Sử Dụng Di Tích Lịch Sử Quốc Gia Đặc Biệt Tại Hà Nội Để Tổ Chức Học Sinh Chiếm Lĩnh Kiến Thức Mới


Câu hỏi: Em hãy quan sát kĩ những bức hình sau đây và đặt tên cho chúng. Nêu ngắn gọn nhận thức của em về những công trình này.

Thông qua tổ chức trò chơi với những tư liệu hình ảnh sẽ giúp HS huy động

được kiến thức đã học ở cấp THCS để định hướng cho việc khám phá và chiếm lĩnh kiến thức mới. Đồng thời, tạo mâu thuẫn trong nhận thức, sự tò mò và mong muốn được tìm hiểu kiến thức mới: vì sao thực dân Pháp quyết định tấn công ra Bắc Kì (hai lần)? Chính sách thống trị của thực dân Pháp đối với Bắc Kì? Cuộc kháng chiên giữ thành Hà Nội của nhân dân như thế nào? Đó là cơ sở quan trọng để định hướng cho hoạt động hình thành kiến thức – khâu quan trọng nhất của giờ học. Những bức hình này không chỉ sử dụng ở phần khởi động đầu giờ, mà trong quá trình tổ chức hoạt động nhận thức, giúp HS hiểu được những thành tựu văn hoá dưới thời Nguyễn, đặc điểm kiến trúc và những đóng góp của vương triều này đối với lịch sử dân tộc.

Hay, khi dạy bài 20 “Xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc trong các thế kỉ X

- XV”, phần II.3 Nghệ thuật, để dẫn dắt vào bài mới, GV có thể sử dụng đoạn video giới thiệu Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long mang tên: “Hoàng thành Thăng Long – Du lịch Hà Nội 2020”. Trước khi xem video, GV giới thiệu khái quát về thành tựu văn hoá dân tộc trong các thế kỉ X-XV. Đồng thời, yêu cầu HS tập trung xem phim để trả lời các câu hỏi: “Đoạn video nói về khu di tích nào? Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về giá trị của khu di tích đó đối với dân tộc?

Sau khi xem clip, GV gọi HS trả lời, GV bổ sung, nhận xét dẫn dắt vào bài mới: “Như vậy, chúng ta vừa được tìm hiểu về một thành tựu văn hoá lớn của dân tộc đó là Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Vậy từ thế kỉ X đến thế XV, Đại Việt đạt được những thành tựu tiêu biểu nào? Giá trị của những thành tựu đó ra sao? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay?”

Để kiểm nghiệm tính khả thi của biện pháp này, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm từng phần bài 25 “Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá dưới triều


Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)” (SGK lớp 10), tại trường THPT Trần Quốc Tuấn (Thành phố Hà Nội), do cô giáo Sang Thị Hương trực tiếp giảng dạy. Chúng tôi chọn hai lớp 10A1 là lớp thực nghiệm với 35 HS và lớp 10A2 làm lớp đối chứng với 36 HS. Đặc điểm chung của hai lớp là có sĩ số và trình độ nhận thức tương đương. Đây là ngôi trường ở trung tâm Thành phố, phù hợp để chúng tôi tiến hành thực nghiệm và vận dụng ý tưởng sư phạm đề xuất trong luận án. Qua quan sát giờ học chúng tôi nhận thấy, thái độ học tập, sự tập trung chú ý vào bài giảng, sự hào hứng trong nhận thức của HS lớp đối chứng cao hơn so với lớp thực nghiệm. Điều đó bước đầu cho thấy thấy khả thi và phù hợp của các biện pháp đề xuất.

Để sử dụng hiệu quả DTLSQGĐB tại Hà Nội vào hoạt động khởi động và xác định động cơ học tập cho HS, trong quá trình dạy học, tùy thuộc vào mục tiêu bài học, trình độ nhận thức của HS, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, mà GV vận dụng linh hoạt và sáng tạo cách thức khác nhau. Ví dụ, sử dụng tranh ảnh; phim tư liệu, câu chuyện ngắn; giải quyết tình huống; băng thời gian, câu hỏi định hướng ... Mỗi cách có ưu thế riêng, điều quan trọng là GV phải lựa chọn cho phù hợp với môi trường dạy học tại địa phương mình. Qua đó, tạo cơ sở cho HS chiếm lĩnh kiến thức mới với ý thức tự giác, hào hứng và sự tập trung ngay từ đầu giờ học.

4.2.2. Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội để tổ chức học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới

Hoạt động hình thành kiến thức được thực hiện tiếp nối với hoạt động tạo tình huống học tập. Đây là khâu trung tâm, quan trọng nhất của bài học, bởi vì, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV, HS được tham gia trực tiếp vào việc khám phá và chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Để thực hiện việc đổi mới cách thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS, trong quá trình DH, GV tổ chức các chuỗi hoạt động học tập cho HS như tìm hiểu tài liệu (thành văn, hiện vật, tranh ảnh, phim tư liệu ...); vận dụng các thao tác của tư duy, kết hợp các PPDH và kĩ thuật DH, tiến hành hoạt động trải nghiệm... Thông qua việc tham gia vào các chuỗi hoạt động học, HS từng bước thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ học tập bằng các sản phẩm học tập cụ thể với nhiều hình thức phong phú (bài viết; Power Point, video, tập san, phiếu học tập ...). Trên cơ sở đó, GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức mới để HS hiểu sâu sắc nội dung bài học. Có nhiều cách thức tổ chức hoạt động hình thành kiến thức cho HS, trong đó, sử dụng nguồn tư liệu của DTLSQGĐB tại Hà Nội có ưu thế không nhỏ. Để sử dụng DTLSQGĐB tại HN trong quá trình tổ chức cho HS chiếm lĩnh kiến thức, đòi hỏi GV phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo, tùy thuộc vào mục tiêu đặt ra và trình độ nhận thức của HS. Chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp sư phạm đã tiến hành thực nghiệm và có hiệu quả như sau:

4.2.2.1. Khai thác hiệu quả nguồn tư liệu về DTLSQGĐB tại Hà Nội để hướng dẫn HS tái hiện quá khứ lịch sử

Nguồn tư liệu về DTLSQGĐB tại Hà Nội rất phong phú và đa dạng, gồm tư liệu viết, tư liệu hiện vật, tư liệu hình ảnh và phim tư liệu. Đây là nguồn sử liệu quý giá, giúp HS tài hiện bức tranh sinh động của quá khứ lịch sử. Việc sử dụng tư liệu về DTLSQGĐB tại Hà Nội có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tri thức cho HS. Trước hết, nó là


căn cứ, bằng chứng khoa học để minh chứng cho sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ. Thông qua việc khai thác hiệu quả nguồn sử liệu giúp HS tái hiện được quá khứ lịch sử như nó từng tồn tại thông qua tạo biểu tượng chân thực, sinh động, cụ thể về sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Từ đó, biết lịch sử diễn ra như thế nào một cách chính xác, hạn chế được căn bệnh “hiện đại hoá” lịch sử hay hư cấu sự kiện lịch sử. Với nguồn tư liệu phong phú, đa dạng về DTLSQGĐB tại Hà Nội sẽ giúp HS mở mở rộng kiến thức ra ngoài phạm vi sách giáo khoa, làm giàu thêm vốn tri thức của bản thân. Từ đó, giúp HS nhận thức được các vấn đề lịch sử một cách toàn diện và khách quan. Đồng thời, hình thành kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, kĩ năng chọn lọc, khai thác hiệu quả nguồn tư liệu gốc, kĩ năng phân tích, đánh giá, trình bày sự kiện; góp phần tạo hứng thú, niềm vui và say mê học tập bộ môn, cũng như bồi dưỡng ý thức tự giác, độc lập, chủ động trong quá trình học tập của HS. Để khai thác triệt để nguồn tư liệu về DTLSQGĐB về Hà Nội trong DHLS chung tôi đề xuất một số biện pháp sau:

a. Sử dụng tư liệu viết kết hợp với tranh ảnh về DTLSQGĐB tại Hà Nội

Tranh ảnh thuộc loại đồ dùng trực quan tạo hình được sử dụng dụng phổ biến và hiệu quả trong DHLS ở trường phổ thông. Có nhiều cách phân loại tranh ảnh khác nhau. Một là, ảnh được chụp ngay tại thời điểm xảy ra sự kiện lịch sử, trong một thời gian, không gian xác định, đây là nguồn sử liệu gốc quý giá, phản ánh lịch sử một cách khách quan, trung thực. Hai là, tranh ảnh phản ánh về sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử được tái hiện thông qua tài năng nghệ thuật của các nhà họa sĩ. Với loại tranh ảnh này tuy không phản ánh trực tiếp thời điểm xảy ra sự kiện lịch sử, nhưng dựa vào nguồn tư liệu và qua trí tưởng tượng của họa sĩ, lịch sử cũng được tái hiện một cách sinh động, hấp dẫn. Tuy nhiên, với loại tranh ảnh này, lịch sử được tái hiện qua bút pháp nghệ thuật và có sự tác động của chủ quan con người, nên trong quá trình khai thác cần chú ý tính khoa học, tính tư tưởng, tính khách quan. Đây cũng là nguồn tư liệu hình ảnh quan trọng cần khai thác và sử dụng hiệu quả trong quá trình dạy học. Hiện nay, các nhà giáo dục lịch sử còn phân loại thành tranh ảnh phản ánh các sự kiện, hiện tượng lịch sử; tranh châm biếm chính trị; tranh ảnh chân dung nhân vật.

Tư liệu tranh ảnh góp phần cụ thể hoá nội dung lịch sử, giúp HS tái hiện được quá khứ, có cái nhìn chân thực và sinh động về lịch sử. Từ đó, HS lưu giữ kiến thức trong trí óc một cách lâu bền hơn. Tranh ảnh thể hiện được nhiều khía cạnh mà lời nói của người GV không thể diễn tả hết như biểu cảm của những nhân vật lịch sử, không gian lịch sử, không khí nơi diễn ra sự kiện lịch sử,… Đồng thời, giúp HS rèn luyện kĩ năng quan sát, tưởng tượng, kĩ năng đánh giá,,…Thông qua khai thác kiến thức từ tranh ảnh góp phần tạo xúc cảm lịch sử và giáo dục các khía cạnh khác nhau về đạo đức, phẩm chất, nhân cách cho HS.

Do đặc điểm riêng của nguồn từ liệu về DTLSQGĐB tại Hà Nội, nên trong quá trình dạy học, tùy thuộc vào từng loại tư liệu, mục tiêu của bài học, trình độ nhận thức của HS, GV có thể hướng dẫn các em khai thác và sử dụng hiệu quả.

Để sử dụng tư liệu viết kết hợp với tư liệu hình ảnh về DTLSQGĐB tại Hà Nội đạt hiệu quả trong quá trình dạy học, GV cần lưu ý một số nhiệm vụ sau:


- GV cung cấp/lựa chọn tư liệu (viết, hình ảnh) tiêu biểu, tin cậy, phù hợp với nội dung bài học; hoặc hướng dẫn địa chỉ tin cậy để HS tự sưu tầm tư liệu.

- Giới thiệu khái quát xuất xứ của tư liệu, định hướng cách khai thác tư liệu.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung tư liệu liên quan trực tiếp đến nội dung cơ bản của bài học.

- Tổ chức cho HS thảo luận, đánh giá về giá trị của tư liệu đối với bài học.

Bởi vì mỗi DTLSQGĐB tại Hà Nội đều phản ánh sự thật về sự kiện, hiện tượng hay nhân vật LS trong những thời điểm, giai đoạn LS nhất định, thậm chí có những DT phản ánh cả một quá trình phát triển lâu dài của LS dân tộc, nó chứa đựng những giá trị lịch sử và văn hóa sâu sắc. Vì vậy, cùng một di tích nhưng GV có thể khai thác và sử dụng ở rất nhiều khía cạnh và nội dung khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu bài học, nội dung kiến thức LS và giá trị mà DT đó phản ánh.

Ví dụ, GV có thể sử dụng tư liệu (viết, hình ảnh) về Khu di tích lich sử Hoàng thành Thăng Long khi dạy bài 20 Chiến sự lan rộng cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ 1858 đến 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng (SGK Lịch sử lớp 11). Trên cơ sở GV cho HS quan sát một số hình ảnh về Thành Hà Nội – địa điểm tiêu biểu khi thực dân Pháp tấn công ra Bắc Kì; cột cờ Hà Nội; tranh chân dung Hoàng Diệu và tư liệu về sự tuẫn tiết của ông. Qua đó giúp HS tái hiện được sự kiện thực dân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất và lần thứ hai, hiểu được tinh thần chiến đấu của quân dân Hà Nội và tinh thần trung quân, ái quốc của Hoàng Diệu, lí giải được vì sao Bắc Kì bị rơi vào tay thực dân Pháp. Đồng thời, bày tỏ lòng thương tiếc và kính trọng đối với Tổng đốc thành Hà Nội - Hoàng Diệu.

Để kiểm nghiệm tính khả thi của biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm từng phần bài 20 Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X- XV, phần II, mục 1 – Giáo dục tại trường THPT Lý Nhân Tông, Bắc Ninh do cô giáo Cao Thị Thanh Hải trực tiếp giảng dạy. Chúng tôi chọn hai lớp 10A3 là lớp thực nghiệm có 49 HS và lớp 10A0 làm lớp đối chứng có 50 HS. Như vậy, sĩ số và trình độ nhận thức của HS hai lớp này ngang nhau, với 45 HS, bao gồm cả những HS có học lực giỏi, khá, trung bình, yếu. Đây là trường nằm ở trung tâm thành phố Bắc Ninh có điều kiện kinh tế xã hội khá tốt, HS khá đồng đều

Sau khi dạy học xong, chúng tôi tiến hành kiếm tra 10 phút bằng bài tập sau:

Năm 1070 Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu đắp tượng Khổng Tử Chu Công Tứ 1

Năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, Tứ phối, vẽ tượng Thất thập Nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này được đổi thành Văn Miếu Hà Nội.

Câu hỏi: Em hãy quan sát bức tranh và đọc nội dung tư liệu trên kết hợp với sự hiểu biết

của mình để lí giải vì sao Văn miếu – Quốc Tử Giám được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam? Nêu giá trị của di tích này đối với sự nghiệp giáo dục nước ta hiện nay?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

Kết quả kiểm tra như sau:


Bảng 4.1. So sánh kết quả học tập giữa lớp đối chứng và thực nghiệm biện pháp 2.1

Lớp

Số HS

Yếu, kém

Trung bình

Khá

Giỏi

10A0

Đối chứng

50

7

21

18

4

Tỉ lệ

100%

14,00%

42,00%

36,00%

8,0%

10A3

Thực nghiệm

49

3

16

21

9

Tỉ lệ

100%

6,12%

32,66%

42,86%

18,37%

Nhìn thống kê kết quả thực nghiệm ta thấy, tỷ lệ điểm khá, giỏi của HS lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng; ngược lại, tỷ lệ điểm số trung bình và yếu, kém giảm rõ rệt so với lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ biện pháp mà chúng tôi đưa ra khả thi và hiệu quả. Ngoài kết quả về điểm số, chúng tôi quan sát thấy, HS lớp đối chứng tỏ ra hứng thú và tích cực trong giờ học, góp phần nâng cao hiệu quả bài học so với HS ở lớp đối chứng.

b. Sử dụng phim tư liệu về các DTLSQGĐB tại Hà Nội

Phim tư liệu là một phương tiện trực quan có sự kết hợp giữa nội dung lịch sử gắn liền với những hình ảnh sinh động, chính xác, xen lời nói, âm nhạc tạo nên sự hứng thú đối với người học. Phim tư liệu được coi là nguồn tư liệu gốc quý giá vì nó ghi lại một cách chân thực ngay tại thời điểm xảy ra sự kiện LS trong một thời điểm nhất định với một không gian xác định. Đồng thời, ghi lại chính xác diễn tiến của sự kiện gắn liền với hoạt động cụ thể của các nhân vật LS. Phi tư liệu mang tính thời sự sâu sắc, nên có giá trị đặc biệt trong việc tái hiện bức tranh quá khứ như nó từng tồn tại. Sử dụng phim tư liệu tác động đến mọi giác quan của HS, cung cấp khối lượng thông tin lớn và hấp dẫn mà không một nguồn kiến thức nào sánh được. Phim tư liệu về các DTLSQGĐB tại Hà Nội rất phong phú, có giá trị lịch sử, khoa học cao. Vì vậy, cần thiết phải khai thác hiệu quả nguồn tư liệu quý này.

Phim tư liệu về DTLSQGĐB tại Hà Nội có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo biểu tượng cho HS về sự kiện và nhân vật lịch sử gắn liền với những di tích đó. Thông qua quan sát đoạn phim HS với hình ảnh sống động, âm thanh nổi về các nhân vật và sự kiện LS, giúp HS biết LS diễn ra như thế nào một cách chính xác, sống động, qua đó tạo điều kiện cho các em nhớ lâu và hiểu sâu các vấn đề LS hơn. Việc khai thác triệt để kiến thức từ phim tư liệu về các DTLSQGĐB tại Hà Nội không chỉ góp phần quan trọng giúp HS hiểu sâu sắc kiến thức của LS dân tộc, mà còn hiểu sâu sắc về những giá trị lịch sử - văn hóa của các di tích. Qua đó, các em có cái nhìn khách quan, toàn diện về LS dân tộc nói chung, LS của phát triển của Thu đô Hà Nội nói riêng. Từ đó, thu hút sự chú ý và hứng thú của HS, khiến giờ học trở nên hấp dẫn, các em như được sống trong khung cảnh lịch sử. Đồng thời, phát triển khả năng quan sát, phân tích, nhận xét, đánh giá sự kiện và nhân vật, khả năng tái hiện sự kiện, giải thích sự kiện, kĩ năng làm phim ngắn,…, cũng như có thái độ và hành động đúng trong học tập và cuộc sống.


Để khai thác và sử dụng phim tư liệu về DTLSQGĐB tại Hà Nội trong DHLS đạt kết quả tốt, GV cần thực hiện một số công việc sau:

Thứ nhất, lựa chọn những đoạn phim điển hình nhất, phản ánh nội dung cơ bản của bài học và có chất lượng tốt nhất. Nếu là GV tự làm thì nội dung phải cô đọng, tường minh, âm thanh và hình ảnh đẹp.

Thứ hai, trước khi cho HS xem phim, GV cần đưa câu hỏi để định hướng hoạt động nhận thức và xác định kiến thức trọng tâm của bài học. Đồng thời, thu hút sự chú ý của HS ngay đầu giờ học để tìm hiểu, khám phá kiến thức mới qua đoạn phim.

Thứ ba, tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận về những câu hỏi đã nêu trên cơ sở khai thác kĩ nội dung của thước phim.

Thứ tư, GV tổ chức cho HS nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức cơ bản của bài học và nêu giá trị của đoạn phim.

Ví dụ, khi dạy bài 22: “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất. (1965-1973)”, khi nhắc đến sự kiện ngày 2/9/1969, Bác Hồ qua đời, GV lựa chọn và sử dụng đoạn phim tài liệu về “Những giờ phút cuối đời của Bác”. Trước khi xem phim, GV giới thiệu về sự kiện, đặt câu hỏi: “Em hãy xem kĩ đoạn phim sau và nêu cảm nghĩ của em về thời khắc đó? Sự kiện Bác Hồ mất tác động như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam?”. Sau khi xem phim, HS nhận thức được, việc Bác Hồ ra đi vào thời điểm cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang bước vào giai đoạn gay go, quyết liệt nhất là tổn thất vô cùng to lớn, là nỗi đau chung của cả dân tộc. Nhưng nhân dân ta quyết tâm biến đau thương thành hành động cách mạng, quyết tâm kháng chiến chống Mĩ, bảo vệ độc lập dân tộc. Đồng thời, thông qua quan sát đoạn phim, HS hiểu rõ hơn về Căn nhà 67, đó là căn nhà Người sống những ngày cuối đời, nơi đó có đội ngũ y, bác sĩ túc trực ngày đêm chăm sóc, tận tình chăm sóc sức khỏe cho Người. Qua xem phim, góp phần phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, đánh giá. Đặc biệt là hiểu đuọc tình cảm sâu sắc nhân dân dành cho Bác Hồ và sự tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Người.

Như vậy, việc sử dụng phim tư liệu về DTLSQGĐB về Hà Nội có giá trị lớn trong việc góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn LS và tạo niềm vui hứng thú cho HS. Tuy nhiên, việc sử dụng phim tư liệu cũng gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Ví như, theo thời gian và quá trình bảo quản nên chất lượng hình ảnh, âm thanh trong phim có thể kém dần; cơ sở vật chất của các trường học không đồng đều; kĩ thuật khai thác và sử dụng phim tư liệu của một bộ phận GV chưa tốt; sự hạn chế về việc sưu tầm phim tư liệu chất lượng; thời lượng có hạn của tiết học ... Vì vậy, trong quá trình dạy học, đòi hỏi GV phải dựa vào điều kiện cụ thể của trường, khả năng của HS để vận dụng linh hoạt, hiệu quả các PPDH của bộ môn khi sử dụng phim tư liệu nói chung, phim tư liệu về DTLSQGĐB tại Hà Nội nói riêng.

4.2.2.2. Sử dụng DTLSQGĐB để tổ chức HS trao đổi, thảo luận tìm ra bản chất của sự kiện lịch sử

Trong thực tiễn dạy học lịch sử ở trường THPT, không có tiết học nào dành riêng cho việc sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội, mà là thông qua việc chủ động tìm tòi,


khám phá kiến thức từ nguồn DT, HS đối chiếu, kết nối, tìm ra mối liên hệ giữa nội dung của DT phản ánh với kiến thức cơ bản của bài học. Vì vậy, trao đổi thảo luận là một PPDH rất quan trọng góp phần vào việc khích lệ HS tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức, tìm ra mối liên hệ giữa kiến thức LS với giá trị của các DTLSQGĐB. Qua đó, thực hiện mục tiêu bài học.

Trao đổi là “bàn bạc ý kiến với nhau để đi đến thống nhất”[107, tr.1585]. Trao đổi thảo luận là trao đổi ý kiến, có dẫn chứng, lý lẽ để làm sáng tỏ một vấn đề mà nhiều người cùng quan tâm. Thảo luận đồng nghĩa với bàn bạc, bàn luận, bàn thảo, đàm luận, luận bàn. Trao đổi, thảo luận là PPDH trong đó GV đặt ra những câu hỏi để HS trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và với GV, qua đó HS lĩnh hội được nội dung bài học. Trao đổi, thảo luận trong DHLS là một PPDH, trong đó GV tổ chức cuộc đối thoại giữa HS với HS hoặc giữa HS với GV nhằm huy động cao nhất các thao tác của tư duy LS để giải quyết một vấn đề LS nào đó, trên cơ sở để đưa ra những quan điểm, giải pháp, kiến nghị của mình.

PP trao đổi, thảo luận còn gọi là PP vấn đáp đàm thoại, đây là PPDH có ưu thế trong quá trình học tập của HS, đặc biệt là quá trình khám phá và chiếm lĩnh kiến thức, dựa trên hoạt động tư duy tích cực, độc lập của HS. Trao đổi, thảo luận có ưu thế giúp HS đi sâu vào bản chất của các sự kiện, hiện tượng LS, trên cơ sở tìm ra mối liên hệ, sự tác động qua lại giữa các sự kiện LS. Thông qua trao đổi, giúp các em hiểu được bản chất của các khái niệm, là cơ sở để tìm ra những quy luật chi phối sự phát triển của LS và rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá khứ. Đặc biệt, thông qua thảo luận, trao đổi, HS được bày tỏ quan điểm cá nhân, dùng dẫn chứng, lí lẽ để bảo vệ quan điểm của mình. Qua đó, phát triển khả năng tư duy phản biện, tư duy lôgic và cách thức thuyết trình, thuyết phục người khác để giải quyết vấn đề đặt ra của LS; rèn luyện sự tự tin, khả năng diễn đạt một vấn đề LS trước tập thể; kĩ năng lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác và bình tĩnh đối xử với những quan điểm khác nhau. Đồng thời, tạo nên không khí lớp học sôi nổi và tăng hứng thú học tập và yêu thích môn học hơn. Việc sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội tổ chức trao đổi thảo luận cho HS trong quá trình DHLS góp phần quan trọng vào việc phát triển chung cho HS như năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự học và tự chủ. Đồng thời, phát triển năng lực chuyên biệt của bộ môn LS như năng lực tìm tòi và khám phá LS, năng lực nhận thức LS, năng lực vận dụng và thực hành cho HS.

Trong quá trình TNSP tại một số trường THPT, chúng tôi tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận ở tất cả các khâu của quá trình DH, với tất cả các loại như trao đổi tái hiện (nhớ lại kiến thức đã học, hệ thống hóa kiến thức cũ); trao đổi tìm tòi phát hiện (phát triển tư duy trong quá trình nhận thức để giải quyết những nhiệm vụ học tập phức tạp); trao đổi phân tích (đi sâu vào bản chất của các sự kiện, hiên tượng để tìm ra bản chất nhất và rút ra kết luận khoa học); trao đổi ôn tập, tổng kết, kiểm tra (củng cố kiến thức, nâng cao nhận thức và khả năng vận dụng kiến thức vào học tập, thực tiễn). Trong quá trình dạy học trực tiếp ở trên lớp, chúng tôi luôn chú trọng tổ chức cho HS


trao đổi thảo luận trên cơ sở kết hợp với các PPDH khác nhau, theo nguyên tắc HS phải được tham gia vào quá trình chủ động khám phá kiến thức LS.

Để tổ chức trao đổi, thảo luận cho HS đạt hiệu quả trong quá trình dạy học nói chung, sử dụng DTLSQGĐB, GV cần lưu ý một số công việc sau:

Bước 1: GV nêu câu hỏi/vấn đề để định hướng cho HS trao đổi thảo luận.

Bước 2: Hướng dẫn HS chọn hình thức nhóm, cặp đôi hay cá nhân và toàn lớp.

Bước 3: Hướng dẫn HS thu thập và xử lí thông tin qua các nguồn tư liệu do GV cung cấp hoặc HS tự tìm hiểu, làm cơ sở cho việc trao đổi, thảo luận.

Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận, nêu quan điểm của cá nhân/nhóm. Bước 5: GV nhận xét, tổng kết, đánh giá, chốt lại kiến thức cơ bản. Đồng thời,

nêu lên giá trị của DT.

Ví dụ, khi dạy học về Văn hóa Đại Việt thế kỉ X – XV (SGK Lịch sử lớp 10), GV tổ chức cho HS thảo luận vấn đề “Tìm hiểu sự biến đổi về hình dáng của rồng qua các triều đại Lý, Trần, Lê sơ, Nguyễn và lí giải quá trình ảnh hưởng Nho giáo đối với các triều đại phong kiến Việt Nam”. Đây là nội dung tương đối khó nên GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm. Sau khi tạo nhóm, nhóm trưởng cho các thành viên chọn công việc hoặc phân công theo năng lực của từng thành viên (chụp ảnh, quan sát, ghi chép, thu thập thông tin, sắp xếp nội dung, trình bày báo cáo …). Sau đó, GV yêu cầu đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả sau khi thảo luận. Trong đó, cần nhấn mạnh, ở các nước Phương Đông nói chung, Đại Việt nói riêng, rồng là biểu tượng của sự cao quý, sức sống vĩnh hằng và sức mạnh của vũ trụ, uy quyền của vua. Đặc biệt là nước ta, với truyền thuyết “con rồng, cháu tiên”, rồng là một biểu tượng thiêng liêng. Hình tượng rồng trong các triều đại cũng có những khác biệt thể hiện sự ảnh hưởng của Nho giáo vào nước ta qua các triều đại.

Rồng thời Lý thân tròn lẳn, không có vẩy, uốn khúc mềm mại như ngọn lửa, như dòng nước biểu tượng của nền văn minh nông nghiệp. Răng nanh rất dài, uốn lượn mềm mại để vươn lên, hoặc với lên bao lấy viên ngọc. Thân rồng dài, dọc sống lưng có một hàng vảy thấp. Bụng là đốt ngắn như bụng rắn, có bốn chân, mỗi chân có ba ngón phía trước, không có ngón chân sau. Cả bốn chân đều có khủy phía sau và có móng giống chân loài chim. Thời Lý là thời dân tộc ta mới giành lại được độc lập tự chủ sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, quan hệ vua – tôi hòa mục, nên các nghệ nhân rất ý thức tạo ra hình tượng rồng khác biệt với hình tượng rồng của Trung Hoa.

Rồng thời Trần vẫn giữ dáng dấp như thời Lý, với các đường cong tròn nối nhau, các khúc trước lớn, các khúc sau nhỏ dần và kết thúc như đuôi rắn. Vẩy lưng vẫn thể hiện từng chiếc, nhưng không tựa đầu vào nhau như rồng thời Lý. Có khi vảy lưng có dạng hình răng cưa lớn, nhọn, Chân rồng thường ngắn hơn. Đặc biệt, đầu rồng có sự xuất hiện chi tiết cặp sừng thể hiện uy quyền của nhà vua. Rồng thời Trần lượn khá thoải mái với động tác dứt khoát, mạnh mẽ. Thân rồng thường mập chắc, tư thế vươn về phía trước. Cách thể hiện rồng không chịu những quy định khắt khe như thời Lý.

Đến thời Lê sơ, rồng có sự thay đổi hẳn, nhiều tư thế khác nhau. Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, một chiếc mũi to. Răng nanh cũng được kéo dài lên phía trên và uốn xoắn thừng ở gốc. Lông dài ra và đuôi vuốt chếch lên phía sau. Trên lông mày và

Xem tất cả 234 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí