Tổ Chức Trải Nghiệm Sáng Tạo Tại Bảo Tàng Đường Hồ Chí Minh.

- Mục đích: Quan sát các hiện vật được trưng bày tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh.

- Hình thức: HS tham quan ở phòng trưng bày tầng 1 (phần : “Đông Trường Sơn thuở ban đầu”; phần: “Đi lên theo bước phát triển của cách mạng Việt Nam”; phần: Đỉnh cao của chiến lược ngăn chặn và chống ngăn chặn”; phần: “ Trường Sơn nơi thử nghiệm chiến tranh điện tử của Mỹ”). Tầng 2 (phần: “Hoàn thiện thế trận Trường Sơn”; phần: “Sa bàn thế trận Trường Sơn”)

2. Hoạt động 2: Trò chơi Nhận diện hiện vật”.

- Thời gian: 30 phút (gồm 28 phút cho 4 đội, 2 phút tập hợp lớp và công bố luật chơi)

- Mục đích: HS ghi nhớ một số hiện vật của bộ đội Trường Sơn trong lao động và trong chiến đấu

- Hình thức: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 10 HS, các HS trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ được giao.

+ Luật chơi:

Mỗi HS trong nhóm nhận được 1 phiếu học tập, trên phiếu là 10 hình ảnh về các hiện vật được trưng bày tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh, không có phần ghi chú hiện vật.

Yêu cầu các nhóm phải đi tìm hiện vật và ghi đúng tên và thông tin của hiện vật vào phiếu đã phát.

Mỗi nhóm có 7 phút để thực hiện, lần lượt mỗi nhóm tự phân công nhau để hoàn thành công việc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Cách tính điểm như sau: Đối với 1 hiện vật/10 HS ghi đúng tên và thông tin của hiện vật sẽ giành được 10 điểm, mỗi thành viên ghi sai hoặc không ghi sẽ bị trừ 1 điểm của hiện vật đó.

Phiếu học tập (Phụ lục 3)

Sử dụng bảo tàng Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử Việt Nam thời kì 1954 - 1975 ở trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo - Hà Đông - Hà Nội - 11

3. Hoạt động 3: Trò chơi “Truyền tin Trường Sơn”.

- Thời gian: 22 phút (gồm 20 phút cho 4 đội, 2 phút tập hợp lớp và công bố luật chơi).

- Mục đích: HS hiểu một số hoạt động của bộ đội Trường Sơn trên tuyến đường đầy ác liệt.

- Hình thức: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 10 HS, các HS trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ được giao.

+ Luật chơi:

Mỗi nhóm cử ra 1 đội trưởng và 1 đội phó, đội trưởng sẽ nhận 1 thông tin từ Ban giám khảo và có thời gian 1 phút để ghi nhớ. Hết thời gian 1 phút, đội trưởng sẽ nói thầm vào tai cho thành viên thứ 2 trong nhóm, người thứ 2 sẽ truyền tải cho người thứ 3 và lần lượt truyền đến đội phó đứng cuối cùng.Đội phó sẽ viết lại câu mình được nghe cho Ban giám khảo.

Mỗi nhóm có 5 phút để thực hiện truyền tin, nhóm nào truyền nhanh nhất và chính xác nhất được 50 điểm.

Nội dung các thông tin cho 4 đội như sau:

- Đội 1: Đường Trường Sơn là con đường của ý chí quyết thắng, lòng dũng cảm, khí phách anh hùng của dân tộc Việt Nam.

- Đội 2: Hầm di động là phương tiện giúp bộ đội Trường Sơn tránh bị sát thương khi đi tháo dỡ bom mìn, là sự sáng tạo của bộ đội ta chống lại vũ khí tối tân của kẻ thù.

- Đội 3: Trường Sơn - nơi thử nghiệm chiến tranh điện tử của đế quốc Mỹ, chúng đã dội hơn 4 triệu tấn bom đạn xuống tuyến đường này.

- Đội 4: Hệ thống đường chiến lược Trường Sơn dài 20.000km (cả hệ thống dọc và ngang), xuyên qua 3 nước Đông Dương.

4. Hoạt động 4: Thuyết trình “Cảm xúc Trường Sơn”.

- Thời gian: 38 phút (gồm 15 phút xem phim, 12 phút trình bày cho 4 đội và 1 phút công bố tiêu chí).

- Mục đích: HS hiểu được ý nghĩa của hoạt động tham quan tại bảo tàng , hiểu được vai trò của đường Trường Sơn và có được những tình cảm, thái độ với bộ đội ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

- Hình thức: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 HS thuyết trình. Các nhóm được xem tư liệu về đường Trường Sơn tại tầng 2 của bảo tàng Mỗi nhóm có 3 phút để thuyết trình nêu nên những hiểu biết, cảm xúc,

suy nghĩ của mình về đường Trường Sơn.

- Cách tính điểm:

+ Trình bày đúng hiểu biết được 5 điểm.

+ Trình bày lưu loát, rõ ràng được 5 điểm.

+ Trình bày có cảm xúc được 5 điểm.

+ Trình bày đúng thời gian được 5 điểm.

2.3.2.2. Tổ chức trải nghiệm sáng tạo tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh.

Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó học sinh dựa trên sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kỹ năng khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình và tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này: Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực thích ứng với sự biến động của nghề nghiệp và cuộc sống”. (tr.25)

Còn quan điểm riêng của tác giả Chu Cẩm Thơ (giám đốc nghiên cứu và phát triển Chương trình toán Pomah): “Trải nghiệm sáng tạo không thể tách rời môn học cụ thể. Vì bản chất của trải nghiệm sáng tạo là sự vận dụng nội dung môn học để thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề khác nhau trong cuộc sống. Vì thế, trải nghiệm sáng tạo đưa về các môn học thì hợp lý”.

“Theo Unesco: “ giáo dục trải nghiệm là một phạm trù bao gồm nhiều phương pháp, trong đó người dạy cùng người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển khả năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội ” [1, tr. 62].

Do đó trải nghiệm sáng tạo sẽ có ở nhiều môn học khác nhau và tạo cho HS có nhiều kĩ năng,hình thành phẩm chất, có nhiều trải nghiệm thực tế thông qua các hoạt động tập thể, dự án học tập, hoạt động xã hội... HS sẽ là người vừa tham gia, vừa tự tổ chức thiết kế hoạt động của mình để khám phá,để sáng tạo, để tổ chức cuộc sống có kế hoạch hơn. Qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, HS cũng định hướng được nghề nghiệp cho mình, rèn luyện được phẩm chất và năng lực để thích ứng với sự nghiệp trong tương lai.

Để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh nhằm giúp học sinh hình thành những năng lực trên, GV cần có sự kết hợp các phương pháp, hình thức tổ chức sáng tạo, phong phú như: tham quan, tổ chức các hội thi, đóng vai nhân viên bảo tàng, đóng vai phóng viên chiến trường, đóng vai chiến sĩ Trường Sơn...

Cụ thể, hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh được thực hiện như sau:

Ví dụ: Chương trình ngoại khóa Miền Nam gọi, miền Bắc trả lời”.

Chủ đề: Hậu phương miền Bắc trong trong kháng chiến chống Mỹ.

I. Mục tiêu.

Kết thúc hoạt động ngoại khóa này, HS có khả năng:

1. Về kiến thức:

- Trình bày được những khó khăn của nhân dân miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

- Hiểu được sự ác liệt của chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.

- Đánh giá được vai trò hậu phương của nhân dân miền Bắc với tiền tuyến miền Nam.

2. Về kĩ năng:

- Đọc và khai thác thông tin từ các tư liệu, hiện vật của bảo tàng đường Hồ Chí Minh.

- Làm việc nhóm, tham gia các hoạt động tập thể.

- Biết cách chơi các trò chơi vận động.

3. Về thái độ:

- Trân trọng tình cảm của hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền

Nam.


- Yêu thích các hoạt động tập thể, gắn kết bạn bè.

II. Cơ cấu tổ chức.

1. Đối tượng tham gia.

- HS lớp 12 THPT

- Số lượng: 40 HS (chia làm 2 đội).

2. Thời gian tổ chức (dự kiến).

- Thời gian: 120 phút

- Ngày... tháng... năm...

III. Chuẩn bị của GV và HS.

1. Chuẩn bị của GV.

- Lên kế hoạch và đề xuất với nhà trường về tổ chức tham quan tại bảo

tàng đường Hồ Chí Minh cho HS.

- Liên hệ với Ban quản lý bảo tàng để trình bày mục đích, yêu cầu và nội dung buổi tham quan.

- Tìm hiểu những nội dung trưng bày tại bảo tàng có liên quan đến chủ

đề.

- Giao nhiệm vụ chuẩn bị cho HS: Đọc trước tài liệu của bảo tàng, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, đồ dùng để tham gia các trò chơi.

2. Chuẩn bị của HS.

- Đọc các tài liệu về bảo tàng đường Hồ Chí Minh theo yêu cầu của GV qua trang website: http://www.btlsqsvn.org.vn

- Các đội chuẩn bị 1 bao bố và 5 balo đựng đồ (mỗi balo nặng khoảng

2 kg)


IV. Nội dung hoạt động.

1. Hoạt động 1: Tham quan bảo tàng

- Thời gian: 30 phút.

- Mục đích: Quan sát các địa điểm trọng yếu trên đường Trường Sơn

(đường Hồ Chí Minh ) và cách thức vận chuyển lương thực, thực phẩm vào chiến trường qua con đường này.

- Hình thức: HS tham quan ở phòng trưng bày tầng 1 (phần : “Đông Trường Sơn thuở ban đầu”; phần: “Đi lên theo bước phát triển của cách mạng Việt Nam”; Tầng 2 (phần: “Sa bàn thế trận Trường Sơn”).

2. Hoạt động 2: Phần thi Chào hỏi”.

- Thời gian: 10 phút (mỗi đội 5 phút).

- Mục đích: HS rèn luyện được sự tự tin, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc nhóm.

- Hình thức: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 1 HS đại diện bốc thăm và suy nghĩ (2 phút), trình bày trong thời gian 3 phút.

- Yêu cầu : Trình bày tự tin, nội dung hợp chủ đề, hấp dẫn, lưu loát, rõ

ràng.


- GV làm giám khảo

3. Hoạt động 3: Phần thi Tài năng”.

- Thời gian: 25 phút.

- Mục đích: giới thiệu cho HS một số ca khúc về Trường Sơn, về cuộc chiến đầy hào hùng của dân tộc ta trong thời kì 1954 - 1975.

- Hình thức: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 3 HS.

+ Luật thi:

Mỗi đội cử ra 1 HS hát 1 bài hát về Trường Sơn, hát xong đến bạn của đội 2 và quay vòng.

Đội nào không hát được thì đội cổ vũ đếm từ 1 đến 5 và chuyển tiếp đến khi hết thời gian 25 phút,

- Tiêu chí: Hát đúng chủ đề, hát hay, nhiều bài.

4. Hoạt động 4: Phần thi Ai nhanh ai đúng”.

- Thời gian: 25 phút

- Mục đích: giới thiệu cho HS biết được các địa điểm trọng yếu của tuyến đường Trường Sơn và rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo của HS qua trò chơi.

- Hình thức: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 5 HS tham gia trò chơi.

- Cách chơi:

Mỗi đội có 1 bảng ở phía trước ghi tên 20 địa điểm khác nhau trên tuyến đường Trường Sơn.

Tại vạch xuất phát, mỗi đội có danh sách 10 điểm trọng yếu của đường Trường Sơn.

Nhiệm vụ của 2 đội là cùng di chuyển nhanh (nhảy bao bố) đến bảng đó và gắn cờ (nhỏ) lên 1 trong 10 điểm được ghi trong danh sách.

Bạn này xong sẽ lần lượt đến bạn khác trong đội cho đến hết thời gian.

- Tiêu chí: Di chuyển nhanh, cắm được nhiều cờ và đúng.

5. Hoạt động 5. Phần thi Trải nghiệm chiến trường”.

- Thời gian: 30 phút.

- Mục đích: HS hiểu được sự khó khăn của bộ đội Trường Sơn khi vận

chuyển hàng hóa, lương thực ra chiến trường và rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo của HS qua trò chơi.

- Hình thức: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 HS tham gia trò chơi.

- Cách chơi:

Mỗi đội có 15 phút để thực hiện trò chơi.Các đội tự chọn 2 HS vào 1 cặp quay lưng vào nhau với balo đựng đồ ở giữa, các cặp sẽ di chuyển từ điểm xuất phát cho tới đích trong thời gian nhanh nhất và quay lại đến lượt các cặp khác.

- Tiêu chí: Nhanh, vận chuyển được nhiều balo đựng đồ về đích.

V. Kết thúc hoạt động.

- Dựa vào tổng số điểm sẽ trao giải nhất, nhì cho 2 đội.

- HS về nhà làm bài thu hoạch : “Hãy viết những hiểu biết của mình về một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn mà em cho là ấn tượng nhất”.

2.3.2.3. Tổ chức trò chơi tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh.

Qua thực tiễn khảo sát cho thấy đa số HS thích hoạt động tổ chức trò chơi tại bảo tàng. Với hoạt động này các em không bị gò bó mà được thể hiện mình. Đối với quá trình dạy học lịch sử, tổ chức trò chơi cũng là một phương pháp giáo dục giúp học sinh rèn luyện các giác quan, khéo léo hơn, nhanh nhẹn hơn và tự tin hơn.Ngoài ra trò chơi còn giúp các em có khả năng quan sát, phản ứng nhanh, chủ động và đoàn kết.Trò chơi là một phương tiện giáo dục giải trí, giúp HS được rèn luyện, phấn khích, thích thú và vì thế bài học lịch sử sẽ đạt hiệu quả hơn.

Theo nhu cầu của HS, các trò chơi được tổ chức tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh được thực hiện như sau:

Chương trình Mãi mãi tuổi hai mươi”.

Chủ đề: Đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

I. Mục tiêu.

Kết thúc hoạt động ngoại khóa này, HS có khả năng:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/04/2023