Vị Trí, Mục Tiêu, Nội Dung Của Phần Lịch Sử Việt Nam Thời Kì 1954-1975

GV cũng đã đánh giá được mức độ hiệu quả việc sử dụng các hình ảnh, hiện vật tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử và những hoạt động ngoại khóa phù hợp có thể tổ chức tại bảo tàng. Tuy nhiên rất nhiều GV còn lúng túng chưa biết cách sử dụng tư liệu bảo tàng vào bài học như thế nào cho phù hợp, và mặc dù bảo tàng đường Hồ Chí Minh rất gần với địa điểm một số trường nhưng GV cũng ít quan tâm để tổ chức dạy học hoặc cho học sinh thăm quan tại bảo tàng để mở rộng kiến thức lịch sử, tổ chức các trò chơi, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo… Các em đều thấy rõ vai trò, hiệu quả của việc sử dụng các tư liệu bảo tàng vào bài học lịch sử nhưng mới chỉ ở khía cạnh khắc sâu kiến thức, mở rộng hiểu biết cho học sinh chứ chưa hướng đến rèn các kĩ năng thực hành.

HS chưa có thói quen học tập tại bảo tàng với các hoạt động khác nhau trong buổi ngoại khóa. Cách thức sử dụng bảo tàng của GV chưa được phong phú, chưa có tính sáng tạo, chỉ dừng lại ở việc cho HS tham quan, nghe HDV thuyết minh. Trong khi đó nhu cầu của các em khi đến bảo tàng rất thích tổ chức các trò chơi, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo,các em thích vận động và sáng tạo nhiều hơn.

Từ việc tìm hiểu thực trạng việc khai thác và sử dụng tư liệu bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử ở trường THPT Trần Hưng Đạo và một số trường trong khu vực đều chưa có hiệu quả, do đó muốn sử dụng bảo tàng có hiệu quả cần đưa ra các hình thức,phương pháp phù hợp. Đây chính là cơ sở giúp tôi đi sâu giải quyết những nội dung cơ bản trong Chương 2: Một số biện pháp sử dụng hiệu quả bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kì 1954 - 1975.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Việc sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong dạy học môn lịch sử ở trường THPT được đánh giá là rất cần thiết trong việc đổi mới phương pháp dạy học, cung cấp kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo và giáo dục học sinh. Qua đó, học sinh có sự yêu thích, hứng thú với môn học và sự lựa chọn trong tương lai.

Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn của đề tài đã cho thấy Bảo tàng đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa to lớn trong việc làm phong phú kiến thức lịch sử, giáo dục các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống của dân tộc cho HS; Bảo tàng đường Hồ Chí Minh với nhiều nguồn tư liệu vô giá đã phục vụ cho GV và HS tìm hiểu về chặng đường lịch sử gian khó nhưng hào hùng của dân tộc qua con đường huyền thoại - đường Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, việc tham quan và sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử vẫn còn hạn chế, chưa thu hút được học sinh tham gia và còn nhiều khó khăn cần được giải quyết cho phù hợp với việc học tập của học sinh.

Đó là những cơ sở để chúng tôi đề xuất các biện pháp sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kì 1954 - 1975 ở trường THPT.

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG BẢO TÀNG ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KÌ 1954 – 1975

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN HƯNG ĐẠO- HÀ ĐÔNG- HÀ NỘI.THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.


Sử dụng bảo tàng Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử Việt Nam thời kì 1954 - 1975 ở trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo - Hà Đông - Hà Nội - 7

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung của phần lịch sử Việt Nam thời kì 1954-1975

2.1.1. Vị trí và mục tiêu

2.1.1.1. Vị trí

Lịch sử Việt Nam thời kì 1954 - 1974 thuộc chương IV “Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975” nằm trong chương trình sách giáo khoa Lịch sử 12, nhà xuất bản Giáo dục (2016). Đây là thời kì có vị trí quan trọng trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, thời kì tiếp nối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta giành thắng lợi (1946 - 1954), đưa lịch sử nước ta chuyển sang thời kỳ mới với hai nhiệm vụ chiến lược cho hai miền: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc; cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Đó là một quãng đường kéo dài trong suốt 20 gian khổ, trong đó miền Bắc vừa sản xuất vừa chống lại sự phá hoại bằng không quân của Mỹ, đồng thời giữ vững vai trò hậu phương cho tiền tuyến miền Nam. Nhân dân cả hai miền đều trực tiếp tiến hành cuộc chiến tranh chống xâm lược của đế quốc Mỹ và tay sai, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới thống nhất đất nước, Bắc - Nam thu về một mối.

Nội dung của thời kì lịch sử này trong SGK đã được phân ra trong ba bài học: Bài 21, 22 và bài 23. Khi phân tích nội dung từng bài trong chương IV này chúng ta sẽ thấy rõ vị trí, ý nghĩa của giai đoạn lịch sử (1954-1975). Từ đó, giúp học sinh nhận thức được cuộc đấu tranh gian khổ nhưng oanh liệt của quân dân hai miền đất nước phải chống lại một đế quốc to lớn, sừng sỏ trên thế giới như đế quốc Mỹ. Học Lịch sử Việt Nam giai đoạn này sẽ thấy

được bức tranh toàn cảnh tội ác của kẻ thù và cũng thấy những chiến công của quân dân ta cùng với ý nghĩa lớn lao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc. Học sinh sẽ thấy được rõ vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, của Bác Hồ. Củng cố cho học sinh khái niệm: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; chiến tranh nhân dân; bạo lực cách mạng… Từ đó giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ và phẩm chất đạo đức, niềm tin tưởng cho học sinh vào sự lãnh đạo của Đảng.

2.1.1.1. Mục tiêu

- Về kiến thức:

+ Trình bày được tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Trên cơ sở tình hình ở hai miền, Đảng ta đã vạch ra nhiệm vụ cách mạng mỗi miền.

+ Nêu được âm mưu, thủ đoạn của Mỹ qua các chiến lược ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.

+ Đánh giá được tinh thần đấu tranh của nhân dân ta ở hai miền đất nước chống lại các âm mưu, chiến lược của Mỹ làm nên chiến thắng cuối cùng, thống nhất đất nước, Bắc - Nam thu về một mối.

+ Phân tích được mối quan hệ gắn bó của nhân dân miền Bắc với tiền tuyến miền Nam và vai trò của Đảng với việc chỉ đạo kịp thời, sáng suốt là nguyên nhân quyết định tới sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ.

- Về kĩ năng:

+ Phát triển kĩ năng nhận thức, đánh giá, so sánh các vấn đề, các sự kiện lịch sử.

+ Quan sát, sử dụng bản đồ, tranh ảnh, lập niên biểu các sự kiện lịch sử.

+ Tự học, tự nghiên cứu, làm việc với nguồn sử liệu ngoài SGK.

+ Thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm

- Về thái độ, tư tưởng, tình cảm:

+ Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, tự hào về những thắng lợi oanh liệt của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sự biết ơn với các anh hùng, liệt sĩ.

+ Lên án chiến tranh xâm lược phi nghĩa, yêu mến và bảo vệ nền hòa bình của nhân loại.

+ Giáo dục niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Có thái độ tôn trọng, giữ gìn các di sản văn hóa lịch sử của dân tộc.

2.1.2. Nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam thời kì 1954 – 1975.

Nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam thời kì 1954- 1975 nằm trong chương IV của SGK Lịch sử lớp 12 - chương trình chuẩn. Được chia làm 3 bài (bài 21, 22 và 23). Mỗi bài đều có một lượng kiến thức sâu, rộng giúp học sinh có cái nhìn toàn diện về tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 đến năm 1975 khi đất nước thống nhất hoàn toàn.

Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau, Đảng đã đề ra nhiệm vụ cho từng miền: Miền Bắc khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.

Cách mạng miền Nam từ giữa năm 1954 chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị chống Mỹ - Diệm, đòi thi hành hiệp định Giơnevơ năm 1954, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.Từ cách mạng dân chủ nhân dân đã phát triển lên khởi nghĩa đồng loạt trong phong trào Đồng khởi (1959- 1960), và chiến tranh cách mạng từ năm 1961. Từ năm 1961 đến 1975, trải qua các giai đoạn lịch sử, quân dân ta đã đánh bại các kế hoạch chiến lược của 5 đời tổng thống Mỹ nối chân nhau thực hiện.Năm 1961 - 1965: Với những chiến thắng mang nhiều dấu ấn như trận Ấp Bắc, Bình Giã quân ta đánh bại chiến lược ”chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

Năm 1965 - 1968: Mỹ tiến hành chiến lược ” chiến tranh cục bộ”, với thắng lợi ở trận Vạn Tường, hai mùa khô (1965 - 1966; 1966 - 1967) và đặc biệt là cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968 ta buộc Mỹ phải thất bại trong chiến lược này và phải đàm phán với ta ở Pa-ri để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Năm 1969 - 1973: Với sự kết hợp của ba nước Đông Dương, ta đã giành thắng lợi trong chiến lược Việt Nam hóa và Đông Dương hóa chiến tranh của Mỹ.Từ năm 1973 đến năm 1975: Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được kí kết, quân Mỹ cùng với đồng minh của Mỹ đã rút khỏi nước ta làm so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng, quân dân miền Nam đứng lên chống quân Ngụy và giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.

Nhiệm vụ của miền Bắc là khôi phục kinh tế, đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhân dân miền Bắc đã hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954- 1957), cải tạo quan hệ sản xuất và bước đầu phát triển kinh tế- xã hội (1958- 1960). “Miền Bắc- hậu phương lớn của cả nước được xây dựng toàn diện,củng cố vững chắc kinh tế, xã hội (1960- 1965) phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi để Đảng và nhà nước ta củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, đẩy mạnh chi viện sức người, sức của cho cuộc kháng chiến ở miền Nam” [3, tr.102]. Khi Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc bằng không quân và hải quân lần thứ nhất bắt đầu ngày 5/8/1964, chính thức ngày 7/2/1965 và lần thứ hai bắt đầu từ ngày 6/4/1972, chính thức ngày 16/4/1972, nhân dân miền Bắc vừa chắc tay súng vừa chắc tay cày đã đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ. Cùng với những chiến thắng lẫy lừng, miền Bắc còn vai trò hậu phương rất lớn với tiền tuyến miền Nam và với nước bạn Lào, Campuchia, cung cấp sức người sức của cho các chiến trường, là yếu tố quyết định tới thắng lợi của miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì cả nước đi lên CNXH.

“ Đối với dân tộc Việt Nam, cuộc chiến tranh chính nghĩa chống giặc ngoại xâm là triền miên và ác liệt nhất. Đỉnh cao của sự ác liệt là chiến tranh 30 năm chống thực dân mới Mỹ xâm lược” [9, tr. 44]. Với những nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam thời kì 1954- 1975 trong chương trình SGK lớp 12 là cơ sở để chúng tôi khai thác, lựa chọn những hình ảnh, hiện vật tiêu biểu của bảo tàng đường Hồ Chí Minh cũng như đưa ra các hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp.

2.2. Khảo sát nguồn tư liệu tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh có thể sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kì 1954 - 1975.

Bảo tàng đường Hồ Chí Minh.

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 16km, theo Quốc lộ 6 quận Hà Đông, rẽ phải khoảng 500m là đến Bảo tàng đường Hồ Chí Minh. Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 12-1996 và cắt bǎng khánh thành vào ngày 14/4/1999, đúng vào dịp kỷ niệm 40 nǎm ngày ra đời của Đoàn 559. “Đoàn được mang phiên hiệu Đoàn 559 và ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày bộ đội chính trị và thường trực tổng quân ủy giao nhiệm vụ mở tuyến chiến lược Trường Sơn được xác định là ngày truyền thống đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” [19, tr. 23] tên gọi của Binh đoàn Trường Sơn anh hùng. “ Với đặc điểm địa lý Việt Nam chật hẹp, trải dài ven biển Đông, đối phương ngăn chặn nên không dễ dàng vượt vào phía Nam. Duy nhất chỉ có triền núi Trường Sơn hiểm trở kéo dài từ Bắc đến Nam, đối phương không kiểm soát là một lợi thế cho sự chi viện. Tháng 5/1959, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Quốc phòng thành lập đoàn vận tải quân sự 559 mở đường chiến lược Trường Sơn - đường mòn Hồ Chí Minh để chi viên cho chiến trường miền Nam. Đó là một tất yếu lịch sử.” [9, tr. 44]. Bảo tàng đường Hồ Chí Minh là nơi gìn giữ, bảo quản tài liệu, hiện vật quý hiếm để giới thiệu những sự tích anh hùng của bộ đội Trường Sơn với tình đoàn kết keo sơn cùng chung chiến hào chiến đấu của ba dân tộc Việt Nam - Lào -

Campuchia trên con đường lịch sử: “Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh là sự tiếp nối của Bảo tàng Trường Sơn trước đây được thành lập năm 1968 tại Trường Sơn. Lúc đó những cán bộ của Bảo tàng là những cán bộ, chiến sỹ làm công tác tuyên huấn, chính trị đi tuyên truyền và sưu tập các hiện vật thời đó để tổ chức lại thành các cuộc triển lãm, dần dần quy mô lớn và trở thành Bảo tàng Trường Sơn. Bảo tàng này phục vụ đắc lực cho các cán bộ, chiến sỹ tiền tuyến và động viên, khuyến khích cán bộ chiến sỹ chiến đấu trong thời kỳ chiến tranh”.

Đến với Bảo tàng, sẽ tận mắt thấy những hiện vật vô cùng quý báu gợi nhớ về tuyến vận tải chi viện chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Công trình văn hóa mang tính đặc thù của bộ đội Trường Sơn có khuôn viên rộng 17.000m2, nhà trưng bày 3 tầng diện tích 28.000m2. Ngay cửa vào khu trưng bày là phòng khánh tiết, có tượng bác bằng đồng cùng hình tượng các lực lượng bộ đội Trường Sơn với đủ các binh chủng hợp thành như: Công binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến… và bức phù điêu bằng đồng thể hiện tình đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương. Tiếp đó là các gian trưng bày hiện vật tái hiện quá trình hình thành và phát triển của tuyến vận tải chi viện chiến lược từ thời kỳ vận tải bằng gùi "đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng" đến thời kỳ mở đường ô tô ngang dọc Trường Sơn, lấy vận tải cơ giới là chính mà báo chí phương Tây lúc đó gọi là "trận đồ bát quái xuyên rừng rậm". Cùng gian trưng bày còn có các hình ảnh chân thực về những hoạt động của bộ đội Trường Sơn cùng những kỷ vật, vật dụng của các chiến sĩ đang được Bảo tàng lưu giữ, phát huy như: Đôi dép cao su, túi đựng cơm, áo bạt, ba lô đựng xăng, xẻng, cáng thương binh, thuyền thúng, hầm di động… Sức thu hút của Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh chính là tái hiện sinh động, khoa học về những sáng tạo độc đáo, những chiến công và sự hy sinh anh dũng của bộ đội Trường Sơn. Ở đây ta gặp lại những địa danh một thời là trọng điểm ác liệt như: Chà Là, Mụ Giạ, cua chữ A, Phu La Nhích, Ta Lê… thể hiện trên sa bàn khá lớn.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí