Xây Dựng Và Sử Dụng “Bảo Tàng Ảo” Về Đường Hồ Chí Minh Trong Bài Học Trên Lớp.

Khi dạy mục I, phần 2: Chiến đấu chống chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ, GV giới thiệu hình ảnh “Tuổi 20 ở Trường Sơn” và “Qua cầu treo” cho học sinh hiểu rõ hơn về tinh thần chiến đấu của quân dân ta chống lại chiến lược “Chiến tranh cục bộ ” của Mỹ.

Hình 2 3 Tuổi 20 ở Trường Sơn Nguồn Chụp tại bảo tàng đường Hồ Chí 1

Hình 2.3. Tuổi 20 ở Trường Sơn

(Nguồn: Chụp tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh- Hà Đông- Hà Nội) GV đưa hình ảnh và đặt câu hỏi:

1. Em cảm nhận như thế nào về tinh thần chiến đấu của các cô gái Trường Sơn qua bức ảnh trên?

Sau đó GV cho học sinh hiểu rõ thêm về hình ảnh “Tuổi 20 ở Trường Sơn” Hình ảnh “Tuổi 20 ở Trường Sơn” với những cô gái luôn nở nụ cười trước mưa bom, bão đạn của giặc trên tuyến đường huyền thoại đã cho học sinh có cái nhìn lạc quan trong chiến tranh, thấy được sự hi sinh của của các nữ chiến sĩ Trường Sơn. “Họ là những thanh niên rất trẻ, tuổi từ 17, 18 đến 30, đa số là nữ thanh niên” nhưng họ luôn sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân của mình cho tiền tuyến, cho thắng lợi của cuộc chiến tranh chính nghĩa.Cuộc sống của người lính Trường Sơn với bao khó khăn, gian khổ nhưng càng khó khăn, càng gian khổ, ý chí quật khởi quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ ngày càng

cao. Điều đó thể hiện rất rõ qua nụ cười rất rạng rỡ, hồn nhiên của các cô gái thanh niên xung phong. Có lẽ, chính cái khát khao giải phóng đã trở thành sức mạnh của dân tộc Việt. Con đường Trường Sơn đã trở thành huyền thoại về ý chí quyết tâm, sức mạnh của dân tộc làm cho cả thế giới phải khâm phục, kẻ thù cũng phải khiếp sợ.

Hình ảnh “Qua cầu treo” lại là một khía cạnh khác để GV khai thác cho học sinh hiểu rõ hơn về những khó khăn của bộ đội Trường Sơn khi phải chống lại những vũ khí tối tân, hiện đại của Mỹ trong cuộc chiến tranh đầy ác liệt.

Hình 2 4 Qua cầu treo Nguồn Chụp tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh Hà Đông 2

Hình 2.4. Qua cầu treo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

(Nguồn: Chụp tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh- Hà Đông- Hà Nội)

Cầu treo bắc qua sông Talê- Đường 20, do tiểu đoàn công binh 23 anh hùng xây dựng. Cầu có thể tải trọng 2 xe/lượt, được thiết kế bởi mố cầu cơ động. Khi bị oanh tạc, công binh cất đầu cầu tại bờ sông,cầu đã tồn tại ở trọng điểm này 4 năm, đảm bảo an toàn cho hàng ngàn chuyến xe chở hàng ra mặt trận. Khi đi qua cầu treo, người lái xe cũng phải thật gan dạ và anh dũng thì mới có thế cho xe và hàng qua được vì sự dập dềnh và chênh vênh của cầu sẽ làm cho cả người và xe có thể bị hất xuống sông bất cứ lúc nào. Cứ 13 xe đi

qua thì có 9 xe bị hất xuống sông nhưng điều đó không cản được những dòng xe, không cản được lòng người chiến sĩ đưa hàng ra mặt trận phục vụ cho chiến đấu.

Dạy phần II, mục 2: Vai trò của hậu phương miền Bắc từ 1965 đến 1968.Trong giai đoạn đối mặt với những khó khăn của chiến lược chiến tranh cục bộ khi Mỹ leo thang bắn phá ra miền Bắc nhưng nhân dân miền Bắc vẫn thực hiện tốt nghĩa vụ hậu phương. Cùng với tuyến đường vận chuyển trên biển, trong vòng 4 năm (1965 - 1968) “miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hóa tại các vùng giải phóng, cùng hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiều vật dụng khác. Tính chung, sức người, sức của từ miền Bắc chuyển vào miền Nam trong 4 năm đã tăng gấp 10 lần so với giai đoạn trước” [2, tr. 180].

Để có được những chuyến hàng vào tiền tuyến, ngoài phương thức gùi thồ, ngựa thồ, voi thồ thời kỳ đầu thì ở thời kì này đã sử dụng các loại xe cơ giới.

Hình 2 5 Xe cơ giới chở hàng vào miền Nam Nguồn Chụp tại bảo tàng đường 3

Hình 2.5. Xe cơ giới chở hàng vào miền Nam (Nguồn: Chụp tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh- Hà Đông- Hà Nội)

GV giới thiệu với học sinh đây là phương tiện để đưa hàng hóa vào chiến trường miền Nam qua đường Trường Sơn, hiện nay xe được bảo quản làm hiện vật chiến tranh tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh.

Khi dạy bài 23: “Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam” (1973- 1975), phần IV, mục 2: Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, GV đưa hình ảnh “Đường kín Trường Sơn” và hỏi học sinh:

Hình 2 6 Đường kín Trường Sơn Nguồn Chụp tại bảo tàng đường Hồ Chí 4

Hình 2.6. Đường kín Trường Sơn

(Nguồn: Chụp tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh- Hà Đông- Hà Nội)

1. Em biết gì về con đường này?

2. Con đường này có vai trò như thế nào trong việc chống lại máy bay của Mỹ?

Tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh đã mô phỏng hệ thống đường kín (Tuyến đường K), là một công trình sáng tạo to lớn, là một trong những kì tích của nhân dân hai nước Việt - Lào, là biểu tượng ý chí quyết thắng, thông minh, dũng cảm của quân dân ta trong chiến tranh ngăn chặn và chống ngăn chặn. Là một nỗ lực khi chuyển phương thức vận tải từ chạy đêm sang chạy ngày nhằm tránh sự săn lùng của kỹ thuật laze mà không quân Mỹ sử dụng bằng máy bay AC130E. Đường kín được xây dựng chủ yếu dựa vào rừng già tập trung trên đất bạn Lào. Những cành cây to vít vào nhau thành dàn ngụy trang che kín đường đi, cây thưa phải trồng thêm hoặc thay thế cành cây khô, treo cả những cây phong lan rừng để phủ kín đường. Từ năm 1971 đến năm 1973, bộ đội Trường Sơn đã xây dựng 1.100 km đường kín, đã tạo ra bước ngoặt lớn của cuộc chiến tranh chi viện cho chiến dịch Hồ Chí Minh.

"Suốt 16 năm chiến đấu ác liệt, gian khổ, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh - luôn luôn nắm vững tư tưởng cách mạng tiến công, chủ động, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm, không hề chùn bước trước bất cứ khó khăn, gian khổ, ác liệt nào. Cả Trường Sơn sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Lực lượng nào, đơn vị nào cũng có những sự tích anh hùng. Cung đường nào, địa điểm nào cũng là mảnh đất thiêng rực lửa. Bộ đội đường Hồ Chí Minh đã thắng địch và "thắng trời" làm nên con đường huyền thoại - đường Hồ Chí Minh-con đường đi tới độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc”.

(http://www.qdnd.vn/phong-su-dieu-tra/dieu-tra/duong-truong-son-con-duong-huyen-thoai-478434)

Suốt 16 năm (1959 - 1975), đường Trường Sơn luôn luôn trở thành trọng điểm ngăn chặn quyết liệt của địch. Trường Sơn là chiến trường thực nghiệm chiến lược "Chiến tranh ngăn chặn", "Chiến tranh bóp nghẹt" bằng các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và các loại vũ khí, thiết bị tối tân, hiện đại của nền khoa học công nghệ của đế quốc Mỹ. Núi rừng Trường Sơn luôn luôn rung chuyển, bị cày đi xới lại bởi hơn 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của địch trút xuống, gây nhiều tổn thất về người, phương tiện vật chất và môi

trường sinh thái trên tuyến đường Hồ Chí Minh. Hơn 20.000 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, hơn 32.000 cán bộ, chiến sĩ bị thương và hàng vạn người mang thương tích hoặc nhiễm chất độc màu da cam… 14.500 xe máy, 703 súng pháo và hơn 90.000 tấn hàng hóa bị phá hỏng. Với những hy sinh vô bờ bến ấy, bộ đội đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh đã lập nên kỳ tích anh hùng, làm nên con đường huyền thoại, góp phần to lớn vào sự toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Hiện nay, trong văn bia Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn khắc đậm những dòng chữ: "Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng sự đóng góp của Bộ đội đường Hồ Chí Minh, thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến vào công cuộc chi viện cho các chiến trường sẽ mãi mãi ghi vào trang sử oanh liệt của dân tộc ta, của quân đội ta như một thiên anh hùng ca bất diệt..." (http://www.qdnd.vn/phong-su-dieu-tra/dieu-tra/duong-truong-son-con- duong-huyen-thoai-478434

2.3.1.2. Xây dựng và sử dụng bảo tàng ảo” về đường Hồ Chí Minh trong bài học trên lớp.

Dạy học trực quan được gọi là “nguyên tắc vàng ngọc” trong dạy học ở trường phổ thông. Vì thế các môn môn thường khai thác các loại đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học để học sinh có nhận thức một cách hiệu quả nhất.Các bộ môn khoa học tự nhiên thì có phòng thực hành, phòng thí nghiệm để nghiên cứu và học tập thì bộ môn lịch sử cũng tìm đến các bảo tàng, hiện vật, di tích lịch sử để tham gia học tập. Đó là cách học hữu hiệu và thiết thực nhất cho việc học tập lịch sử ở trường phổ thông.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông, hoạt động giáo dục cũng có những biến đổi so với trước, nhiều giáo viên đã biết cách áp dụng CNTT vào giảng dạy để nâng cao hiệu quả bài học và phát huy tính sáng tạo của học sinh, trong đó có việc sử dụng bảo tàng ảo vào dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

“Bảo tàng ảo có nhiều tên gọi và quan niệm khác nhau như “bảo tàng điện tử” (electronic museum), “bảo tàng kĩ thuật số” (digiial museum), “bảo tàng mạng” (web museum)... tất cả những thuật ngữ này đều có chung một nội hàm về loại hình bảo tàng được số hóa, ghi lại bằng kĩ thuật số và được tiếp cận thông qua thông tin điện tử ” [18, tr. 51].

Như vậy có thể hiểu một cách tương đối bảo tàng ảo dựa trên bảo tàng thật và được hiện đại hóa và thay đổi cách trưng bày năng động biến hóa theo chủ đề và tự người xem có thể tổ chức lại trưng bày theo ý của mình.

Ở các trường THPT hiện nay chưa có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện đi lại và thời gian để tổ chức cho học sinh tới học tập tại bảo tàng, do đó xây dựng bảo tàng ảo trong các giờ học nội khóa cũng là điều cần thiết đối với GV và HS trong giờ học lịch sử. Xây dựng bảo tàng ảo nhưng được giá trị thật, hình ảnh hiện vật được nhìn từ mọi góc độ, âm thanh và ánh sáng do người thiết kế chủ động chọn lựa cho phù hợp nội dung cần trình bày.

Trưng bày ảo cho phép tạo mối liên kết chặt chẽ và đa dạng hơn giữa hiện vật với hoàn cảnh lịch sử hay môi trường sinh thái, nhờ vậy hiện vật cung cấp nhiều loại thông tin hơn giúp người xem hình dung, trải nghiệm và tái tạo lại những giai đoạn lịch sử văn hóa theo điều kiện không gian và thời gian.

Ví dụ: Sử dụng tư liệu bảo tàng đường Hồ Chí Minh xây dựng bảo tàng ảo cho bài 22 “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)”). Các bước thực hiện như sau:

- Bước 1: Lập kế hoạch dạy học

- Bước 2: Tìm hiểu, lựa chọn tư liệu bảo tàng đường Hồ Chí Minh có liên quan đến bài học.

- Bước 3: Đến bảo tàng chụp ảnh, tìm hiểu thông tin về ảnh và hiện vật đã lựa chọn.

- Bước 4: Xây dựng bảo tàng ảo bằng phần mềm Photo3D Album theo nội dung bài học.

I. Mục tiêu dạy học:

1. Về kiến thức.

- Trình bày âm mưu, thủ đoạn cũng như hành động của đế quốc Mĩ ở Việt Nam và trên toàn cõi Đông Dương thông qua các chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” -“Đông Dương hóa chiến tranh”.

- Nêu được những thắng lợi quyết định của quân dân ta trên cả hai miền đất nước chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” “Việt Nam hóa chiến tranh”.

- Đánh giá được vai trò của hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam.

- Phân tích được nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

2. Về kĩ năng.

- Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin.

- Kĩ năng quan sát.

- Kĩ năng thuyết trình, làm việc nhóm, tổng hợp.

3. Về thái độ

- Lên án những tội ác của đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở hai miền đất nước Việt Nam.

- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc,hỗ trợ của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.

- Nêu cao tinh thần đoàn kết, liên minh chiến đấu của ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược…

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Chuẩn bị của giáo viên.

- Lập kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho học sinh.

- Hướng dẫn HS tìm tư liệu bảo tàng đường Hồ Chí Minh liên quan đến bài 22.

- Đến bảo tàng ghi hình, chụp ảnh, tìm hiểu thông tin về tư liệu.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/04/2023