1. Về kiến thức:
- Hiểu được những khó khăn của bộ đội Trường Sơn và sự ác liệt của chiến tranh trên tuyến đường này.
- Đánh giá được vai trò của đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ.
2. Về kĩ năng:
- Đọc và khai thác thông tin từ các tư liệu, hiện vật của bảo tàng đường Hồ Chí Minh và các tài liệu có liên quan.
- Rèn kĩ năng đóng vai, làm việc nhóm, tham gia các hoạt động tập thể, tổ chức sự kiện.
- Biết cách chơi các trò chơi vận động.
3. Về thái độ:
- Trân trọng những con người đã làm nên lịch sử, hiểu được giá trị của cuộc sống.
- Học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ các bảo tàng, di tích lịch sử.
II. Cơ cấu tổ chức.
1. Đối tượng tham gia.
- HS lớp 12 THPT.
- Số lượng: 40 HS (chia làm 2 đội).
2. Thời gian tổ chức (dự kiến).
- Thời gian: 120 phút.
- Ngày... tháng... năm...
III. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Chuẩn bị của GV.
- Lên kế hoạch và đề xuất với nhà trường về tổ chức tham quan tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh cho HS.
- Liên hệ với Ban quản lý bảo tàng để trình bày mục đích, yêu cầu và nội dung buổi ngoại khóa.
- Tìm hiểu những nội dung trưng bày tại bảo tàng có liên quan đến chủ đề.
- Giao nhiệm vụ chuẩn bị cho HS: Đọc trước tài liệu của bảo tàng, chuẩn bị nội dung để tham gia các trò chơi.
2. Chuẩn bị của HS.
- Đọc các tài liệu về bảo tàng đường Hồ Chí Minh theo yêu cầu của GV qua trang website : http://www.btlsqsvn.org.vn
- Các đội chuẩn cờ bị cờ nhỏ, ba lô và túi bóng đựng 3 lít nước.
IV. Nội dung hoạt động.
1. Hoạt động 1: Trò chơi “Đoán tên hiện vật”.
- Thời gian: 30 phút.
- Mục đích: HS biết được các hiện vật đã được sử dụng để mở đường và phục vụ cho công tác di chuyển, vận chuyển trên tuyến đường Trường Sơn.
- Hình thức: HS được chia làm 2 đội, xếp thành 2 hàng dọc, mỗi đội 5
HS.
Mỗi hiện vật là một gợi ý, lần lượt mỗi người trong đội trả lời nhanh
nhất và đúng sẽ được cộng 10 điểm cho mỗi hiện vật.Trả lời đến gợi ý thứ 2 bị trừ 5 điểm.
2. Hoạt động 2: Đóng vai hướng dẫn viên bảo tàng.
- Thời gian: 30 phút.
- Mục đích: Cho HS hiểu biết thêm về cách thức vận chuyển hàng của bộ đội Trường Sơn.
Rèn luyện sự tự tin, kĩ năng thuyết trình.
- Hình thức: Chia lớp thành 2 đội và làm theo yêu cầu của GV
Yêu cầu 1: Hãy kể tên 3 cách thức để vận chuyển hàng của bộ đội qua đường Trường Sơn? (HS có thể kể: dùng ngựa, dùng gùi, dùng xe thồ).
Yêu cầu 2: HS bốc thăm 1 trong 3 hiện vật và giới thiệu về hiện vật đó, trình bày tự tin, đúng chủ đề, hấp dẫn, lưu loát, rõ ràng.
- GV làm giám khảo.
3. Hoạt động 3: Tập làm chiến sĩ.
- Thời gian: 30 phút.
- Mục đích: cho HS hiểu thêm về những khó khăn của bộ đội Trường Sơn khi vận chuyển xăng dầu qua tuyến đường này.
- Hình thức: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 5 chiến sĩ tham gia.
- Cách chơi: Các chiến sĩ đeo ba lô (mỗi ba lô đựng 3 lít nước đã được chuẩn bị) và di chuyển từ vạch xuất phát qua các chướng ngại vật (bao cát, cành cây, ghế...) để lấy lá cờ mang về đích, cắm cờ vào giỏ quà và nhận được 1 câu hỏi để trả lời. Mỗi đội có 15 phút thực hiện.
- Tiêu chí: Nhanh, không chạm vật cản, trả lời đúng câu hỏi.
4. Hoạt động 4: Trò chơi “Tiếp sức về nguồn”.
- Thời gian: 30 phút.
- Mục đích: giới thiệu cho HS biết được các địa điểm trọng yếu của tuyến đường Trường Sơn.
- Hình thức: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 2 HS tham gia trò chơi.
- Cách chơi:
Trên màn hình ghi tên 10 địa điểm khác nhau trên tuyến đường Trường Sơn.
Một HS quay lên màn hình và 1 HS quay xuống màn hình, HS quay lên sẽ nhìn từng địa danh và gợi ý cho HS đứng dưới trả lời trong thời gian 15 phút cho mỗi đội.
Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm.
- Tiêu chí: trả lời đúng câu hỏi, đúng thời gian, không gợi ý bằng tiếng Anh, tiếng lóng.
V. Kết thúc hoạt động.
- Dựa vào tổng số điểm sẽ trao giải nhất, nhì cho 2 đội.
- HS về nhà làm bài thu hoạch: “Hãy giới thiệu về một hiện vật tại bảo tàng đường Trường Sơn mà em cho là ấn tượng nhất”.
2.4. Thực nghiệm sư phạm
2.4.1. Mục đích, đối tượng thực nghiệm
Mục đích thực nghiệm:
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm, đánh giá và khẳng định được tính khả thi của các đề xuất về nội dung, biện pháp thực hiện đề tài “Sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kì 1954- 1975”.
Trong khi chúng tôi đang thực hiện đề tài thì bảo tàng đường Hồ Chí Minh vẫn trong quá trình sửa chữa và đóng cửa tạm dừng hoạt động đến tháng 12/2017 mới mở cửa, do đó chúng tôi chỉ thực nghiệm được bài nội khóa.
Đối tượng thực nghiệm:
Quá trình thực nghiệm được tiến hành tại trường THPT Trần Hưng Đạo
- Hà Đông - Hà Nội.
Lớp được chọn thực nghiệm là lớp 12a6 (34 học sinh), lớp đối chứng là 12a3 (35 học sinh).
Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được lựa chọn theo nguyên tắc: Sĩ số gần tương đồng nhau, kết quả học tập chênh lệch không đáng kể.
2.4.2. Nội dung, phương pháp thực nghiệm
Nội dung thực nghiệm:
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm bài 22: “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược.Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973).Tiết 2- Lớp 12 chương trình chuẩn.
Để thực nghiệm thành công và thu được kết quả chính xác, chúng tôi đã đảm bảo mục tiêu bài học, chia thời gian và nội dung kiến thức đúng với phân phối chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc thực nghiệm được tiến hành qua 1 tiết học/ lớp.
Phương pháp thực nghiệm:
Chuẩn bị giáo án theo 2 kiểu như sau: Kiểu 1: Lớp 12a6
- Xây dựng giáo án thực nghiệm.
- GV sử dụng tranh ảnh của bảo tàng đường Hồ Chí Minh có liên quan đến bài học, xây dựng bảo tàng ảo.
- Máy tính kết nối với máy chiếu và màn hình. Kiểu 2: Lớp 12a3
Giáo án soạn giảng bình thường, không sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử.
Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Hai lớp cùng trả lời phiếu thăm dò ý kiến học sinh sau giờ học.(Phụ lục 4) và làm bài kiểm tra nhanh gồm 5 câu hỏi trắc nghiệm, 1 câu hỏi tự luận (Phụ lục 5). Tiêu chí đánh giá là thang điểm 10.
- Từ điểm 9 đến 10 (giỏi): Bài làm đủ số câu, đúng kiến thức, hiểu được nội dung và ý nghĩa bức ảnh.
- Từ điểm 7 đến 8 (khá): Bài làm đúng số câu nhưng một số câu trả lời chưa đúng, nêu được nội dung bức ảnh.
- Từ điểm 5 đến 6 (trung bình): bài có số câu trả lời ít hơn so với bài đạt điểm 7-8, kiến thức nắm chưa sâu.
- Từ điểm 3 đến 4 (yếu): Bài có số câu trả lời đúng dưới 50% số lượng câu hỏi.
2.4.3. Kết quả thực nghiệm
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kết quả điểm kiểm tra giữa lớp TN và lớp ĐC
Điểm Giỏi 9-10 | Điểm Khá 7-8 | Điểm TB 5-6 | Điểm Yếu, kém <5 | ||
Lớp TN (34hs) | Số lượng | 6 | 14 | 10 | 4 |
Tỉ lệ % | 17,6% | 41,2% | 29,4% | 11,8% | |
Lớp ĐC (35hs) | Số lượng | 2 | 6 | 16 | 11 |
Tỉ lệ % | 5,7% | 17,2% | 45,7% | 31,4% |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng Và Sử Dụng “Bảo Tàng Ảo” Về Đường Hồ Chí Minh Trong Bài Học Trên Lớp.
- Tổ Chức Tham Quan Tại Bảo Tàng Đường Hồ Chí Minh.
- Tổ Chức Trải Nghiệm Sáng Tạo Tại Bảo Tàng Đường Hồ Chí Minh.
- Sử dụng bảo tàng Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử Việt Nam thời kì 1954 - 1975 ở trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo - Hà Đông - Hà Nội - 13
- Gợi Ý Tiến Trình Và Phương Pháp Tổ Chức Dạy Học.
- Sử dụng bảo tàng Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử Việt Nam thời kì 1954 - 1975 ở trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo - Hà Đông - Hà Nội - 15
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Qua bảng 2.1, dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm đã thông qua việc xử lí số liệu thu được, chúng tôi nhận thấy: chất lượng học tập của học sinh lớp thực nghiệm luôn cao hơn học sinh lớp đối chứng. Cụ thể:
Ở lớp thực nghiệm12a6, GV đã sử dụng tư liệu bảo tàng đường Hồ Chí Minh vào dạy học, học sinh rất hứng thú theo dõi và phát biểu. Tổng số bài kiểm tra GV thu được là 34 bài, trong đó số bài đạt điểm giỏi là 6 (chiếm 17,6%), điểm khá là 14 (chiếm 41,2%), điểm trung bình là 10 (chiếm 29,4%),
điểm yếu là 4 (chiếm 11,8%).
Ở lớp đối chứng 12a3, GV dạy theo phương pháp truyền thống, đưa ra nội dung kiến thức trong bài và yêu cầu học sinh phát biểu rồi ghi chép do đó chưa tạo ra sự hứng thú,chủ động cho học sinh. Tổng số bài kiểm tra thu về là 35, trong đó bài đạt điểm giỏi là 2 (chiếm 5,7%), điểm khá là 6 (chiếm 17,2%), điểm trung bình là 16 (chiếm 45,7%), điểm yếu là 11 (chiếm 31,4%).
Đa số học sinh lớp thực nghiệm nắm chắc kiến thức hơn so với lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi ở lớp thực nghiệm chiếm 17,6 % (cao hơn lớp đối chứng 11,9%).Tỉ lệ điểm yếu của học sinh lớp đối chứng cao hơn lớp thực nghiệm là 20%.
Qua phân tích các số liệu từ phiếu thông tin của học sinh sau giờ dạy thực nghiệm, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Về mức độ hứng thú của học sinh và kết quả của giờ học:
Đa số HS đều rất hăng hái xây dựng bài, hứng thú với bài học, 82% HS hiểu bài học, 85% HS đã được mở rộng thêm kiến thức có liên quan đến bài học và thấy hấp dẫn qua cách mở rộng kiến thức về đường Trường Sơn của giáo viên.
Về mục tiêu học tập và kĩ năng:
Khi GV sử dụng tư liệu bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong bài học, có 46% HS đã đạt được mục tiêu trang bị thêm những kiến thức về đường Trường Sơn, về sự ác liệt của chiến tranh và những khó khăn của nhân dân hai miền đất nước khi phải chống lại một đế quốc sừng sỏ nhất trên thế giới. 55,8% học sinh cho rằng được rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình.
Thông qua bài học,với các phương pháp giáo viên sử dụng,70,5% cho rằng GV sử dụng phương pháp trực quan hiệu quả nhất, qua những hình ảnh GV cung cấp và hướng dẫn học sinh khai thác, học sinh đã có thêm những đánh giá, nhận xét về tinh thần chiến đấu của quân dân ta, một thời “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, thấy được mối quan hệ gắn bó ruột thịt giữa hậu phương và tiền tuyến trong việc chống lại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ.
Về thái độ:
67,6% HS cho rằng đã khơi dậy lòng yêu nước và tự hào dân tộc khi được GV mở rộng thêm kiến thức ngoài sách giáo khoa, được nhìn và khai thác các tranh ảnh của bảo tàng đường Hồ Chí Minh có liên quan đến bài học.
Như vậy, thông qua tiết học Lịch sử có sử dụng tư liệu bảo tàng đường Hồ Chí Minh đã giúp HS biết thêm nhiều nguồn tài liệu chưa được biết đến hoặc chưa được đề cập trong sách giáo khoa. Với nhận thức đúng đắn và đạt được các mục tiêu bài học đề ra đã mở rộng sự hiểu biết , sự hứng thú cho học sinh làm cho các em yêu thích môn học, qua đó đã khơi dậy lòng yêu nước và tự hào dân tộc cho học sinh. Các em cũng mong muốn được mở rộng thêm
các kiến thức ngoài sách giáo khoa, được nghe GV kể các câu chuyện lịch sử và xem video có liên quan đến bài học.
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực nghiệm chúng tôi cũng thấy một số bất cập như sau:
- Bài học dài, có nhiều nội dung nên thời gian không đủ để khai thác triệt để các loại ảnh và hiện vật của bảo tàng đường Hồ Chí Minh.
- Học sinh chưa tự tin và chưa có nhiều sự tìm tòi khi trả lời các câu hỏi thông qua các hình ảnh mà giáo viên đưa ra.
Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp giúp cho việc áp dụng đề tài vào giảng dạy được tốt hơn:
- Tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học lịch sử.
- Cần hướng dẫn cho học sinh có sự chuẩn bị tốt về tư liệu.
- Kiểm tra đánh giá sau giờ học.
Qua kết quả thực nghiệm trên, chúng tôi khẳng định: Trong quá trình dạy học Lịch sử, GV chỉ dựa vào kiến thức sách giáo khoa là chưa đủ. Việc sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh vào bài học một cách phù hợp sẽ là một trong những biện pháp tốt để giúp GV nâng cao được hiệu quả bài học và giúp học sinh hứng thú hơn với môn học. Bài học lịch sử sẽ bớt nặng nề, học sinh thích thú với những kiến thức được mở rộng, tiếp cận được những nguồn tư liệu bảo tàng chưa biết đến nhưng đã được GV chia sẻ, khai thác trong giờ học.