Tổ Chức Tham Quan Tại Bảo Tàng Đường Hồ Chí Minh.

- Xây dựng bảo tàng ảo theo nội dung bài học

2. Chuẩn bị của học sinh.

- Lập kế hoạch và phân công cho các thành viên trong nhóm chuẩn bị.

- Tìm hiểu nguồn tư liệu, hiện vật của tàng đường Hồ Chí Minh và thông tin trên các tư liệu khác.

III. Thực hiện:

- GV thực hiện theo trình tự bài học lịch sử trên lớp.

- GV kết hợp cho HS xem bảo tàng ảo với các hình ảnh, tư liệu :

1. Giao liên gùi thồ

2. Ngựa gùi hàng

3. Voi gùi hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

4. Đôi dép cao su của anh hùng Nguyễn Viết Sinh

5. Tuổi 20 ở Trường Sơn.

- GV sử dụng bảo tàng ảo không có thuyết minh và gọi học sinh tự lên trình bày theo cách của mình đã được chuẩn bị.

- GV nhận xét, mở rộng kiến thức thông qua hình ảnh HS vừa giới thiệu .


Hình 2 7 Giao liên gùi thồ Nguồn Chụp tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh Hà 1

Hình 2.7. Giao liên gùi thồ.

(Nguồn: Chụp tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh- Hà Đông- Hà Nội)

Hình 2 8 Ngựa gùi hàng Nguồn Chụp tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh Hà 2


Hình 2.8. Ngựa gùi hàng.

(Nguồn: Chụp tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh- Hà Đông- Hà Nội)



Hình 2 9 Voi gùi hàng Nguồn Chụp tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh Hà Đông 3


Hình 2.9. Voi gùi hàng.

(Nguồn: Chụp tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh- Hà Đông- Hà Nội)

“Ngày 19/5/1959”, tổng quân ủy Trung ương họp đoàn quân sự đặc biệt giao nhiệm vụ “mở đường xuyên Trường Sơn vào miền Nam, vận tải chi viện cho cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng”. Nhiệm vụ quan trọng này được giao cho thượng tá Võ Bẩm. Lực lượng mở đường ban đầu gồm 1 tiểu đoàn giao liên 440 người làm nhiệm vụ đưa đón cán bộ, dẫn quân, chuyển công văn tài liệu và gùi hàng từ miền Bắc vào miền Nam và từ Nam ra Bắc mang phiên hiệu Đoàn 559.

Ngày 19/5/1959, đường Hồ Chí Minh chính thức được triển khai. Hàng và người đi miền Nam (B) xuất phát từ nhiều địa điểm khác nhau.

Thời gian đầu, đường đi hoàn toàn là những đường chưa có lối, phải rẽ núi, băng rừng mở đường mà đi, nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc bí mật “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”, “gặp địch không đánh, gặp dân cũng tránh” để tránh bị lộ và bị địch phát hiện. Phương tiện đi lại là đi bộ mang vác, gùi hàng trên vai. Mỗi chuyến từ 25 đến 30 người. ” [20, tr. 670].

Đoàn thồ hàng còn sử dụng cả ngựa thồ, hình ảnh đoàn ngựa thồ vượt sông Sê Băng Hiêng (Lào) vòng qua đất bạn để vượt Trường Sơn rồi lại vòng núi Đông Trường Sơn năm 1962. Đoàn vận tải hàng bằng voi thồ của Trung đoàn 70, từ làng Ho (Tây Quảng Bình) vận chuyển vào các trạm 1, 2, 3, 4, 5...Bắc đường số 9 tháng 4 năm 1961.

Qua những hình ảnh trên chúng ta thấy được sự khó khăn của bộ đội Trường Sơn những ngày đầu vận chuyển hàng hóa, vũ khí vào chiến trường miền Nam. Thấy được sự nỗ lực của bộ đội ta để vượt qua được con đường đầy gam go và nguy hiểm.

Hình 2 10 Đôi dép cao su của anh hùng Nguyễn Viết Sinh Nguồn Chụp tại bảo 4


Hình 2.10. Đôi dép cao su của anh hùng Nguyễn Viết Sinh. (Nguồn: Chụp tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh- Hà Đông- Hà Nội)

Hiện vật “Đôi dép cao su” trưng bày tại bảo tàng của anh hùng Nguyễn Viết Sinh, thuộc Binh trạm 3- Đoàn 559 sử dụng trong những năm vận chuyển hàng từ 1961 đến 1967.

Sinh ra ở miền quê nghèo xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn (Nghệ An), từ nhỏ, Nguyễn Viết Sinh (sinh năm 1940) đã thấm nhuần tinh thần cách mạng và nung nấu ý chí đánh giặc, bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc. Năm 1961, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, chàng thanh niên đã hăng hái lên đường nhập ngũ. Ngày ấy, khi đang cày ruộng thì nghe đài phát thanh của xã tuyển quân vào một đơn vị đặc biệt, ông đã lập tức xin đăng ký tòng quân.

Ông từ biệt gia đình để lên đường vào quân ngũ. Gần một ngày đêm ngồi trên chiếc xe phủ bạt kín mít, ông và đồng đội đặt chân đến làng Ho, thuộc địa bàn xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). Ông được bổ sung vào Tiểu đoàn bộ binh 301, nhận nhiệm vụ tải hàng vào chiến trường miền Nam. Thời điểm ấy, quân ta vừa tiến vào Nam vừa mở đường, bởi vậy các phương tiện vận tải cơ giới không có. Vấn đề đặt ra lúc này là để vận chuyển súng đạn, thực phẩm tiếp viện cho miền Nam chỉ có một cách là gùi thồ bằng sức người. Người chiến sỹ giao liên phải băng rừng vượt suối hàng trăm km

mới có thể chi viện kịp thời cho tiền tuyến. Hình ảnh cho chúng ta cảm nhận được sự nỗ lực,kiên trì vượt qua gian khó của người chiến sĩ trước sự đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ vào tuyến đường cũng không ngăn được bước chân người lính. Nguyễn Viết Sinh có lẽ là nhân vật minh họa rõ nhất quyết tâm của người tải hàng với mỗi lần gùi được 45-50kg. Trong vòng bốn năm với 1.089 ngày làm việc, anh đã mang được hơn 55 tấn hàng trên lưng và đi qua quãng đường có tổng chiều dài 41.025km - tương đương một vòng Trái đất theo đường xích đạo và mang theo một lượng hàng bằng với trọng lượng cơ thể”. http://www.nguoiduatin.vn


Hình 2 11 Tuổi 20 ở Trường Sơn Nguồn Chụp tại bảo tàng đường Hồ Chí 5

Hình 2.11. Tuổi 20 ở Trường Sơn.

(Nguồn: Chụp tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh- Hà Đông- Hà Nội)

Hình ảnh “Tuổi 20 ở Trường Sơn” với những cô gái luôn nở nụ cười trước mưa bom, bão đạn của giặc trên tuyến đường huyền thoại đã cho học sinh có cái nhìn lạc quan trong chiến tranh,thấy được sự hi sinh của của các nữ chiến sĩ Trường Sơn. “Họ là những thanh niên rất trẻ,tuổi từ 17, 18 đến 30, đa số là nữ thanh niên” nhưng họ luôn sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân của mình cho tiền tuyến, cho thắng lợi của cuộc chiến tranh chính nghĩa.

Tuổi hai mươi nguyện hiến non sông Đường trăm trận sá gì sống chết

Tỏ cùng trời đất tấm trung can

Giải với non sông bầu nhiệt huyết...

Tuổi chẳng thọ nhưng huân công mãi mãi trường tồn/ Thân dù tan mà khí phách đời đời bất diệt”. http://baohatinh.vn

Hình ảnh của các cô luôn còn mãi trong sự trường tồn của dân tộc, để các cô vẫn luôn mãi mãi tuổi 20.

IV. Kết thúc bài học:

- GV sơ kết bài học.

- GV giao bài tập cho học sinh (tìm hiểu thêm 5 tư liệu bảo tàng đường Hồ Chí Minh) và hướng dẫn cách làm bảo tàng ảo theo chủ đề hoặc theo nội dung bài học.

2.3.2. Hoạt động ngoại khóa

2.3.2.1. Tổ chức tham quan tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh.

Tham quan là một trong những hình thức của hoạt động ngoại khóa.

“ Hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử làm phong phú kiến thức, giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất học sinh, giáo dục tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng trách nhiệm, yêu thích lao động, rèn luyện tính kỉ luật và tinh thần tương thân tương ái.” [11, tr.178].

Trong học tập môn Lịch sử ở trường phổ thông, tham quan tại bảo tàng là một hình thức được nhiều GV và HS lựa chọn, “hoạt động tham quan ngoại khóa sẽ bổ trợ kiến thức lịch sử cho học sinh về truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc và mỗi địa phương. Qua đó nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc” [11, tr.181]. Để tổ chức được các buổi tham quan tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh đạt kết quả cao, trước hết GV cần đi

tiền trạm để tìm hiểu các tư liệu, hiện vật và các thông tin về bảo tàng để lên ý tưởng cho các hoạt động tại buổi tham quan.Bên cạnh đó, GV cũng hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nội dung bài học có liên quan đến bảo tàng đường Hồ Chí Minh, hướng dẫn học sinh cách thức tìm hiểu tư liệu, hiện vật, tranh ảnh và cách ghi chép cho khoa học. GV lên ý tưởng để tổ chức nhiều hoạt động phong phú trong buổi tham quan sẽ khiến cho HS không cảm thấy nhàm chán, ngược lại sẽ phát huy được sự hứng thú, tính chủ động, sáng tạo và các năng khiếu khác của HS.

Ví dụ: Chương trình ngoại khóa Trường Sơn- nơi ấy đừng quên”

Chủ đề: Các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam từ 1961 đến

1972


I. Mục tiêu.

Kết thúc hoạt động ngoại khóa này, HS có khả năng:

1. Về kiến thức:

- Nêu được những nét khái quát về ba chiến lược chiến tranh của Mỹ từ

năm 1961 đến 1964: Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa và Đông Dương hóa chiến tranh.

- Hiểu được sự ác liệt của chiến tranh mà Mỹ đã tiến hành ở Việt Nam và mở rộng qui mô ra ba nước Đông Dương.

- Đánh giá được vai trò hậu phương của nhân dân miền Bắc và những hi sinh gian khổ, những đóng góp của bộ đội Trường Sơn cho cuộc chiến tranh giành thắng lợi.

2. Về kĩ năng:

- Đọc và khai thác thông tin từ các tư liệu, hiện vật của bảo tàng đường Hồ Chí Minh.

- Quan sát hiện vật.

- Làm việc nhóm, tham gia các hoạt động tập thể.

3. Về thái độ:

- Nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ di tích lịch sử tại địa phương.

- Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và ý chí quyết tâm đánh bại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc.

- Gắn liền tình cảm ruột thịt Bắc - Nam.

II. Cơ cấu tổ chức.

1. Đối tượng tham gia

- HS lớp 12 THPT

- Số lượng: 40 HS 2. Thời gian tổ chức (dự kiến).

- Thời gian: 120 phút.

- Ngày... tháng... năm...

III. Chuẩn bị của GV và HS.

1. Chuẩn bị của GV:

- Lên kế hoạch và đề xuất với nhà trường về tổ chức tham quan tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh cho HS.

- Liên hệ với Ban quản lý bảo tàng để trình bày mục đích, yêu cầu và nội dung buổi tham quan.

- Thành lập Ban giám khảo gồm mỗi đội 1 người và GV môn Lịch sử.

- Giao nhiệm vụ chuẩn bị cho HS: Đọc trước tài liệu của bảo tàng, chuẩn bị đồ dùng để tham gia các trò chơi.

2. Chuẩn bị của HS:

- Đọc các tài liệu về bảo tàng đường Hồ Chí Minh theo yêu cầu của GV qua trang website : http://www.btlsqsvn.org.vn

- Chuẩn bị giấy, bút, ghế ngồi cho Ban giám khảo.

IV. Nội dung hoạt động.

1. Hoạt động 1: Tham quan bảo tàng

- Thời gian: 30 phút

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí