Đường Luỹ Tích Điểm Kiểm Tra Trước Tn Của 2 Lớp Tn Và Đc


Biểu đồ 4 2 Đường luỹ tích điểm kiểm tra trước TN của 2 lớp TN và ĐC 1

Biểu đồ 4.2. Đường luỹ tích điểm kiểm tra trước TN của 2 lớp TN và ĐC

Để đưa ra kết luận về sự khác biệt/không khác biệt giữa kết quả trước thực nghiệm của các nhóm thực nghiệm và đối chứng,luận án đã sử dụng kiểm định T-Test cho hai mẫu độc lập với mức ý nghĩa p = 0.05. Kết quả kiểm định T-Test bằng phần mềm SPSS như sau:

Kết quả kiểm định Levenes Test với mức ý nghĩa 0.05 cho thấy Sig. = 0.987 (>

0.05). Điều này chứng tỏ sự khác biệt phương sai giữa kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của nhóm TN và kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của nhóm ĐC không có ý nghĩa thống kê. Kết quả kiểm định T-Test cho thấy Sig = 0.625 (> 0.05). Điều này chứng tỏ sự khác biệt giữa kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của nhóm TN và kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của nhóm ĐC không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả kiểm tra đầu vào của hai nhóm TN và nhóm ĐC là tương đương nhau. Nói cách khác, kết quả học tập môn lịch sử đến thời điểm tiến hành thực nghiệm ở các nhóm thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau. Do vậy, tác động của thực nghiệm có được tiền đề xuất phát tương đồng, các biến đổi về kết quả thực nghiệm có được cơ bản do các tác động thực nghiệm tạo ra.

*So sánh kết quả đánh giá định lượng trước và sau thực nghiệm của nhóm TN

So sánh kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm của nhóm TN để xem xét kết quả sau thực nghiệm có được cải thiện hay không. Nói cách khác, để xác định biện pháp sư phạm có hiệu quả hay không.

Điểm kiểm tra sau thực nghiệm của nhóm TN tập trung nhiều ở mức đạt và tốt, không có kết quả nào ở mức không đạt. Đối với kết quả trước thực nghiệm của nhóm TN có 16.7% điểm kiểm tra ở mức không đạt (điểm 3 - 4), tỉ lệ phần trăm điểm kiểm tra ở mức tốt cũng thấp hơn so với đầu ra của nhóm TN. Phân phối điểm kiểm tra trước và sau thực nghiệm của lớp TN được thể hiện ở bảng 4.2


Bảng 4.4. Phân phối điểm kiểm tra trước và sau thực nghiệm của lớp TN

Điểm

Số HS đạt điểm xi trước TN

Số HS đạt điểm xi sau TN

lu tích điểm xi trước TN

lu tích điểm xi sau TN

0

0.00%

0.00%

0.00%

0.00%

1

0.00%

0.00%

0.00%

0.00%

2

0.00%

0.00%

0.00%

0.00%

3

6.7%

0.00%

6.7%

0.00%

4

10.0%

0.00%

16.7%

0.00%

5

13.3%

6.7%

30.0%

6.7%

6

26.7%

3.3%

56.7%

10.0%

7

30.0%

16.7%

86.7%

26.7%

8

6.7%

33.3%

93.3%

60.0%

9

6.7%

26.7%

100.0%

86.7%

10

0.00%

13.3%

0.00%

100.0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

Phân bố điểm cho thấy, sau thực nghiệm không có kết quả dưới 5 điểm. Nhóm các điểm cao nhiều hơn. Kết quả này được biểu thị trực quan ở biểu đồ 4.3.

Biểu đồ 4 3 Phân phối điểm kiểm tra trước và sau thực nghiệm của lớp TN 2

Biểu đồ 4.3. Phân phối điểm kiểm tra trước và sau thực nghiệm của lớp TN

120

100

80

60

40

20

0

Đường lu tích điểm trước và sau thực nghiệm của HS ở nhóm thực nghiệm thể hiện sự chênh lệch khá rõ về tỉ lệ phần trăm đạt được ở mỗi mức điểm (đồ thị 4.6).









0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

TN u o




6.7

16.7

30

56.7

86.7

93.3

100


TN u ra






6.7

10

26.7

60

86.7

100

Biểu đồ 4.4. Đường luỹ tích điểm kiểm tra trước và sau thực nghiệm của lớp TN


Các kết quả trong bảng phân phối điểm kiểm tra, đường lu tích điểm và điểm trung bình đầu vào của nhóm TN là 6.10, điểm trung bình kết quả sau thực nghiệm của nhóm TN là

8.10 đã cho thấy sự khác biệt giữa kết quả trước và sau thực nghiệm của nhóm TN theo hướng kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của nhóm TN cao hơn hẳn kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của nhóm đó. Như vậy, có thể bước đầu kết luận rằng, do tác động của biện pháp sư phạm mà kết quả của đạt được của HS đã được nâng lên sau thực nghiệm.

Để khẳng định hiệu quả của biện pháp sư phạm, cần so sánh kết quả sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả phân tích như sau.

* Kết quả sau thực nghiệm của nhóm TN và nhóm ĐC2

Sau khi kiểm định mức độ tương quan giữa nhóm TN và nhóm ĐC, đã tiến hành thực hiện tác động đối với nhóm TN. Những phân tích dưới đây là đánh giá định lượng đầu ra qua bài kiểm tra số 2 (phụ lục …., bài KT số 2). Bảng 4.3 biểu thị phân phối điểm của HS ở hai nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm, cho thấy tỉ lệ % HS ở mỗi mức điểm của từng nhóm.

Bảng 4.5. Phân phối điểm kiểm tra sau thực nghiệm của các lớp TN và ĐC

Điểm

Số HS đạt điểm xi

HS đạt điểm xi

lu tích điểm xi

TN

ĐC

TN

ĐC

TN

ĐC

0

0

0

0.00%

0.00%

0.00%

0.00%

1

0

0

0.00%

0.00%

0.00%

0.00%

2

0

0

0.00%

0.00%

0.00%

0.00%

3

0

0

0.00%

0.00%

0.00%

0.00%

4

0

11

0.00%

8.6%

0.00%

8.6%

5

8

13

6.7%

11.4%

6.7%

20.0%

6

4

46

3.3%

37.1%

10.0%

57.1%

7

21

28

16.7%

22.9%

26.7%

80.0%

8

42

18

33.3%

14.3%

60.0%

94.3%

9

33

7

26.7%

5.7%

86.7%

100.0%

10

17

0

13.3%

0.00%

100.0%

0.00%


Biểu đồ 4 5 Phân phối điểm kiểm tra sau thực nghiệm của lớp TN và ĐC Bảng 3

Biểu đồ 4.5. Phân phối điểm kiểm tra sau thực nghiệm của lớp TN và ĐC


Bảng 4.3 và Biểu đồ 4.5, cho thấy sự chênh lệch rõ rệt về tỉ lệ phần trăm đạt được ở các mức điểm giữa hai nhóm TN và ĐC đầu ra với xu hướng nhóm TN có tỉ lệ phần trăm đạt điểm cao hơn so với nhóm ĐC. Mức điểm khá, tốt cũng tập trung nhiều ở nhóm TN, chi tiết thể hiện ở Bảng 4.4. Theo tỉ lệ khác biệt đó cũng nhận thấy nhóm TN đạt kết quả cao hơn nhóm ĐC.

Bảng 4.6. Phân loại theo thang đánh giá kết quả sau TN lớp TN và ĐC

Mức độ

TN – sau thực nghiệm

ĐC- sau thực nghiệm

Số lượng

Tỉ lệ %

Số lượng

Tỉ lệ %

Không đạt

0

0.00%

11

8.57%

Đạt

33

26.66%

88

71.42%

Tốt

92

73.33%

24

20.00%

Tổng

125

100%

123

100%

Lũy tích điểm của nhóm TN và nhóm ĐC cũng có những khoảng cách khác nhau, đường lu tích của nhóm TN lệch sang phải khá nhiều so với đường lu tích của nhóm ĐC. Điều này cho thấy kết quả học tập của nhóm TN cao hơn hẳn so với kết quả học tập nhóm ĐC (Chi tiết, xem Bảng 4.4).

Biểu đô 4 6 Đường luỹ tích điểm kiểm tra sau TN lớp TN và ĐC Kiểm định 4

Biểu đô 4.6. Đường luỹ tích điểm kiểm tra sau TN lớp TN và ĐC

Kiểm định sự khác biệt điểm kiểm tra sau TN của nhóm TN và nhóm ĐC cũng cho kết quả tương tự, cụ thể: nghiên cứu sử dụng kiểm định Mann-Whitney Test cho hai mẫu độc lập với mức ý nghĩa p= 0.05 để đánh giá sự khác biệt giữa lớp TN và lớp ĐC. Kết quả kiểm định Mann-Whitney Test bằng phần mềm SPSS như sau.

Kết quả kiểm định Mann-Whitney Test cho thấy Sig. 0 (< 0,05). Điều này chứng tỏ sự khác biệt giữa kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của nhóm TN và kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của nhóm ĐC có ý nghĩa thống kê. Như vậy, điểm kiểm tra của lớp TN đầu ra cao hơn so với điểm kiểm tra của lớp ĐC. Nói cách khác: kết quả học tập của HS các lớp thực nghiệm cao hơn kết quả học tập của nhóm đối chứng một cách có ý nghĩa và kết quả này không phải ngẫu nhiên.

* Kết quả đánh giá định tính

Bên cạnh việc so sánh kết quả kiểm tra định lượng của HS, chúng tôi theo dõi công tác chuẩn bị và thực hiện bài học tại di tích để đánh giá ý thức, thái độ và hứng thú học tập của HS trong suốt quá trình triển khai thực hiện dự án.


- So sánh hứng thú học tập môn học của nhóm TN và nhóm ĐC:

+ Hứng thú trước thực nghiệm của nhóm TN và nhóm ĐC

Kết quả khảo sát hứng thú học tập của HS đối với môn lịch sử trước khi tiến hành thực nghiệm ở các nhóm thực nghiệm và đối chứng được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.7. Kết quả tự đánh giá hứng thú của HS trước thực nghiệm


TT


Nội dung

Mức độ hứng thú

(điểm TB của các nội dung)

TN

ĐC

1

Học môn Lịch sử ở trong nhà trường

2,0

2,5

2

Nội dung các bài học lịch sử em đã được học

2,0

2,0

3

Các hình thức dạy học trên lớp em đã được học

2,0

3,0

4

Các buổi tổ chức ngoại khóa, thăm quan em đã được

tham gia

4,0

3,5

5

Các phương tiện, hình ảnh được sử dụng trong giờ học

3,0

3,0

6

Các cách thức làm việc với các bạn khác trong lớp

trong giờ học lịch sử

2,0

2,0

7

Cách thức GV tổ chức các hoạt động trong giờ học

3,0

3,0

Ghi chú: Điểm TB từ 1 đến 5 với 5 là mức hứng thú nhất.

Kết quả về hứng thú học tập đối với môn học được tổng hợp theo điểm trung bình cộng được thể hiện ở bảng trên cho thấy:

- Hứng thú học môn lịch sử ở nhà trường đạt 2,0 điểm/ 5 ở nhóm thực nghiệm và 2,2/5 ở nhóm đối chứng. Đây là kết quả phù hợp với các quan sát và khảo sát khác gần đây. Cho thấy HS ít có hứng thú học môn lịch sử. Mức độ hứng thú của HS ở các lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau.

Kiểm định sự khác biệt về hứng thú của HS các nhóm TN và ĐC để rút ra kết luận về thực trạng hứng thú trước thực nghiệm cho kết quả Sig. > 0,05 là không có sự khác biệt. Như vậy, không có sự khác biệt trong hứng thú học tập của HS đối với môn lịch sử ở các nhóm thực nghiệm và đối chứng. Kết luận này là cơ sở để xem xét hứng thú học tập của các nhóm sau thực nghiệm. Nếu có sự khác biệt sau thực nghiệm thì kết quả đó được coi là do sự thay đổi trong cách thức dạy học đem lại.

* Kết quả tự đánh giá hứng thú của HS sau thực nghiệm của nhóm TN và nhóm

ĐC

Bảng 4.8. Kết quả tự đánh giá hứng thú của HS sau thực nghiệm


TT


Nội dung

Mức độ hứng thú

(điểm X của các nội dung)

TN

ĐC

1

Học môn lịch sử ở trong nhà trường

2,5

2,5

2

Nội dung các bài học lịch sử em đã được học

3,5

2,0

3

Các hình thức dạy học trên lớp em đã được học

3,5

2,5

4

Các buổi tổ chức ngoại khóa, thăm quan em đã được tham gia

4,5

3,5

5

Các phương tiện, hình ảnh được sử dụng trong giờ học

4,0

3,0

6

Các cách thức làm việc với các bạn khác trong lớp trong giờ

học lịch sử

4,0

2,5

7

Cách thức GV tổ chức các hoạt động trong giờ học

4,0

3,0

Ghi chú: Điểm TB từ 1 đến 5 với 5 là mức hứng thú nhất


Kết quả bảng trên cho thấy:

- Mức độ hứng thú với môn học và các yếu tố trong hoạt động học tập của nhóm đối chứng là ít thay đổi. Điều này có thể giải thích được bởi ở các lớp này, hoạt động dạy vẫn được tiến hành theo cách truyền thống không có sự thay đổi. Sự biến đổi nếu có là rất ít và chủ yếu mang tính ngẫu nhiên.

- Nhóm thực nghiệm có sự thay đổi rõ rệt. Đặc biệt là ở các nội dung về hình thức tổ chức dạy học, cách thức làm việc với HS khác. Những điểm thay đổi này phản ánh hiệu quả của các biện pháp được thực hiện ở lớp thực nghiệm.

- Kiểm định sự khác biệt giữa lớp thực nghiệm và đối chứng cho kết quả: Sig.= 0,045 < 0,05 có sự khác biệt có ý nghĩa về thống kê.

*Kết luận chung về kết quả thực nghiệm dạy học nội khóa sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội: HS các lớp thực nghiệm đạt điểm cao hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm đối chứng, trong khi các kết quả xuất phát là tương đồng và không có sự tăng tự nhiên về điểm số ở các lớp đối chứng. Đồng thời, hứng thú học tập của HS ở nhóm thực nghiệm cũng cao hơn ở nhóm đối chứng. Do vậy, có thể kết luận rằng, biện pháp sư phạm được luận án đề xuất và áp dụng đã đem lại kết quả học tập cao hơn ở HS và nâng cao hiệu quả của bài dạy. Kết quả này khẳng định giả thuyết khoa học của thực nghiệm và góp phần khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài.

4.3.3.2. Thực nghiệm dạy học nội khóa sử dụng trực tiếp DTLSQGĐB tại Hà Nội (thông qua hình thức dạy học dự án)

a. Tổ chức thực nghiệm

Thực nghiệm dạy học theo dự án trực tiếp tại di tích được thực hiện với chủ đề:

Hoàng Thành Thăng Long - Dấu ấn văn hóa Đại Việt thế kỉ X - XV

Thực nghiệm được tiến hành với HS lớp HS lớp 10D4 - THPT Việt Đức - TP. Hà Nội (lớp đối chứng 10D5).

Thời gian: Ngày 11/05/2019. Địa điểm: Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long. Giáo án tổ chức thực nghiệm được xây dựng chi tiết với sự phê duyệt của Ban

Giám hiệu. Các công việc chuẩn bị, liên hệ với Ban quản lý di tích được thực hiện từ trước khi đưa HS đến di tích (Phụ lục ... Tr...).

Dự án được tổ chức thực hiện qua các bước sau:

- Bước 1: GV xây dựng nội dung chủ đề dự án và kịch bản giờ học tại di tích Hoàng Thành Thăng Long. Chủ đề dự án là Hoàng Thành Thăng Long - Dấu ấn văn hóa Đại Việt thế kỉ X - XV

- Bước 2: GV yêu cầu HS thành lập nhóm theo tiêu chí đặt ra, giao nhiệm vụ tìm hiểu và hoàn thành sản phẩm của dự án dưới hình thức bài thuyết trình. GV hình thành các tiểu chủ đề cho các nhóm như sau:

+ Tiểu chủ đề 1: Tìm hiểu về hình tượng rồng của các triều đại Lý, Trần, Lê sơ và Nguyễn để thấy sự ảnh hưởng của Nho giáo vào nước ta qua các thời kì.

+ Tiểu chủ đề 2: Tìm hiểu các sản phẩm gốm của các triều đại có trong nhà trưng bày Khu trung tâm di tích khảo cổ Hoàng Thành – Thăng Long để biết được sự phát triển kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp của quốc gia Đại Việt?

+ Tiểu chủ đề 3: Tìm hiểu về Điện Kính Thiên và Cột cờ Hà Nội, qua đó em hiểu gì về kiến trúc và nghệ thuật của nước ta thời phong kiến?

+ Tiểu chủ đề 4: Thu thập tư liệu, hình ảnh về Khu di tích Hoàng thành Thăng Long để trưng bày và giới thiệu về giá trị của Khu di tích đối với dân tộc.


- Bước 3: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm và cá nhân HS; chuẩn bị phương tiện để học tập (gắn với các tiểu chủ đề).

- Bước 4: Tổ chức HS đến di tích và hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ đã phân công.

- Bước 5: Các nhóm HS biên tập và hoàn thành sản phẩm (theo hình thức GV giao).

- Bước 6: Tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm và đánh giá kết quả; rút kinh nghiệm. Việc báo cáo có thể thực hiện ngay tại di tích, hoặc tổ chức tại lớp học sau buổi trải nghiệm tại Hoàng thành Thăng Long

Như vậy, với bài nội khóa tại di tích, HS nắm vững kiến thức lịch sử thông qua hình ảnh trực quan, cụ thể có tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, phát triển năng lực nhận thức và trình bày được một vấn đề lịch sử; đồng thời giáo dục tư tưởng, thái độ đúng đắn cho HS về các giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc, xây dựng ý thức và hành vi giữ gìn các di sản lịch sử - văn hóa.

b. Kết quả thực nghiệm

* Đánh giá định lượng về kiến thức thu nhận của HS:

Sau khi HS trải nghiệm học tập tại Hoàng thành Thăng Long, GV tiến hành kiểm tra nhận thức của HS băng bài kiểm tra 15 phút (xem phụ lục), kết quả kiểm tra được chúng tôi thống kê ở bảng 4.7:

Bảng 4.9. Kết quả thực nghiệm toàn phần bài nội khóa tại di tích


Lớp/ Số bài

Kết quả thực nghiệm

Yếu, kém

(điểm <5,0)

Tr. bình

(5,0; 6,0)

Khá

(7,0; 8,0)

Giỏi

(9,0; 10,0)

Đối chứng

10D5 (51 bài)

07

13,72%

25

49,02%

18

35,29%

01

01,96%

Thực nghiệm

10D4 (50 bài)

03

06,00%

19

38,00%

24

48,00%

04

08,00%

Qua bảng 4.7 ta thấy, tỷ lệ HS lớp thực nghiệm có kết quả điểm số Khá, Giỏi cao hơn hẳn lớp đối chứng; ngược lại, tỷ lệ điểm Trung bình và Yếu, Kém giảm rõ rệt. Kết quả trên bước đầu cho thấy hiệu quả cảu việc dạy học nội khóa trực tiếp tại di tích.

* Đánh giá định tính về thái độ và tính tích cực trong hoạt động của HS:

Qua quan sát, theo dõi, ghi chép và phỏng vấn HS có thể thấy:

Một là, hoạt động ngoại khóa nói chung luôn thu hút được sự mong đợi của HS. Thái độ tích cực tham gia và hứng thú được thể hiện ở tất các các khâu của hoạt động: HS háo hức chờ đợi và chuẩn bị cho buổi ngoại khóa.

Hai là, các em thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được phân công với sự chủ động cao. Các nhóm liên hệ và hỏi ý kiến GV về các vấn đề các em chưa nắm rõ. Sự tương tác giữa thành viên của các nhóm cũng được thể hiện rõ. Các em biết phân chia công việc, hỗ trợ lẫn nhau, đưa ra các ý tưởng.

Ba là, trong quá trình tổ chức hoạt động tại di sản, HS đưa ra nhiều câu hỏi liên quan đến các hiện vật, chi tiết cụ thể tại di sản. Tính tích cực nhận thức được thể hiện rõ. Sự tương tác GV HS và HS HS nổi trội. Đặc biệt, tính tích cực nhận thức gắn liền với các xúc cảm trí tuệ, khi HS phát hiện những điều mới, có ý nghĩa đối với bản thân. Sự tập trung chú ý vào các sự kiện, ý nghĩa của sự kiện gắn với không gian tại di sản bộc lộ rất rõ.

Để hiểu rõ tinh thần và cảm xúc của HS sau khi tham gia hoạt động tại di sản, chúng tôi phỏng vấn HS Đặng Tuấn Đạt - lớp 10D4 với câu hỏi: “Em có cảm nhận thế nào khi được đến di sản và tìm hiểu về di sản?”, HS hào hứng trả lời: “Em cảm thấy rất


hứng thú. Dường như chúng em không phải học mà các kiến thức hiển hiện tại đây, sinh động và rất thật”.

Có thể thấy, với hoạt động dạy học trực tiếp tại di sản, bầu không khí cạnh tranh trong việc tìm kiếm câu trả lời và các phương án cho thấy sự hào hứng của HS, đồng thời có sự lan tỏa của xúc cảm lịch sử khi các HS cổ vũ nhau phát hiện những điểm mới. Do vậy, HS hào hứng hơn với hoạt động học tập bộ môn. Từ thái độ học tập hào hứng, HS dễ dàng tìm hiểu và nhận thức những nội dung lịch sử rõ ràng và vượt trội so với giờ dạy nội khóa trên lớp.

* Đánh giá khả năng vận dụng của HS qua bài tập thử thách lịch sử:

Sau khi tổ chức HS qua dạy học dự án và kết quả sản phẩm, GV đưa ra những thử thách để đánh giá khả năng vận dụng kiến thức qua một số bài tập như sau:

Bài tập 1: Thiết kế một bài giới thiệu (khoảng 3 - 4 trang A4) cho du khách về Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long (có thể một phần hoặc toàn bộ Khu di tích).

Bài tập 2: Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu cho đoàn du khách về Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (có thể một phần hoặc toàn bộ Khu di tích).

GV cho thời hạn HS chuẩn bị khoảng 1 - 2 tuần, các nhóm chuẩn bị nội dung và tập luyện kĩ năng để báo cáo sản phẩm. GV đánh giá HS về quá trình chuẩn bị, kiến thức (định lượng) và kĩ năng trình bày (định tính) theo yêu cầu bài tập.

4.3.3.3. Thực nghiệm hoạt động ngoại khóa về DTLSQGĐB tại Hà Nội

a. Tổ chức thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành với HS lớp 12D4 với 41 HS, lớp đối chứng 12D7 với 39 HS của trường THPT Việt Đức, năm học 2018 - 2019.

Địa điểm thực nghiệm: Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thời gian: Ngày 23 tháng 05 năm 2019

Thành phần tham gia: GVBM, GVCN, Đại diện PHHS, BCH Đoàn trường

Để tiến hành thực nghiệm, kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa được thiết kế chi tiết với các mục tiêu, yêu cầu, các hoạt động cụ thể phù hợp. Trong đó nhấn mạnh đến mục tiêu vận dụng kiến thức để hình thành năng lực bộ môn.

Hoạt động ngoại khóa được tổ chức thực hiện qua các bước sau:

- Bước 1: GV xây dựng kế hoạch ngoại khóa tại Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám với chủ đề Chúng em tìm về đất học xưa.

- Bước 2: GV tập trung HS phổ biến nội quy, yêu cầu HS khi tiến hành ngoại khóa, giao nhiệm vụ tìm hiểu và hoàn thành sản phẩm dưới hình thức bài thuyết trình (nội dung và hình thức tự chọn có liên quan đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám).

- Bước 3: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban cán sự lớp và cá nhân HS; chuẩn bị phương tiện để tham gia tích cực việc tìm hiểu tại di tích.

- Bước 4: Tổ chức cho HS đến di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và hướng dẫn, theo dõi HS trong quá trình tham quan di tích.

- Bước 5: Các nhóm HS (hoặc cá nhân) thu thập, xử lí tư liệu, biên tập và hoàn thành báo cáo thu hoạch.

- Bước 6: Tổ chức cho HS báo cáo sơ bộ sản phẩm tại di tích và đánh giá kết quả; rút kinh nghiệm. Việc báo cáo có thể thực hiện ngay tại di tích, hoặc tổ chức tại lớp học sau buổi ngoại khóa.

Như vậy, với hoạt động ngoại khóa tại di tích, HS được củng cố và mở rộng kiến thức lịch sử thông qua việc trực tiếp quan sát những hiện vật và nghe thuyết trình tại Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, phát triển tư duy phân tích, năng lực nhận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2023