phẩm chất, làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại và vững vàng về quản lý kinh tế. Lựa chọn các ứng viên của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường có chuyên ngành phù hợp gần với công tác du lịch để phối hợp mở thêm chuyên ngành đào tạo về Du lịch như trường Đại học Thủ Dầu Một.
Hệ thống cơ sở dạy nghề trên địa bàn Tỉnh tăng khá nhanh trong những năm gần đây, từ 18 cơ sở vào năm 2001 lên 40 cơ sở vào năm 2008. Tính đến tháng 10/2010, trên địa bàn Tỉnh có 42 cơ sở dạy nghề.
Các cơ sở dạy nghề chủ yếu phân bố tại các khu công nghiệp (KCN), khu quy hoạch và dọc theo các trục lộ giao thông lớn, tập trung tại TX.Thủ Dầu Một, Huyện Dĩ An và Huyện Thuận An. Sự phân bố không đều ảnh hưởng đến cơ hội học nghề của lực lượng lao động có nhu cầu học nghề.
Tăng cường các hình thức đào tạo: đào tạo chuyên nghiệp (hệ sơ cấp, hệ trung cấp, hệ cao đẳng – đại học), huấn luyện tại chức, huấn luyện ngành nghề, huấn luyện phát triển (đào tạo nhân viên quản lý).
Liên kết bồi dưỡng nâng cao, đào tạo lại và tuyển dụng mới nhân lực thực hiện chức năng quản lý du lịch.
Liên kết tuyển dụng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho kinh doanh du lịch. Tổ chức cho các doanh nghiệp đặt hàng, cấp học bổng cho sinh viên tại các cơ sở đào tạo du lịch, cam kết thỏa thuận khi ra trường thì sinh viên là việc cho các doanh nghiệp ít nhất là 5 năm. Hoặc doanh nghiệp thông qua việc quy hoạch các bộ để tuyển chọn, cử người đi học.
Liên kết đào tạo và bồi dưỡng nhân lực để kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái.
Các doanh nghiệp xác định các chính sách phối hợp giữa các khâu tuyển dụng, đào tạo, lương bổng, đãi ngộ để duy trì đội ngũ nhân viên giỏi giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tính cạnh tranh trong
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bình Dương Giai Đoạn 2011-2020
- Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 - 16
- Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 - 17
- Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 - 19
- Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 - 20
- Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 - 21
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
những năm tới khi có nhiều các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường du lịch.
Đổi mới hoạt động kinh doanh du lịch theo hướng nâng cao hiệu suất của lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, có chế độ tuyển dụng hợp lý trên cơ sở hiệu quả, xây dựng chế độ sát hạch, thưởng phạt để khuyến khích tăng năng suất lao động
3.3.3. Giải pháp đầu tư phát triển du lịch
Đầu tư phát triển du lịch là một trong những giải pháp hàng đầu để phát triển du lịch tỉnh Bình Dương. Đó là :
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: làm mới và nâng cấp các tuyến giao thông quốc lộ, đường giao thông vào các điểm du lịch, khu du lịch.
- Đầu tư cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến về du lịch.
- Đầu tư xây dựng các tour, tuyến, điểm du lịch.
- Đầu tư phát triển hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, các dịch vụ vui chơi giải trí.
- Đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa và phát triển các lễ hội truyền thống để phục vụ du lịch.
- Đầu tư cho công tác đào tạo và nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ du lịch của đội ngũ cán bộ và lãnh đạo trong ngành du lịch.
Nhu cầu vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2020 dự toán khoảng 11.700 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015 là 5400 tỷ đồng và giai đoạn 2016-2020 là 63.000 tỷ đồng. Tổng nhu cầu vốn cho các dự án ưu tiên đến năm 2020 là 8.300 tỷ đồng.
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:
+ Nguồn vốn ngân sách nhà nước 15-20%.
+ Các nguồn vốn khác 80-85%.
Để giải quyết những nhu cầu đầu tư lớn, đảm bảo sự phát triển của ngành du lịch cần có một số giải pháp về vốn. Tạo nguồn vốn: đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng để phát triển du lịch. Nguồn vốn có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: các nguồn vốn xây dựng cơ bản, sự nghiệp kinh tế, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn FDI, hợp tác quốc tế và huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp, vốn trong dân thông qua xã hội hóa...
* Vốn ngân sách nhà nước: hàng năm tỉnh dành kinh phí thỏa đáng để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho mục đích kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng. Ngoài ra, còn dành vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển du lịch trong việc: bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, các di tích lịch sử cách mạng. Vốn để đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt đối với việc nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch, để phát triển công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch. Vốn ngân sách nhà nước còn dùng để hỗ trợ lãi suất đầu tư cho các công trình trọng điểm đầu tư bằng vốn vay, vốn chuẩn bị đầu tư cho các công trình trọng điểm, xây dựng các dự án quy hoạch phát triển du lịch. Cần sử dụng có hiệu quả vốn ngân sách nhà nước đầu tư thông qua các dự án trọng điểm của quốc gia của ngành du lịch tỉnh Bình Dương.
* Vốn vay ngân hàng: với tỷ lệ lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp du lịch sử dụng nguồn vốn này vào việc đầu tư tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng.
* Vay vốn từ nguồn ODA.
* Huy động vốn đầu tư nước ngoài: xây dựng cơ chế thông thoáng, một cửa, giải quyết thủ tục thật nhanh chóng, để thu hút các dự án đầu tư nước ngoài vào hoạt động du lịch của tỉnh. Cần xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh phù hợp với mức ưu đãi cao nhất trong khung pháp lý chung
của nhà nước, đồng thời thể hiện một số ưu đãi riêng về ngành du lịch của tỉnh, chú trọng các hình thức đầu tư mới, gắn quyền lợi với trách nhiệm của nhà đầu tư. Nguồn vốn đầu tư này có thể trực tiếp nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài vào các dự án lớn, phát triển các điểm, khu du lịch có ý nghĩa kinh tế.
* Thu hút vốn đầu tư trong nước: thông qua việc tăng cường liên doanh trong nước để xây dựng các khách sạn, nhà hàng, các phương tiện vận chuyển hành khách... Khuyến khích các doanh nghiệp tự đầu tư cho du lịch để nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm du lịch.
* Khuyến khích các thành phần kinh tế, người dân: tham gia đầu tư vào các khu du lịch, khách sạn để phục vụ khách du lịch.
3.3.4. Giải pháp thị trường du lịch
Mở rộng thị trường du lịch để tăng thêm hiệu quả kinh doanh du lịch của tỉnh. Ngoài thu hút khách du lịch trong tỉnh còn phải thu hút khách du lịch ở các tỉnh lân cận, thu hút khách ở vùng Đông Nam Bộ (nhất là khách du lịch ở TP Hồ Chí Minh), lượng du khách có được ở thị trường vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh khác trong cả nước. Ngoài ra còn phải tìm ra những giải pháp để thu hút lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Để mở rộng thị trường cần liên kết chặt chẽ thêm nhiều các công ty du lịch lữ hành tổ chức các tour du lịch đến tỉnh Bình Dương, không ngừng quảng bá và nâng cao chất lượng các loại hình du lịch để tạo lực hút du khách đến tỉnh.
3.3.5 Giải pháp tổ chức quản lí du lịch
- Nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước về vai trò quan trọng của ngành du lịch trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý. Từ đó, sẽ có sự chỉ đạo và thực hành quyết liệt của lãnh đạo ban ngành để hỗ trợ và ủng hộ các chương trình, kế hoạch nhằm mở rộng và phát triển ngảnh du lịch của tỉnh.
Tăng cường tuyên truyền và phổ biến các chủ trương chính sách, pháp luật, chiến lược về phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước.
- Các cơ quan quản lí nhà nước của tỉnh hỗ trợ và phục vụ thiết thực cho các nhà đầu tư triển khai dự án sau khi được cấp giấy phép đầu tư.
- Lập quan hệ tổng thể và định hướng nhu cầu đầu tư cho các ngành trên địa bàn tỉnh để các dự án sớm được tiến hành và đi vào hoạt động.
- Cải tiến thủ tục đầu tư đối với các dự án trong và ngoài nước, sắp xếp các đầu mối tiếp nhận và xử lý hồ sơ nhằm thẩm định, cấp phát nhanh gọn tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.
- Đầu tư, xây dựng hoàn thiện hệ thống trường dạy nghề để đào tạo và cung ứng lao động cho các đơn vị du lịch cả về số lượng lẫn chất lượng lao động.
- Có những chỉ đạo đúng đắn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương trong công tác quy hoạch, công tác đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng và phát triển các điểm, tuyến du lịch mới...
- Có sự phối hợp, phân cấp quản lý giữa các ngành và các cấp
+ Phát triển cơ sở hạ tầng: giao thông , điện, nước... không chỉ phục vụ cho người dân, cho hoạt động công nghiệp mà còn phải phục vụ cho hoạt động du lịch.
+ Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong việc quản lí, khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên, các công trình du lịch nhân tạo nhằm đảm bảo sự hài hòa lợi ích giữa các ngành: ngành công nghiệp, quản lí rừng, quản lý sông ngòi và mặt nước để khai thác hoạt động du lịch, nhất là khai thác du lịch sinh thái.
+ Các địa phương có điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch phải có trách nhiệm quản lý, đầu tư, khai thác có hiệu quả theo quy hoạch du lịch của tỉnh, của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc các đơn vị du lịch chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước ban hành, kinh doanh du lịch đúng pháp luật và hiệu quả.
3.4. Kiến nghị
Bình Dương là tỉnh thiên về công nghiệp, hoạt động du lịch của tỉnh mới được chú trọng quan tâm đầu tư trong những năm gần đây vì vậy còn nhiều bất cập cần giải quyết trong thời gian tới để du lịch phát triển mạnh. Vì vậy từ những hạn chế trong du lịch sẽ đề ra được một số biện pháp khắc phục như sau:
+ Phát triển du lịch tuân theo quy hoạch du lịch của tỉnh, hạn chế tình trạng phát triển một cách tự phát, kiểm tra giám sát hình thức du lịch tự phát đã diễn ra trước đó.
+ Các di tích lịch sử và các danh thắng đã góp phần rất lớn trong việc thu hút du khách, nâng cao doanh thu của ngành du lịch tỉnh. Để khai thác tốt hơn loại hình du lịch này cần phải gắn kết chặt chẽ hoạt động của di tích lịch sử văn hóa với hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.
Mặt khác, dù công tác trùng tu, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa nhà nước đã quan tâm nhưng không đáp ứng đủ yêu cầu chống xuống cấp. Vì vậy, cần phải huy động vốn cho công tác trùng tu từ các nguồn vốn ngoài nhà nước.
+ Khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề, tạo ra những sản phẩm thủ công truyền đa dạng về mẫu mã và phong phú về số lượng và chủng loại.
+ Thúc đẩy nhanh các hình thức quảng bá du lịch, không chỉ tuyên truyền trong tỉnh, các khu vực lân cận, cả nước mà còn phải liên kết với các công ty lữ hành, công ty du lịch nước ngoài để thu hút lượng khách du lịch quốc tế.
+ Triển khai nhiều gói du lịch giá rẻ, chất lượng cao.
+ Tạo dựng các sản phẩm du lịch trọn gói, lập chương trình du lịch làng nghề, cho các tuyến cần quan tâm phát triển để thu hút khách du lịch.
+ Cần đầu tư khai thác tiềm năng du lịch sinh thái và sông nước. Tiếp tục phát huy thương hiệu “Miệt vườn Lái Thiêu” tốt hơn bằng cách phát triển các sản phẩm du lịch chính như: thưởng thức trái cây, câu cá tham quan vườn cây, đi thuyền trên sông rạch.
Khai thác du lịch sinh thái trên các sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé. Du lịch mạo hiểm trên sông Bé cần tiến hành khai thác nhưng yếu tố an toàn cho du khách cần quan tâm.
Du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng ở khu vực núi Cậu – hồ Dầu Tiếng cần khai thác hết tiềm năng du lịch, cơ quan chức năng ở khu vực này cần quản lý chặt chẽ để tránh tình trạng phát triển du lịch tự phát, nhỏ lẻ và kết hợp khai thác du lịch với tỉnh bạn (tỉnh Tây Ninh) để đạt được hiệu cao hơn.
Hạn chế thiếu lực lượng lao động du lịch, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thấp bằng cách mở ngành, lớp đào tạo du lịch, liên kết TP. Hồ Chí Minh trong công tác đào tạo, đưa ra những chính sách thu hút nhân tài.
Để du lịch phát triển, vấn đề môi trường cần được quan tâm hơn nữa. Nâng cao công suất nhà mày xử lý nước thải của khu công nghiệp Sóng Thần I,II. Tăng cường xây dựng thêm các dự án nước thải như dự án cải thiện môi trường nước Nam Bình Dương. Tiếp tục tuyên truyền ý thức giữ gìn môi trường trong các khu dân cư
KẾT LUẬN
Ngành du lịch tỉnh Bình Dương đã thành công trong phát triển du lịch trong giai đoạn 2006 – 2010 đã đóng góp đáng kể vào ngân sách của tỉnh. Tiềm năng du lịch của tỉnh khá đa dạng và phong phú bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, vì vậy cần khai thác hiệu quả trong thời gian tới. Công tác đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực trong nước và nhà nước để phát triển du lịch đã thành công và tiếp tục được phát huy trong thời gian tới. Sản phẩm du lịch hấp dẫn mang đặc trưng văn hóa địa phương đã góp phần bảo tồn và khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử, các giá trị di sản văn hóa, các giá trị môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững cả du lịch và môi trường sinh thái. Phát triển du lịch cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy các ngành liên quan khác phát triển.
Du lịch tỉnh Bình Dương sẽ tập trung vào các sản phẩm du lịch chính như: du lịch làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái... và tạo ra những sản phẩm du lịch mới để tạo sức hút đối với khách du lịch.
Trong giai đoạn 2011 – 2020, du lịch của tỉnh sẽ ưu tiên phát triển những không gian thuận lợi như: khu vực ven miệt vườn Lái Thiêu, khu vực ven sông Sài Gòn (Bến Cát), khu vực hồ Dầu Tiếng, khu vực hồ Cần Nôm, khu vực ven sông Đồng Nai, khu vực hồ Đá Bàn, khu vực Cù lao Rùa, Cù lao Bạch Đằng. Ngoài ra còn phát triển các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh như tuyến du lịch theo Quốc lộ 13, tuyến du lịch theo đường DT741,742, tuyến du lịch theo đường Hồ Chí Minh, tuyến du lịch theo đường ĐT 744, tuyến du lịch theo đường ĐT 746,747 và các tuyến du lịch trên các sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé. Ngoài ra, du lịch tỉnh cần phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về du lịch