Danh Mục Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Đã Xếp Hạng

văn hóa lịch sử, nâng đỡ và định hướng cho quy hoạch không gian đô thị. Cụ thể các chức năng đó bao gồm:

a. Chức năng cung cấp

(1) Cung cấp lương thực: Hồ Tây là nơi có loài sen sinh sống, ngoài vẻ đẹp và sự lãng mạn thì sen cũng là nguồn cung cấp các sản phẩm như lá sen, ngó sen, trà sen… tuy nhiên hiện nay sen trên Hồ Tây chỉ còn một diện tích rất nhỏ nên việc sử dụng lương thực là không đáng kể.

(2) Cung cấp thực phẩm: Đó là cung cấp nguồn thủy sản (cá, tôm, cua, ốc…).

Hồ Tây là nơi nuôi trồng thủy sản. Các kết quả theo dòi sản lượng cá hàng năm ở Hồ Tây từ 1971 đến 2011 được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Sản lượng cá (kg) khai thác hàng năm ở Hồ Tây


Năm

Sản lượng (kg)

Năm

Sản lượng (kg)

Năm

Sản lượng (kg)

1971

341.192

1981

261.248

1990

296.832

1972

400.926

1982

225.488

1991

256.773

1973

416.317

1983

242.964

1992

318.967

1974

483.369

1984

309.385

1993

332.000

1975

333.061

1985

258.546

2003

331.000

1976

361.936

1986

340.806

2005

318.915

1977

338.769

1987

369.549

2007

289.320

1978

405.103

1988

380.541

2009

350.725

1980

400.309

1989

380.365

2011

306.863

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nguồn: Công ty nuôi trồng thuỷ sản Hồ Tây và Ban quản lý Hồ Tây, 2011 Sản lượng các loại cá khai thác ở Hồ Tây: Từ bảng kết quả cho thấy, sản lượng cá thịt hàng năm ở Hồ Tây cao nhất là 483 tấn/năm 1974 và thấp nhất là 225 tấn/năm 1981, trung bình khoảng 250 † 380 tấn/năm. Sản lượng cá của hồ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu) và xã hội (trật tự an toàn, đời sống và công tác bảo vệ). Mặt khác, các yếu tố như mật độ cá thả, cơ cấu giống loài cá thả, độ lớn của cá giống, thời điểm thả cá giống, thời điểm đánh bắt, quy cỡ cá đánh bắt đều là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lương cá. Tuy nhiên các yếu này biến thiên theo diễn thế của hồ.

Trong các loại cá nuôi ở Hồ Tây thì mè trắng cho năng suất cao hơn cả, luôn dẫn đầu bảng so với các loại mè hoa và chép, nhưng cá mè hoa lại có tỷ lệ sinh khối cao (26,73) lần và tỷ lệ hoàn lại cao (36,48%) là loại có hiệu quả cao nhất, cá trắm cỏ có năng suất thấp nhất, chiếm tỷ số 17% so với tổng sản lượng cá khai thác.

Ngoài nguồn lợi từ cá thì trước đây tôm và trai ốc ở Hồ Tây cũng là một nguồn lợi lớn, trung bình hàng năm 1† 2 tấn/năm, chiếm tỷ lệ 0,92% so với tổng thể sản lượng cá thịt. Nhưng hiện nay nguồn lợi từ tôm và trai ốc là không đáng kể. Tôm và trai ốc không còn cho sản lượng khai thác. Chỉ có một số ngư dân ven hồ vẫn đánh bắt trộm nhưng sản lượng rất ít. Đặc biệt nguồn lợi trai ốc giảm đáng kể. Những năm trước đây, ốc Hồ Tây nhiều vô kể, người dân khai thác từ vài tạ đến hàng tấn ốc mỗi ngày. Sự phát triển của nhóm ốc này là nguồn cung cấp thức ăn cho cá trắm đen. Những năm 60, ngư dân đánh bắt thường xuyên thu được cá trắm đen hàng chục kg, cá biệt có cá thể đánh bắt đuợc ghi nhận lên tới 90 kg. Hiện nay, do nguồn ốc làm thức ăn của chúng cạn kiệt nên rất hiếm gặp cá trắm đen, đặc biệt là cá trắm đen loại to. Các loài cá tự nhiên khai thác sản lượng dao động từ 583 kg tới 46.799 kg/năm, chiếm tỷ lệ 4,74 % so với tổng sản lượng.

(3) Cung cấp nguyên liệu: Hồ Tây còn là nơi cung cấp nước tưới và nước ngầm phục vụ cho việc khai thác nước ngầm phục vụ cho một số lượng dân cư khu vực xung quanh với mục đích đơn giản như tưới, rửa xe, giặt giũ một số công việc đơn giản.

(4) Cung cấp, điều tiết mực nước ngầm: Hồ Tây với dung tích lớn và khả năng đã cung cấp một lượng nước và điều tiết lượng nước ngầm cho khu vực. Chính khả năng này đã làm cho mực nước ngầm tại khu vực được ổn định quanh năm, đặc biệt là vào mùa khô.

b. Chức năng điều hòa

- Điều hòa vi khí hậu tại khu vực (gió mát, hơi nước..): Khu vực Hồ Tây với đặc trưng là diện tích mặt nước rộng lớn. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho việc điều hòa không khí cũng như khuếch tán các khí thải độc hại. Thực tế cho thấy khu vực xung quanh Hồ Tây có môi trường trong lành và mát mẻ quanh năm và là nơi người dân tập trung cho các hoạt động ngỉ ngơi, giải trí.

- Làm sạch môi trường/ ô nhiễm: Hồ Tây là một khu vực ngập nước, quá trình tự làm sạch diễn ra tự nhiên. Với đặc trưng của Hồ Tây rất rộng, khả năng làm sạch tự nhiên của Hồ Tây là rất lớn. Tuy nhiên, chức năng này hiện tại đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

c. Chức năng văn hóa, lịch sử - xã hội

Về giá trị văn hóa lịch sử (giá trị lịch sử, tâm linh tín ngưỡng, di sản…)

Hồ được gọi là Hồ Tây, vì ở phía tây kinh thành, chứ thực ra tên Hồ Tây cũng chỉ là một tên chung trở thành tên riêng và tên hồ cũng thay đổi từ thời này qua thời khác như hồ Trâu vàng, Lãng bạc, hay Dâm Đàm. Theo sách Tây hồ chí, thì hồ này từ thời Hùng Vương là một cái bến ở cạnh sông Hồng, thuộc động Lâm Ấp, nên gọi là bến Lâm Ấp của thôn Long Đỗ và mãi cho đến thời Hai Bà Trưng, bến này vẫn thông với sông Hồng. Theo địa chất học, hồ này là một hồ ngoại sinh, có dạng lòng chảo, chủ yếu do tác dụng xâm thực của sông Hồng.

Hồ Tây có một địa thế rất đẹp, như giữa hồ có một vùng nước xoáy bên cái gò gọi là gò rồng nhả ngọc châu, tức gò Châu Long, vì xưa kia đoạn hồ Trúc Bạch thông với hồ Cổ Ngựa chạy đến dốc Hàng Than. Chung quanh đó là kiểu đất long, ly, quy, phượng như Trấn Vũ, Thụy Chương nằm trên thế phượng chầu, Quảng Bá, Tây Hồ, Nghi Tàm nằm trên thế rùa chầu; Trúc Bạch, Yên Ninh nằm trên thế rồng chầu; Nhật Chiêu, Quán La, Trích Sài nằm trên thế ly chầu; riêng Vòng Thị, Hồ Khẩu, Yên Thái lại nằm trên thế con cá nhô ra mặt hồ… Quanh hồ có khoảng hơn 20 đền miếu và 20 ngôi chùa. Các xóm làng ven Hồ Tây cũng được hình thành khá sớm và có nhiều ngành, nghề khác nhau: Tây Hồ có nghề dệt lụa; Thạch Khối có nghề nung vôi; Thụy Chương, Vòng Thị có nghề nấu rượu; Nghi Tàm, Yên Phụ, Nhật Tân, Quảng Bá có nghề chăn tằm; Hồ Khẩu, Yên Thái, Trích Sài, Bái Ân có nghề làm giấy và dệt lĩnh.

Hồ Tây và những di tích lịch sử, những làng nghề cổ truyền xung quanh nó không chỉ đẹp và nên thơ mà còn tiềm ẩn nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và kinh tế. Nhân dân ven hồ từ thời này qua thời khác, đã chứng kiến biết bao nhiêu đổi thay trong cuộc sống, về mặt thiên nhiên cũng như mặt xã hội. Chính vì thế, trong quá trình quy hoạch, xây dựng thành Thăng long khi xưa và Thủ đô Hà

Nội mới hiện nay, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với tiêu chí xây dựng một Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại, Hồ Tây vẫn và cần luôn được gìn giữ để vẹn nguyên giá trị lịch sử, danh thắng và văn hóa.

Bảng 3.7. Danh mục di tích Lịch sử - văn hóa đã xếp hạng


TT

Tên di tích

Địa điểm

Năm xếp hạng

1

Đền Quán Thánh

Nhà số 192 phố Quán Thánh

1962

1

Chùa Trấn Quốc

Nhà số 32 Đường Thanh Niên

1962

2

Chùa Kim Liên

Phường Quảng Bá

1962

3

Nhà Bà Hai Vẽ

Phường Phú Thượng

1980

4

Đền Thụy Khuê

Nhà số 251, đường Thụy Khuê

1986

5

Đình Yên Phụ

Phường Yên Phụ

1986

6

Đền Vệ Quốc

Phường Bưởi

1989

7

Chùa Mật Dụng

Phường Bưởi

1989

8

Đền Đồng Cổ

Phường Bưởi

1992

9

Chùa Thiên Niên (Trích Sài)

Phường Bưởi

1992

10

Đình An Thái

Phường Bưởi

1994

11

Chùa Vạn Ngọc

Phường Tứ Liên

1990

12

Đình Quảng Bá

Phường Quảng An

1991

13

Đình Quán La

Phường Xuân La

1992

14

Chùa Tào Sách

Phường Nhật Tân

1993

15

Đình Nhật Tân

Phường Nhật Tân

1994

16

Chùa Vạn Niên

Phường Xuân La

1996

17

Phủ Tây Hồ

Phường Quảng An

1996

Tên di tích

Địa điểm

Năm xếp hạng

18

Chùa Thanh Lâu

Phường Bưởi

1996

19

Chùa Bà Già

Phường Phú Thượng

1996

20

Đình Nghi Tàm

Phường Quảng Bá

2002

21

Đền Voi Phục

Phường Thụy Khuê

1986

TT

Nguồn Ban Quản lý Hồ Tây và UBND Quận Tây Hồ 2011 Chùa Trấn Quốc Phủ Tây 1

Nguồn: Ban Quản lý Hồ Tây và UBND Quận Tây Hồ, 2011



Chùa Trấn Quốc Phủ Tây Hồ Đền Quán Thánh Chùa Hoàng Ân Hình 3 3 Một số di 2


Chùa Trấn Quốc


Phủ Tây Hồ


Đền Quán Thánh


Chùa Hoàng Ân Hình 3 3 Một số di tích lịch sử nổi tiếng xung quanh Hồ Tây 3


Chùa Hoàng Ân

Hình 3.3. Một số di tích lịch sử nổi tiếng xung quanh Hồ Tây

Với diện tích gần 527ha mặt nước, quanh khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận có tới 64 di tích, trong đó nhiều di tích lịch sử đã được xếp hạng. Nhưng những năm gần đây môi trường hồ bị ô nhiễm, cảnh quan quanh hồ cũng đang bị phá vỡ. Nước thải của các nhà hàng, cư dân xung quanh hồ, các nhà máy, khách

sạn, du thuyền... chảy tự nhiên vào hồ không qua xử lý. Nhiều điểm rác đổ trực tiếp xuống hồ hoặc thành các đống lưu cữu ở ven hồ ngay tại các di tích đình, đền, miếu, phủ.

Các làng nghề truyền thống xưa và nay khu vực ven Hồ Tây

Khu vực ven Hồ Tây, là một trong những nơi nổi tiếng với một số làng nghề truyền thống như nghề dệt ở vùng Bưởi, nghề làm giấy cũng ở Bưởi, làm hương ở Yên Phụ, trồng đào, quất ở Nghi Tàm, Tứ Liên…

Một vài đặc điểm chung về các nghề thủ công và các làng nghề Hà Nội

Thăng Long từ xa xưa với 13 trại, 61 phường thời Lý – Trần, 36 phố phường thời Lê – Nguyễn là nơi hội tụ các làng nghề từ khắp mọi miền đất nước đổ về. Có thể nói: Hà Nội có hàng trăm nghề thủ công với “bách nghệ tổ sư”.

Những người thợ tài hoa đã mang theo cả gia đình, bạn bè, họ hàng làng xóm lên mở nhà, lập phố. Bằng sức lao động cần cù và tài năng khéo léo đã làm ra được sản phẩm hàng hóa tinh xảo cung cấp cho dân chúng kinh kỳ và các vùng lân cận, làm cho phố phường ngày càng trở nên sầm uất.

Đất Thăng Long xưa – Hà Nội ngày nay là nơi tập trung đông đảo các làng nghề truyền thống. Sự phát triển của làng nghề không chỉ có vai trò nâng cao mức sống mà còn đóng góp quan trọng trong đời sống, là dấu ấn truyền thống văn hóa dân tộc tại mỗi thời kỳ dựng nước và giữ nước. Làng nghề thủ công ở Hà Nội có rất nhiều nguồn gốc khác nhau, các làng nghề có sẵn chiếm phần nhỏ trong tổng số làng nghề. Đa phần đều được di dời từ nơi khác về.

Đặc điểm chung về các nghề thủ công và các làng nghề Hà Nội như sau:

(1) Phường phố thủ công (kiêm thương nghiệp) ở nội đô. Các làng nghề ven đô ngoại thành. Đó là sự khác nhau về không gian xã hội – văn hóa, tuy rằng tổ chức của phường và xã dưới thời quân chủ và đầu đời thực địa thì cũng giống nhau (theo mô hình “xã”).

(2) Sự xuất hiện của phường phố và các làng nghề thì có sự khác nhau, theo 2 quy luật khác nhau:

Phường phố thường diễn tiến theo quy luật Hội tụ kết tinh tài hoa tứ xứ,

những người thợ thủ công vùng “tứ trấn” (và xa hơn) giỏi một nghề nào đó và mang nghề ấy từ quê hương lên kinh thành làm ăn đua tài. Có sự chấp nhận cạnh tranh, “thợ vụng”, “thợ vườn” không thể sống và tồn tại được ở kinh kỳ kẻ chợ. Họ phải ở lại quê hay “trở về làng cũ”:

Nghề đúc bạc (Hàng Bạc) gốc ở Trâu Khê (Bình Giang - Hải Dương). Nghề Kim Ngân (cũng ở Hàng bạc) gốc ở Đồng Sâm (Đông Quan - Thái Bình) và ở Định Công (Thanh Trì).

Nghề làm mành (Hàng Mành) gốc ở Rừng mành Tam Đảo (Từ Sơn, Bắc Ninh). Nghề in mộc bản (Hàng Gai - Lý Quốc Sư) gốc ở Liêu Chàng (Gia Lộc - Hải Dương) … .

Như thế, người phường, phố nội đô thường từ “cựu quán” nơi “tứ chiếng” lên tạm trú ở Kinh đô rồi thường trú khi làm ăn được, quy tụ từ một làng, quanh một nghề…và phường, phố ấy trở nên “kinh quán”. Họ làm hàng ở trong “phường” rồi bày bán hàng đó ở mặt phường – thành “phố”. Họ có “mô hình tổ chức” sẵn, tự thân từ các làng quê hương của họ. Vậy xét theo nguồn gốc xuất hiện, thì Phường nghề ở nội đô vốn là một yếu tố ngoại sinh (exogene) của Kinh kỳ - Kẻ chợ.

d. Chức năng hỗ trợ/ nâng đỡ và điều tiết

(1) Nơi sống của sinh vật/ đa dạng sinh học

Hiện tại, Hồ Tây là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật (đã được trình bày ở trên), các loài sinh vật này gồm cả những động vật và thực vật sống trên cạn và dưới nước.

(2) Là nơi chứa đựng, xử lý chất thải theo cơ chế tự nhiên và điều tiết ngập lụt tại khu vực

Hiện trạng: Mỗi ngày, Hồ Tây đang phải tiếp nhận một lượng rất lớn nước thải từ khu vực xung quanh với hàm lượng amoniac trong nước tới 1,5mg/lít, gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh đó, khu vực Hồ Tây là còn là nơi chứa đựng lượng nước mưa giúp cho việc thoát nước của cả khu vực xung quanh, đặc biệt trong những thời gian có mưa nhiều; chính đặc điểm này đã giúp cho khu vực xung quanh Hồ Tây ít khi bị ngập úng so với các khu vực trong thành phố.

Nhưng chính lượng nước mưa được dồn về khu vực hồ này cũng mang theo rất nhiều chất ô nhiễm đặc biệt là nước chảy qua các vùng trồng cây còn mang theo dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón đổ xuống hồ. Vào mùa khô hồ là nơi chứa và xử lý một phần nước thải bằng cơ chế tự làm sạch.

Bên cạnh các chức năng trên. Với vị trí địa lý đặc biệt, vai trò và các giá trị của Hồ Tây trong khu vực nên Hồ Tây còn là khu vực có tầm quan trọng trong quy hoạch không gian đô thị của thủ đô Hà Nội: Hồ Tây là một khu vực trung tâm về văn hóa, tâm linh của thủ đô Hà Nội, trong những năm gần đây, với vị trí đặc biệt quan trọng đã trở thành một khu vực được trú trọng và nghiên cứu kỹ để phục vụ cho việc quy hoạch không gian đô thị chung của thành phố.

Cùng với sự phát triển đô thị, khu vực Quận Tây Hồ nói chung và khu vực Hồ Tây nói riêng được xác định là một vùng đặc biệt quan trọng trong quy hoạch của thủ đô. Hồ Tây cùng với lăng Chủ tịch, các kiến trúc văn hóa đã tạo nên một khu vực có vai trò quan trọng của thủ đô.


Hình 3 4 Minh họa trục đường Hồ Tây – Ba Vì Nguồn www dothi net 4


Hình 3.4. Minh họa trục đường Hồ Tây – Ba Vì

Nguồn: www.dothi.net

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022