 ngày tuổi (%)


11,94


11,87


12,71


13,22

Tỷ lệ LTATN giai đoạn

14 - 23 ngày tuổi (%)


88,06


88,13


87,29


86,78

Ghi chú: TA: thức ăn; TN: thí nghiệm; trong cùng một hàng, các giá trị trung bình mang các chữ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).


Trong giai đoạn từ 4 - 13 ngày tuổi, lượng thức ăn thu nhận tổng số của mỗi lợn con thấp nhất ở lô TN 1 và cao nhất là lô TN 4. Sự sai khác là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Giai đoạn này lợn con bắt đầu làm quen với thức ăn tập ăn nên lượng thức ăn thu nhận còn thấp.

Giai đoạn 14 - 23 ngày tuổi, tổng lượng thức ăn thu nhận cả giai đoạn của mỗi lợn con thấp nhất vẫn ở lô TN 1 (208,27 g/con) và cao nhất là lô TN 4 (233,04 g/con). Song cũng giống như giai đoạn trước, sự sai khác giữa các lô thí nghiệm có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Tổng kết lượng thức ăn thu nhận của lợn con giai đoạn 4 - 23 ngày tuổi cho thấy: lượng thức ăn thu nhận của lô TN 4 đạt cao nhất (268,55 g/con), tương đương lô TN 3 (261,35 g/con). Lượng thức ăn thu nhận của lô TN 3 và lô TN 4 cao hơn lô TN 1 và TN 2. Lượng thức ăn thu nhận trong giai đoạn tập ăn càng cao sẽ giúp cho lợn con giảm stress sau cai sữa, khi chuyển từ sữa mẹ (dạng lỏng) sang thức ăn khô, giảm tỷ lệ lợn con tiêu chảy và duy trì sinh trưởng.

Tổng lượng thức ăn thu nhận 10 ngày đầu tập ăn (4 - 13 ngày tuổi) của lợn con chỉ chiếm 11,87 - 13,22% của tổng lượng thức ăn của cả giai đoạn (4 - 23 ngày tuổi). Giai đoạn 10 ngày đầu tập ăn lợn con chủ yếu sử dụng sữa mẹ, 10 ngày sau trước khi cai sữa, khối lượng lợn con tăng lên, sản lượng sữa mẹ không đủ nên lượng thức ăn tập ăn thu nhận của lợn con tăng lên. Kết quả của thí nghiệm tương đương với kết quả công bố của Bruininx & cs. (2002); Pluske & cs. (2007) và Sulabo & cs. (2008): lượng thức ăn tập ăn thu nhận của lợn con một tuần trước khi cai sữa chiếm 80% tổng lượng thức ăn thu nhận của cả giai đoạn tập ăn.

Theo Tôn Thất Sơn & cs. (2010), trong giai đoạn tập ăn, tuy lượng thức ăn thu nhận hàng ngày thấp nhưng nếu lợn con ăn được càng nhiều thức ăn giai đoạn này sẽ là yếu tố quan trọng để hạn chế stress và tăng lượng thức ăn thu nhận ở lợn con sau cai sữa.

Các nhà nghiên cứu đã cho biết cho lợn con trước 3 tuần tuổi ăn một ít thức ăn tập ăn. Thường thì lượng thức ăn tập ăn ăn được của lợn ít hơn thức ăn đổ đi, một phần là giai đoạn này tăng chủ yếu phụ thuộc vào lượng sữa mẹ. Mặt khác, lượng thức ăn thu nhận thường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: tính chất nguyên liệu trong khẩu phần ăn, phương pháp chế biến, hàm lượng protein thô trong khẩu phần, chất lượng thức ăn tập ăn, tình trạng sức khoẻ, bệnh tật của đàn lợn, thời tiết khí hậu. Đó cũng có thể là một trong những nguyên nhân chi phối đến kết quả lượng thức ăn thu nhận của lợn trong thí nghiệm.

Như vậy, sử dụng gạo lật thay thế 50 và 75% ngô trong thức ăn tập ăn cho lợn con từ 4 - 23 ngày tuổi đã làm tăng lượng thức ăn thu nhận của lợn con.

4.2.4. Tỷ lệ lợn con bị tiêu chảy và sức sống

Lợn con trong giai đoạn tập ăn rất dễ bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, cơ thể còn yếu; có thể nói hội chứng tiêu chảy còn khá phổ biến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022