Sử dụng Di sản văn hóa Dân ca quan họ Bắc Ninh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh - 2

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Toàn cầu hóa đã và đang tạo nên xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hội nhập quốc tế tạo nên nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức, trong đó có thách thức về giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Luật Di sản văn hoá đã xác định: “Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta” [29]. Nghị quyết Trung ương 5 (khoá

VIII) đã chỉ rõ: “Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá” [20]. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của các dân tộc là chiến lược phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng.

Bắc Ninh là tỉnh nằm ở cùng châu thổ sông Hồng, một trong những địa phương có bề dày văn hiến và truyền thống lịch sử lâu đời. Bắc Ninh ngày nay là một phần của vùng Kinh Bắc xưa, là địa bàn cư trú của người Việt Cổ từ hàng ngàn năm trước. Với những điều kiện thuận lợi Bắc Ninh đã từng được chọn làm thủ phủ của nước ta dưới thời Bắc thuộc, là đất phên dậu phía Bắc của thành Thăng Long xưa, là nơi ghi dấu bao chiến công hiển hách của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nơi đây còn nổi tiếng là trung tâm Phật giáo, vương quốc của các lễ hội, nơi kết tụ tài hoa các làng nghề, là vùng đất của học hành, khoa cử, với nhiều danh nhân có đóng góp quan trọng cho lịch sử và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam... Tất cả những yếu tố đó, đã tạo nên một kho tàng di sản văn hóa đa dạng, độc đáo, giàu giá trị còn được lưu truyền đến ngày nay. Trong kho tàng di sản văn hóa đó không thể không kể đến Dân ca Quan họ - loại hình nghệ thuật được coi là cốt lõi của văn hóa “xứ Kinh Bắc" ngàn năm văn hiến. Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Dân ca

Quan họ đã được công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Điều đó, đã khẳng định giá trị của Dân ca Quan họ, mặt khác cũng đặt ra trách nhiệm lớn lao trong việc bảo tồn và phát huy loại hình dân ca - sản phẩm tinh thần quý báu này.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai chương trình giáo dục di sản từ năm học 2007-2008. Từ năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có hướng dẫn về việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học tại các trường phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên. Đây là hoạt động nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh, giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tại Bắc Ninh, để

bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh, góp phần bồi

đắp tâm hồn cho thế hệ trẻ, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hóa quý báu của quê hương, từ năm học 2011- 2012, tỉnh Bắc Ninh đưa Dân ca Quan họ vào giảng dạy tại các trường học cho các em học sinh từ mầm non cho đến phổ thông. Khẳng định trường phổ thông vừa có trách nhiệm giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về di sản văn hóa, vừa có trách nhiệm sử dụng di sản văn hóa để dạy học. Việc làm này sẽ nâng cao nhận thức và trách nhiệm của học sinh đối với di sản văn hóa. Sử dụng DSVH trong dạy học cho học sinh ở nhà trường nhằm hình thành ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa. Đồng thời rèn luyện tính chủ động, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập theo hướng tích cực. Qua đó bài học trở nên sinh động hấp dẫn và giúp học sinh hứng thú, tiếp thu bài tốt hơn. Đặc biệt là, hiện nay đa phần các em học sinh đang thiếu kiến thức thực tế, vì vậy, việc sử dụng DSVH trong dạy học sẽ là sợi dây gắn kết trách nhiệm và tình cảm của nhà trường với gia đình và xã hội. Đồng thời sử dụng di sản Dân ca Quan họ trong dạy học còn góp phần phát hiện, bồi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

chế, chưa phát huy hết được vai trò, giá trị của DSVH trong giáo dục Lịch sử.

dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinhTuy nhiên, qua ghi nhận, việc giáo dục DSVH nói chung và Dân ca Quan họ nói riêng trong nhà trường còn nhiều hạn

Sử dụng Di sản văn hóa Dân ca quan họ Bắc Ninh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh - 2

Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về các DSVH, nghiên cứu về Dân ca Quan họ Bắc Ninh tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, có tính hệ thống về việc sử dụng DSVH Dân ca Quan họ trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng. Điều đó cho thấy tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu. Do vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Sử dụng Di sản văn hóa Dân ca quan họ Bắc Ninh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh” làm nội dung nghiên cứu luận văn của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đề cập đến DSVH Dân ca quan họ Bắc Ninh, việc giáo dục di sản, sử dụng di sản trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng cũng như sử dụng DSVH Dân ca quan họ trong DHLS đã có nhiều công trình nghiên cứu.

2.1. Tài liệu nước ngoài

Trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” của Đairi. N.G, NXB Giáo dục, Hà Nội năm 1973 đã khẳng định “toàn bộ công tác dạy học sẽ vô cùng có lợi, nếu thầy giáo hiểu môn học trên cơ sở tất cả những nguồn tư liệu có liên quan đến sự kiện”[9]. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của việc sử dụng tư liệu trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Qua sử dụng tư liệu sẽ xây dựng nên một bức tranh toàn diện, trọn vẹn, rõ ràng, có hình ảnh, gợi cảm về một biến cố lịch sử hoặc về một quá trình lịch sử.

Tác giả IF. Kharlamop cuốn “Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào” (1979) NXB Giáo dục, đã trình bày lí luận và biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong đó khẳng định cần tăng cường tính tích cực tư duy của học sinh khi giáo viên trình bày kiến thức bằng lời có kết hợp với trực quan, với trần thuật và miêu tả... [12].

Theo “Hiến chương Quốc tế” về bảo tồn và trùng tu di tích và di chỉ (1964), Đại hội quốc tế lần thứ hai các kiến trúc sư và kĩ thuật gia về di tích lịch sử, Venice, 1964, được ICOMOS chấp nhận năm 1965 đã coi di tích lịch sử của các thế hệ con người luôn thấm được những thông điệp từ quá khứ, đến nay đó vẫn là những nhân chứng sống của những truyền thống lâu đời cổ xưa. Nhân loại đang ngày càng nhận thức rõ ràng tính thống nhất của giá trị các di tích và coi

các di tích cổ như là một di sản chung. Nhất thiết phải bảo tồn và phát huy được giá trị của những di sản đó [27].

Trong “Công ước về bảo vệ di sản tự nhiên và di sản văn hóa” (1972) đã nêu: “di sản văn hóa được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng về văn hóa và tính sáng tạo của con người” [38].

Trong báo cáo về vấn đề “Các nhà sử học và việc gìn giữ các di sản văn hóa nhân loại” được trình bày tại Hội nghị quốc tế các khoa học lịch sử lần thứ XVII ở Madrit (Tây Ban Nha), từ ngày 26/8 đến ngày 2/9/1990 đã khẳng định: “Di tích lịch sử - văn hóa là những di sản văn hóa quý hiếm của nhân loại, cần được bảo vệ và sử dụng đúng đắn”. Từ đó, nhấn mạnh “khả năng sử dụng các di tích lịch sử thể hiện trình độ văn minh của xã hội đương thời” [1].

Như vậy, các tác giả dù tiếp cận từ nhiều khía cạnh khác nhau nhưng đều nhấn mạnh sự cần thiết của việc sử dụng các tài liệu về di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông. Các tác giả cùng đều khẳng định nếu các nguồn tài liệu được sử dụng hợp lý, khai thác tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng giờ học. Qua đó, các công trình nghiên cứu cũng cung cấp những kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học nói chung.

2.2. Tài liệu trong nước

Tài liệu về phương pháp dạy học

Cuốn “Sơ thảo phương pháp giảng dạy Lịch sử ở trường phổ thông cấp II, III” xuất bản năm 1961, các tác giả Lê Khắc Nhãn, Hoàng Triều, Hoàng Trọng Hanh đã đề cập đến hoạt động ngoại khóa và hoạt động thực hành trong bộ môn Lịch sử qua đó khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động ngoại khóa và thực hành lịch sử trong giáo dục lịch sử [21].

Cuốn “Phương pháp giảng dạy Lịch sử” tập II, xuất bản năm 1966 của Trần Văn Trị chủ biên, ở chương II “Các phương châm giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông” khẳng định: “Dạy học lịch sử cần gắn liền với cuộc sống và cần phải liên hệ tri thức lịch sử trong sách vở với cuộc sống, liên hệ lịch sử toàn quốc với lịch sử địa phương” [37].

Trong cuốn “Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử” của Trịnh Đình Tùng (chủ biên) của nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội năm 2014 có đề cập đến bài viết “Dạy học Lịch sử thông qua các di sản”của tác giả Phan Mai Hùng. Tác giả đã chỉ ra những tiềm năng của di sản văn hóa Việt Nam, đồng thời đưa ra những lưu ý trong việc giáo dục lịch sử qua các di sản, khẳng định giáo dục qua di sản văn hóa là trách nhiệm của toàn xã hội. Việc sử dụng phương pháp dạy và học thông qua các di sản như một phương pháp hỗ trợ tích cực nhằm củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh. Tác giả nhấn mạnh: Dạy học thông qua di sản hay giáo dục thông qua các di sản là phương thức tối ưu không chỉ giúp học sinh củng cố, mở rộng các kiến thức đã được truyền thụ trên lớp mà còn bồi dưỡng trực tiếp cho các em năng lực cảm nhận cái hay, cái đẹp qua các di tích lịch sử, các làn điệu dân ca… Đồng thời giúp học sinh tích lũy vốn sống, kĩ năng lao động, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử, tôn trọng quá khứ để vững tin bước vào tương lai. Trong cuốn sách này cũng đề cập đến bài viết “Đổi mới dạy học Lịch sử địa phương với các hình thức ngoại khóa thông qua di sản” của tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt có đề cập đến vấn đề giáo dục di sản cho học sinh trong đó khẳng định: Trong dạy học Lịch sử địa phương giáo dục di sản chính là phương thức giáo dục truyền thống từ thực tế địa phương góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của con người [33].

Tài liệu về Di sản văn hóa Dân ca quan họ Bắc Ninh.

Cuốn “Dân ca Quan họ Bắc Ninh” xuất bản năm 1962 của Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Viêm có thể xem là một nghiên cứu tổng hợp đầu tiên giới thiệu về Dân ca Quan họ một cách tương đối đầy đủ về nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển, giá trị nội dung và nghệ thuật của Dân ca Quan họ Bắc Ninh, qua đó toát lên vẻ đẹp văn hóa của mảnh đất ngàn năm văn hiến [28].

Cuốn “Không gian Văn hóa Quan họ”, xuất bản năm 2006, tiếp tục được tái bản năm 2011 do nhà nghiên cứu Lê Danh Khiêm làm chủ biên và là tác giả chính. Đây được xem là công trình nghiên cứu khoa học có tính thuyết phục, khảo cứu một cách cụ thể và toàn diện tất cả các lĩnh vực của Văn hóa Quan họ. Đây cũng là “tập sách đầu tiên đưa ra những luận cứ và kiến giải khoa học về nguồn

gốc sinh hoạt Văn hóa Quan họ qua đó thấy được quan niệm về cuộc sống, con người, thấy được cốt cách và tài năng của người Quan họ” [13].

Trong cuốn “Truyện cổ ca dao tục ngữ các làng Quan họ” của Trung Tâm văn hóa tỉnh Bắc Ninh, xuất bản năm 2008 đã nêu lên những đặc điểm chính của “truyện cổ- ca dao- tục ngữ, trình bày các câu truyện cổ ở các làng Quan họ gốc qua đó phản ánh cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên, cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, cuộc sống sinh hoạt muôn màu muôn vẻ của cư dân vùng Quan họ” [15].

Ngoài ra vấn đề này còn được nghiên cứu qua các văn bản hướng dẫn luận văn, luận án, các tạp chí như:

Năm 2011, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh đã biên soạn “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy hát Dân ca Quan họ trong các trường học trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015”. Tài liệu giới thiệu những bài Quan họ cổ về văn hóa Quan họ nhằm góp phần giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Quan họ [26].

Ngày 16/1 /2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành văn bản số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL về việc “Hướng dẫn sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên”. Văn bản nêu rõ: “Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX được triển khai thực hiện hàng năm ở tất cả các cấp học giáo dục phổ thông và GDTX; Phương thức tổ chức dạy học các nội dung di sản văn hóa trong trường phổ thông, trung tâm GDTX bao gồm: Lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa vào các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông (nội khóa hoặc ngoại khóa); Xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao có chủ đề liên quan đến di sản có tính chất điển hình và hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, khai thác các nội dung khác của di sản văn hóa thông qua tư liệu, hiện vật. Tổ chức chăm sóc di tích, các hoạt động giáo dục tại di tích; Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp: Dạy học trên lớp hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại nhà trường, dạy học tại nơi có di sản văn hóa, tổ chức tham quan - trải nghiệm di

sản văn hóa; dạy học thông qua các phương tiện truyền thông, đa phương tiện;… lựa chọn những phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu, khai thác các giá trị của di sản văn hóa” [5].

Trong luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục “Sử dụng di sản văn hóa địa phương trong dạy học Lịch sử lớp 10 THPT tỉnh Bắc Ninh” năm 2013, trường Đại học sư phạm Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Thanh Liễu; Luận văn Thạc sĩ sư phạm Lịch sử của tác giả Nguyễn Tiến Dũng viết về: “Sử dụng tài liệu di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 THPT tỉnh Hải Dương”, và luận văn “Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT tỉnh Nam Định” của tác giả Bùi Thị Nhung, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014. Các luận văn đều đề cập đến việc khai thác và sử dụng di sản văn hóa ở địa phương trong dạy học lịch sử và coi đó như một biện pháp đề nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT.

Bên cạnh đó còn hàng loạt các bài viết trên các tạp chí như:

Tác giả Hoàng Thanh Hải với bài viết “Giáo dục ý thức tôn trọng và bảo vệ phát huy giá trị các di sản văn hóa cho HS qua môn Lịch sử” tại Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 5, năm 1997 đã đề cập đến hình thức và biện pháp sử dụng di tích lịch sử- văn hóa trong DHLS.

Tác giả Trần Văn Thụ viết trong Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 11 năm 1996 đã nêu ra “Phương pháp giảng dạy nội dung văn hóa môn Lịch sử ở trường THPT”. Các bài viết “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 777 năm 2007 của tác giả Chu Thái Thành; Bài viết “Tổ chức hoạt động trải nghiệm tại di tích lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở” được đăng trong số đặc biệt, Tạp chí Giáo dục năm 2017 của Phan Thị Hiền; Bài viết “Sử dụng Di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử Việt Nam trong chương trình lịch sử 11 vùng Đồng bằng sông Cửu Long” số 375 kì 1- tháng 2 năm 2016 Tạp chí Giáo dục và “Tích hợp giáo dục ý thức bảo tồn di sản văn hóa tại địa phương

trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở các trường THPT thành phố Cần Thơ” tập 54, số 3C năm 2018, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ đều của tác giả Nguyễn Đức Toàn. Hay bài viết: “Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống địa phương cho học sinh trung học phổ thông vùng Tây Bắc thông qua một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học Lịch sử”, Số đặc biệt, Tạp chí Giáo dục năm 2018 của tác giả Vũ Thị The. Dù các bài viết đều có những cách tiếp cận ở những góc độ khác nhau nhưng đều đã phân tích được vai trò, ý nghĩa DSVH trong DHLS ở trường THPT, từ đó đã đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục ý thức bảo tồn DSVH trên địa bàn đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn.

Như vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề sử dụng DSVH trong dạy học. Đó là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho đề tài nghiên cứu của tôi. Tuy nhiên, các công trình mới chỉ đề cập đến một khía cạnh về sử dụng di sản chứ chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Việc sử dụng di sản văn hóa Dân ca quan họ trong dạy học lịch ở trường THPT tỉnh Bắc Ninh.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu về việc khai thác, sử dụng tài liệu về DSVH Dân ca quan họ trọng dạy học Lịch sử ở trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tập trung vào bài học nội khóa, bài lịch sử địa phương và hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

- Phạm vị điều tra: Do điều kiện, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát ở các trường THPT trên địa bàn Huyện Thuận Thành - Tỉnh Bắc Ninh.

- Phạm vi thực nghiệm: Đề tài thực nghiệm một bài học học nội khóa, bài lịch sử địa phương và hoạt động trải nghiệm ở trường THPT Thuận Thành số 2

- Bắc Ninh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/08/2023