Sử dụng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường THPT tư thục thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 2

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


BGD ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo CBQL : Cán bộ quản lý

CĐ : Cao đẳng

CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CNTT : Công nghệ thông tin

ĐH : Đại học

ĐTN : Đoàn thanh niên GD - ĐT : Giáo dục - Đào tạo GD : Giáo dục

GV : Giáo viên

HĐQT : Hội đồng quản trị

HS : Học sinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

KT-XH : Kinh tế - xã hội

TCCB : Tổ chức cán bộ

Sử dụng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường THPT tư thục thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 2

THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông

TP : Thành phố

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê số lượng và quy mô các trường THPT Tư thục trên địa bàn

TP Hạ Long (số liệu năm học 2017 - 2018) 34

Bảng 2.2: Thống kê số lượng GV, HS tại các trường THPT Tư thục TP Hạ Long qua các năm học 35

Bảng 2.3: Số lượng GV THPT tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chia theo trình độ đào tạo, bồi dưỡng (số liệu năm học 2017 - 2018) 36

Bảng 2.4: Cơ cấu GV THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về giới tính, thâm niên công tác, độ tuổi và đảng viên 38

Bảng 2.5: Ý kiến đánh giá về các phương pháp tuyển dụng đội ngũ GV ở các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 41

Bảng 2.6: Thống kê tỉ lệ % các nội dung đánh giá của CBQL và của GV về công tác tuyển dụng tại các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh QN 42

Bảng 2.7: Thống kê số lượng và tỉ lệ % các vị trí việc làm của GV 43

Bảng 2.8: Ý kiến đánh giá về công tác bố trí, sử dụng đội ngũ GV ở các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 44

Bảng 2.9: Thống kê mức độ thường xuyên và hiệu quả của các hình thức đánh

giá năng lực GV 46

Bảng 2.10: Thống kê mức độ tham gia thường xuyên của GV với các khóa bồi dưỡng 50

Bảng 2.11: Thống kê mức độ tác động của công tác bồi dưỡng với việc sử dụng

đội ngũ ở các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 51

Bảng 2.12: Thống kê mức độ hài lòng của GV về tạo môi trường làm việc 52

Bảng 2.13: Thống kê mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc sử dụng đội ngũ GV tại các trường THPT Tư thục TP Hạ Long 53

Bảng 3.1: Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp được đề xuất 85

Bảng 3.2: Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp được đề xuất 88

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


Biểu đồ:

Biểu đồ 2.1: Biểu diễn tỉ lệ % về cơ cấu độ tuổi của GV các trường THPT Tư

thục TP Hạ Long 38

Biểu đồ 2.2: Biểu diễn tỉ lệ % về thâm niên giảng dạy của GV các trường THPT

Tư thục TP Hạ Long 39

Biểu đồ 2.3: Biểu diễn tỉ lệ % GV theo cơ cấu giới tính 40


Sơ đồ:

Sơ đồ 1.1: Mô hình phát triển nguồn nhân lực theo Leonard Nadle 20

Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp 84

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định: “Phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [25]. Để thực hiện thành công mục tiêu đó thì việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung, chất lượng đội ngũ GV nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng. Platon - Nhà triết gia cổ đại Hi Lạp đã nói: “Nếu người thợ giày là một người thợ tồi thì quốc gia sẽ không quá lo lắng về điều đó, dân chúng sẽ phải xỏ những đôi giày kém một chút, nhưng nếu thầy giáo là người dốt nát, vô luân thì trên đất nước sẽ xuất hiện cả một thế hệ kém cỏi và những con người xấu xa” (dẫn theo [20]). Hay Tago - nhà hiền triết và thi hào của Ấn Độ viết: "GD một người đàn ông thì được một con người, GD một người đàn bà thì được một gia đình, GD một người thầy giáo thì được một thế hệ" ([20]). Điều đó cho thấy, chất lượng đội ngũ GV luôn là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định sự thành bại của sự nghiệp trồng người.

Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII đề ra 4 giải pháp, trong đó có giải pháp xây dựng đội ngũ GV, tạo động lực cho người dạy và học; các giải pháp đã nhấn mạnh “GV là nhân tố quyết định chất lượng GD và được xã hội tôn vinh. Chăm lo xây dựng đội ngũ GV và CBQL GD sẽ tạo được sự chuyển biến về chất lượng GD, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước; đào tạo GV gắn với địa chỉ và có chính sách sử dụng hợp lý để khắc phục nhanh chóng tình trạng thiếu GV...” [22]. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Phát triển GD và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng nhanh và bền vững” [23]. Quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện GD và đào tạo (Nghị quyết 29-NQ/TW) tiếp tục khẳng định: “GD và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho GD là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội”. Một trong các nội dung của biện pháp phát triển đội ngũ nhà giáo: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQL GD gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo”. Giải pháp cũng đề cập đến cơ chế tuyển chọn đội ngũ: “có cơ chế tuyển sinh và cử tuyển riêng để tuyển chọn được những người có phẩm chất, năng lực phù hợp vào ngành sư phạm” [26]. Cùng với nội dung trên, Chính phủ đã ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ-TW (NQ số 44/NQ-CP), chương trình hành động đã đề cập đến nhiều giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo trong đó có nội dung “xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất

lượng….chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD các cấp” là một trong những giải pháp quan trọng mang tính đòn bẩy. Thực tế cho thấy, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về phát triển đội ngũ GV và CBQL các cấp học, song nghiên cứu về sử dụng đội ngũ trong bối cảnh đổi mới GD Việt Nam - lực lượng trực tiếp triển khai mục tiêu, nội dung, chương trình…của đổi mới GD chưa thực sự được quan tâm đúng mức.

Trong mỗi nhà trường, việc sử dụng đội ngũ GV một cách hợp lí, khoa học, hiệu quả có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó không chỉ góp phần tăng năng suất lao động, tạo ra một tập thể nhà trường đoàn kết, một môi trường làm việc thân thiện, có sự hài hòa giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa lợi ích và trách nhiệm, mà còn góp phần tạo nên sự chuyển biến vượt bậc trong chất lượng GD và đào tạo ở các nhà trường. Do đó, việc tuyển dụng những GV có phẩm chất, năng lực tốt, đánh giá, phân công hợp lý, giúp đỡ động viên thúc đẩy họ làm việc một cách nhiệt tình, trách nhiệm là nhiệm vụ quan trọng của người lãnh đạo nhà trường. Nếu làm tốt công tác này, sẽ góp phần thúc đẩy nhà trường phát triển, qua đó, góp phần củng cố thương hiệu và uy tín của nhà trường trước nhân dân và xã hội.

Trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh hiện có 05 trường Tư thục có cấp THPT. Đó là các trường: TH, THCS&THPT Văn Lang, TH, THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, TH, THCS&THPT Đoàn Thị Điểm, THPT Lê Thánh Tông, THPT Hạ Long. Đội ngũ GV THPT tại các trường Tư thục này tuy đã được đầu tư xây dựng và phát triển song vẫn còn rất nhiều vấn đề bất cập cần phải quan tâm như: Số lượng, chất lượng đội ngũ, sự đồng bộ về cơ cấu tổ chức trong đội ngũ, năng lực thích ứng với đổi mới và tính ổn định của đội ngũ… Trong những năm qua, công tác sử dụng đội ngũ GV của Hiệu trưởng các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tuy có nhiều cố gắng, song nhìn từ góc độ khoa học Quản lý GD thì vẫn thiếu tính đồng bộ, còn nhiều hạn chế và bất cập. Yêu cầu đặt ra là phải có những biện pháp sử dụng đội ngũ GV phù hợp với tình hình thực tế nhằm thúc đẩy các trường THPT Tư thục phát triển.

Qua quá trình thực tiễn làm công tác quản lý tại một trường THPT Tư thục là trường THPT Hạ Long, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và quá trình học tập, nghiên cứu về khoa học Quản lý GD, tôi cho rằng việc đề ra các biện pháp sử dụng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GD ở các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là rất cần thiết. Hơn nữa, hiện nay ở Quảng Ninh mặc dù có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu các đề tài về đội ngũ GV, phát triển đội ngũ GV, bồi dưỡng đội ngũ GV, phát triển cơ cấu đội ngũ GV…vv nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đề sử dụng đội ngũ, lại càng không có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề sử dụng đội ngũ ở các trường THPT Tư thục.

Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Sử dụng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GD ở các trường THPT tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý GD.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đội ngũ GV và sử dụng đội ngũ GV ở các trường Tư thục, đề tài đề xuất các biện pháp quản lí nhân sự đảm bảo việc sử dụng đội ngũ GV ở các trường THPT tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đạt mục tiêu chất lượng, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn nhà trường và đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.

3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý đội ngũ GV THPT

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp sử dụng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GD ở các trường THPT tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về sử dụng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GD ở các trường THPT tư thục.

4.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GD ở các trường THPT tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

4.3. Đề xuất các biện pháp sử dụng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GD ở các trường THPT tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

5. Giả thuyết khoa học

Hiện nay, tại các trường THPT tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, việc sử dụng đội ngũ GV đã có những kết quả đáng ghi nhận, song trước yêu cầu của đổi mới GD, việc sử dụng đội ngũ ở các trường này vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa khai thác và phát huy hết tiềm năng của đội ngũ nhân sự trong các nhà trường. Vì vậy, nếu nghiên cứu đề xuất và áp dụng được các biện pháp sử dụng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GD ở các trường THPT tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thì sẽ phát huy tốt hơn chất lượng đội ngũ tại các nhà trường, giúp công tác quản lí của Hiệu trưởng tại đơn vị này đạt được nhiều kết quả tốt và các nhà trường sẽ ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu đề tài

6.1. Về nội dung

Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp về sử dụng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GD ở các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

6.2. Về chủ thể quản lý

Nghiên cứu biện pháp sử dụng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GD của hiệu trưởng các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

6.3. Về đối tượng và địa bàn khảo sát

CBQL 05 trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (16 người); GV trong 05 trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (148 người).

6.4. Về thời gian nghiên cứu

Đề tài dự kiến nghiên cứu về sử dụng đội ngũ GV ở các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2017 - 2018.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan, các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo của các ngành, các cấp có liên quan. Từ đó hệ thống hóa, khái quát hóa để xây dựng cơ sở lý luận, xây dựng các khái niệm cơ bản của đề tài. Trên cơ sở đó xây dựng các phương pháp nghiên cứu để khảo sát và đánh giá thực trạng sử dụng đội ngũ GV ở các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu

Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra với mục đích chủ yếu là thu thập những thông tin nhằm xác định thực trạng sử dụng đội ngũ GV ở các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, phân tích các nguyên nhân thành công và hạn chế của các biện pháp đang thực hiện.

7.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm

Thu thập thông tin qua việc quan sát việc sử dụng đội ngũ GV của các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thông qua hồ sơ sổ sách của nhà trường, hoạt động của Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn và đội ngũ GV.

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn

Trao đổi trực tiếp với lãnh đạo, chuyên viên các phòng ban của Sở GD và Đào tạo Quảng Ninh, các CBQL và GV các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh để thu thập thông tin cho đề tài.

7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Nghiên cứu, phân tích các tài liệu, văn bản, hồ sơ lưu trữ về quá trình sử dụng đội ngũ GV tại các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từ năm học 2014 - 2015 đến nay; tổng hợp các tài liệu, minh chứng, những thuận lợi, khó khăn về sử dụng động ngũ GV tại các trường THPT Tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh của hiệu trưởng. Từ đó rút ra những kết luận làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến công tác quản lý này.

7.2.5. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của lãnh đạo, chuyên viên Sở GD và Đào tạo, các đồng chí hiệu trưởng, GV giảng dạy lâu năm, các nhà quản lý,… để có thêm thông tin tin cậy đảm bảo tính khách quan cho các kết quả nghiên cứu.

7.2.6. Phương pháp khảo nghiệm

Tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất để khẳng định tính khoa học, cần thiết, khả thi của các biện pháp sử dụng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GD ở các trường THPT Tư thục, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê

Thực hiện bằng một số thuật toán của toán học thống kê áp dụng trong nghiên cứu GD. Phương pháp này được sử dụng với mục đích định lượng các kết quả điều tra, nghiên cứu, đồng thời đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp điều tra, trên cơ sở đó rút ra nhận xét khoa học mang tính khái quát.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn chia làm 3 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về sử dụng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GD ở các trường THPT tư thục.

Chương 2: Thực trạng sử dụng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GD ở các trường THPT tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Chương 3: Biện pháp sử dụng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GD ở các trường THPT tư thục TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2023