khác kinh doanh cầm chừng, Tổng Công ty xăng dầu đã vừa phải đảm bảo nguồn để ổn định thị trường, vừa phải tăng lượng nhập tối đa để tăng dự trữ theo yêu cầu của Bộ Thương mại nên phải chịu lỗ ở mức cao. Đồng thời, do nhận định giá phân bón có thể tăng 30-50% do tác động của chiến tranh nên không ít doanh nghiệp đã đua nhau nhập khẩu, đến khi cuộc chiến tranh bùng nổ, giá phân bón giảm đột ngột làm cho các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản do thua lỗ quá nặng. Ngoài ra, chiến tranh Irap còn làm cho hoạt động vận tải trên tuyến Trung Đông bị ảnh hưởng, đặc biệt đã khiến chi phí nguyên liệu trong 7 tháng đầu năm 2003 tăng xấp xỉ 20-25% so với thời điểm cuối năm 2002 [13]. Một số loại phí khác cũng tăng như phí bảo hiểm chiến tranh, phí bảo hiểm P&I.
b) Rủi ro do giá cả thị trường thay đổi
Trên thực tế, những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nông sản, mặt hàng nhiên liệu thô trong khi sản phẩm chế biến lại rất ít, chỉ khoảng 20 – 25% trong khi tỷ lệ này tại các nước trong khối ASEAN bình quân đạt trên 50%. Khi xuất khẩu ở dạng thô thì phần giá trị gia tăng thấp nên hiệu quả xuất khẩu không cao. Thị trường nông sản thế giới lại thường xuyên không ổn định, giá cả dao động với biên độ lớn nên các doanh nghiệp rất dễ gặp phải rủi ro. Lúc giá xuống thấp nhất là lúc lượng cầu xuống thấp, cạnh tranh diễn ra hết sức quyết liệt và gây bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm sơ chế. Xuất khẩu của ta chịu ảnh hưởng lớn của xu hướng giá cánh kéo đang diễn ra rất mạnh trên thế giới. Có thể nghiên cứu một số mặt hàng cụ thể mà ta đang có lợi thế xuất khẩu để thấy rõ những bất lợi này:
Mặt hàng gạo
Gạo là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nhiều năm. Gạo xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo trong những năm qua nhưng
gạo xuất khẩu chủ yếu là gạo có phẩm cấp trung bình và thấp, gạo có phẩm cấp và chất lượng cao chưa có tỷ trọng lớn trong tổng lượng xuất khẩu.
Nhìn vào bảng 7, có thể thấy giá gạo trên thị trường thế giới trong những năm qua lên xuống rất bấp bênh.
Bảng 2.6: Giá gạo thế giới giai đoạn 1990-2006
Có thể bạn quan tâm!
- Rủi Ro Trong Hoạt Động Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế
- Tổng Quan Về Hoạt Động Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam
- Một Số Mặt Hàng Nhập Khẩu Chủ Yếu Thời Kỳ 2000-2007
- Rủi Ro Phát Sinh Từ Quá Trình Thực Hiện Các Nghiệp Vụ Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế
- Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế của các thương nhân Việt Nam - 8
- Hoạt Động Quản Trị Rủi Ro Trong Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế Tại Các Doanh Nghiệp Việt Nam
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
(Nguồn: FAO)
Đặc biệt chú ý, trong tháng 3/2008 và 4/2008, giá gạo thế giới tăng đột biến làm nhiều quốc gia lo ngại. Chuyên gia giao dịch thương mại A-lan Chan (Alan Chan) của Xingapo đã đưa ra năm nguyên nhân chính để lý giải hiện tượng này
- Thứ nhất, liên tục trong một thời gian dài, việc bán gạo gặp nhiều thuận lợi cả về giá cả lẫn số lượng, thêm vào đó, các hợp đồng đặt trước ngày càng tăng khiến tình hình cung cấp gạo xuất khẩu toàn cầu trở nên căng thẳng, đẩy giá gạo trên thị trường quốc tế tăng vọt, đồng thời làm nảy sinh tâm lý lo ngại cung không đủ cầu. Trước tình hình đó, những nước xuất khẩu
gạo chính ở châu Á như Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Cam-pu-chia đã đồng loạt áp dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo nhằm ưu tiên cho thị trường trong nước. Do đó, các giao dịch mua bán gạo trên thị trường khu vực đã giảm đi 1/3 còn giá gạo lại tăng vọt. Sự kiện này được đánh dấu bằng việc giá gạo Thái Lan - giá gạo được coi là chuẩn trên thị trường quốc tế tăng tới 30%, lên mức 760 USD/tấn vào ngày 27/3/2008 và đây cũng là mức giá cao nhất trong lịch sử.
- Thứ hai, trong mấy năm qua, do giá thành chi phí bảo quản, dự trữ gạo trong kho ngày một tăng cao và thị trường quốc tế thường xảy ra tình trạng cung không đủ cầu nên các nước liên tiếp cắt giảm lượng gạo tồn kho, khiến lượng gạo dự trữ trên toàn thế giới giảm. Hiện nay, lượng gạo dự trữ toàn cầu khoảng 75 triệu tấn, bằng 1/2 lượng dự trữ năm 2000 và là mức thấp nhất kể từ năm 1976 đến nay [16].
- Thứ ba, một số công ty thương mại đã tranh thủ đầu cơ, tích trữ gạo để đợi tăng giá và việc đồng Bạt của Thái Lan liên tục giữ giá so với đồng USD đã tác động mạnh đến giá gạo trong các giao dịch quốc tế.
- Thứ tư, sự nổi lên của hai nước đang phát triển đông dân nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ làm nhu cầu tiêu thụ gạo tăng cao; quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa khiến diện tích đất trồng lúa ngày một thu hẹp.
- Thứ năm, thời tiết khắc nghiệt, tuyết rơi dày ở Trung Quốc, rét hại và nạn sâu bệnh ở Việt Nam làm giảm sản lượng lúa...cũng được coi là các nguyên nhân khiến giá gạo tăng cao.
Giá gạo tăng cao khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo dễ bị thua lỗ do phải mua nguyên liệu đầu vào để thực hiện các hợp đồng đã ký với giá cao trong khi giá xuất khẩu lại là giá đã được hai bên mua bán thỏa thuận.
Mặt hàng dầu thô
Việt Nam có tiềm năng về dầu mỏ, sản lượng khai thác và xuất khẩu lên tới hàng chục triệu tấn mỗi năm, đóng góp một phần không nhỏ vào tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là trong những năm gần đây. Tuy nhiên, sản phẩm xuất khẩu của ta chỉ là dầu thô chưa qua chế biến nên giá cả còn thấp. Thêm vào đó, giá cả của mặt hàng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là tình hình chính trị giữa các nước trên thế giới nên chứa đựng nguy cơ rủi ro cao.
Nhìn vào bảng 8 ta có thể thấy trong những năm qua, giá dầu thô liên tục tăng.
Bảng 2.7: Giá dầu thô trên thế giới giai đoạn 1995-2008
(Nguồn: OPEC) Đặc biệt trong tháng 4/2008, giá dầu thô đã đạt mức kỷ lục 110,16 USD/thùng. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do chiến tranh và biến động chính trị xảy ra tại một số quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới như Iran, Irap,…Thêm vào đó là sự sụt giảm giá trị của đồng USD trong thời gian qua cũng là nguyên nhân khiến giá dầu thô tăng cao trong đầu năm
2008.
Giá dầu thô tăng cao liên tục như vậy trong khi nước ta lại là nước xuất khẩu dầu thì rủi ro các doanh nghiệp gặp phải là không nhỏ, vì thời gian từ khi ký kết hợp đồng đến khi giao hàng, giá đã thay đổi, và doanh nghiệp phải chịu rủi ro mà ta gọi là hiện tượng “trượt giá”.
Trên đây là biến động giá của một số mặt hàng trên thị trường thế giới. Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm, đòi hỏi doanh nghiệp phải cẩn trọng trong việc ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Ví dụ 2: Một công ty xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam có ký một hợp đồng xuất khẩu lạc nhân với số lượng 20.000 MT cho một công ty ở Đài Loan. Điều khoản thanh toán trong hợp đồng theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ (D/A, trả chậm sau 60 ngày kể từ ngày giao hàng). Hàng được xuất khẩu theo điều kiện CIF Kaohsung, Taiwan – Incoterms 2000. Khi hàng được đưa đến cảng đến, giá thị trường đã giảm 30% so với quy định trong hợp đồng. Vì vậy người mua đã lấy lý do hàng không đúng chất lượng để từ chối nhận hàng nhưng người bán không thể kiện người mua vì trong hợp đồng đã ký thì điều kiện chất lượng chỉ ghi là: “Đậu phộng nhân loại một được sự đồng ý của hai bên” [12].
Trong trường hợp trên, nếu công ty của Việt Nam thỏa thuận và ghi rõ điều khoản về chất lượng của lạc nhân thì công ty Đài Loan sẽ không thể từ chối nhận hàng và tất nhiên phía Việt Nam không phải chịu rủi ro do giá cả hàng hóa giảm.
Như vậy, có thể thấy khi giá cả hàng hóa trên thị trường thay đổi, nếu doanh nghiệp không cẩn thận trong quá trình kinh doanh thì sẽ gặp phải những rủi ro không lường trước được dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng.
c) Rủi ro do tỷ giá hối đoái thay đổi
Doanh nghiệp dễ gặp phải nhóm rủi ro này khi kinh doanh sử dụng nhiều loại tiền tệ khác nhau mà những đồng tiền này lại có tỷ giá thay đổi thường xuyên như nhập khẩu bằng USD nhưng lại bán hàng bằng VND hoặc
tính giá xuất khẩu bằng USD nhưng lại thanh toán cho nhà cung cấp hàng bằng VND hoặc đồng tiền khác không phải USD… Đặc biệt khoảng thời gian kể từ khi ký kết hợp đồng đến khi giao hàng và thanh toán càng dài thì doanh nghiệp càng phải chú ý vì tỷ giá hối đoái rất dễ thay đổi.
Tỷ giá VND/USD trong những năm qua tương đối ổn định, thời gian cuối năm 2007, đầu năm 2008, tỷ giá này có xu hướng giảm nhẹ do biến động tình hình thị trường tài chính tại Mỹ. Tuy nhiên trên thị trường thế giới, tỷ giá giữa các đồng ngoại tệ mạnh biến động liên tục theo diễn biến tình hình thế giới, ảnh hưởng đến thanh toán hợp đồng ngoại thương của các doanh nghiệp, trong thời gian gần đây có thể thấy rõ nhất là sự xuống giá của đồng USD so với đồng EUR
Ví dụ 3: Cuối năm 2007, USD đã mất giá mạnh so với đồng EUR . Các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ EU chưa thanh toán hết bằng EUR đã lâm vào tình trạng mất cả lãi và thâm hụt vốn bởi giá EUR tăng cao so với thời điểm khi các doanh nghiệp này lựa chọn EUR làm đồng tiền thanh toán với đối tác. Đồng thời, các doanh nghiệp xuất khẩu còn bị nợ tiền bằng USD cũng bị thiệt hại rất lớn [14].
Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn tự tính toán để phòng ngừa rủi ro này chứ chưa sử dụng đến bất kỳ một công cụ chuyên nghiệp nào của thị trường tiền tệ do hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có giám đốc tài chính như thông lệ trên thế giới, tức là chưa có người chuyên tính toán và dự báo biến động của thị trường, lãi suất, tỷ giá và giá cả để xử lý, chuyên lo về tài chính trong hoạt động kinh doanh. Bản thân hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam cũng chưa cung cấp đủ dịch vụ trong lĩnh vực này hoặc mới triển khai và tiếp cận nên chưa tư vấn và thuyết phục được các doanh nghiệp sử dụng các công cụ nghiệp vụ.
d) Rủi ro do chính sách ngoại thương thay đổi
Đó là những rủi ro do các quy định về hạn ngạch, giấy phép, thuế xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, các hàng rào phi thuế quan, các chính sách về quản lý xuất nhập khẩu và các quy định hành chính khác. Đây là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vì các doanh nghiệp này không chỉ chịu tác động của sự thay đổi chính sách ngoại thương trong nước mà còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự thay đổi chính sách ngoại thương của các nước khác. Sự thay đổi thường xuyên các định chế này ở trong nước và của các nước đối tác sẽ gây ra các rủi ro cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
Trong quá trình hội nhập, để mở cửa thị trường, thực hiện tự do hóa thương mại, các nước đều phải dần dần loại bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và phải thuế hóa những rào cản phi thuế quan truyền thống như hạn ngạch, cấm xuất nhập khẩu, giấy phép xuất nhập khẩu, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu mối kinh doanh… Do mở cửa thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mua bán hàng hóa quốc tế và số lượng hàng hóa nhập khẩu vào thị trường của các quốc gia có thể tăng lên một cách nhanh chóng nên để bảo hộ cho sản xuất trong nước, các quốc gia đã tìm mọi cách để thiết lập nên những rào cản thương mại mới, đặc biệt là những rào cản phi thuế của các nước phát triển. Các nhà quan sát kinh tế thế giới ước tính sơ bộ hiện nay có khoảng hơn 50 rào cản phi thuế với nhiều dạng thức khác nhau. Đầu thế kỷ XXI, ước tính khoảng 19,4% hàng nhập khẩu vào EU, 16,8% hàng nhập khẩu vào Mỹ và 10,7% hàng nhập khẩu vào Nhật Bản bị điều chỉnh bởi các rào cản này. Nhưng việc thiết lập nên những rào cản phi thuế mới sẽ trái với nguyên tắc tự do hóa thương mại trong thương mại quốc tế mà các quốc gia đã thỏa thuận. Để hợp thức hóa, nó được trá hình dưới nhiều biện pháp và hình thức khác nhau. Hàng hóa của các nước đang và chậm phát triển rất dễ vấp phải các rào cản của các nước phát triển, nhất là khi lượng hàng nhập khẩu tăng lên một
cách nhanh chóng. Khi vấp phải các rào cản thì rủi ro xảy ra thường rất lớn, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của cả một ngành kinh tế của một đất nước. Trong những năm vừa qua, một số rào cản phi thuế thường được áp dụng và đã gây ra nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, điển hình là:
Thuế chống bán phá giá
Khi một hàng hóa bị xem là bán phá giá vào thị trường một nước gây thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại hay tổn thương vật chất đối với ngành công nghiệp nội địa sản xuất những mặt hàng tương tự sẽ phải chịu một mức thuế chống bán phá giá hoặc bị áp dụng hạn ngạch. Nhìn chung đó là những biện pháp làm cho hàng hóa đó không còn hoặc còn ít khả năng cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu. Ví dụ như một sản phẩm của một công ty bị xem là bán phá giá vào thị trường Mỹ khi có đơn kiện của ngành công nghiệp trong nước hoặc đại diện cho ngành công nghiệp trong nước sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tương tự và được cơ quan có thẩm quyền, thường là Bộ Thương mại và Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ điều tra và tìm ra được sản phẩm đó được bán với giá thấp hơn “giá trị hợp lý” vào thị trường Hoa Kỳ và tính được biên độ phá giá. Để xác định xem hàng hóa có bán thấp hơn “giá trị hợp lý” hay không, tùy vào từng điều kiện cụ thể mà người ta có thể so sánh với giá hàng hóa cùng loại hoặc tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc giá so sánh của hàng hóa tương tự khi xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc giá rút gọn được tính trên chi phí về nguyên liệu, lao động, chi phí gián tiếp, lợi nhuận… Hoặc giá của hàng hóa tương tự được sản xuất ở một nước thứ ba. Các nhà sản xuất và kinh doanh Hoa Kỳ thường viện dẫn Luật Thương mại Hoa Kỳ để có được sự bảo hộ chống những việc nhập khẩu mà họ cho rằng “không được công bằng”. Điều luật thường được dùng phổ biến nhất là luật chống phá giá để tạo rào cản bảo hộ sản xuất trong nước. Theo luật này, khi hàng hóa của một công ty nước ngoài được bán phá giá