thức lịch sử, khả năng quan sát, óc thẩm m ..., đồng thời giáo dục tư tưởng, thái độ cho HS về các giá trị văn hóa lịch sử dân tộc, đặc biệt là giáo dục, qua đó xây dựng ý thức và hành vi cụ thể góp phần chăm sóc các di sản lịch sử - văn hóa trên địa bàn Thành phố.
b. Đánh giá kết quả thực nghiệm:
* Kết quả định lượng:
- Đánh giá hoạt động ngoại khóa băng Phiếu tự đánh giá hoạt động ngoại khóa.
- Đánh giá bài thu hoạch (bài luận vận dụng kiến thức) hoặc bài kiểm tra 15 phút. (Xem phụ lục)
Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi chọn hình thức đánh giá qua kiểm tra 15 phút ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, kết quả điểm số thể hiện ở bảng 4.8:
Bảng 4.10. Kết quả thực nghiệm toàn phần hoạt động ngoại khóa tại di tích
Kết quả thực nghiệm | ||||
Yếu, kém (điểm <5,0) | Tr. bình (5,0; 6,0) | Khá (7,0; 8,0) | Giỏi (9,0; 10,0) | |
Đối chứng 10D7 (49 bài) | 06 12,24% | 25 51,02% | 17 34,69% | 01 02,04% |
Thực nghiệm 10D0 (49 bài) | 02 04,08% | 19 38,76% | 23 46,94% | 05 10,20% |
Có thể bạn quan tâm!
- So Sánh Kết Quả Học Tập Giữa Lớp Đối Chứng Và Thực Nghiệm Biện Pháp 2.2
- Mục Đích, Đối Tượng Và Giáo Viên Thực Nghiệm Sư Phạm
- Đường Luỹ Tích Điểm Kiểm Tra Trước Tn Của 2 Lớp Tn Và Đc
- Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông - 21
- Theo Thầy (Cô), Để Sử Dụng Dtlsqgđb Tại Hà Nội Hiệu Quả Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Thpt Cần Có Những Điều Kiện Nào?
- Tiến Trình Tổ Chức Các Hoạt Động Học Tập
Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.
Qua bảng 4.8 cho thấy, tỷ lệ HS lớp thực nghiệm ngoại khóa có kiến thức về lịch sử phản ánh qua Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám có kết quả điểm số Khá, Giỏi cao hơn hẳn lớp đối chứng (mức chênh lệch lần lượt là 12.25% và 8. 16%; ngược lại, tỷ lệ điểm Trung bình và Yếu, Kém giảm rõ rệt. Kết quả trên bước đầu cho thấy hiệu quả của tổ chức hoạt động ngoại khóa tại DTLSQGĐB tại Hà Nội trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
* Kết quả định tính:
Về thái độ và hứng thú tham gia của HS. Qua quan sát và phỏng vấn HS có thể thấy: Hoạt động ngoại khóa nói chung luôn thu hút được sự mong đợi của HS. Thái độ tích cực tham gia và hứng thú được thể hiện ở tất các các khâu của hoạt động: HS háo hức chờ đợi và chuẩn bị cho buổi ngoại khóa. Các em thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được phân công với sự chủ động cao. Các nhóm liên hệ và hỏi ý kiến GV về các vấn đề các em chưa nắm rõ. Sự tương tác giữa thành viên của các nhóm cũng được thể hiện rõ. Các em biết phân chia công việc, hỗ trợ lẫn nhau, đưa ra các ý tưởng.
Trong quá trình tổ chức hoạt động tại di sản, HS đưa ra nhiều câu hỏi liên quan đến các hiện vật, chi tiết cụ thể tại di sản. Tính tích cực nhận thức được thể hiện rõ. Sự tương tác GV HS và HS HS nổi trội. Đặc biệt, tính tích cực nhận thức gắn liền với các xúc cảm trí tuệ, khi HS phát hiện những điều mới, có ý nghĩa đối với bản thân. Sự tập trung chú ý vào các sự kiện, ý nghĩa của sự kiện gắn với không gian tại di sản bộc lộ rất rõ. Phỏng vấn HS Trần Lê A với câu hỏi: “em có cảm nhận thế nào khi được đến di sản và tìm hiểu về di sản”, câu trả lời: “ Em rất hứng thú. Dường như chúng em không phải học mà các kiến thức hiển hiện tại đây, sinh động và rất thật”.
Quan sát thấy bầu không khí cạnh tranh trong việc tìm kiếm các câu trả lời và các phương án. Đồng thời có sự lan tỏa của xúc cảm nhận thức, khi các HS cổ vũ nhau phát hiện những điểm mới. Do vậy,HS hào hứng hơn với hoạt động. Hứng thú học tập rõ ràng vượt trội so với giờ dạy nội khóa.
Đánh giá của HS về hoạt động ngoại khóa
Với tư tưởng coi HS là trung tâm của hoạt động, để đánh giá hoạt động ngoại
khóa, phiếu đánh giá hoạt động ngoại khóa được sử dụng trong khảo sát sau khi tổ chức hoạt động. Phiếu đánh giá đề cập đến các khía cạnh khác nhau của hoạt động ngoại khóa,từ thời gian, địa điểm đến cách thức tổ chức và các trải nghiệm của HS. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.9 (Xem phụ lục)
Bảng 4.11. Đánh giá của HS về hoạt động trải nghiệm
Nội dung | Các mức độ (tỷ lệ %) | |||||
Rất kém | Kém | Chấp nhận được | Tốt | Rất tốt | ||
1 | Địa điểm,thời gian được lựa chọn hợp lý | 0,0 | 0,0 | 5,0 | 80,5 | 10,0 |
2 | Các nội dung phong phú, rõ ràng | 0,0 | 0,0 | 6,0 | 85,0 | 9,0 |
3 | Trao đổi giữa GV với HS thoải mái, sinh động | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 91,0 | 11,0 |
4 | Các yếu tố tại di tích được đề cập (khung cảnh, hiện vật…) | 0,0 | 0,0 | 7,0 | 84,0 | 9,0 |
5 | Được cảm nhận không gian sinh động | 0,0 | 0,0 | 5,0 | 90,0 | 5,0 |
6 | Có cơ hội hợp tác, trao đổi với các bạn | 0,0 | 0,0 | 10,0 | 80,0 | 10,0 |
7 | Có điều kiện liên hệ các vấn đề thực tiễn | 0,0 | 0,0 | 20,0 | 75,0 | 5,0 |
8 | Bản thân học hỏi và phát hiện được những điều hay | 0,0 | 0,0 | 13,0 | 79,0 | 8,0 |
Qua bảng trên cho thấy:
- Hoạt động ngoại khóa được HS đánh giá cao. Tất cả 8 khía cạnh được hỏi đều cơ bản nằm ở mức tốt và rất tốt. Không có khía cạnh nào nằm ở mức kém trở xuống. Kết quả này cho thấy, hoạt động trải nghiệm có hiệu quả cao.
- Các khía cạnh được đánh giá cao nhất là trao đổi giữa GV và HS thoái mái, sinh động, tiếp theo là nội dung phong phú rõ ràng, các hiện vật được minh chứng tốt.
- Các khía cạnh được đánh giá thấp nhất là: điều kiện liên hệ thực tiễn.
- Các khía cạnh mang tính đặc trưng của hoạt động trải nghiệm tại di tích như: Cảm nhận không gian, cơ hội hợp tác trao đổi với bạn…đều được đánh giá ở các mức tốt. Điều này cho thấy, việc sử dụng Di sản và cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm đi đúng hướng với định hướng về mặt lý luận khi sử dụng DS.
Từ việc so sánh và phân tích các kết quả thực nghiệm nêu trên, có thể thấy
- Cùng tương đồng về các kết quả học tập và cùng trong một môi trường hoạt động, cùng trong một khoảng thời gian, ở nhóm đối chứng các kết quả ít thay đổi và không được tăng cường, trong khi đó ở nhóm thực nghiệm, kết quả học tập và hứng thú học tập cao hơn. Nhân tố khác biệt cơ bản giữa hai nhóm là bài dạy nội khóa sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội được thực hiện ở nhóm thực nghiệm. Do vậy, kết quả học tập và hứng thú học tập cao hơn có được ở nhóm thực nghiệm chính là nhờ các biện pháp tác động được tổ chức ở nhóm này.
- Kết quả phân tích và kiểm định cho thấy kết quả học tập của nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng và cao hơn so với kết quả của chính nó trước
thực nghiệm một cách có ý nghĩa. Như vậy, kết quả của thực nghiệm kiểm chứng đã khẳng định hiệu quả của biện pháp sư phạm sử dụng gián tiếp DTLSQGĐB tại Hà Nội trong bài dạy nội khóa trên lớp.
Có thể nói, kết quả thực nghiệm tổ chức dạy học bài nội khóa trên lớp sử dụng gián tiếp và trực tiếp DTLSQGĐB tại Hà Nội và tổ chức hoạt động tham quan ngoại khóa, trải nghiệm di sản đã khẳng định giả thuyết thực nghiệm: sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp DTLSQGĐB tại Hà Nội trong bài dạy nội khóa trên lớp và tổ chức hoạt động ngoại khóa tại di tích có thể nâng cao kết quả học tập và hứng thú học tập của HS. Từ đó, kết quả của thực nghiệm cũng góp phần khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài: sử dụng các hình thức và biện pháp sư phạm theo những yêu cầu mà luận án đề xuất sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
x x
x
Trên cơ sở xác định một số yêu cầu mang tính nguyên tắc, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp sư phạm sử dụng các DTLSQGĐB tại Hà Nội trong DHLS ở trường THPT. Các biện pháp đề xuất trong luận án chủ yếu tập trung vào giờ học nội khóa trên lớp bởi vì đây là hình thức dạy học chiếm phần lớn thời lượng của chương trình. Việc thực hiện các biện pháp được dựa trên cơ sở sự kết hợp giữa tiến trình tổ chức dạy học một giờ học trên lớp với tổ chức các hoạt động học tập cho HS nhằm tạo cơ hội cho các em bộc lộ năng lực và phẩm chất công dân. Vì vậy, các biện pháp đảm bảo tính khoa học, mới mẻ, phù hợp với xu hướng đổi mới PPDH hiện nay.
Để kiểm định tính khả thi của các biện pháp sư phạm đề xuất trong luận án, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm toàn phần cả ba hình thức tổ chức dạy học (sử dụng gián tiếp DTLSQGĐB trong giờ học nội khóa trên lớp; tiến hành bài học nội khóa sử dụng trực tiếp DTLSQGĐB ở Hà Nội qua DH dự án; tổ chức tham quan trải nghiệm tại Khu di tích Văn miếu - Quốc Tử Giám). Theo đó, tổ chức kiểm tra ngắn và sử dụng toán xác xuất thống kê để xử lí kết quả thực nghiệm, phân tích, so sánh, đối chiếu với các lớp đối chứng. Qua đó rút ra kết luận, việc sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội góp phần quan trọng vào việc mở rộng, khắc sâu kiến thức LS, làm tăng sự hứng thú học tập cho HS. Đồng thời, bồi dưỡng, giáo dục HS lòng tự hào dân tộc, ý thức trân trọng và giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa. Qua đó, tạo cơ hội cho HS phát triển năng lực chung và năng lực riêng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn LS ở trường THPT hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Thăng Long - Hà Nội nơi hội tụ tinh hoa của văn minh cha ông và trí tuệ của dân tộc; ngưng đọng hồn thiêng sông núi, nơi đóng đô của các triều đại; nơi hồn thiêng sông núi đọng lại; nơi tinh hoa dân tộc dồn về; nơi quyết định chủ quyền của đất nước, vận mệnh của dân tộc. Theo chiều dài của lịch sử dân tộc, dấu ấn kinh thành xưa, những thăng trầm của một dân tộc đã in đậm, đầy ắp trong các di tích. Hà Nội là địa phương có số lượng di tích được xếp hạng DTLSQGĐB nhiều nhất trên cả nước. Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở Hà Nội rất phong phú, đa dạng có giá trị đặc biệt và được coi là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa - khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các di tích quốc qua đặc biệt nói chung, DTLSQGĐB tại hà Nội nói riêng được coi là một nguồn tư liệu gốc quý giá có giá trị đặc biệt để khôi phục lại bức tranh chân thực của quá khứ lịch sử và hơn hết là giá trị giáo dục sâu sắc đối với thế hệ trẻ về lòng tự hào, khâm phục, ý thức giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc. Vì vậy, khai thác và sử dụng hiệu quả DTLSQGĐB tại Hà Nội không chỉ là một chủ trương, mà còn là một giải pháp quan trọng góp phần vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng bộ môn LS ở trường THPT.
1.2 DTLSQGĐB tại Hà Nội là những di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia bởi mỗi di tích gắn liền với những nhân vật, sự kiện tiêu biểu, trong những thời điểm cụ thể của lịch sử. Hệ thống DTLSQGĐB tại Hà Nội phản ánh toàn diện các lĩnh vực khác nhau của con người về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – kĩ thuật, văn học – nghệ thuật, phong tục tập quán ... của Thủ đô Hà Nội nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung. Đó là nguồn sử liệu quý giá phản ánh quá trình phát triển của lịch sử dân tộc qua những thời kỳ khác nhau, là những sản phẩm văn hoá tồn tại hữu hình, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học còn tồn tại đến ngày nay và là niềm tự hào của dân tộc do đó cần được khai thác, sử dụng hợp lí và hiệu quả trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
1.3. Hệ thống các DTLSQGĐB tại Hà Nội phong phú, đa dạng và có giá trị to lớn như vậy nhưng trên thực tế việc khai thác và sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội còn nhiều bất cập. Mặc dù các cấp bộ ngành đã có nhiều nỗ lực để đưa giáo dục di sản vào nhà trường phổ thông song nguồn tài nguyên vô giá này vẫn chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả như mong đợi. Những khó khăn khi sử dụng các DTLSQGĐB tại Hà Nội là rất nhiều, phản ánh đúng thực tế dạy học ở nhiều trường THPT trên địa bàn cả nước. Chương trình, SGK, kinh phí thực hiện, xã hội hóa chưa cao, GV chưa có kiến thức về PP để khai thác và sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội hiệu quả, chủ yếu mang tính tự phát và kinh nghiệm cá nhân. Hơn nữa, việc tổ chức các hoạt động tại di tích, ngoại khóa...cần có nguồn tài chính và sự hỗ trợ, hợp tác của các lực lượng khác nhau, chỉ GV LS khó có thể tự giải quyết được vấn đề này. Khó khăn về qu thời gian để thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài trường cũng là rào cản lớn đối với GV. Vì vậy, để sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội hiệu quả đòi hỏi GV phải đầu tư cả về thời gian, công
sức, trí tuệ nên không ít GV ngại thực hiện hoạt động này hoặc thực hiện một cách gượng ép và hình thức. HS thiếu chủ động, tính tự học chưa cao… là những nguyên nhân làm hạn chế giá trị của nguồn tài nguyên quý giá này.
1.4. Về kết quả nghiên cứu chính của luận án, tác giả đã xác định được hệ thống 10 DTLSQGĐB tại Hà Nội và lựa chọn, biên tập đầy đủ, sinh động, hấp dẫn nội dung các di tích, phù hợp với đối tượng nhận thức là HS cấp THPT. Từ chương trình lịch sử phổ thông hiện hành và cập nhật chương trình phổ thông mới, chúng tôi đã chọn lọc những nội dung kiến thức cơ bản của SGK cần thiết và có thể khai thác để dạy học gắn với DTLSQGĐB tại Hà Nội. Từ đó, xác định những DTLSQGĐB tại Hà Nội cần khai thác và sử dụng để dạy học nội dung LS Việt Nam ở trường THPT. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả xác định hình thức và biện pháp sử dụng hiệu quả các DTLSQGĐB tại Hà Nội. Để khai thác hiệu quả DTLSQGĐB tại Hà Nội cần kết hợp sử dụng đa dạng các hình thức dạy học và biện pháp sư phạm khác nhau. Trong phạm vi luận án, chúng tôi thiết kế các hình thức dạy học theo dạng thức sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp DTQGĐB tại Hà Nội trong DHLS ở trường THPT với giờ học nội khóa trên lớp, nội khóa ngoài lớp và tổ chức hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa với DT. Đối với hình thức sử dụng trực tiếp, chúng tôi đề xuất các nhóm biện pháp: Tổ chức dạy học bài học nội khóa tại thực địa theo hình thức dạy học dự án; Tổ chức HS tham quan DSLSQGĐB tại HN; Tổ chức hoạt động trải nghiệm với DTLSQGĐB tại Hà Nội; Tổ chức các hoạt động chăm sóc, bảo vệ DTLSQGĐB tại Hà Nội. Đối với hình thức sử dụng gián tiếp, chúng tôi đề xuất các nhóm biện pháp: Sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong giờ nội khóa trên lớp; Tổ chức HS sưu tầm tư liệu và thi tìm hiểu về DTLSQGĐB tại Hà Nội; Tổ chức dạ hội lịch sử về DTLSQGĐB tại Hà Nội; Sử dụng di tích ảo về DTLSQGĐB tại Hà Nội.
1.5. Để kiểm tra tính khả thi các biện pháp, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm từng phầm và toàn phần với các trường THPT trên nhiều địa bàn khác nhau. Qua phân tích kết quả thực nghiệm, bước đầu cho thấy tính khả thi và hiệu quả thực tiễn của các biện pháp. Điều quan trọng là GV cần căn cứ điều kiện cụ thể địa phương, nhận thức của HS, khả năng của GV để vận dụng sao cho có hiệu quả.
Có thể nói, việc sử dụng các di tích nói chung, các DTLSQGĐB tại Hà Nội nói riêng là rất cần thiết trong quá trình dạy học, phải được trở thành một nguồn kiến thức cần sử dụng, khai thác trong suốt quá trình dạy học, theo nguyên tắc khoa học. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử ở trường THPT, đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo hiện nay.
2. Khuyến nghị
Để phát huy có hiệu quả hệ thống DTLSQGĐB tại Hà Nội trong DHLS ở trường phổ thông, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị sau:
Một là, đẩy manh công tác tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi các DTLSQGĐB tại Hà Nội trong các nhà trường. Đồng thời, tổ chức biên soạn những tài liệu DH, bài giảng về các DSVH nói chung DTLSQGĐB tại Hà Nội nói riêng có chất lượng dùng cho các trường phổ thông và đại học, cao đẳng đào tạo GV trong toàn quốc.
Hai là, có những hình thức, biện pháp thu hút ngày càng đông đảo HS, SV đến học tập, tham quan các DTLSQGĐB tại Hà Nội miễn phí tham quan; tổ chức trưng bày, triển lãm chuyên đề về DTLSQGĐB tại Hà Nội trong các trường học; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về DTLSQGĐB tại Hà Nội như Khu di tích Hoàng Thành – Thăng Long, Văn Miếu – Quốc Tử Giám ... Trong các lễ hội tại di tích như lễ Hội Hai Bà Trưng, lễ hội đền Gò Đống Đa... Tại đó HS, SV được tham gia như là những chủ thể.
Ba là, đối với chương trình Lịch sử dân tộc, Lịch sử địa phương trong các nhà trường, cần đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức, phương pháp DH, tăng cường tổ chức các bài học tại thực địa DTLS, tại phòng trưng bày các di tích tiêu biểu nhưKhu lưu niệm Phủ Chủ Tịch, Khu di tích Cổ Loa... Để làm được điều này, các cấp, ngành liên quan cần tổ chức tập huấn sâu cho tất cả GV trường phổ thông.
Bốn là, sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong DHLS thực sự rất hiệu quả nhưng đòi hỏi sự công phu trong công các chuẩn bị, linh hoạt, nghệ thuật trong việc thực hiện, chặt chẽ trong tổ chức... Vì vậy, sự tâm huyết, trách nhiệm của mỗi GV là nhân tố quyết định thành công của quá trình DH. Bởi vậy, các cơ quản quản lý cần quan tâm đến việc động viên, khuyến khích đời sống mọi mặt của GV để họ thực sự chuyên tâm và tập trung trong công tác giảng dạy.
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI
1. Phạm Thị Thanh Huyền (2015), Khai thác hiện vật trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám để tổ chức dạy học bài 20 Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV (Lịch sử 10), Tạp chí Giáo dục, số Đặc biệt, tháng 5/2015, trang 136 - 138.
2. Phạm Thị Thanh Huyền (2016), Di sản văn hóa và mối quan hệ với dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông – Cultural heritage and its relationship with teaching history in secondary schools, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số Đặc biệt, tháng 11 năm 2016, trang 58 - 61.
3. Phạm Thị Thanh Huyền (2017), Thực trạng và giải pháp đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử ở một số trường trung học phổ thông tại Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế “Đào tạo và bồi dưỡng GV lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 502 -512
4. Phạm Thị Thanh Huyền (2019), Sử dụng di tích quốc gia đặc biệt - Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch trong dạy học Lịch sử tiết 1 bài 22 cho HS lớp 12 trường THPT Việt Đức, Hà Nội, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 192, Kì 1, tháng 5 năm 2019, trang 48.
5. Phạm Thị Thanh Huyền (2019), Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 199, Kì 2, tháng 8 năm 2019, trang 37-39.
6. Phạm Thị Thanh Huyền (2019), Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS tại di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Tạp chí thiết bị giáo dục, số 200, kì 1 tháng 9 năm 2019.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. André Masson (1929), Hanoi pendant la periode heroique 1873-1888, P. Geuthner, Paris 1929, (Hà Nội - giai đoạn 1873-1885) Lưu Đình Tuân dịch, NXB Hải Phòng, 2003. NXB Hà Nội tái bản năm 2009.
2. Đào Duy Anh (2003), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
3. Phạm Thị Kim Anh (2012), "Thiết kế bài học LSĐP ở THPT bằng phương pháp dạy học theo dự án", Tạp chí dạy và học ngày nay (Số tháng 01).
4. Ban Chấp hành TƯ Đảng khóa XI, Nghị quyết 29 2013 về Đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
5. Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội (2000), di tích văn hóa Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Chí Bền (2002), "Di sản văn hóa phi vật thể từ sưu tầm nghiên cứu đến bảo tồn, phát huy", Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (7).
7. Nguyễn Trí Bền (2010), Bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể Thăng Long – Hà Nội, NXB Hà Nội, Hà Nội.
8. Nguyễn Lương Bích và các cộng sự. (2009), Lịch sử thủ đô Hà Nội, NXB Lao động, Hà Nội.
9. Trần Văn Bích (2010), Văn hóa Thăng Long – Hà Nội: Hội tụ và tỏa sáng, NXB Thời đại, Hà Nội.
10. Hà Duy Biền (2010), 1000 năm nhân vật lịch sử - văn hóa Thăng Long – Hà Nội, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
11. Trần Lâm Biền (2014), Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội, NXB Hà Nội, Hà Nội.
12. Phan Văn Các, Trần Ngọc Vương (Đồng chủ biên) (2010), Di sản Văn chương Văn Miếu Quốc Tử Giám, Nhà xuất bản Hà Nội, Ha Noi.
13. Nguyễn Thị Thế Bình (2014), Phát triển kĩ năng tự học lịch sử cho HS, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
14. Vũ Đặng Hà Bình (2009), Một số biện pháp phát huy tính tích cực của HS trong dạy học các bài LSĐP trường THPT tỉnh Ninh Bình, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (2012), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia về dạy học lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông – HĐGD ngoài giờ lên lớp.