Sử dụng bảo tàng Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử Việt Nam thời kì 1954 - 1975 ở trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo - Hà Đông - Hà Nội - 13

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu nội dung, cấu trúc chương trình lịch sử lớp 12 (Phần lịch sử Việt nam thời kì 1954 - 1975) cùng với việc đánh giá thực trạng sử dụng bảo tàng nói chung và Bảo tàng đường Hồ Chí Minh nói riêng trong dạy học Lịch sử, chúng tôi đã tiến hành đề xuất các biện pháp sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh để dạy bài nội khóa và tổ chức một số hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử cho HS ở trường THPT hiện nay.

Để đánh giá được tính khả thi và những thuận lợi, khó khăn khi triển khai các biện pháp đề xuất trong đề tài vào thực tiễn dạy học Lịch sử ở trường THPT, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm, đánh giá, phân tích kết quả thực nghiệm. Thông qua kết quả thực nghiệm, phần nào khẳng định được tính khả thi hiệu quả mà trong nội dung luận văn đã đề xuất.

Đề tài phù hợp mục tiêu dạy học lịch sử, với khả năng tổ chức của GV và khả năng thực hiện của HS mặc dù trong thực tế vẫn còn khó khăn. Những đề xuất về hoạt động ngoại khóa phù hợp hơn khi triển khai ở các trường THPT trên địa bàn Quận Hà Đông - Hà Nội.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở rút ra một số kết luận như sau 1.Bảo tàng là nơi bổ sung nguồn kiến thức lịch sử vô cùng phong phú,

đa dạng. Thông qua các tư liệu, hiện vật, không gian của bảo tàng sẽ có tác

dụng nâng cao việc giáo dục đạo đức, mở rộng kiến thức và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng học tập.Bảo tàng còn là nơi khơi nguồn cảm hứng trong dạy và học lịch sử ở các trường phổ thông . Sử dụng bảo tàng trong dạy học Lịch sử rất cần thiết và cũng là một biện pháp để góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả bài học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

2. Bảo tàng đường Hồ Chí Minh với nhiều nguồn tư liệu phong phú, liên quan nhiều tới lịch sử dân tộc thời kì 1954 - 1975. Do đó, đòi hỏi giáo viên cần phải có sự lựa chọn các nguồn tư liệu liên quan đến nội dung bài học (chủ đề), phù hợp với đối tượng học sinh để thiết kế bài dạy, lựa chọn phương pháp dạy học.Trong luận văn đã đưa ra các đề xuất dạy học trong các bài nội khóa (xây dựng bảo tàng ảo, sử dụng trong các bài học có liên quan) và hoạt động ngoại khóa (tham quan, tổ chức trò chơi, trải nghiệm sáng tạo) có sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh.

3. Qua kết quả thực nghiệm đã cho thấy tính hiệu quả bước đầu của việc sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam. Giáo viên cần kết hợp và vận dụng linh hoạt với các phương pháp dạy học khác sẽ góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.

Sử dụng bảo tàng Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử Việt Nam thời kì 1954 - 1975 ở trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo - Hà Đông - Hà Nội - 13

Từ kết quả nghiên cứu và mong muốn các biện pháp được đề xuất trong luận văn có thể thực hiện được trong thực tế dạy học Lịch sử, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau:

1. Đối với bảo tàng đường Hồ Chí Minh.

Để thu hút được GV và HS các trường THPT quan tâm tìm hiểu, tham quan, học tập, bảo tàng nên sửa sang thêm về sơ sở vật chất, có kế hoạch tổ

chức các chương trình, sự kiện bổ ích, phù hợp với học sinh (1 năm/2 lần), xây dựng phòng khám phá trong bảo tàng và giảm phí vé vào cửa cho đối tượng HS.

Cần phối hợp với các nhà trường để tổ chức các buổi trưng bày lưu động để tăng cường công tác giáo dục cho học sinh.

2. Đối với Bộ giáo dục- đào tạo

Các hình ảnh trong sách giáo khoa hiện nay còn ít, chủ yếu là ảnh đen trắng, chưa có tính thẩm mĩ, không nhấn mạnh được nội dung và trọng tâm bài học. Do đó, cần đa dạng hơn các hình ảnh lịch sử, hiện vật lịch sử, nhân vật lịch sử để tác động tới trực quan của học sinh, qua đó học sinh có thể hiểu về lịch sử, phân tích, đánh giá… tạo sự chủ động, tích cực trong học tập cho học sinh.

3. Đối với nhà trường

Ban giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện về sơ sở vật chất, kinh phí cho giáo viên và học sinh: Máy chiếu, máy tính, máy ảnh, phòng học bộ môn… để giáo viên dễ dàng thực hiện kế hoạch bài dạy đã đề ra.

4. Đối với giáo viên

Giáo viên bộ môn Lịch sử cần tự tin, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung bài và đối tượng học sinh. Qua mỗi bài dạy lịch sử, giáo viên cần tạo được cảm hứng cho học sinh để học sinh thêm hiểu, thêm yêu bộ môn của mình, như vậy cũng là một cách để giáo viên tạo được sự hứng thú cho học sinh với môn học.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Đặng Văn Bài (2017), “Mấy suy nghĩ về hoạt động giáo dục trải nghiệm tại bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam” Tạp chí Di sản văn hóa (2).tr.62.

2. Bộ giáo dục và đào tạo (2016), SGK Lịch sử 12

3. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2015), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954- 1975), NXB Chính trị Quốc gia.

4. Nguyễn Thị Côi (chủ biên ) ( 2011), Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Côi (1998), Bảo tàng Lịch sử, cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường Phổ thông trung học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Nguyễn Thị Côi (2008), Các con đường,biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học LS ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Đệ (2016), Thanh niên xung phong phục vụ giao thông vận tải thời chống Mỹ ,Nxb Giao thông vận tải

8. Lê Mậu Hãn (chủ biên) ( 2014), Đại cương lịch sử Việt Nam tập 3,

Nxb Giáo dục Việt Nam

9. Hoàng Huân (2015), Một góc nhìn chiến tranh, Nxb Hà Nội

10. Phạm Ngọc Hòa - Tô Thị Thanh Thảo (2015),“Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học - Đại học Cần Thơ.

11. Vũ Quang Hiển – Hoàng Thanh Tú (chủ biên) (2014), Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông,, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

12. Phan Ngọc Liên (1996), Thuật ngữ khái niệm lịch sử phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị (1998), Phương pháp dạy học lịch sử (Tái bản lần thứ nhất) có sửa chữa bổ sung, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2009), Phương pháp dạy học lịch sử- Tập 2,

Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội.

15. Luật giáo dục , 2005, Nxb Chính trị Quốc gia.

16. Luật di sản Văn hóa (2009), Nxb Chính trị Quốc gia.

17. Nguyễn Phương Nam (2016), Về các tổng thống Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia

18. Mai Văn Nam (2012), “Bước đầu nghiên cứu xây dựng bảo tàng ảo nhằm vận dụng vào dạy học lịch sử ở trường phổ thông” Tạp chí giáo dục (293). tr. 51- 53.

19. Quân đội nhân dân Việt Nam- Tổng cục chính trị (2009), Tài liệu tuyên truyền 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn, Nxb Quân đội nhân dân.

20. Viện hàn lâm khoa học Việt Nam (2014), Lịch sử Việt Nam thường thức, tập 2, Nxb giáo dục Việt Nam.

21. Trịnh Đình Tùng (chủ biên) (2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn Lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm.

22. Nguyễn Thị Kim Thành (2014), Bảo tàng, di tích nơi khơi nguồn cảm hứng dạy và học Lịch sử cho học sinh phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam.

23. Bùi Hà Thanh (2017), “Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”

Tạp chí dạy và học ngày nay (2). tr. 27.

24. Hoàng Thanh Tú, Chu Ngọc Quỳnh (2013), “Xây dựng chương trình hoạt động ngoại khóa môn lịch sử tại bảo tàng dân tộc học Việt Nam” Tạp chí giáo dục và xã hội (29). tr. 13- 16.

25. Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Văn Phúc,(2012) “Định hướng nhiệm vụ nhận thức trong dạy học Lịch sử ở trường THPT nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh”. Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về dạy học Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. tr.173.

26. Phạm Bá Toàn (2008), Cuộc chiến trên chiến trường Trường Sơn- đường Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ, Nxb Quân đội nhân dân.

27. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (1990), Cơ sở bảo tàng học.

28. Phạm Xuân Vũ (2015), “Sử dụng tư liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 ở trường THPT tỉnh Đồng Tháp”, Luận án trường ĐHSP Hà Nội.


NGUỒN INTERNET

29. http://baohatinh.vn/xa-hoi/huyen-thoai-truong-son-bai-2-con-duong- cua-lua-tuoi-20/69458.htm, cập nhật ngày 26/7/2017.

30. http://www.btlsqsvn.org.vn/tabid/89/post/311/BAO-TANG-DUONG- HO-CHI-MINH.aspx, cập nhật ngày 26/7/2017.

31. http://www.nguoiduatin.vn/nguoi-anh-hung-vac-dan-di-bo-mot-vong- trai-dat-a46933.html), cập nhật ngày 17/8/2017.

32. http://www.qdnd.vn/phong-su-dieu-tra/dieu-tra/duong-truong-son-con- duong-huyen-thoai-478434 ngày 30/9/2017,cập nhật ngày 16/8/2017.

33. http://phunuvietnam.vn/kho-bau/huyen-thoai-10-co-gai-nga-ba-dong- loc-post13787.html, cập nhật ngày 12/ 8/2017

DANH MỤC PHỤ LỤC


Phụ lục 1: Phiếu khảo sát ý kiến giáo viên Phụ lục 2: Phiếu khảo sát ý kiến học sinh Phụ lục 3: Giáo án thực nghiệm

Phụ lục 4: Phiếu khảo sát sau giờ thực nghiệm Phụ lục 5: Bài kiểm tra sau giờ thực nghiệm

Phụ lục 6: Ảnh chụp tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh.


Phụ lục 1:

PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN

Câu 1:Thầy (cô) quan niệm như thế nào về sử dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử?

Là phương tiện trực quan có giá trị trong giảng dạy, cung cấp nguồn kiến thức phong phú cho học sinh.

Là cách khai thác các tư liệu, hiện vật của bảo tàng vào bài học lịch sử.

Là cách rèn luyện các kĩ năng cho học sinh.

Câu 2: Theo thầy (cô) việc sử dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử có cần thiết không?

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Câu 3: Thầy (cô) đã từng đến bảo tàng đường Hồ Chí Minh Chưa?

Đã từng đến

Chưa từng đến

Câu 4: Thầy (cô) đã sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử chưa?

Thường xuyên sử dụng trong những bài học có liên quan

Sử dụng một vài lần trong hoạt động ngoại khóa

Chưa sử dụng

(Nếu có, thầy (cô) đã từng sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh theo cách thức nào dưới đây?)

Trao đổi, thảo luận

Hoạt động nhóm

Giải quyết tình huống

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/04/2023