Song tinh bất dạ - dấu mốc của sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật trong văn học trung đại Việt Nam - 2

NỘI DUNG

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


1.1. Thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam

1.1.1. Thuật ngữ - khái niệm

Truyện Nôm là một bộ phận văn học khá độc đáo và có giá trị của nền văn học trung đại Việt Nam. Có nhiều tên gọi khác nhau được dùng như: truyện thơ, truyện dài, truyện thơ Nôm, truyện nôm na, truyện diễn ca, truyện thơ bình dân, truyện quốc âm… Có thể gọi tên đầy đủ chính xác nhất cho thể loại văn học này là truyện thơ Nôm. Tuy nhiên, nhìn chung và phổ biến nhất vẫn là xu hướng gọi thể loại này là truyện Nôm.

GS. Trần Đình Sử đã có lần đề cập trong cuốn sách Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại, coi truyện Nôm “là cách rút gọn của khái niệm truyện thơ Nôm, và cũng do điều kiện lịch sử văn xuôi Nôm không phát triển, nghĩa là văn Nôm chỉ tồn tại dưới dạng văn vần và biền ngẫu” [20; 395]. Cho nên, chúng tôi chọn dùng thuật ngữ truyện Nôm như nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng mà không sợ nhầm lẫn với truyện văn xuôi Nôm.

Qua cách định nghĩa của Đặng Thanh Lê (“Truyện Kiều” và thể loại truyện Nôm), Kiều Thu Hoạch (Truyện Nôm, lịch sử phát triển và thi pháp thể loại), Trần Đình Sử - Lê Bá Hán - Nguyễn Khắc Phi (Từ điển thuật ngữ văn học), Trần Thị Khang (Văn học trung đại Việt Nam, tập 2, Trần Đăng Na chủ biên)… về cơ bản, truyện Nôm là loại hình tác phẩm tự sự bằng thơ, phản ánh về cuộc đời số phận, về khát vọng hạnh phúc, công lý mang tính nhân bản của con người trong đời sống hiện thực đầy éo le, phức tạp; tác phẩm được viết bằng ngôn ngữ của dân tộc là chữ Nôm (có tác phẩm được viết bằng thể Đường

luật như truyện: Tô Công phụng sứ, Vương Tường, Lâm tuyền kì ngộ) …nhưng phổ biến là những tác phẩm viết bằng thể lục bát.

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 51 trang tài liệu này.

Quá trình hình thành, phát triển và giã từ văn đàn của truyện Nôm trải qua bốn giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất: Thế kỷ XVI - giai đoạn hình thành thể loại. Thế kỷ XVI không chỉ là thời kỳ cực thịnh của chế độ phong kiến mà còn là giai đoạn phát triển rực rỡ của nền văn học dân tộc, trong đó có văn học Nôm. Lúc này, chữ Nôm được sử dụng ngày càng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực cuộc sống. Đặc biệt, với các tác giả văn học thì chữ Nôm đã trở thành một phương tiện khá thuận lợi để thể hiện tâm hồn dân tộc. Đặc biệt, hầu hết những đại biểu ưu tú của văn học thời kỳ này đều làm nhiều thơ Nôm. Nguyễn Trãi có Quốc âm thi tập, gồm trên 250 bài thơ Nôm. Tao Đàn Nhị thập bát tú do vua Lê Thánh Tông làm chủ soái có Hồng Đức quốc âm thi tập với hơn 300 bài thơ Nôm. Thơ quốc ngữ thời kỳ này khá phổ biến với thể thất ngôn xen lục ngôn, tự do, phóng khoáng, không bị gò bó về niêm luật như thơ Đường. Tuy nhiên, văn học Nôm thời này vẫn có phần đơn điệu về thể loại.

Song tinh bất dạ - dấu mốc của sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật trong văn học trung đại Việt Nam - 2

Có nhiều ý kiến cho rằng các truyện Nôm làm theo lối Đường luật cũng xuất hiện vào thế kỷ này. Hình thức ban đầu của truyện Nôm có lẽ là từ một số bài thơ Nôm Đường luật xâu chuỗi lại, vịnh về một nhân vật nào đó theo diễn biến cuộc đời của họ. Chẳng hạn như cụm bài vịnh “Truyện Vương Tường” in trong Hồng Đức quốc âm thi tập (gồm 45 bài thơ, trong đó có 35 bài bát cú và 10 bài tứ tuyệt), Tô Công phụng sứ (gồm 24 bài thất ngôn bát cú), Lâm tuyền kỳ ngộ (gồm 146 bài bát cú, 1 bài tứ tuyệt, 1 ca khúc). Ngoài loại “vịnh truyện” còn có những bài “kể hạnh” hát cửa đình. Các bài “hạnh” thường là kể lại sự tích và đức hạnh của chư Phật hoặc các vị thần thánh được thờ ở chùa làng làm theo thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể đã góp phần cung cấp cho thể loại

truyện Nôm một nguồn đề tài, cốt truyện hấp dẫn và cả những tiền đề nghệ thuật cần thiết để góp phần hình thành thể loại.

Giai đoạn thứ hai: Thế kỷ XVII - truyện Nôm lục bát chính thức ra đời. Lúc này, nhu cầu phán ánh cuộc sống bằng phương thức tự sự dài hơi ngày càng lớn, mà thể thơ Đường luật với cấu trúc ổn định với yêu cầu khắt khe về niêm luật, vần đối, mang tính cô đọng, hàm súc lại không đáp ứng được. Hơn nữa, sử dụng thể thơ này để tự sự làm cho cốt truyện rời rạc, không thể hiện được nội dung dài và liên tục. Từ đó, các tác giả phải đi tìm một thể loại mới. Đầu thế kỉ XVII, Đào Duy Từ có nhiều sáng tác bằng chữ Nôm, nổi tiếng là hai tác phẩm Ngọa Long cương vãn gồm 136 câu lục bát và Tư Dung vãn gồm 236 câu Nôm lục bát. Đặc biệt, thời kỳ này có ba tập diễn ca lịch sử dài bằng chữ Nôm, rất gần gũi với thể truyện Nôm, là: Việt sử diễn âm, dài 2.332 câu thơ lục bát; Thiên Nam minh giám, gồm 936 câu thơ song thất lục bát; và Thiên Nam ngữ lục, dài hơn 8136 câu lục bát. Với Thiên nam ngữ lục, một sử ca đại trường thiên, thơ Nôm lục bát mới thực sự được sử dụng để viết nên tác phẩm có nội dung tự sự.

Cũng trong thế kỉ XVII, có sự ra đời của của một số tác phẩm khuyết danh gồm truyện Nôm lịch sử và diễn ca tôn giáo như Quan Âm tống tử bản hạnh, Địa Tạng bản hạnh, Liễu Hạnh công chúa diễn âm, Ông Ninh cổ truyện, Chúa Thao cổ truyện,... Ngoài ra còn một số những truyện Nôm về đề tài xã hội như Lý Công, Thoại Khanh – Châu Tuấn, Phạm Tải – Ngọc Hoa, Tống Trân – Cúc Hoa,... Ở giai đoạn này, truyện Nôm đã khẳng định việc sử dụng thành công thơ lục bát để kể lại một cốt truyện hoàn chỉnh với hình thức một tác phẩm độc lập.

Giai đoạn thứ ba: Thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX - giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của truyện Nôm, thời kỳ hoàng kim của thể loại. Từ thế kỷ XVIII, chữ Nôm với tư cách ngôn ngữ văn học thứ hai ở Việt Nam đã trở thành một

công cụ sáng tạo chiếm ưu thế hơn so với chữ Hán, mà bằng chứng là sự xuất hiện của các kiệt tác, các tác giả lớn sáng tác bằng chữ Nôm và hơn thế là sự hình thành của cả một trào lưu văn học. Truyện nhiều về số lượng, phong phú về nội dung, có nhiều tác phẩm xuất sắc. Truyện Nôm nhiều nhất và cũng nổi bật nhất là những truyện nói về tình yêu tự do, hạnh phúc lứa đôi; đấu tranh cho quyền sống của con người; vấn đề số phận con người mà đặc biệt là số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Giai đoạn này, bên cạnh những tác phẩm thuộc truyện Nôm bình dân, có sự hiện diện của hàng loạt truyện Nôm bác học, làm nên những gương mặt tiêu biểu của thể loại. Nhưng truyện Nôm có tên tác giả đầu tiên có thể được kể đến như Truyện Song Tinh của Nguyễn Hữu Hào (?- 1713). Sau đó nở rộ với hàng loạt tác phẩm như khác như Truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự (1743 - 1790), Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du (1765 - 1820), Sơ kính tân trang của Phạm Thái (1777 - 1813), truyện Tây Sương của Lí Văn Phức (1785 - 1849),... cùng hàng loạt các tác phẩm khuyết danh được ưa chuộng như Phan Trần, Nữ tú tài, Nhị độ mai, Lưu Bình Dương Lễ, Hoàng Trừu,... Truyện Nôm giai đoạn này thật sự khẳng định được sức mạnh của thể loại, tạo được dấu ấn đặc biệt, có những đóng góp lớn trên bước đường phát triển văn học dân tộc ở cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật.

Giai đoạn thứ tư: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - thời kỳ nhường bước, giã từ văn đàn, kết thúc sứ mạng lịch sử của thể loại. Lúc này, hoàn cảnh lịch sử xã hội nước nhà có nhiều biến động, vấn đề sống còn của dân tộc là chống cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Nền giáo dục của Tây học dần thay thế Nho học truyền thống. Chữ Quốc ngữ hiện đại thắng thế, hệ thống tri thức mới, thế hệ trí thức mới hình thành, thế giới quan nghệ sĩ thay đổi. Chữ Nôm mất vị thế bởi không đáp ứng được nhu cầu diễn đạt nội dung mới của thời đại. Bởi vậy, những vấn đề riêng tư của cá nhân - chủ đề chính và cũng là thế mạnh của

truyện Nôm - đã nhường bước cho những vấn đề quan trọng và cần thiết hơn của dân tộc, như tiếng nói đòi độc lập, tự chủ… Vì vậy, truyện Nôm với những chủ đề nóng bỏng của một thời đã lùi vào “hậu trường”. Vào giai đoạn này, Dương Từ Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp của Nguyễn Đình Chiểu, Giai nhân kỳ ngộ diễn ca của Phan Châu Trinh,... tuy vẫn viết theo tư duy tự sự trung đại nhưng đã phản ánh vấn đề mới của xã hội, chưa kể còn có một số tác phẩm được viết bằng chữ quốc ngữ theo phương thức tư duy trung đại như Trạng Lợn tân truyện của Nguyễn Thúc Khiêm, Truyện trạng ăn diễn ca, Truyện Trạng Trần diễn ca của Vũ Như Do... Đó là những tác phẩm cuối cùng của truyện Nôm, để rồi từ đó thể loại tự sự này giã từ văn đàn nhường chỗ cho tiểu thuyết văn xuôi hiện đại.

Như vậy, truyện Nôm đã trải qua quá trình hình thành và phát triển trong khoảng bốn thế kỉ và đạt được đỉnh cao ở giai đoạn thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX. Sự ra đời của thể loại này trong đời sống nghệ thuật trung đại cùng với những thành tựu đạt được đã khẳng định sự ra đời của chúng là sản phẩm tất yếu.

1.2. Tác giả và tác phẩm

1.2.1. Thân thế tác giả

Theo Đại Nam liệt truyện tiền biên Đại Nam thực lục tiền biên thì Nguyễn Hữu Hào chưa rõ năm sinh. Tuy nhiên, Hoàng Xuân Hãn phỏng đoán tác giả sinh chừng năm 1647 (?). Ông xuất thân trong gia đình thuộc dòng dõi võ tướng nhưng có truyền thống văn học và đều là những bậc công thần của triều Nguyễn Đàng Trong. Tổ tiên của ông ở trang Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa, theo chúa Nguyễn vào Nam.

Cha ông là Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật, một danh thần bậc nhất của chúa Nguyễn, văn võ kiêm toàn. Nguyễn Hữu Hào là con đầu và có em nối lòng là Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, một trong những danh nhân “mang gươm

đi mở cõi” của triều Nguyễn, mang về cho giang sơn Việt Nam một vùng đất Nam Bộ rộng lớn, giàu có như hôm nay. Chính truyền thống gia đình như vậy đã bồi dưỡng ở ông một tài năng quân sự mưu dũng và một tấm lòng nhân nghĩa cao cả.

Ngay từ thời trai trẻ, ông thường theo cha dự các trận đánh lớn, bộc lộ nhiều dũng lược và tài dùng binh. Cho nên vào năm Kỷ Tỵ 1689, ông được bổ làm Cai cơ, Thống binh. Xuân Canh Ngọ (1690), Nguyễn Hữu Hào giữ chức thống suất, lãnh trách nhiệm đi bình định phía Nam. Tướng quân Hào Lương hầu muốn dùng chính sách ngoại giao hơn là quân sự, với lòng nhân ái, yêu mến binh lính, săn sóc dân chúng. Ông không muốn lấy thế thắng để trấn áp kẻ đã quy phục mình “Thừa lúc chi nguy mà làm điều phi tín nghĩa, rất không phải đạo”. Với chính sách ôn hòa đó, mà biên cảnh được yên bình, quân lính được vẹn toàn, thế nhưng Nguyễn Hữu Hào lại bị dèm pha, ông bị chúa Nguyễn Phúc Trăn kết tội “đã trù chừ làm hỏng việc quân”, cách chức, truất tước hầu, về làm dân thường. Trở lại với cuộc sống thứ dân, Nguyễn Hữu Hào vẫn bình thản, vui vẻ, thong dong ngắm cảnh, đọc sách, ngâm vịnh thơ phú… Năm Tân Mùi (1961), ông được chúa Nguyễn Phúc Chu mười bảy lên tuổi nối ngôi, phục chức Cai cơ rồi dần lên chức Chưởng cơ. Đến năm 1704, Nguyễn Hữu Hào được bổ nhậm chức trấn thủ Quảng Bình, đóng tại Dinh trấn Võ Xá. Trong khi cầm quân cũng như lúc làm quan, ông lo việc quân sự, huấn luyện quân đội, săn sóc đời sống dân chúng nên ai nấy đều kính mến. Đại Nam thực lục tiền biên khi chép về ông đã khen rằng biết “vỗ yên trăm họ, yêu nuôi sĩ tốt, được quân dân mến phục”, chủ trương dùng y đức quy phục nhân tâm, ngoại giao hòa hiếu, không muốn động binh, không dùng hình phạt. Bởi vậy mà mùa thu năm Qúy Tỵ (1713) sau khi ông mất đã được nhà chúa ban hiệu “Đôn hậu công thần” và tên thụy là “Nhu Từ”.

Triều chúa Nguyễn Phúc Chu văn học và Phật học được chú trọng. Nguyễn Hữu Hào là một nhà quân sự tài ba nhưng cũng là một người am hiểu văn học và là một người mộ đạo Phật. Không chỉ để lại tác phẩm Song Tinh Bất Dạ, ông còn có một bài thơ, một bức thư, một tờ khải bằng chữ Hán, ghi lại những trao đổi tranh luận giữa ông và sư Thích Đại Sán về giáo thuyết của nhà Phật. Cả ba đều chép trong Hải ngoại kỷ sự.

Từ những văn phẩm còn lại cho đến ngày nay, có thể nói Nguyễn Hữu Hào là một người tài năng uyên bác, lại có nhiều trải nghiệm thực tiễn. Ông “am hiểu cả Phật, Nho và Lão, thể hiện một vũ trụ thanh thoát, không gò bó theo kinh viện Khổng giáo và một học phong độc lập trên tinh thần phê phán lối cố chấp, giáo điều…” [3; 12]. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân đánh giá Nguyễn Hữu Hào là người tiêu biểu cho tầng lớp “trí thức hiếm” [3; 12] ở Đàng Trong.

1.2.2. Tác phẩm

Qua tài liệu ghi lại, Song Tinh Bất Dạ được Nguyễn Hữu Hào viết trong những năm làm trấn thủ Quảng Bình (1704 - 1713), thuộc văn học xứ Đàng Trong. Hầu hết các nhà nghiên cứu, trong nhiều năm qua đều khẳng định Song Tinh Bất Dạ dựa theo cốt truyện một cuốn tiểu thuyết đô thị “thường thường bậc trung”, ít được biết đến của một tác giả khuyết danh, của Trung Quốc thời Minh – Thanh , gồm 16 hồi “dài độ tám vạn chữ, gấp năm lần truyện Nôm”. Người đầu tiên tìm ra tác phẩm mà Nguyễn Hữu Hào phỏng theo - Định tình nhân (nghĩa là truyện những người có tình gắn bó) là Hoàng Xuân Hãn. Theo ông suy đoán, “Trong đám Hoa thương và người Minh di tản sang đất ta, chắc có kẻ đã mang theo những tiểu thuyết dan gian khác chừng 50 năm trước đó. Trong số tiểu thuyết ấy có sách Định Tình Nhân, bán ở đàng Trong.(...) Nguyễn Hữu Hào đã chọn truyện Định Tình Nhân có kết thúc trung hậu, tốt đẹp và thích thú. Vì vậy, ông đem ra diễn ca để ngâm nga” [5; 9]. Và Hoàng Xuân Hãn đã

đưa ra ý tưởng, nên đặt tên cho cuốn truyện Nôm này là “Định tình nhân diễn ca”.

Theo Hoàng Xuân Hãn, thì tác phẩm có 2396 câu thơ lục bát, xen kẽ cả bài thơ Vịnh yến, bức thư của Nhụy Châu viết cho Song Tinh và bài văn điếu mà chàng Song đọc tế Nhụy Châu bên bến Thiên Tân. Truyện chia thành 18 tiết, nội dung truyện như sau:

Song Tinh tên chữ là Bất Dạ, người quê Tứ Xuyên, thuộc dòng dõi quý tộc. Từ nhỏ chàng được ông bà họ Giang, bạn của cha, sống ở Triết Giang nhận làm con nuôi. Sau khi Song Ông mất, Song Tinh về sống cùng mẹ ở Tứ Xuyên. Đến tuổi học hành, Song Tinh giã biệt gia đình đi tầm sư học đạo và cầu duyên. Trên đường, chàng gặp lại Giang Ông, người bạn tâm giao đồng triều năm xưa của cha. Giang Ông nhận ra, đưa chàng về chăm nuôi và dạy học. Chàng được gặp Nhụy Châu, người con gái tài sắc tuyệt vời. Đem lòng yêu nhưng lại sợ tiếng “loạn luân” (vì là con nuôi) nên chàng ốm tương tư. Rồi được nàng trao tình thề bồi gắn bó và gia đình ưng thuận gả người con gái “kim chi ngọc diệp” cho, hẹn ngày bảng vàng xướng tên sẽ là ngày chàng - nàng nên duyên vợ chồng. Nào ngờ, khi chàng lên kinh ứng thí thì ở quê nhà, có tên công tử bột Hách Sinh, con quan đại tướng Hách nguyên nhung, cầu hôn nàng bị khước từ, bèn nuôi hận sắp đặt mưu kế tiến nàng vào cung để vua chọn phi cho thái tử. Trước khi xuống thuyền vào cung, nàng thuyết phục cha mẹ nhận người hầu gái thân tín là Thể Vân làm con nuôi phụng dưỡng về già, viết di thư khuyên chàng Song nối duyên cùng em nuôi. Gần đến đất kinh kỳ, thuyền dừng ở bến Thiên Tân nàng nhảy xuống sông tự tận. Thần Sông báo mộng cho người đày tớ của Song Tinh cứu nàng, đưa về quê ở với mẹ chàng ở Thục Xuyên. Còn Song Tinh thi đỗ trạng nguyên, có gã phò mã họ Đồ muốn gả con gái cho chàng nhưng bị từ chối nên bày mưu đẩy chàng đến vùng phong cương để trả thù. Chàng dẹp yên biên giới và được vua ban khen. Khi biết tin nàng đã tự tận, chàng cũng

nghe lời nàng ký thác, sánh đôi cùng Thể Vân song không chung chăn gối để trọn nghĩa với nàng. Chàng lại lên kinh đô, lúc về quê thăm mẹ, chàng bất ngờ được gặp mặt cả hai người vợ và rước họ về sum họp, cùng hưởng hạnh phúc đoàn viên.

1.2.3. Tình trạng văn bản

Văn bản Song Tinh Bất Dạ không có nhiều, cho đến nay, chỉ có ba văn bản chữ quốc ngữ được lưu hành. Đó là:

Truyện Song Tinh, Đông Hồ khảo cứu và sao lục, Nxb Bốn Phương, Viện Văn nghệ - Hiên cổ lục, Sài Gòn, 1962.

Truyện Song Tinh, Nguyễn Thị Thanh Xuân khảo đính, phiên âm và chú thích, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1984.

Truyện Song Tinh, Hoàng Xuân Hãn biên khảo, giới thiệu, Nxb Văn học, Hà Nội, 1987.

Trong quá trình làm sáng rõ vấn đề “Song Tinh Bất Dạ - dấu mốc của sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật trog văn học trung đại Việt Nam”, chúng tôi chọn bản do Hoàng Xuân Hãn biên khảo - giới thiệu vào năm 1987 làm cơ sở dữ liệu để nghiên cứu. Bởi cho đến nay, bản phiên âm này được đánh giá cao nhất, khảo chứng cẩn thận, kỹ lưỡng nhất.

Một vấn đề nữa mà học giả Hoàng Xuân Hãn đã đưa ra trong lời Dẫn, trên thực tế, văn bản Nôm nay còn thấy không mang tên truyện. Tên Song Tinh Bất Dạ được xem là không ổn, “vì Song Tinh là họ và tên vai chủ động trong truyện, mà Bất Dạ chỉ là tự của y mà thôi” [5; 21]. Theo Đông Hồ thì cũng có một cơ sở ở Hà Tiên, khi tìm thấy văn bản Nôm in năm Gia Long thì người ta đã gọi là “Truyện Song Tinh”. Trong khóa luận này, chúng tôi chọn gọi tên tác phẩm là Song Tinh Bất Dạ, theo cách ghi trong Đại Nam liệt truyện tiền biên - tài liệu cổ nhất ghi chép về tác phẩm.

Tiểu kết chương 1

Xuất hiện ở giai đoạn thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX, truyện Song Tinh Bất Dạ là một tác phẩm có vai trò là truyện Nôm bác học đầu tiên thuộc văn học xứ Đàng Trong. Truyện viết về đề tài tình yêu nam nữ với những khát vọng tình yêu chính đáng của con người đời thường là một bước ngoặt quan trọng trong việc hình thành thể loại truyện Nôm tài tử - giai nhân, thể hiện sự thay đổi quan trọng trong tư duy nghệ thuật của các tác giả văn học trung đại Việt Nam.

Chương 2

SONG TINH BẤT DẠ - DẤU MỐC CỦA BƯỚC CHUYỂN ĐỔI TỪ PHẠM TRÙ CHỮ “TÂM” SANG CHỮ “THÂN”


2.1. Sự chuyển đổi tư duy từ phạm trù chữ “tâm” sang chữ “thân” trong văn học trung đại Việt Nam

Văn học trung đại Việt hình thành và phát triển là một hành trình dài từ hế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. Trong suốt hành trình đó, các tác giả văn học có những bước chuyển về tư duy nghệ thuật. Theo nhà nghiên cứu GS. Trần Đình Sử, tư duy văn học là một tiêu chí để phân kì văn học và thế kỷ XVIII là một dấu mốc quan trọng. Bởi vậy, ông phân chia văn học trung đại thành hai giai đoạn lớn: từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII và từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX. Ông khẳng định rằng, cách chia này, phù hợp với tiến trình tự ý thức của con người trong văn học: “Trước thế kỷ XVIII con người trong văn học chủ yếu được khẳng định trong các lý tưởng lớn, vì dân tộc, trong đạo đức phong kiến theo quan điểm Nho giáo hay trong sự siêu thoát với đạo lão, đạo thiền; từ thế kỷ XVIII trở đi con người trong văn học tự khẳng định mình qua các nhu cầu sống trần tục” [20; 56]. Như vậy, có thể thấy giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỷ XVII, tư duy nghệ thuật của các tác giả trung đại hướng đến vấn đề lý tưởng lớn lao về đạo đức, nghĩa vụ hay nói cách khác là hướng đến vấn đề chữ “tâm”; còn giai đoạn sau đó, các tác giả đã chuyển sang vấn đề chữ “thân” tức là hướng đến ý thức về thân phận khổ đau của cá nhân và những khát vọng về tình yêu hạnh phúc đôi lứa, nhu cầu trần tục, đời thường nhất của con người.

Giai đoạn thế kỉ X – XVII có thể nói là giai đoạn văn học hướng về chữ “tâm”. Cái “tâm” của con người thời này phản ánh là lương tâm, nghĩa vụ, trách nhiệm, đạo lí, là hướng tới những vấn đề tư tưởng lớn lao của xã hội, dân tộc, thậm chí là cái tâm siêu nghiệm, đứng ngoài sinh diệt, đau khổ. Những nhu cầu,

khát vọng đời thường thường không được chú trọng, ít nhắc đến mà có nhắc đến cũng không thoát ra được khỏi vòng của chữ “tâm” lí tưởng.

Theo quan điểm của đạo Thiền, thân xác con người chỉ là pháp tướng, là một dạng thức tồn tại của bản thể, thân xác có chết đi cũng chỉ là kết thúc một dạng thức tồn tại, còn bản thể thì không mất. Cái “tâm” của nhà Phật là cái tâm thanh tịnh, hư không, vạn vật, kể cả thân xác mình dầu có hay không cũng không quan hệ gì:

“Thân như điện ảnh, hữu hoàn vô, Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô”.

(Thân người như bóng chớp, có rồi lại không,

Cây cối đến tiết xuân thì tươi, đến tiết thu lại héo.) (Thị đệ tử - Vạn Hạnh)

“Thân như tường bích dĩ đồi thi, Cử thế thông thông thục bất bi”

(Thân người ta khi đã thành cái xác chết giống như tường vách đổ, Thì ai đời mà chẳng hoảng hốt, buồn đau.)

(Tâm không - Viên Chiếu)

Người ta coi vô thân mới là chân thân, coi mọi biến đổi của vạn vật như không, không cần sợ, không kinh ngạc, hơn nữa là có thái độ điềm nhiên, bình thản trước cái chết của chúng sinh và của chính mình. Thái độ của Phật giáo xem bản thân, cuộc đời con người như huyễn ảnh, không có thực. Như vậy, là đã phủ nhận cái thân của chính mình mà chỉ chú trọng đến cái tâm siêu nghiệm, hướng đến thoát tục lên với cõi niết bàn.

Cũng có khi, người ta thấy văn học Phật giáo cũng có con người giải phóng cá tính khỏi các giáo điều của Thiền tông như Trần Tung (1230 – 1291) khi trả lời em gái hỏi tại sao ông lại ăn thịt, đã nói : “Phật là Phật, anh là anh. Anh không cần làm Phật, Phật chẳng cần làm anh”. Ý nói không cần theo giới

Xem tất cả 51 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí