c) Điều kiện kinh tế, xã hội
Đặc điểm dân cư, trình độ, kinh nghiệm canh tác ảnh hưởng đến việc sản
xuất lúa. Những vùng có kinh nghiệm canh tác lâu đời, có trình độ thường có năng suất lúa cao hơn.
kỹ thuật
Thị trường, giá cả cũng là nhân tố tác động đến người nông dân sản xuất. Giá cả ở đây bao gồm cả giá lúa và giá chi phí đầu vào, chi phí cho sản xuất lên quá cao mà người nông dân không có vốn để đầu tư cho sản xuất cũng buộc họ phải thu hẹp quy mô sản xuất.
2.1.5. Một số vấn đề lý luận về tiêu thụ lúa
+ Khái niệm tiêu thụ sản phẩm
Về nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển sang hình thái giá trị sản phẩm. Sản phẩm được coi là tiêu thụ khi khách hàng chấp nhận thanh toán. Theo quan điểm này, quá trình tiêu thụ bắt đầu khi đưa hàng vào lưu thông và kết thúc khi đã bán xong.
Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ sản phẩm chính là một quá trình bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, định hướng sản xuất, tổ chức bán hàng và thực hiện các dịch vụ trước và sau khi bán hàng. Như vậy, theo quan điểm này, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình xuất hiện từ trước khi tổ chức các hoạt động sản xuất và chỉ kết thúc khi đã bán được sản phẩm.
Về
bản chất, tiêu thụ
sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị
của sản
phẩm, là giai đoạn đưa sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Quá trình này, người sản xuất có thể thu hồi được vốn đầu tư của mình để trang trải các chi phí sản xuất và tiếp tục quá trình sản xuất.
+ Đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm
Những đặc điểm tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, với những sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông sản. Những đặc điểm đó là:
Sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông sản mang tính chất vùng và khu vực. Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp gắn chặt với điều kiện tự nhiên mang tính chất vùng. Lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối của các vùng là yếu tố rất quan trọng trong việc lựa chọn hướng sản xuất kinh
doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh và tổ chức hợp lý quá trình tiêu thụ sản phẩm. Có sản phẩm chỉ thích ứng với một vùng, thậm chí tiểu vùng và lợi thế tuyệt đối có được coi như là những đặc điểm mà ở các vùng khác, khu vực khác
không có. Đối với những sản phẩm loại này có thể có nhưng hình thức và
phương pháp tiêu thụ đặc biệt. Đối với những loại sản phẩm khá phổ biến mà vùng nào cũng có thì phải có những hình thức tiêu thụ thích hợp.
Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp có tác động mạnh mẽ đến cungcầu của thị trường nông sản và giá cả nông sản. Sự khan hiếm dẫn đến giá cả cao vào đầu vụ, cuối vụ và sự dư thừa làm cho giá cả giảm vào chính vụ là một biểu hiện của đặc điểm này. Việc chế biến, bảo quản và dự trữ sản phẩm để đảm bảo cung cầu tương đối ổn định là một yêu cầu cần được chú ý trong quá trình tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
Sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng, phong phú và trở thành nhu cầu tối thiểu hàng ngày của mỗi người, với thị trường rất rộng lớn nên việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm phải hết sức linh hoạt. Sản phẩm cồng kềnh, tươi sống, khó bảo quản chuyên chở xa, vì vậy cần tổ chức các chợ nông thôn, các cửa hàng lưu động và nhiều hình thức linh hoạt và thuận tiện cho người tiêu dùng, hoặc sơ chế trước khi tiêu thụ, đồng thời phải sử dụng các phương tiện chuyên dùng riêng khi vận chuyển, bảo quản.
Một bộ phận lớn như nông sản, lương thực, thực phẩm được tiêu dùng nội bộ hoặc với tư cách là tư liệu sản xuất, vì vậy phải tính đến những nhu cầu đó một cách cụ thể để tổ chức tốt việc tiêu thụ đối với nông sản được coi là hàng hóa vượt ra ngoài phạm vi tiêu dùng của gia đình, của cơ sở sản xuất kinh doanh. Những đặc điểm trên đây cần được tính đến trong việc tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
+ Vai trò của tiêu thụ sản phẩm
Đầu vào
Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó chính là quá trình thực hiện giá trị sản phẩm, là giai đoạn làm cho sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất và bước vào lưu thông, đưa sản phẩm từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực tiêu dùng. Có thể biểu hiện giai đoạn tiêu thụ sản phẩm trong quá trình sản xuất theo sơ đồ 2.1:
Tiêu dùng
Sản xuất
Đầu ra
(Nguôǹ : Giaó triǹ h kinh tếnông nghiệp)
Sơ đồ 2.1: Quá trình tiêu thụ sản phẩm
Trong xã hội, việc tổ chức tốt các hoạt động tiêu thụ sản phẩm sẽ thúc đẩy nhanh quá trình phân phối và lưu thông, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội, trên cơ sở đó thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của nền kinh tế.
Trong sản xuất, kết quả hoạt động của khâu tiêu thụ sản phẩm có tác
dụng rất lớn, nhiều khi đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh.
Sản phẩm lúa
Chính nhờ khâu tiêu thụ mà người sản xuất có thể thu hồi vốn, thu hồi các chi phí bỏ ra, thực hiện được mục tiêu lợi nhuận và các mục tiêu khác trong sản xuất kinh doanh của mình. Kết quả của quá trình tiêu thụ sẽ phản ánh tính đúng đắn của mục tiêu và chiến lược kinh doanh, chất lượng công tác của cả bộ máy quản lý.
Bán thông qua các tổ chức thương mại
Bán trực tiếp
Tại các cửa hàng Người thu gom (thương lái)
Tại chợ Cơ sở chế biến
Các đại lý
Các công ty thương mại
Bán lẻ
Xuất khẩu
Người tiêu dùng trong nước
Sơ đồ 2.2: Khâu tiêu thụ lúa
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Sản xuất lúa gạo thế giới năm 2013 đã xấu đi đáng kể khi mà sản lượng gạo tại Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia sản xuất gạo đứng đầu thế giới, có xu hướng giảm. Sản lượng gạo thế giới năm 2013 ở mức 494 triệu tấn, tăng 0,9% tương đương 4,2 triệu tấn so với năm 2012. Con số này cho thấy trong 10 năm trở lại đây (từ năm 20072013), sản lượng gạo thế giới trung bình tăng 10 triệu tấn một năm. Nếu đạt được mức này, năm 2013 sẽ là năm liên tiếp thứ 2 mà sản lượng gạo thế giới có mức tăng trưởng tương đối chậm. Xuất khẩu gạo bình quân đến các Châu lục trong 17 năm thể hiện ở bảng 2.1
Bảng 2.2. Sản lượng lúa xuất khẩu gạo bình quân đến các Châu lục trong 17 năm (19962013)
Châu Á | Châu Phi | Trung Đông | Châu Mỹ | Châu Âu | Châu Úc | |
Tỉ lệ% | 47,53 | 25,57 | 11,35 | 9,68 | 5,32 | 0,55 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá tình hình sản xuất lúa tại phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắl Lắk - 1
- Đánh giá tình hình sản xuất lúa tại phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắl Lắk - 2
- Tình Hình Phân Bổ Và Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Phường Khánh Xuân
- Số Hộ Sản Xuất Lúa Được Điều Tra Phỏng Vấn
- Đánh Giá Tình Hình Sản Xuất Lúa Ở Phường Khánh Xuân, Tp Buôn Ma
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Phần lớn sự gia tăng về sản lượng lúa gạo năm 2013 trên thế giới là do sức tăng về sản lượng tại châu Á, đặc biệt là Ấn Độ nơi mà tình hình sản xuất đang
hồi phục nhờ điều kiện thời tiết khá thuận lợi. Tuy nhiên, thiệt hại do thiếu mưa tại các vùng phía Đông và do cơn bão Phailin hồi đầu tháng 10 năm 2013 đã khiến sản lượng gạo của Ấn Độ giảm 2 triệu tấn xuống còn 106 triệu tấn. Như vậy, sản lượng gạo của nước này sẽ giảm 1,5% so với mùa vụ năm 2012.
Hầu hết các quốc gia châu Á khác dự kiến đang trong giai đoạn thu hoạch,
với mức sản lượng tăng đáng kể, đặc biệt là tại Bangladesh, Campuchia, Hàn
Quốc, Myanma, Pakistan, Philippines, Sri Lanka và Thái Lan. Vì thời tiết quá ẩm ướt và thiếu ánh nắng mặt trời, nên dự báo sản lượng lúa gạo tại Indonesia sẽ không đạt được mục tiêu mà chính phủ nước này đưa ra. Tuy nhiên, sản lượng lúa gạo của Indonesia vẫn vượt qua mức kỷ lục năm ngoái.
Nguồn: FAO năm 2012
Biểu đồ 2.1. Sản lượng và diện tích lúa gạo thế giới (2004 – 2013)
Sản xuất lúa gạo tại châu Mỹ Latinh và vùng Caribê được kỳ vọng là hồi phục, mặc dù không đạt được mức sản lượng hồi năm 2011. Hầu hết các quốc gia trong khu vực sẽ có vụ mùa bội thu nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, đặc biệt là tại Brazil, Guyana, Paraguay và Venezuela. Trong khi đó, tại Bolivia, giá gạo thấp cộng với điều kiện thời tiết bất lợi đã khiến sản lượng gạo nước này được dự báo giảm 26%. Tại châu Đại dương, mặc dù điều kiện trồng không ổn định, nhưng Australia vẫn đạt được mức sản lượng kỷ lục hơn 10 tấn/ha. Ngoài ra, diện tích lúa gạo được mở rộng đã đưa sản lượng gạo nước này đạt mức kỷ lục kể từ năm 2002.
Sản lượng gạo khu vực châu Phi giảm 1% trong năm 2014. Sự suy giảm này chủ yếu là do sản lượng tại Madagascar, nước sản xuất gạo lớn thứ 2 trong khu vực, giảm 21% vì thiếu mưa và nạn dịch châu chấu. Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra tại Benin, Burkina Faso và Senegal. Tại châu Âu, sản lượng gạo giảm 9% do tình hình sản xuất tại một số nước trong khu vực giảm mạnh. Tại Italia, lượng mưa quá nhiều và nhiệt độ thấp trong mùa hè đã khiến cây lúa không phát triển. Còn tại Tây Ban Nha, giá gạo giảm đã khiến người nông dân thu hẹp diện tích trồng lúa. Tại Bắc Mỹ, sản lượng lúa gạo của Hoa Kỳ cũng được dự báo giảm 7% mặc dù năng suất đạt mức kỷ lục.
2.2.2.Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
+ Sản lượng, diện tích lúa
Bảng 2.3. Diện tích và sản lượng lúa các năm (20102013)
Diện tích (nghìn ha) | Sản lượng (nghìn tấn) | |||||||
Tổng | Trong đó | Tổng | Trong đó | |||||
Lúa Đông Xuân | Lúa Hè Thu | Lúa Mùa | Lúa Đông Xuân | Lúa Hè Thu | Lúa Mùa | |||
2010 | 7.489,4 | 3.085,9 | 2.436,0 | 1.967,5 | 40.005,6 | 19.216,8 | 11.686,1 | 9.102,7 |
2011 | 7.655,4 | 3.096,8 | 2.589,5 | 1.969,1 | 42.398,5 | 19.778,3 | 13.402,9 | 9.217,3 |
2012 | 7.761,2 | 3.124,3 | 2.659,1 | 1.977,8 | 43.737,8 | 20.291,9 | 13.958,0 | 9.487,9 |
2013 | 7.899,4 | 3.140,7 | 2.773,3 | 1.985,4 | 44.076,1 | 20.237,5 | 14.455,1 | 9.383,5 |
Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2013
Sản lượng lúa cả năm 2013 ước tính đạt 44,1 triệu tấn, tăng 338,3 nghìn
tấn so với năm trước, trong đó diện tích gieo trồng ước tính đạt 7,9 triệu ha,
tăng 138,7 nghìn ha, năng suất đạt 55,8 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha.
Diện tích gieo trồng lúa đông xuân năm 2013 đạt 3.140,7 nghìn ha, tăng 16,4 nghìn ha so với vụ đông xuân trước; sản lượng đạt 20,2 triệu tấn, giảm 54,4 nghìn tấn do năng suất đạt 64,4 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha. Diện tích gieo trồng lúa hè thu đạt 2.146,9 nghìn ha, tăng 15,1 nghìn ha so với vụ trước; sản lượng đạt 11,2 triệu tấn, giảm 81,6 nghìn tấn do năng suất chỉ đạt 52,2 tạ/ha, giảm 0,8 tạ/ha. Diện tích gieo trồng lúa mùa đạt 1.985,4 nghìn ha, tăng 7,6 nghìn ha so với vụ mùa năm 2012. Tuy nhiên, sản lượng lúa mùa ước tính đạt gần 9,4 triệu tấn, giảm 104,4 nghìn tấn do năng suất chỉ đạt 47,3 tạ/ha, giảm 0,7 tạ/ha.
Sản lượng lúa cả
năm 2014
ước tính đạt gần 45 triệu tấn, tăng 955,2
nghìn tấn so với năm trước, chủ yếu do năng suất đạt 57,6 tạ/ha, tăng 1,9 tạ/ha. Trong sản lượng lúa cả năm, sản lượng lúa đông xuân đạt hơn 20,8 triệu tấn, tăng 780,8 nghìn tấn do năng suất đạt 66,9 tạ/ha, tăng 2,3 tạ/ha; sản lượng lúa hè thu đạt 14,5 triệu tấn, giảm 93,1 nghìn tấn; sản lượng lúa mùa ước tính đạt 9,6 triệu tấn, tăng 267,5 nghìn tấn.
Bảng 2.4. Diện tích lúa các năm (20102013) phân theo địa phương
ĐV: Nghìn tấn
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
CẢ NƯỚC | 7.489,4 | 7.655,4 | 7.761,2 | 7.899,4 |
Đồng bằng sông Hồng | 1.150,1 | 1.144,5 | 1.138,7 | 1.130,7 |
Trung du và miền núi phía Bắc | 666,4 | 670,9 | 678,0 | 688,8 |
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung | 1.214,1 | 1.228,8 | 1.236,4 | 1.230,2 |
Tây Nguyên | 217,8 | 224,2 | 229,7 | 231,5 |
Kon Tum | 22,4 | 22,6 | 23,3 | 23,4 |
Gia Lai | 70,4 | 70,5 | 73,4 | 73,4 |
Đắk Lắk | 80,1 | 84,5 | 87,4 | 90,6 |
Đắk Nông | 11,1 | 12,3 | 12,3 | 12,6 |
Lâm Đồng | 33,8 | 34,3 | 33,3 | 31,5 |
Đông Nam Bộ | 295,1 | 293,1 | 294,4 | 280,3 |
Đồng bằng sông Cửu Long | 3.945,9 | 4.093,9 | 4.184,0 | 4.337,9 |
Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2013
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng năm 2014 theo giá so sánh 2010 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nông nghiệp tăng 2,4%; lâm nghiệp tăng 6,1%; thuỷ sản tăng 6,5%.