Mục Đích, Đối Tượng Và Giáo Viên Thực Nghiệm Sư Phạm


đánh giá định kì; đánh giá các hoạt động trên lớp kết hợp với hồ sơ học tập; báo cáo thuyết trình kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập; kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học với đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học; kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS; kết hợp đánh giá của cha mẹ HS với nhà trường và cộng đồng. Đồng thời, coi trọng đánh giá sự tiến bộ của HS, đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, nhằm khích lệ HS tích cực vươn lên trong học tập.

- Đánh giá quá trình học tập của HS thông qua sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nộikhông thể chỉ dựa vào kết quả của một vài lần kiểm tra, mà đánh giá diễn ra thường xuyên, đánh giá dựa trên sự tiến bộ của HS. Vì vậy, trong quá trình dạy học, căn cứ vào mục tiêu bài học, khả năng nhận thức của HS, GV cần thực hiện một số công việc sau: Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của HS/nhóm theo tiến trình dạy học; ghi nhận kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; quan sát các biểu hiện trong quá trình học tập, tham gia các hoạt động tập thể để đánh giá một số phẩm chất, năng lực của HS; khuyến khích HS tự đánh giá và tham gia nhận xét; tự rút kinh nghiệm ngay trong quá trình học tập.

Ví dụ: Sau khi học xong phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỉ XIX, GV có thể cho HS báo cáo về nội dung văn hóa dân tộc liên quan đến các di tích với chủ đề: Văn hóa dân tộc qua các di tích tại Hà Nội. Qua đó, GV kiểm tra được kiến thức của HS, đồng thời đánh giá tinh thần, thái độ và kĩ năng của HS trong việc tìm hiểu những di sản văn hóa của cha ông để lại, từ đó có ý thức trân trọng và gìn giữ.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS với việc sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội được thực hiện qua các bài kiểm bao gồm các loại câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu: nhận biết (nhận biết: nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học khi được yêu cầu); Thông hiểu (diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ của mình; phân tích, giải thích, áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập; Vận dụng (kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học); Vận dụng cao (vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới) trong học tập đặc biệt là trong thực tiễn. Căn cứ vào khả năng nhận thức của HS ở từng lớp, trường, địa phương mà GV xác định tỷ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ nhận thức trong các bài kiểm tra cho phù hợp. Việc kiểm tra có thể được thực hiện với nhiều cách thức như kiểm tra viết, kiểm tra miệng, kiểm tra bằng câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan.

Ví dụ: Sau khi dạy xong bài Phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc cuối thế kỉ XVIII, GV có thể dùng di tích Gò Đống Đa để kiểm tra kiến thức HS về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh của quân dân ta thời Tây Sơn. GV yêu cầu HS trả lời hai câu hỏi sau:

1. Di tích Gò Đống Đa phản ánh sự kiện lịch sử gì?

2. Vai trò của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc cuối thế kỉ XVIII.


Thông qua kiến thức mà GV đã khai thác và cung cấp cho HS liên quan đến di tích Gò Đống Đa, HS có thể hoàn thành các câu hỏi kiểm tra một cách dễ dàng hơn từ những biểu tượng trực quan và kiến thức đã được lĩnh hội một cách tích cực, giàu cảm xúc. Điều đó, góp phần tăng sự hứng thú học tập của HS với bộ môn.

Như vậy, có nhiều cách thức và biện pháp khác nhau để kiểm tra kết quả nhận thức của HS thông qua việc sử dụng các DTLSQGĐB tại Hà Nội. Tuy nhiên, không có một biện pháp riêng biệt nào dành cho việc kiểm tra nhận thức HS khi sử dụng các DTLSQGĐB tại Hà Nội, mà tùy thuộc vào nội dung bài học, yêu cầu cần đạt, mà GV chọn lọc và sử dụng cách thức nào cho phù hợp và hiệu quả nhất với đối tượng nhận thức cụ thể ở từng lớp học, trong từng địa phương. Trong quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm từng phần, chúng tôi đã vận dụng nhiều phương pháp kiểm tra khác nhau, mỗi cách đều có ưu điểm, hạn chế và những thuận lợi, khó khăn riêng. Nhưng nếu GV hiểu rõ đối tượng và khả năng nhận thức của HS thì việc sử dụng linh hoạt các DTLSQGĐB trong kiểm tra, đánh giá kết quả của HS cũng đem lại hiệu quả tốt.

4.3. Thực nghiệm sư phạm toàn phần

Để đánh giá mức độ khả thi và hiệu quả của các biện pháp sư phạm được đề xuất trong luận án, chúng tôi lựa chọn thực nghiệm toàn phần tại các trường THPT qua 3 hình thức: Sử dụng gián tiếp DTLSQGĐB tại Hà Nội trong dạy nội khóa trên lớp; tổ chức dạy học bài nội khóa trực tiếp tại di tích và tổ chức hoạt động ngoại khóa về DTLSQGĐB tại Hà Nội. Các biện pháp này được lựa chọn vì các lý do sau:

- Dạy học nội khóa là hoạt động bắt buộc và chủ đạo trong dạy học lịch sử ở nhà trường THPT. Do vậy, các biện pháp sư phạm cần được vận dụng trong hình thức tổ chức dạy học này. Bên cạnh đó, với các trường THPT ở xa Hà Nội, việc dạy nội khóa tại di tích không khả thi. Do vậy, thực nghiệm giờ dạy nội khóa gián tiếp sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trên lớp cho phép khái quát hóa rộng hơn và mang tính phổ biến hơn cho các trường THPT trên cả nước.

- Tổ chức dạy học bài nội khóa được tiến hành trực tiếp tại DTLSQGĐB ở Hà Nội (thông qua dạy học dự án) là hình thức hiệu quả, mang tính giáo dục cao, có thể thực hiện được với các trường THPT trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận.

- Tổ chức hoạt động ngoại khóa về DTLSQGĐB tại Hà Nội (có thể tiến hành trực tiếp tại di tích hoặc gián tiếp thông qua tư liệu và hình ảnh).

4.3.1. Mục đích, đối tượng và giáo viên thực nghiệm sư phạm

4.3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Thứ nhất, kiểm định tính hiệu quả và tính khả thi của biện pháp sử dụng tư liệu về DTLSQGĐB tại Hà Nội trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Từ đó góp phần khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài.

Thứ hai, xác lập và củng cố cơ sở của việc sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT qua bằng chứng thực nghiệm khoa học.

Thứ ba, bổ sung các cơ sở cho việc đề xuất biện pháp và các kiến nghị của luận án về việc sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT.


4.3.1.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi chọn chủ yếu HS các lớp 10 tại các trường THPT học theo chương trình chuẩn, trong năm học 2018 - 2019 để tiến hành thực nghiệm sư phạm. Các trường được chọn thực nghiệm đóng trên nhiều địa bàn khác nhau, đa dạng loại hình trường thuộc khu vực Hà Nội và lân cận, bao gồm trường trung tâm, vùng lõi; nông thôn ngoại thành; miền núi, vùng nhiều khó khăn nhằm đánh giá mức độ đạt được về tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp. Các lớp đối chứng và thực nghiệm được chúng tôi lựa chọn có sĩ số và trình độ tương đương. Cụ thể:

* Thực nghiệm toàn phần bài nội khóa trên lớp

- Trường THPT Việt Đức, Hà Nội, lớp 10D4 và lớp 10D7

- Trường THPT Kim Anh, Đông Anh, Hà Nội, lớp 10D, lớp 10K

- Trường THPT Mĩ Đức C, Hà Nội, lớp 10C4, 10C5

- THPT Lý Nhân Tông, Bắc Ninh, lớp 10A3, 10A0

* Thực nghiệm toàn phần bài nội khóa tại di tích (hình thức dạy học dự án)

- Trường THPT Việt Đức, Hà Nội, lớp 10D4 và 10D5

* Thực nghiệm toàn phần hoạt động ngoại khóa

- Trường THPT Việt Đức, Hà Nội, lớp 10D7 và 10D0

4.3.1.3. GV thực nghiệm sư phạm

Để đảm bảo cho công tác thực nghiệm sư phạm được tiến hành tốt, đáng tin cậy và có hiệu quả, chúng tôi đã chọn những GV có thể đáp ứng tốt các yêu cầu đề ra. Các GV tham gia dạy TN từng phần bài nội khóa trên lớp và tại di tích và tổ chức hoạt động ngoại khóa đều tốt nghiệp hệ đại học sư phạm chính quy, chuyên ngành Lịch sử (trong đó 7/9 GV có trình độ thạc sĩ), có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình với nghề nghiệp, được HS tin yêu và tự nguyện với công tác thực nghiệm. Cả 9 GV có kinh nghiệm công tác, được công nhận là GV dạy giỏi cấp tỉnh, thành phố. Ngoài các GV trực tiếp dạy và tham gia thực nghiệm còn có sự tham gia phối hợp của một số GV khác cùng tổ bộ môn Lịch sử trong việc tiến hành kiểm tra đối chứng, tổ chức hoạt động ngoại khóa. Các GV tham gia thực nghiệm gồm có:

* Dạy thực nghiệm toàn phần bài nội khóa trên lớp

- Cô Phạm Thị Thanh Huyền, Trường THPT Việt Đức, Hà Nội

- Cô Ngô Thị Lan Phương, Trường THPT Kim Anh, Đông Anh

- Thầy Lê Văn Vân, Trường THPT Mĩ Đức C, Hà Nội.

- Cô Cao Thị Thanh Hải, THPT Lý Nhân Tông, Bắc Ninh lớp 10A3, 10A0

* Thực nghiệm toàn phần bài học nội khóa tại di tích

- Cô giáo Phạm Thị Thanh Huyền, Trường THPT Việt Đức, Hà Nội.

* Thực nghiệm toàn phần hoạt động ngoại khóa

- Cô giáo Phạm Thị Thanh Huyền, Trường THPT Việt Đức, Hà Nội.

4.3.2. Mô hình, quy trình và nội dung thực nghiệm

4.3.2.1. Mô hình thực nghiệm

Luận án sử dụng mô hình thực nghiệm có nhóm thực nghiệm, nhóm đối chứng với đánh giá trước thực nghiệm (pre-test) và đánh giá sau thực nghiệm (post – test).


Theo mô hình này, sau khi các lớp thực nghiệm và đối chứng được lựa chọn, kết quả đầu vào của HS thuộc các nhóm sẽ được kiểm tra (pre-test). Sau đó, lớp thực nghiệm được dạy học theo bài học được tác giả thiết kế, lớp đối chứng học theo cách dạy học bình thường. Sau khi việc dạy học kết thúc, HS của các lớp sẽ lại được đánh giá lần 2 (post-test). Các kết quả thu được sẽ được phân tích để rút ra kết luận.

Mô hình thực nghiệm được mô tả như sau:

Quy trình

Nhóm

Đánh giá trước thực nghiệm

(Pre –test)

Tác động (Intervention)

Đánh giá sau thực nghiệm

(Pos – test)

TN

Yb

X

Ya

ĐC

Yb2

0

Ya2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông - 18


Theo mô hình này, kết quả học tập của HS (Y) là biến phụ thuộc, các biện pháp sư phạm (X) là biến độc lập. Trong đó (Yb) là kết quả của nhóm thực nghiệm trước tác động, (Ya) là kết quả của nhóm thực nghiệm sau tác động. (Yb2) là kết quả của nhóm đối chứng đo ở thời điểm trước khi tiến hành tác động vào nhóm thực nghiệm và (Ya2) là kết quả của nhóm đối chứng đo ở thời điểm sau khi tác động vào nhóm thực nghiệm. Nhóm đối chứng không chịu tác động của biện pháp sư phạm (X = 0).

Xác định các biến số trong thực nghiệm:

- Các biện pháp sư phạm được đề xuất là biến độc lập (X).

- Kết quả học tập của HS là biến phụ thuộc (Y).

4.3.2.2 Quy trình thực nghiệm

a. Lựa chọn các lớp thực nghiệm và đối chứng

Ở mỗi trường chọn một cặp lớp với 1 lớp thực nghiệm và 1 lớp đối chứng. Yêu cầu đối với việc lựa chọn các lớp tham gia thực nghiệm cần đảm bảo:

- Các lớp được lựa chọn ngẫu nhiên để tiến hành thực nghiệm, là lớp đang học tập trong nhà trường, không lập lớp mới.

- Các lớp thực nghiệm và đối chứng phải có điều kiện và môi trường hoạt động tương đối giống nhau, tương đối ổn định trong thời gian thực nghiệm.

- Các lớp thực nghiệm và đối chứng phải có sự tương đồng trên những tiêu chí cơ bản: số lượng HS, kết quả học tập, trình độ GV.

b. Tổ chức các hoạt động theo các biện pháp sư phạm đã xác định: tổ chức giờ dạy nội khóa trên lớp sử dụng gián tiếp DTLSQGĐB tại Hà Nội theo kế hoạch bài học đã được thiết kế (xem phần phụ lục); tổ chức giờ dạy nội khóa trên lớp sử dụng trực tiếp DTLSQGĐB tại Hà Nội (xem phần phụ lục) và tổ chức hoạt động ngoại khóa tại di tích (xem phần phụ lục)

c. Đánh giá kết quả của các lớp: Tiến hành đánh giá kết quả học tập, thái độ học tập của các lớp để có dữ liệu phân tích, đối chiếu

d. Phân tích và rút ra kết luận thực nghiệm: Dựa trên các kết quả đã thu được, chúng tôi tiến hành so sánh, phân tích, đánh giá theo mô hình thực nghiệm, từ đó đưa ra kết luận về các biện pháp tác động. Các chiều phân tích như sau:


- Phân tích, đối chiếu, so sánh và kiểm định sự khác biệt giữa kết quả đầu vào của nhóm TN và nhóm ĐC.

- Phân tích, đối chiếu, so sánh và kiểm định sự khác biệt giữa kết quả đầu vào và đầu ra của nhóm TN.

- Phân tích, đối chiếu, so sánh và kiểm định sự khác biệt giữa kết quả đầu ra của nhóm TN và nhóm ĐC.

Từ các phân tích và kiểm định đó, rút ra kết luận:

- Kết luận về tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp tác động.

- Kết luận về giả thuyết thực nghiệm và giả thuyết khoa học của đề tài.

4.3.2.3. Nội dung thực nghiệm toàn phần

Nội dung thực nghiệm toàn phần gồm bài nội khóa theo cả 2 hình thức gián tiếp và trực tiếp; biên soạn, lập kế hoạch và tổ chức một buổi ngoại khóa tổng hợp về sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội. Các nội dung thực nghiệm cụ thể là:

a. Thực nghiệm toàn phần bài nội khóa trên lớp sử dụng gián tiếp các DTLSQGĐB tại Hà Nội.

- Để kiểm chứng tính phù hợp, khả thi và hiệu quả của các biện pháp giáo dục trong bài nội khóa, chúng tôi chọn bài 20 - lớp 10: Xây dựng và phát triển văn hóa trong các thế kỉ X - XV (xem phụ lục nào? Trang mấy PL?) để thực nghiệm tổng hợp các biện pháp đề xuất ở 4 trường THPT trên các địa bàn Hà Nội bao gồm:

+ Trường THPT Việt Đức ở quận Hoàn Kiếm – đại diện cho các trường ở trung tâm, vùng lõi các thành phố trên cả nước, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội tốt.

+ Trường THPT Kim Anh nằm ở huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội, đại diện cho nhóm trường các vùng nông thôn, ngoại thành cả nước.

+ Trường THPT Mĩ Đức C thuộc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây cũ đại diện cho các trường vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.

+ Trong điều kiện của luận án, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm một tỉnh lân cận Hà Nội đó là trường THPT Lý Nhân Tông, Bắc Ninh.

Bài 20 - lớp 10 đáp ứng được yêu cầu cả về nội dung và phương pháp để tiến hành thực nghiệm toàn phần bài nội khóa:

- Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức tư tưởng, tôn giáo đặc biệt là Nho giáo; hướng dẫn HS khai thác các tư liệu lịch sử về DTLSQGĐB tại Hà Nội để hiểu rõ quá trình phát triển của Phật giáo, Nho giáo Đại Việt các thế kỉ X –XV, giúp HS hiểu được, Nho giáo dần chiếm vị trí độc tôn gắn với sự phát triển của nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Qua kiến thức này, giáo dục HS biết trân trọng và giữ gìn các di sản văn hóa, xác định trách nhiệm bản thân trong công tác gìn giữ và phát huy giá trị của các di sản văn hóa hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam.

- Hướng dẫn HS khai thác nội dung giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật (mỗi lĩnh vực giúp HS nắm được các thành tựu tiêu biểu). Qua đó, giúp HS nắm vững những thành tựu văn hóa thông qua tư liệu, đồ dùng trực quan, phát triển kĩ năng quan sát, óc thẩm m , bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc, có ý thức trách nhiệm trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của DTLSQGĐB.


Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, bài học được thiết kế với đa dạng các loại tư liệu, tranh ảnh, đồ dùng trực quan, phim tư liệu… Kết quả thực nghiệm toàn phần bài lịch sử nội khóa ở các trường THPT được đánh giá thông qua định lượng (bài kiểm tra) và định tính (theo dõi, ghi chép và nhận xét).

b. Thực nghiệm toàn phần bài nội khóa sử dụng trực tiếp các DTLSQGĐB tại Hà Nội (thông qua hình thức dạy học dự án)

Chúng tôi đã xây dựng nội dung học tập tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long thông qua tổ bộ môn và báo cáo nhà trường duyệt kế hoạch. Lớp được lấy thực nghiệm là lớp 10D4, 10D7 của trường THPT Việt Đức, Hà Nội. Nội dung học tập của dự án được chia thành 4 tiểu chủ đề sau:

+ Tiểu chủ đề 1: Tìm hiểu về hình tượng rồng của các triều đại Lý, Trần, Lê sơ và Nguyễn để thấy sự ảnh hưởng của Nho giáo vào nước ta qua các thời kì.

+ Tiểu chủ đề 2: Tìm hiểu các sản phẩm gốm của các triều đại có trong nhà trưng bày Khu trung tâm di tích khảo cổ Hoàng Thành – Thăng Long để biết được sự phát triển kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp của quốc gia Đại Việt?

+ Tiểu chủ đề 3: Tìm hiểu về Điện Kính Thiên và Cột cờ Hà Nội, qua đó em hiểu gì về kiến trúc và nghệ thuật của nước ta thời phong kiến?

+ Tiểu chủ đề 4: Thu thập tư liệu, hình ảnh về Khu di tích Hoàng thành Thăng Long để trưng bày và giới thiệu về giá trị của Khu di tích đối với dân tộc.

Thông qua 4 tiểu chủ đề trên, HS tìm hiểu, nhận thức đầy đủ và trực quan về các thành tựu cơn bản của lịch sử nước ta thời phong kiến, đồng thời phát triển kĩ năng và giáo dục HS biết trân trọng và giữ gìn các di sản văn hóa.

* Thực nghiệm toàn phần hoạt động ngoại khóa về DTLSQGĐB tại Hà Nội

GV tổng hợp kiến thức liên môn về di sản để xây dựng nội dung một buổi ngoại khóa tại Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám với chủ đề: “Chúng em tìm về đất học xưa”, trong đó tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

- Lịch sử hình thành và phát triển Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

- Nội dung lịch sử - văn hóa gắn liền với di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

- Những tài liệu, bài hát, tranh ảnh, tác phẩm văn học... viết về Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Chúng tôi lựa chọn địa điểm tham quan này bởi lẽ đây là trường đại học đầu tiên của nước ta, kiến trúc độc đáo mang giá trị nổi bật toàn cầu và có mối quan hệ gắn bó mật thiết với bài nội khoá lịch sử lớp 10 (Bài 20, Bài 24, Bài 27 và Bài 28). DT góp phần làm rõ bức tranh lịch sử dân tộc từ TK XI- đầu TK. Đồng thời, là minh chứng tiêu biểu về tư tưởng, tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật Đại Việt thời phong kiến.

Mục tiêu chương trình tham quan được xác định toàn diện: góp phần cụ thể hoá, giúp HS hiểu sâu sắc hơn về các vương triều và những đóng góp của triều đại qua từng giai đoạn lịch sử đặc biệt về lĩnh vực tư tưởng, giáo dục, văn học và nghệ thuật; Rèn luyện k năng chuyên môn (quan sát- phân tích) và một số k năng sống (k năng tổ chức sự kiện, giải quyết vấn đề, k năng làm việc nhóm…); Giáo dục cho các em lòng tự hào về quê hương, trân trọng các giá trị truyền thống và ý thức bảo vệ di sản ...


Trước khi tổ chức chương trình, chúng tôi đã liên hệ với Ban quản lý di tích, xin phép đăng ký lịch tham quan, trao đổi mục đích chương trình và đặt lịch hướng dẫn viên điểm…Đồng thời, liên hệ phương tiện, thông báo chương trình, nhắc nhở việc chuẩn bị, giao nhiệm vụ cho HS… hoàn thành trước khi thực hiện 05 ngày. GV yêu cầu HS trình bày những thu hoạch sau chuyến đi:

1. Hãy nêu những hiểu biết của em về Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

2. Qua chuyến tham quan, hãy rút ra những bài học cần thiết (bài học…. về cách tổ chức chuyến tham quan, cách phối hợp nhóm … )

Sau khi kết thúc buổi tham quan, GV cần tiến hành kiểm tra nhận thức, đánh giá nhận thức của HS thông qua bài thu hoạch. Thêm vào đó, GV nên có những nhận xét về buổi tham quan, những tích cực và hạn chế để từ đó HS biết rút kinh nghiệm cho những lần sau đạt kết quả tốt hơn.

4.3.3. Phương pháp tiến hành và kết quả thực nghiệm

4.3.3.1. Thực nghiệm toàn phần bài nội khóa trên lớp với hình thức sử dụng gián tiếp các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội

a. Tổ chức thực nghiệm

Lựa chọn lớp thực nghiệm và thiết kế giáo án: Các lớp thực nghiệm và đối chứng đã được lựa chọn theo các nguyên tắc và địa bàn đã được trình bày ở nội dung (4.1.2).

Thiết kế 2 giáo án (kế hoạch bài giảng) – bài số 20 “Xây dựng và phát triển văn hóa trong các thế kỉ XI – XV” trong chương trình lớp 10. Các giáo án này được thống nhất sử dụng cho 4 lớp thực nghiệm và 4 lớp đối chứng ở 4 trường THPT tham gia thực nghiệm. Các giáo án bao gồm:

- Giáo án thực nghiệm sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội được thiết kế theo định hướng phát triển năng lực, theo các yêu cầu đã đề xuất trong luận án. Giáo án này sẽ được sử dụng cho các lớp thực nghiệm.

- Giáo án truyền thống có sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong bài học, tuy nhiên chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về các DTLSQG này mà không khai thác các nội dung của DTLSQG theo các yêu cầu đã được đề xuất trong luận án.

Các bài dạy được thực hiện theo đúng kế hoạch dạy học bộ môn của các trường THPT được tham gia thực nghiệm để đảm bảo tính tự nhiên, khách quan và logic khoa học của môn học.

Đánh giá kết quả trước thực nghiệm (tiền kiểm): Tất cả các lớp tham gia thực nghiệm và đối chứng được đánh giá kết quả đầu vào bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan khái quát về kiến thức lịch sử cơ bản đã được học đến trước thời điểm tiến hành thực nghiệm và trả lời Phiếu tự đánh giá về hứng thú học tập môn học.

Tổ chức dạy học: Các giờ dạy được tiến hành theo kế hoạch dạy học và theo giáo án đã đươc thiết kế.

Đánh giá kết quả sau thực nghiệm (hậu kiểm): Tất cả HS các lớp thực nghiệm và đối chứng được đánh giá kết quả bằng 1 bài tập trắc nghiệm khách quan và một bài tập trắc nghiệm tự luận ngắn, đồng thời trả lời Phiếu tự đánh giá hứng thú học tập.


Xử lý dữ liệu, phân tích và rút ra kết luận thực nghiệm: Các dữ liệu được phân tích, đối chiếu, kiểm định để rút ra kết luận theo các yêu cầu về phân tích dữ liệu thực nghiệm đươc trình bày ở mục (4.3.1.2)

b. Kết quả thực nghiệm

*Kết quả định lượng: Kết quả đánh giá kiến thức lịch sử trước thực nghiệm của các lớp thực nghiệm và đối chứng được thể hiện ở bảng:

Bảng 4.3 Phân phối điểm kiểm tra trước TN của các lớp TN và ĐC

Điểm

Số HS đạt điểm xi

HS đạt điểm xi

lu tích điểm xi

TN

ĐC

TN

ĐC

TN

ĐC

0

0

0

0.00%

0.00%

0.00%

0.00%

1

0

0

0.00%

0.00%

0.00%

0.00%

2

0

0

0.00%

0.00%

0.00%

0.00%

3

8

7

6.7%

5.7%

6.7%

5.7

4

13

7

10.0%

5.7%

16.7%

11.4

5

16

18

13.3%

14.3%

30.0%

25.7

6

35

38

26.7%

31.4%

56.7%

57.1

7

37

25

30.0%

20.0%

86.7%

77.1

8

8

21

6.7%

17.1%

93.3%

94.3

9

8

21

6.7%

5.7%

100.0%

100.0

10

0

0

0.00%

0.00%

0.00%

0.00%

Dữ liệu ở bảng trên cho thấy phân phối tỉ lệ % điểm của HS ở mỗi mức điểm của từng nhóm. Theo đó, khoảng điểm 6,7 chiếm tỷ lệ lớn nhất trong toàn bộ phổ

điểm. Phân phối điểm ở hai nhóm TN và ĐC đầu vào được mô tả trực quan ở biểu đồ


35

30

25

20

31.4 30

26.7

20

17.1

15

10

5

0

13.134.3

6.75.7

10

5.7

6.7 6.75.7

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

TN u o ĐC u o

Biểu đồ 4.1. Phân phối điểm kiểm tra trước TN lớp TN và ĐC

Đường lu tích điểm của HS ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đầu vào cũng thể hiện tương tự tỉ lệ % đạt được của từng nhóm ở mỗi mức điểm (Biểu đồ 4.2) (Xem phụ lục). Điểm trung bình của nhóm TN là 6.10 điểm, của nhóm ĐC là 6.29 điểm. Thể hiện trên đồ thị tần suất cũng như đường lu tích điểm nêu trên cho thấy điểm đầu vào của hai nhóm TN và ĐC không có sự chênh lệch nhiều.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2023