Khối Lượng Lợn Con Thí Nghiệm Giai Đoạn Sơ Sinh Đến 24 Ngày Tuổi

- Khối lượng lợn con 18 ngày tuổi

Khi lợn con được 18 ngày tuổi thì khối lượng đã có sự khác biệt ngay ở mức thay thế gạo tấm cho ngô với tỷ lệ 25%. Đến thời điểm này đã thấy được tác dụng rò ràng của gạo tấm thay thế ngô trong khẩu phần ăn cho lợn nái. Cụ thể: khối lượng lợn con cao nhất ở lô TN 4 đạt 5,23 kg/con; thấp nhất ở TN 1 chỉ đạt 5,18 kg/con. Khi thay thế gạo tấm cho ngô ở mức 25% và 50% cho khối lượng lợn con tương ứng là 5,20 và 5,21 kg/con. Tuy nhiên, ở hai mức này không có sự khác biệt với nhau về thống kê (P>0,05).

- Khối lượng lợn con 24 ngày tuổi

Khối lượng lợn con khi được 24 ngày tuổi đã cho thấy hiệu quả rò rệt khi sử dụng gạo tấm thay thế ngô vào khẩu phần ăn của lợn nái, khối lượng lợn con tăng tỷ lệ thuận với tỷ lệ của gạo tấm thay thế ngô trong khẩu phần ăn cho lợn. Khối lượng lợn ở tất cả các lô thí nghiệm đều khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05), cụ thể: cao nhất ở lô TN 4 đạt 6,93 kg/con, thấp nhất ở lô TN 1 (không sử dụng gạo tấm) chỉ đạt 6,84 kg/con. Như vậy, khối lượng lợn con đã tăng xấp xỉ 0,1 kg/con khi sử dụng gạo tấm ở mức thay thế ngô 75% trong vòng 24 ngày. Ở lô TN 2 và TN 3, khối lượng lợn con đạt cũng khá cao là 6,88 và 6,90 kg/con.

Khối lượng lợn con trong nghiên cứu này cao hơn so với trong nghiên cứu của Lê Văn Huyên (2017), theo đó khối lượng lợn con khi cai sữa (21 ngày) trong thí nghiệm lợn nái Y x L cho ăn thóc thay thế ngô ở các tỷ lệ 15%, 30%, 50%, 75% và 100% (tính theo giá trị năng lượng trao đổi - ME) lần lượt là 5,78 kg, 5,22 kg, 5,04 kg, 4,77 kg và 4,62 kg. Nguyên nhân sự sai khác này do thức ăn của lợn mẹ sử dụng thóc có năng lượng trao đổi thấp hơn của gạo tấm và thời gian cai sữa sớm hơn (cai sữa 21 ngày).

Như vậy, trong chăn nuôi lợn nái sau khi sinh, sử dụng gạo tấm thay thế ngô ở mức 25% trở lên đã mang lại hiệu quả tốt hơn đối với lợn con sau khi sinh. Điều đó cho thấy chất lượng sữa của lợn nái cũng như khả năng hấp thu của lợn con sẽ cao hơn nếu thay thế ngô bằng gạo tấm.


Bảng 4.27. Khối lượng lợn con thí nghiệm giai đoạn sơ sinh đến 24 ngày tuổi

ĐVT: mean±SD, kg/con


Thí nghiệm

Thời điểm cân

Lô TN 1


Lô TN 2


Lô TN 3


Lô TN 4


Mean±SD

n

Mean±SD

n

Mean±SD

n

Mean±SD

n


Sơ sinh

1,58±0,02

126

1,57±0,02

122

1,57±0,03

123

1,58±0,02

125


4 ngày tuổi

2,05b ±0,03

124

2,07 ab ±0,02

120

2,07 ab±0,02

120

2,09 a±0,02

124

Thí nghiệm lần 1

11 ngày tuổi

3,48 b±0,03

122

3,51 a±0,02

118

3,52 a±0,02

120

3,52 a±0,02

123


18 ngày tuổi

5,18 b±0,03

121

5,21 ab ±0,02

118

5,20 ab ±0,02

120

5,22 a±0,02

123


24 ngày tuổi

6,85 c±0,02

121

6,88 bc ±0,02

118

6,90 b ±0,02

120

6,95 a±0,04

123


Sơ sinh

1,56±0,02

124

1,58±0,02

125

1,57±0,03

123

1,58±0,02

125


4 ngày tuổi

2,04b ±0,02

122

2,06ab ±0,02

123

2,07a±0,02

122

2,08a±0,02

124

Thí nghiệm lần 2

11 ngày tuổi

3,51±0,02

119

3,52±0,02

122

3,52±0,02

120

3,54±0,03

123

18 ngày tuổi

5,19c±0,02

119

5,20 bc ±0,03

121

5,22 ab ±0,02

120

5,23 a±0,03

122

24 ngày tuổi

6,84c±0,03

119

6,86 bc ±0,03

121

6,89 ab ±0,02

120

6,92 a±0,03

122

Sơ sinh

1,59±0,03

125

1,57±0,02

123

1,58±0,02

124

1,59±0,03

125


4 ngày tuổi

2,06c ±0,02

123

2,07bc ±0,02

120

2,09 ab±0,02

122

2,10 a±0,03

124

Thí nghiệm lần 3

11 ngày tuổi

3,49 b±0,03

120

3,51 ab±0,02

119

3,52 a±0,02

121

3,53a±0,02

122


18 ngày tuổi

5,17c±0,03

119

5,19 bc ±0,03

119

5,21ab ±0,02

121

5,23 a±0,02

122


24 ngày tuổi

6,84 c±0,03

119

6,88b ±0,02

119

6,91 ab ±0,03

121

6,93a±0,03

122


Sơ sinh

1,58±0,03

375

1,57±0,02

370

1,57±0,03

370

1,59±0,02

375


4 ngày tuổi

2,05c ±0,03

369

2,07bc ±0,02

363

2,08b±0,02

364

2,09 a±0,02

372

Tổng hợp cả

3 lần Thí nghiệm

11 ngày tuổi

3,49c±0,03

361

3,51 bc±0,04

359

3,52 ab±0,02

361

3,53a±0,02

368

18 ngày tuổi

5,18c±0,03

359

5,20 b ±0,03

358

5,21ab ±0,02

361

5,23 a±0,02

367


24 ngày tuổi

6,84d±0,03

359

6,88c ±0,03

358

6,90 b ±0,03

361

6,93a±0,03

367

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.


90

90

Ghi chú: TN: thí nghiệm; các giá trị trong cùng hàng mang các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05), n: số lợn con của từng lô thí nghiệm (con).





Hình 4.13. Khối lượng lợn con từ sơ sinh đến 24 ngày

4.4.4.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng gạo tấm thay thế ngô trong khẩu phần ăn của lợn nái đến hội chứng tiêu chảy và tỷ lệ sống ở lợn con giai đoạn sau khi sinh đến cai sữa (1 - 24 ngày)

Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng gạo tấm thay thế ngô vào khẩu phần đến khả năng phòng ngừa tiêu chảy và tỷ lệ sống của lợn con được trình bày ở bảng 4.28, hình 4.14 và hình 4.15.

Bảng 4.28. Tỷ lệ mắc tiêu chảy và nuôi sống ở lợn con giai đoạn 1 đến 24 ngày

ĐVT: mean±SD, %


Chỉ tiêu

Lô TN 1

Lô TN 2

Lô TN 3

Lô TN 4

Số lợn nái (con)

30

30

30

30

Số lợn con đầu TN (con)

375

370

370

375

Số lợn con còn lại 24

ngày tuổi (con)

359

358

361

367

Tỷ lệ nuôi sống

95,73c±0,46

96,76b±0,04

97,57ab ±0,01

97,87a±0,46

Tỷ lệ lợn con bị tiêu chảy

28,13a±0,42

26,25a±0,94

19,67b ±1,26

17,17c ±0,89

Ghi chú: TN: thí nghiệm; các giá trị trong cùng hàng mang các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy trong giai đoạn từ tập ăn đến cai sữa ở các lô thí nghiệm có sự khác nhau. Cụ thể: khi thay thế ngô bằng gạo tấm trong khẩu phần ăn ở mức 25% (lô TN 2) thì không có sự sai khác về tỷ lệ tiêu chảy so với không sử dụng gạo tấm trong khẩu phần (lô TN 1). Tuy nhiên, khi thay thế ở tỷ lệ 50% và 75% đã làm giảm tỷ lệ tiêu chảy rò rệt từ 28,13% xuống còn 19,67% (lô TN 3) và 17,17% (lô TN 4). Sự giảm tỷ lệ tiêu chảy này có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05). Có thể thấy, tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy ở các lô khi sử dụng gạo tấm đã giảm đáng kể so với lô không sử dụng gạo tấm. Điều đó chứng tỏ rằng: khi thay thế ngô bằng gạo tấm đã có tác dụng làm giảm thấp tỷ lệ tiêu chảy trên lợn con trong giai đoạn theo mẹ.

Hình 4.14. Tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con

Khi sử dụng gạo tấm thay thế ngô cũng làm tăng tỷ lệ nuôi sống đối với lợn con đến giai đoạn cai sữa, đồng nghĩa với giảm tỷ lệ chết ở giai đoạn này. Lô TN 1 không sử dụng gạo tấm có tỷ lệ nuôi sống thấp nhất (95,73%) và cao nhất ở lô TN 4 (97,87%). Tỷ lệ nuôi sống được nâng lên có ý nghĩa thống kê ngay ở tỷ lệ thay thế ngô bằng gạo tấm ở mức 50% (lô TN 3) đã đạt 97,57% và cao nhất ở lô TN 4 đạt 97,87%.

Tỷ lệ nuôi sống của lợn con trong nghiên cứu này cao hơn so với trong nghiên cứu của Lê Văn Huyên (2017), theo đó tỷ lệ nuôi sống của lợn con trong thí nghiệm lợn nái Y x L cho ăn thóc thay thế ngô ở các tỷ lệ 15%, 30%, 50%, 75% và 100% (tính theo giá trị năng lượng trao đổi - ME) lần lượt là 83,16%, 98,48%, 77,75%, 86,31% và 90,91%.

Hình 4.15. Tỷ lệ nuôi sống ở lợn con theo mẹ giữa các lô thí nghiệm

4.4.5. Hiệu quả sử dụng gạo tấm thay thế ngô trong thức ăn cho lợn nái

Hiệu quả của việc sử dụng gạo tấm thay thế ngô trong khẩu phần ăn cho lợn nái được trình bày ở bảng 4.29.

Kết quả cho thấy chi phí thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữa tương ứng của lô TN 1 (sử dụng 100% ngô), lô TN 2 (gạo tấm thay thế 25% ngô), lô TN 3 (gạo tấm thay thế 50% ngô) và lô TN 4 (gạo tấm thay thế 75% ngô) là: 14392,7; 14896,1; 14666,1 và 15537,2 đ/kg lợn con cai sữa. Nếu lấy chi phí thức ăn của lô TN 1 là 100% thì chi phí thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữa của lô TN 2, TN 3 và TN 4 cao hơn lô TN 1 là: 3,5%; 1,9% và 5,94%. Trong thực tế, do giá của gạo tấm cao hơn giá của ngô cho nên giá tiền của 1 kg thức ăn cho lợn nái có sử dụng gạo tấm cao hơn.

Bảng 4.29. Hiệu quả sử dụng gạo tấm thay ngô trong thức ăn cho lợn nái nuôi con


Chỉ tiêu

Lô TN 1

Lô TN 2

Lô TN 3

Lô TN 4

∑TA/nái/24 ngày (kg)

166,66

158,57

157,37

169,65

Giá TA (đ/kg)

7068,7

7712,6

7738

7764,2

∑ Chi phí TA cho lợn nái (VNĐ/24 ngày)

1178070

1222987

1217729

1317197

∑ lợn con cai sữa/nái/24 ngày (con)

11,97

11,93

12,03

12,23

KL lợn con cai sữa (kg/con)

6,84

6,88

6,9

6,93

∑ KL lợn con cai sữa/nái/24 ngày (kg)

81,852

82,10133

83,03

84,777

Chi phí TA/kg lợn con cai sữa (VNĐ)

14392,7

14896,1

14666,1

15537,2

So sánh (%)

100

103,50

101,90

105,94

Tỷ lệ nuôi sống (%)

95,73

96,76

97,57

97,87

Tỷ lệ lợn con bị tiêu chảy (%)

28,13

26,25

19,67

17,17

Thời gian động dục trở lại (ngày)

4,79

4,26

3,68

3,19

Ghi chú: KL: khối lượng; TA: thức ăn; TN: thí nghiệm.


Tuy chi phí thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữa ở các lô sử dụng 25%, 50% và 75% gạo tấm thay thế ngô có cao hơn lô sử dụng 100% ngô nhưng tỷ lệ nuôi sống của lợn con đến cai sữa cao hơn, giảm tỷ lệ lợn con tiêu chảy và thời gian lợn nái động dục trở lại sau cai sữa. So sánh các kết quả tổng hợp ở bảng 4.29 cho thấy có thể sử dụng 50% gạo tấm thay thế ngô trong thức ăn cho lợn nái L x Y nuôi con.


PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


5.1. KẾT LUẬN

Gạo lật và gạo tấm có thành phần protein thô, lipit thô, tro thô tương đương so với ngô nhưng gạo lật và gạo tấm có tỷ lệ tinh bột cao hơn, xơ thô thấp hơn so với ngô.

Giá trị năng lượng tiêu hóa (DE), năng lượng trao đổi (ME) và năng lượng thuần (NE) ước tính của gạo lật và ngô là tương đương nhau nhưng các giá trị này thấp hơn một chút so với gạo tấm.

Có thể sử dụng gạo lật thay thế ngô ở các mức từ 25% đến 75% trong thức ăn tập ăn cho lợn con lai PiDu x (LY) giai đoạn theo mẹ đến 23 ngày tuổi, trong đó mức thay thế 75% ngô bằng gạo lật cho kết quả tốt nhất.

Có thể sử dụng gạo tấm thay thế ngô ở các mức từ 25% đến 75% trong thức ăn cho lợn thịt Du x (LY) giai đoạn nuôi sinh trưởng và vỗ béo, trong đó mức thay thế 75% ngô bằng gạo tấm cho kết quả tốt nhất.

Có thể sử dụng gạo tấm thay thế ngô ở mức 50% trong thức ăn cho lợn nái L x Y nuôi con.

5.2. ĐỀ NGHỊ

Cho phép ứng dụng những kết quả của nghiên cứu này về thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của gạo lật, gạo tấm và tỷ lệ sử dụng gạo lật, gạo tấm để thay thế ngô trong khẩu phần ăn cho lợn.

Tiếp tục nghiên cứu sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho các giống lợn khác và thí nghiệm ở các mức thay thế khác mà đề tài chưa nghiên cứu.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thế Tường, Trần Xuân Mạnh & Tôn Thất Sơn (2019). Sử dụng gạo tấm thay thế ngô trong thức ăn cho lợn thịt. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.17(2): 108-116.

2. Nguyễn Hữu Thọ, Tôn Thất Sơn, Nguyễn Thế Tường, Trần Công Nam & Lê Thị Minh Thu (2019). Sử dụng gạo lật thay thế ngô trong thức ăn tập ăn cho lợn con lai PiDu x (LY). Tạp chí Khoa học Kỹ thuật chăn nuôi. 246: 62-68.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí