Một Số Đặc Điểm Cơ Bản Về Điều Kiện Tự Nhiên Và Khí Hậu Thời Tiết Ở Các Điểm Nghiên Cứu


khác gốc. Cụm hoa đực dạng đầu có cuống, gồm 10 - 12 hoa. Cụm hoa cái chỉ có 1 hoa. Quả mọng màu vàng. Là cây mọc hoang, thường được trồng làm hàng rào, làm cảnh. Cây duối có nhiều ở các nước nhiệt đới, như Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia, Philippines và Thái Lan (Rastogi và CS., 2006).

Lá duối có thành phần hóa học và dinh dưỡng cao, hàm lượng CP của lá duối cao gấp đôi lá xoài và cỏ tự nhiên (Paengkoum, 2011). Theo Paengkoum (2011), lượng ăn vào, tỷ lệ tiêu hóa DM, OM, CP, NDF, ADF, tích lũy ni tơ của lá duối ở dê tương đương với cây keo (Leucaena); thấp hơn cỏ tự nhiên nhưng cao hơn lá xoài. Sử sụng lá duối làm thức ăn bổ sung cho dê cho kết quả tốt (Paengkoum, 2011; Akbar and Alam, 1991). Các tác giả cho biết, bổ sung lá duối trên khẩu phần cơ sở là rơm ủ urê thay thế thức ăn tinh là khô dầu đậu nành cho thấy lượng chất hữu cơ ăn vào, tỷ lệ tiêu hóa, đặc tính môi trường dạ cỏ (pH, NH3 và các axit béo bay hơi), cân bằng ni tơ không có sự sai khác. Có thể sử dụng lá duối như nguồn protein bổ sung thay thế một phần protein thức ăn tinh trong chăn nuôi dê (Paengkoum, 2011).

Sử dụng phương pháp ủ chua lá duối nhằm bảo quản được nguồn thức ăn đồng thời làm tăng lượng ăn vào của dê, cừu. Theo Insung và CS. (2000), lượng ăn vào của dê ở lá duối ủ chua với 5% rỉ mật cao hơn so với lá duối khô và cao hơn nhiều so với cỏ Ruzi khô cũng như cỏ Ruzi ủ chua.

Ngoài ra, duối có chứa nhiều mủ, mủ có nhựa (76%) và cao su (23%), vỏ chứa chất đắng. Các nghiên cứu trước đây cho thấy các bộ phận khác nhau của cây duối được sử dụng trong chăn nuôi và sử dụng làm các loại thuốc dân gian để điều trị bệnh (Rastogi và CS., 2006).

Tuy nhiên, việc xác định thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của cây duối ở nước ta chưa được nghiên cứu đầy đủ mặc dù ở nhiều vùng đặc biệt là Ninh Thuân và Bình Thuận, cây duối đã được sử dụng làm thức ăn cho dê và cừu.


1.6. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KHÍ HẬU THỜI TIẾT Ở CÁC ĐIỂM NGHIÊN CỨU

1.6.1. Điều kiện tự nhiên và khí hậu thời tiết ở tỉnh Ninh Thuận


1.6.1.1. Điều kiện tự nhiên


Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp với tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp Biển Đông.

Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với 3 dạng địa hình: đồi núi (63,2%), gò đồi bán sơn địa (14,4%), đồng bằng ven biển (22,4%). Tổng diện tích tự nhiên 335,8 ngàn ha; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 69,7 ngàn ha, đất lâm nghiệp 186 ngàn ha, còn lại là đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp. Vùng đồng bằng tập trung phát triển thâm canh cây lúa, trồng nho và các loại hoa màu khác. Vùng miền núi chủ yếu tập trung phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc nhai lại (Cục thống kê Ninh Thuận, 2011).

1.6.1.2. Khí hậu, thời tiết


Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, lượng nước bốc hơi mạnh. Ninh Thuận là vùng khô hạn với nắng nóng cao nhất so với cả nước, nhiệt độ mùa hè 28 - 360C, mùa mưa 21 - 250C (trung bình năm là 26 - 270C); lượng mưa thấp (1.187 mm/năm), độ ẩm không khí thấp (78%) (Cục thống kê Ninh Thuận, 2011).

Thời tiết có 2 mùa rõ rệt, là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa chỉ có 3 tháng (tháng 9 - 11) với lượng mưa lớn và tập trung chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm, lượng nước bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô. Mùa khô kéo dài 9 tháng (từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau), trong khoảng thời gian này vẫn có mưa nhưng lượng mưa không đáng kể (15 - 20% lượng mưa cả năm).


Lượng nước bốc hơi cao, chiếm 80 - 85% tổng lượng bốc hơi cả năm. Năng lượng bức xạ mặt trời cao đã làm tăng quá trình bốc hơi nước làm cho đất đai khô hạn, cây trồng và vật nuôi thiếu nước (Cục thống kê Ninh Thuận, 2011).

1.6.2. Điều kiện tự nhiên và khí hậu thời tiết ở tỉnh Thừa Thiên Huế


1.6.2.1. Điều kiện tự nhiên


Thừa Thiên Huế phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp với tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp với tỉnh Quảng Trị và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp với biển Đông.

Thừa Thiên Huế có diện tích 503,3 ngàn ha; trong đó, khoảng 75,1% là núi đồi, 24,9% đồng bằng duyên hải, đầm phá. Địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt: địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích; địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích; đồng bằng điển hình cho kiểu đồng bằng mài mòn, tích tụ, cồn cát và đầm phá (Cục thống kê Thừa Thiên Huế, 2012).

1.6.2.2. Khí hậu, thời tiết


Khác với Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế là tỉnh cực Nam của miền duyên hải Bắc Trung bộ, thuộc vùng nội chí tuyến nên thừa hưởng chế độ bức xạ đa dạng, nền nhiệt cao, đặc trưng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mặt khác, do nằm ở trung đoạn Việt Nam, lại bị dãy núi Bạch Mã án ngữ theo phương á vĩ tuyến ở phía Nam nên khí hậu mang đậm nét vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc nước ta.

Thừa Thiên Huế chịu tác động của chế độ gió mùa khá đa dạng, luôn diễn ra sự giao tranh giữa các khối không khí xuất phát từ các trung tâm khí áp khác nhau từ phía Bắc tràn xuống, từ phía Tây vượt Trường Sơn qua, từ phía Đông lấn vào từ phía Nam di chuyển lên. Dãy Trường Sơn đón gió Đông Bắc gây mưa lớn vào mùa đông và giữ ẩm gây mưa lớn ở phía Tây Trường Sơn và tạo gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè. Thời tiết diễn ra theo chu kỳ


bốn mùa, mùa xuân mát mẽ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu trời dịu và mùa đông gió rét, mưa lạnh (Cục thống kê Thừa Thiên Huế, 2012).

Nhiệt độ không khí


Nhiệt độ không khí khá cao và không đồng nhất theo thời gian. Nhiệt độ cao nhất vào mùa hè, các tháng nóng nhất là tháng 6, 8 trung bình lên đến 28 - 290C, khi có gió Tây Nam khô nóng nhiệt độ có thể lên đến 40 - 410C. Về mùa đông nhiệt độ thấp nhất khoảng 190C (tháng 1), khi gió đông bắc tràn về nhiệt độ có thể <100C. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng mùa đông lớn hơn mùa hè. Tháng 11 - 12 nhiệt độ giảm nhanh nhất, tháng 3 - 4 nhiệt độ tăng nhanh hơn. Nhiệt độ trong ngày thấp nhất là vào lúc 5 - 6 giờ sáng, cao nhất vào lúc 12 - 14 giờ (Cục thống kê Thừa Thiên Huế, 2012).

Như vậy, chế độ nhiệt ở Thừa Thiên Huế biến động mạnh, biên độ nhiệt độ năm khá cao. Tuy số lần xuất hiện nhiệt độ cực đại và cực tiểu trong năm không lâu nhưng làm cho vật nuôi bị stress nhiệt, ảnh hưởng và gây thiệt hại đến ngành chăn nuôi. Điều đó đặt ra cho ngành chăn nuôi nhu cầu cấp bách trong việc chống nóng về mùa hè và chống lạnh về mùa đông.

Độ ẩm tương đối của không khí


Ở Thừa Thiên Huế, không khí chứa nhiều hơi nước nên thuộc vào một trong số các vùng có độ ẩm tương đối cao nhất nước. Độ ẩm tương đối của không khí trung bình năm là 87,3% (Cục thống kê Thừa Thiên Huế, 2012).

Biến thiên độ ẩm không khí ngược với biến thiên nhiệt độ và phân biệt hai mùa rõ rệt. Độ ẩm thấp kéo dài 5 tháng (tháng 4 - 8) khoảng 74 – 87,6%, thấp nhất là tháng 7, trùng với thời kỳ hoạt động gió mùa Tây Nam khô nóng. Độ ẩm cao kéo dài 7 tháng (tháng 9 đến tháng 3 năm sau), đạt cực đại vào tháng 12 (93,4%). Biến thiên hàng ngày của độ ẩm cao nhất vào lúc 4 - 6 giờ và thấp nhất vào lúc 13 - 14 giờ (Cục thống kê Thừa Thiên Huế, 2012).


Mưa


Chế độ mưa ở Thừa Thiên Huế mang nhiều đặc điểm khác so với ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Mùa mưa ở Thừa Thiên Huế liên quan chặt chẽ với gió mùa đông Đông Bắc thời kỳ đầu. Thừa Thiên Huế là tỉnh có lượng mưa nhiều nhất Việt Nam, trung bình 3.877mm/năm. Tổng lượng mưa tập trung vào thời kỳ mưa chính mùa (tháng 10) khoảng 1.234mm. Từ tháng 2 - 4 là thời kỳ mưa ít nhất trong năm và đạt cực tiểu vào tháng 2 khoảng 78mm.

Phân bố ngày mưa trùng với phân bố tổng lượng mưa năm. Hàng năm có khoảng 150 - 220 ngày mưa. Vào mùa mưa, mỗi tháng có 16 - 24 ngày mưa. Trong các tháng mưa nhiều (tháng 10, 11), số ngày mưa là 21 - 24 ngày. Ngày mưa cao nhất lên tới 500 - 1.000mm, mưa kéo dài nhiều ngày (4 - 6 ngày) trên diện rộng thường gây lũ lụt lớn (Cục thống kê Thừa Thiên Huế, 2012).

Chế độ mưa biến động mạnh, lượng mưa tháng biến động hơn lượng mưa năm, lượng mưa mùa ít mưa biến động hơn lượng mưa mùa nhiều mưa. Chế độ mưa biến động mạnh gây thiệt hại đến sản xuất chăn nuôi.

Gió


Thừa Thiên Huế chịu sự khống chế của gió mùa mùa đông lẫn gió mùa hè khu vực Đông Nam Á. Do vậy, hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa rõ rệt. Mùa đông (tháng 10 đến tháng 4 năm sau) hướng gió thịnh hành trên đồng bằng duyên hải có hướng Tây Bắc với tần suất 25 - 29%, gió Đông Bắc 10 - 15%. Mùa hè (tháng 5 - 9) hướng gió khá phức tạp, hướng Nam 10 - 16%, Tây Nam 11 - 14% và Đông Bắc 10 - 16%. Tốc độ gió trung bình tháng, năm không lớn, nhưng vẫn thường xảy ra gió mạnh với các hướng khác nhau khi có bão, lốc, gió mùa Đông Bắc hoặc gió mùa Tây Nam (Cục thống kê Thừa Thiên Huế, 2012).


Mưa phùn: Ở Thừa Thiên Huế, mưa phùn xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, đặc biệt trong các tháng 2 - 3. Mưa phùn hạn chế bốc hơi trong mùa ít mưa vì thế độ ẩm không khí luôn cao.

Các đặc điểm cơ bản về khí hậu thời tiết ở Ninh Thuận và Thừa Thiên Huế có thể khái quát ở bảng 1.11.

Bảng 1.11. Tóm tắt đặc điểm khí hậu thời tiết một số vùng nghiên cứu


Yếu tố

Đơn vị

Ba Vì

Ninh Thuận

Thừa Thiên Huế

Mùa vụ:

Tháng




- Mùa nắng, nóng


4 - 10


5 - 8

- Mùa lạnh, khô


11 - 3 năm sau



- Mùa lạnh, ẩm




9 - 4 năm sau

- Mùa mưa



9 - 11


- Mùa khô



12 - 8 năm sau


Nhiệt độ:

0C




- Trung bình năm


25

27,5

24,7

- Tối cao tháng



Tháng 6, 290C

Tháng 6, 290C

- Tối thấp tháng



Tháng 1, 24,80C

Tháng 1, 19,10C

Lượng mưa:

mm




- Trung bình năm


1.800

1.187

3.877

- Tháng cao nhất



Tháng 10: 306

Tháng 10: 1.234

- Tháng thấp nhất



Tháng 2: 6,68

Tháng 2: 27,8

Độ ẩm:

%




- Trung bình năm


84

78

87,3

- Mùa mưa



78,4 - 80,8

89 - 92

- Mùa khô



70,2 - 78,0

73 - 79

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Đánh giá khả năng thích ứng của giống cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế - 9

(Nguồn: Niên giám Thống kê, 2011)


CHƯƠNG 2


NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


Gia súc: Thí nghiệm đã được tiến hành trên đàn cừu Phan Rang mua từ Ninh Thuận về nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vật nuôi Thủy An, trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể như sau:

Tháng 2/2009: nhập về 21 con, cừu được mua ở Trại cừu giống ông Phạm Đức Toàn, phường Phước Mỹ, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, gồm 15 con cái và 6 con đực, theo các nhóm tuổi khác nhau. Trong đó, cừu 1 tháng tuổi gồm 2 con đực và 2 con cái (cừu con theo mẹ); 4 tháng tuổi: 2 con đực và 2 con cái; 7 tháng tuổi: 2 con đực và 2 con cái; 10 tháng tuổi: 5 con cái; 15 tháng tuổi: 4 con cái. Tuy nhiên, sau khi về Thừa Thiên Huế hơn một tuần có 7 con bị chết (3 con cừu mẹ 15 tháng tuổi, 2 con cừu con 1 tháng tuổi, 1 con 7 tháng tuổi và 1 con 10 tháng tuổi). Mổ khám cho thấy nguyên nhân cừu chết là do cừu có tiền sử bị nhiễm giun sán, cừu mẹ nuôi con và cừu con sức khỏe yếu, cộng với quá trình vận chuyển đường xa bị kiệt sức.

Tháng 9/2009: nhập thêm về 07 con, cừu được mua ở Trại cừu giống ông Lê Xuân Út, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Số lượng gồm 3 con cái và 4 con đực với các độ tuổi khác nhau: 4 tháng tuổi (2 con đực, 2 con cái) và 7 tháng tuổi (2 con đực, 1 con cái).

Tháng 01/2010: có 5 con cừu mẹ sinh được 5 cừu con ở Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, có 1 con được 3 ngày tuổi bị mẹ đè chết, 4 con còn lại sinh trưởng tốt đã đưa vào thí nghiệm.


Thời gian 2 tháng đầu mới nhập về cừu được nuôi ổn định, đàn cừu được chia đôi nhốt chung với nhau trong 2 ô chuồng sàn có kích thước 5x3m có máng ăn, máng uống đầy đủ. Mỗi ngày cừu được thả ra ngoài bãi chăn vào buổi sáng và chiều, mỗi buổi 3 giờ. Trong thời gian nhốt ở chuồng, cừu được cho ăn thêm cỏ tự nhiên, cỏ voi, lá cây, cám gạo và bột ngô.

Sau thời gian nuôi ổn định, toàn bộ cừu được đánh số để theo dõi và được nuôi cá thể trong từng ô chuồng riêng biệt được ngăn cách bằng song sắt, có kích thước 0,8x1,5m. Tất cả ô chuồng được đặt trên sàn cao cách mặt đất khoảng 0,2m, mặt sàn có các khe hở để cho phân rơi xuống đất, trong cùng dãy nhà được lợp bằng tôn và có đủ ô cửa sổ để đảm bảo độ thông thoáng. Mỗi ô chuồng có máng thức ăn thô, máng thức ăn tinh và nước uống.

Trước khi đưa vào thí nghiệm, cừu được tẩy kí sinh trùng bằng thuốc Albendazol 12mg/1kgLW (Han-Dertil-B, Hanvet), được đưa vào cơ thể cừu bằng đường uống và sau đó được tẩy định kỳ hàng năm, 6 tháng 1 lần.

Thức ăn: các loại thức ăn sẵn có tại địa phương đã được đưa vào thí nghiệm là cỏ tự nhiên, cỏ voi (Penisetum purpureum Schumach), lá mít (Artocarpus heterophyllus Lamk) và lá duối (Streblus asper Lour).

2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU


Thời gian:


Các thí nghiệm đã được thực hiện từ tháng 2/2009 đến tháng 12/2012.


Địa điểm:


Thí nghiệm về nuôi dưỡng và theo dõi các chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng, sinh sản và lượng thức ăn thu nhận trên cừu được bố trí tại Trung tâm nghiên cứu vật nuôi Thủy An, trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/10/2022