Thể Hiện Qua Khát Vọng Lứa Đôi Vượt Qua Các Thế Lực Đen Tối

vào cung để chờ ngày chọn phi cho thái tử của Nhụy Châu vừa là một hành động thể hiện được sự thủy chung, một lòng với tình nhân, vừa là hành động thể hiện rõ sự chống đối quyết liệt với thế lực phong kiến định đoạt quyền tự do hôn nhân của của người.

Hơn thế, khát khao tình yêu, hạnh phúc cá nhân được thể hiện rõ rệt và táo bạo hơn cả là ở khát vọng được hưởng hạnh phúc ái ân vợ chồng. Nếu như văn học thế kỷ X - XVII đề cao con người lí tưởng và xem thường, coi khinh những con người thể hiện tâm tưởng dục vọng tầm thường, thì sang thế kỷ XVIII văn học đã có Song Tinh Bất Dạmở đầu với nhu cầu tình dục rất đời thường. Ở cuối truyện, tác giả Nguyễn Hữu Hào đã tả rất chân thực, trực diện cái khát vọng trần tục nhất của con người trong phòng the. Sau bao nhiêu ngày xa cách, Song Tinh và Nhụy Châu quấn quýt trong phòng tân hôn cho thỏa nỗi nhớ mong: “Xuân sang hoa cỏ gặp thì/ Nhụy đòa mơn mởn tuyết, cánh quì đượm sương/ Mây vần chặp chặp Đài Dương/ Chưa thôi nắn nguyệt lại xoang chày kình/ Đảo chày đã trướng lại bình/ Má đào phấn quẹn, tóc xanh lỏng cài.” Cảnh ái ân chốn buồng the được tác giả miêu tả rất sống động không gây cho người đọc cảm thấy sống sượng, thô tục mà dưới lớp ngôn từ ước lệ ta thấy được sự thỏa mãn cái khát vọng trần tục nhất của con người trong hạnh phúc yêu đương. Văn học trung đại ít được nói đến những vấn đề tình dục, vậy mà bước sang giai đoạn này, Nguyễn Hữu Hào đã tả rất sống động những cảnh mà lễ giáo phong kiến không cho phép. Như vậy, Song Tinh Bất Dạ chẳng phải là tác phẩm thể hiện được những thay đổi trong tư duy nghệ thuật hướng tới những vấn đề tình yêu, hạnh phúc đời thường hay sao?

Trong Song Tinh Bất Bạ còn có một nhân vật táo bạo, liều lĩnh hơn trong việc thể hiện khát vọng tình yêu mà lại là nhân vật người hầu. Một người con gái, sống trong bối cảnh không gian văn hóa đầu TK XVIII lại dám đưa ra phương thuốc “Đem người mà chữa cho người mới yên”, thì có lẽ chẳng mấy

ai táo bạo hơn nàng hầu Thể Vân của Song Tinh Bất Bạ. Cô nàng Thể Vân lanh lợi ấy khá táo bạo và tinh nghịch khi dám trêu chọc chàng Song Tinh, người vừa là khách vừa là con nuôi của gia đình chủ, sao không liều bỏ dăm ba lạng, tìm khách hương phấn mà thỏa lòng ham muốn cá nhân ở nơi kín đáo, cần gì phải tưởng tượng, một mình than thở với bức vách: “Liều năm ba lạng đỡ khi ngặt ngào/ Hơi đâu vẽ nguyệt điểm sao/ Reo cười nhà vắng, than chào vách không”. Có lẽ trong thời phong kiến, hiếm có cô người hầu nào táo bạo như cô nàng này.

Thể Vân là một trường hợp đặc biệt trong văn chương trung đại, nhất là ở một tác phẩm mở đầu. Từ một nàng hầu thuộc tầng lớp bình dân, cô bước vào thế giới thượng lưu, là con nuôi, là em kết nghĩa của tiểu thư Nhụy Châu, sau đó trở thành phu nhân quan trạng. Ở nhân vật này, biểu hiện của chữ “thân” thể hiện khá rõ, không chỉ ở sự táo bạo trong tình yêu mà còn ở ý thức về thân phận, số phận người phụ nữ. Ngay từ khi biết được nỗi lòng của Nhụy Châu và ý thức được cái hữu hạn của tuổi trẻ: “Người đời thường ngựa qua song/ Xuân qua thu lại má hồng dễ phai”,“Khá thương phận gái quá thì trở duyên.” Cô dám khuyên chủ nên phá rào đi theo tiếng gọi của trái tim “quyết liều chiêu bướm, ắt lần nếm châu” để có được tình yêu với chàng Song.

Với một sự sắc sảo, quyết đoán và liều lĩnh, táo bạo như vậy, Thể Vân đã tạo ấn tượng về một trong số ít những cô gái của văn chương trung đại nói riêng và xã hội phong kiến nói chung dám chủ động định đoạt cuộc sống của mình. Nàng một mặt ý thức được thân phận mình là người hầu “Rằng: sinh phận tiện hồng nhan/ Dung nghi tuy chẳng sánh miền yên hoa”- sinh phận con gái, mặt mũi hình dáng không được tốt đẹp. Bởi vậy, khi nhận “sứ mệnh” mà Nhụy Châu giao phó, cô hiểu rằng chàng Song có thể từ chối cô nhưng cô vẫn nhận lời. Là phận con gái, tuy là người hầu hay chỉ thay người làm tròn đạo nghĩa thì ở Thể Vân vẫn khao khát có được yêu đương, hưởng hạnh phúc cá

nhân. Bởi vậy nên cô “nửa thương nỗi chị, nửa trông tin chàng”, và cũng lo lắng cho bản thân mình khi không biết chàng Song đi sứ bao giờ mới trở về. Cô tìm cách nhắc chàng vì “thương lan” mà hãy “đoái trúc”, nhất là khi Nhụy Châu đã thủ tiết vì chàng mà thành người thiên cổ. Cô càng sắc sảo hơn khi muốn chàng Song phải đến tận nơi gặp nàng để trao bức tin thư để rồi dùng lời lẽ buộc Song Tinh vào danh dự của người quân tử, nhắc chàng nhớ lời hẹn ước cùng Nhụy Châu rồi tiếp tục buộc chàng vào những lời khắc khoải trong bức di thư của Nhụy Châu. Nghĩa là, Thể Vân đang từng bước buộc chặt Song Tinh vào với chính mình. Có thể mọi người sẽ nghĩ cô nàng tham lam nhưng mấy ai hiểu được cái khát vọng trần tục đời thường được yêu đương, hạnh phúc của người phụ nữ khi rơi vào cảnh “khát đứng bờ ao”,“đói ăn bánh vẽ, chiêm bao thấy vàng”. Mấy ai hiểu được đêm tân hôn mà hai phòng chia cách, “hoa xuân tới kì” mà “ong bướm bặt hơi” nàng thổ lộ “Phu thê dù chẳng xứng tình/ Kết làm bằng hữu muội huynh ngại gì?” mong “Cũng xin đoái thiếp trăng hoa thẹn thùng”. Là một truyện Nôm bác học có tính chất khởi đầu, Song Tinh Bất Dạ đã xây dựng được một nhân vật người hầu đầu tiên có sự thay đổi táo bạo trong số phận, vừa có một khát khao yêu đương mạnh mẽ, vừa ý thức thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Mà sau này, có Vân Hương và Bích Nguyệt trong truyện Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự cũng táo bạo, phóng khoáng trong quan niệm về tình yêu và hôn nhân nhưng về cơ bản vẫn nằm trong khuôn khổ của lễ giáo phong kiến.

Như vậy, cả ba nhân vật Song Tinh, Nhụy Châu, Thể Vân đều sống hết mình, mạnh dạn, táo bạo thể hiện khát vọng tình yêu tự do, hạnh phúc lứa đôi chính đáng. Điều đó cho thấy truyện Nôm thế kỉ XVIII đã thể hiện con người với nhu cầu chính đáng trần tục đời thường là được yêu đương, hưởng hạnh phúc ái ân. Con người giờ đây xem xét chủ yếu trong phạm vi của chữ “thân” là nhu cầu cá nhân, không đi sâu vào vấn đề con người với trách nhiệm xã hội

và đã phá vỡ những quy phạm để chủ động nói lên tâm tư tình cảm của mình, chống lại lễ giáo phong kiến, thói cưỡng bức hôn nhân của cường quyền. Từ đó cho thấy Song Tinh Bất Dạ đã thể hiện tư duy nghệ thuật rất táo bạo, mới mẻ, dấu mốc quan trọng trong tư duy của văn học trung đại Việt Nam.

2.2.2. Thể hiện qua khát vọng lứa đôi vượt qua các thế lực đen tối

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 51 trang tài liệu này.

Mặc dù sang thế kỉ XVIII, ý thức hệ phong kiến dần lung lay, những khuôn vàng thước ngọc của Nho giáo dần rạn nứt nhưng vẫn còn ảnh hưởng và tác động dai dẳng trong cuộc sống và trong văn học. Trong việc bảo vệ hạnh phúc cá nhân bị hiện thực phũ phàng và các thế lực đen tối dồn nén, trở thành rào cản, trở ngại, con người càng ý thức về quyền sống tự do, tình yêu lứa đôi, hạnh phúc cá nhân mạnh mẽ hơn. Song Tinh Bất Dạ là tác phẩm khởi đầu khẳng định rằng càng đặt trong những hoàn cảnh khó khăn, khốc liệt, con người lại càng vươn lên thể hiện khát vọng tình yêu cá nhân, muốn vùng vẫy vượt qua tất cả những trắc trở để đến được hạnh phúc cuối cùng viên mãn.

Theo như T.S Nguyễn Thị Nhàn có nhiều nguyên nhân trắc trở trong tình yêu như do đôi bên nam nữ hiểu lầm nhau, do cha mẹ sắp đặt hôn nhân, do gia đình mắc tai họa, do tệ nạn xã hội, và do những thói xấu sẵn có trong phần u tối của con người,...

Song tinh bất dạ - dấu mốc của sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật trong văn học trung đại Việt Nam - 4

Trước tiên, mối tình chàng Song và Nhụy Châu trong Song Tinh Bất Dạ gặp trắc trở là do thói xấu sẵn có trong phần u tối của con người đó là thói ganh tỵ, thích đưa chuyện của cô hầu Nhược Hà. Con người được thể hiện với tất cả những nét tính cách của con người đời thường trần tục, chứ không phải những tính cách cao cả, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín,... của bậc hiền nhân quân tử. Việc xây dựng nhân vật người hầu ở tầng lớp bình dân có vai trò quan trọng trong việc thể hiện những tư tưởng, tình cảm của con người đời thường. Mặc dù là người với thân phận tôi tớ nhưng nhân vật này lại có phần tác động không nhỏ đến tâm tư, tình cảm của chàng Song. Sau khi nghe Song Tinh than thở về lời một

người bạn khuyên chàng “toan bề thật rể chẳng thà giả con”, lúc đầu Nhược Hà tỏ ra đồng thuận với ý kiến này, rồi cô nàng nói thêm một câu: “Nuôi con thật rể thế hòng loạn luân”. Lại thêm khi Sinh hỏi “Chẳng hay tiếng ấy ngươi luần hay ai?” thì Nhược Hà lập tức chối bay chối biến và đẩy sang cho tiểu thư: “Dịp nhân từng thấy tiểu thư/ Giảng luần đạo lý lời xưa dặn bày”. Cô nàng khiến cho chàng thư sinh chao đảo, sinh bệnh thất tình. Khi cần, cô nàng này đã biết đem đạo lý để nói đạo lý, biến cái vô tình thành cái hữu ý, đánh trúng vào tâm trạng phấp phỏng, nghi ngờ của Song Tinh khiến chàng càng thêm hoang mang, lo lắng. Ngay từ những bước đi đầu tiên, tình yêu của tài tử - giai nhân đã gặp một nỗi trắc trở bởi vị thế con nuôi mà mang tiếng loạn luân. Kiểu người ganh ghét, đố kỵ chuyên phá đám chủ của Nhược Hà đã trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến nam nữ phải lo lắng, hoang mang sợ không đến được với nhau. Tuy nhiên, càng đặt trong tình cảnh cấm đoán, trớ trêu thì đôi Song Tinh và Nhụy Châu càng chạy theo tiếng gọi tình yêu, tìm cách đến với nhau để được hứa hẹn, định ước nhờ sự giúp đỡ của Thể Vân. Rõ ràng, Song Tinh và Nhụy Châu không có quan hệ huyết thống, chỉ có danh nghĩa anh em nuôi, lại xa cách lâu ngày chưa hề biết nhau. Hai nhân vật này khi được đặt trong những tình cảnh éo le, trớ trêu của định kiến xã hội lại càng muốn vươn lên thể hiện khát vọng tình yêu chính đáng.

Truyện Song Tinh Bất Dạ là “tác phẩm mở đầu cho trào lưu truyện thơ tài tử - giai nhân” (chữ dùng của Trần Đình Hượu). Bởi vậy, sau khi chuyện tình yêu của Song Tinh và Nhụy Châu gặp trắc trở dẫn đến chia ly thì trên văn đàn văn học thế kỉ XVIII đã xuất hiện không ít những câu chuyện tình yêu khác ly biệt như Dao tiên và Lương Sinh yêu nhau say đắm nhưng cha mẹ bắt chàng trai kết duyên với Ngọc Khanh (truyện Hoa tiên), Quân Thụy và Oanh Oanh phải xa nhau vì Thôi phu nhân nuốt lời hứa (Truyện Tây Sương), Kim – Kiều

cũng đã thề nguyền hứa hẹn nhưng gia đình gặp tai biến mà cách trở suốt mười lăm năm kiếp đoạn trường (Truyện Kiều),...

Bên cạnh đó, gia đình mắc tai họa do các thế lực cường quyền xấu xa cũng đã đẩy một số chàng trai, cô gái chia lìa để chứng tỏ được sức mạnh của tình yêu đôi lứa. Hứa hẹn chưa được bao lâu Song Tinh phải lên kinh ứng thí, Nhụy Châu lại bị lên Hách Sinh con Hách Nguyên nhung, cậy thế cậy quyền đến cầu hôn không được sinh lòng căm tức tìm cách trả thù: “Trai đâu luống chịu mặt dày/ Trời kia còn đội, thù này chẳng quên.” Đúng lúc vào đầu mùa xuân, vua ngầm truyền chia cho các hoạn quan phải đi tìm ở các thị trấn những người con gái đẹp để bổ sung và cung thái tử. Tên tiểu nhân Hách Sinh không có được người đẹp liền đạp đổ dùng mưu kế đẩy nàng Nhụy Châu vào tay tên công công Doãn Diêu nhằm phá hoại hôn nhân của họ Giang. Như vậy, con người mang những đặc điểm tính cách xấu như ghen ghét đố kị, không ăn được thì đạp đổ được đưa vào trong văn học bác học một cách chân thực, phản ánh được những góc khuất rất đời thường của con người.

Không giống như truyện Kiều đặt vào chính trị thực tế “năm Gia Tĩnh triều Minh”, truyện Song Tinh Bất Dạ chỉ là “chuyện phiếm đặt vào thời phong kiến nào cũng được, và cũng có thể xảy ra ở nước ta” [5; 6]. Nhưng qua đó, tác giả phần này đã nói lên những kiểu luật lệ phong kiến chung như vua tuyển chọn mỹ nhân đã khiến cho bao cô gái xinh đẹp như Nhụy Châu phải xa rời gia đình, chia lìa người yêu vào chốn thâm cung chờ ngày được sủng ái. Các thế lực đen tối gây tai họa cho người vô tội là nhà vua và bọn gian thần. Doãn công công như bắt được vàng “lòng mừng chẳng khác nghìn vàng đến tay” cứ thẳng nhà Giang Ông mà đến không cần đi tìm ở đâu cả. Tai biến ập đến đột ngột khiến cho gia đình họ Giang không khỏi lo lắng bất an cho con gái, còn Nhụy Châu thì đành phải nhờ Thể Vân thay mình nối duyên với Song Tinh. Tình yêu đầu đời tan vỡ, dù đã phá rào mà hẹn gặp thề nguyền với nhau nhưng các thế

lực đen tối đã đẩy nhân vật chính vào tình cảnh éo le. Nhụy Châu buộc phải nhờ Thể Vân:

- “Mai sau chàng có về đây, Duyên xưa tác hợp, cậy mà thế tao.

Em cùng chàng hợp loan giao,”

- “Một là phỉ thửa duyên hài, Hai là phụng dưỡng song đài vậy vay.

Ba là ưng thửa dạ này,

Trước an kẻ khuất, sau khuây người còn.”

Như vậy, nàng Nhụy Châu bị đặt trong ba tình thế khó xử. Một là tình thế lệnh vua đã ban, không thể chối cãi. Hai là, lòng hiếu của một người con, nàng không thể để cha mẹ liên lụy khi định tự vẫn nhưng còn nghĩ sợ tên hoạn quan mất mồi mà họa lây đến bậc sinh thành. Ba là, lòng thủy chung của nàng với người yêu, đã thề bồi cùng chàng Song nhưng tai biến bất kì nên buộc nàng phải nhờ Thể Vân thay mình lấy Song Tinh. Chính những thế lực phong kiến đen tối đã trở thành rào cản khiến cho tình yêu của đôi trai gái phải xa lìa nhau, ép chặt người con gái mỏng manh vào những khuôn khổ của đạo đức xã hội. Hành động tự tử, quyết một phen “chơi miền thủy cung” của Nhụy Châu thể hiện sự mạnh mẽ, quyết liệt chống đối lại các thế lực phong kiến để bảo vệ danh tiết, thủy chung với người yêu, mong muốn được tự do trong tình yêu và hạnh phúc cá nhân.

Khi “Bàn về Nguyễn Đình Chiểu - người nghệ sĩ từ và trong truyện Nôm” Trần Đình Hượu nhận định: “hai nhân vật chính này trải qua những tình tiết hội ngộ, trắc trở, chịu gian nan để giữ chung thủy cuối cùng được đoàn viên hưởng hạnh phúc.” [9; 182] Không chỉ Nhụy Châu, phải chịu cảnh hồng nhan bạc mệnh mà người như Song Tinh cũng phải chịu số phận tài tử đa cùng. Chàng Song Tinh sau khi thi cử đỗ đạt, “Long đầu giáp đệ Trạng Nguyên” thì có quan

phò mã họ Đồ vì trọng tài mà kiếm người đưa mối muốn gả con gái cho. Chàng quả quyết “Đã định duyên hài bố kinh” khiến cho Đồ Công “Quyết ý nghiêng mình thù tây”,“Dương lời công tiến, tiếm toan tư thù”, đẩy chàng đi sứ đến vùng nguy hiểm. Thế lực phong kiến cậy quyền, cận thần mà tìm cách trả thù khiến cho tài tử vừa vinh danh bảng vàng chưa kịp về thăm cha mẹ và người yêu đã phải làm việc công cho đúng đạo làm tôi của Nho giáo: “Tang bồng là chí nam nhi/ Sá chi hải gốc thiên nhai dặm trường.” Nhưng người tài tử trong truyện Nôm được xây dựng là những người có tài và luôn hướng về tình yêu của mình nên cuộc đời nhiều sóng gió vẫn vượt qua và dành chiến thắng để trở về hưởng trọn vẹn hạnh phúc bên người thề bồi hẹn ước trăm năm. Chàng Song Tinh với cái tài đối đáp đường hoàng trôi chảy đã thuyết phục được vua quan nước phiên theo chân thiên tử. Chàng trở về với tư thế oai vệ, lòng mừng vì đã làm tròn sứ mệnh quốc gia nhưng khi về đến Thiệu Hưng thì mất người yêu, khiến chàng ngây người bất tỉnh, nước mắt ròng ròng thương nhớ Nhụy Châu.

Thế nhưng tình duyên trắc trở đến đâu, người tài tử - giai nhân cũng được trở về bên nhau. Tác giả Nguyễn Hữu Hào đã mở đầu thiên truyện:

“Cùng sinh nhúc nhích dưới trời Khỏi loài rằng lạ, hơn người rằng ngoan.

Định tình biết đủ mới an,

Trải tường sự vật, mấy trang anh hùng!”

Tức là: con người sinh ra đông đúc sàn sàn như nhau. Kẻ xuất chúng thì xem là lạ, kẻ hơn người thì gọi là ngoan. Sự hôn nhân có nhiều chướng ngại, có trải qua đủ những biến cố éo le thì con người mới đến được với nhau. Tuy Nhụy Châu và Song Tinh không trải qua nhiều hoạn nạn, hết nạn này đến nạn kia như Kim – Kiều của Nguyễn Du, nhưng qua khó khăn trắc trở dù nhiều hay ít cũng đã khẳng định được tình yêu của nhân vật tài tử - giai nhân đã vượt lên mọi hoàn cảnh để đến được đích cuối cùng là hôn nhân, hạnh phúc gia đình.

Hơn thế, nàng Nhụy Châu trải qua cuộc bể dâu vẫn giữ được trọn vẹn danh tiết mà trở về bên chàng Song. Song Tinh cũng khuất phục được các nước chư hầu oai phong trở về kết duyên cùng hai người con gái tốt.

Như vậy, hiện thực cuộc sống, các thế lực phong kiến đã đẩy con người vào những tình thế éo le mà chia li trắc trở. Cũng chính nhờ đó mà càng khẳng định được vấn đề chữ “thân” qua tình yêu của con người, vượt lên trên lễ giáo phong kiến và hiện thực khắc nghiệt để đến với hạnh phúc đời thường của mỗi cá nhân. Con người giờ đây không quá đặt cao vấn đề đạo đức, công danh lên trên hết mà dần đi tìm cho mình hạnh phúc riêng tư, sống cho bản thân.

Tiểu kết chương 2

Là truyện Nôm bác học tài tử giai nhân đầu tiên nói về tình yêu nam nữ, xuất hiện đầu thế kỉ XVIII, Song Tinh Bất Dạ đã thể hiện khát vọng tình yêu trần tục đời thường của con người thông qua chuyện tình yêu của ba nhân vật Song Tinh, Nhụy Châu và Thể Vân. Truyện thể hiện sự vùng vẫy, vượt lên trên lễ giáo phong kiến và các thế lực đen tối để khẳng định tình yêu tự do, hướng đến hạnh phúc cá nhân chính đáng của con người trong văn học trung đại Việt Nam. Song Tinh Bất Dạ đã trở thành một dấu mốc quan trọng trong việc thay đổi tư duy nghệ thuật từ chữ “tâm” của con người lí tưởng, đạo đức, trách nhiệm, nghĩa vụ cao cả sang chữ “thân” của con người cá nhân đời thường với những khát vọng yêu đương trần tục.

Chương 3

NHỮNG PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT


3.1. Cốt truyện – Kết cấu

Về khái niệm cốt truyện T.S Nguyễn Thị Nhàn dẫn trong Thi pháp cốt truyện truyện thơ Nôm và Truyện Kiều, thường được hiểu theo một số cách như sau:

“Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những biến cố ở trong tác phẩm, hệ thống đó bộc lộ các tính cách trong những mối quan hệ và tác động qua lại của chúng” (L.I.Timôfêép) [17; 72].

“Cốt truyện là hệ thống các biến cố trong trật tự nghệ thuật đã được lựa chọn sắp xếp” (Trần Đình Sử) [17; 72].

Theo một cách diễn đạt khác thì, “cốt truyện trải qua một tiến trình vận động có hình thành, phát triển và kết thúc [...]. Mỗi cốt truyện thường bao gồm các thành phần: trình bày, khai đoạn (thắt nút), phát triển, đỉnh điểm (cao trào) và kết thúc (mở nút)” [17; 72].

Điểm khác biệt dễ nhận thấy đầu tiên của hầu hết các truyện Nôm bác học như Truyện Hoa tiên, Truyện Kiều, Nhị độ mai… là sự vay mượn cốt truyện của Trung Quốc. Truyện Song Tinh Bất Dạ là truyện Nôm bác học đầu tiên vay mượn cốt truyện truyện Định Tình Nhân (khuyết danh) của Trung Hoa, thể hiện được tính chất đánh dấu một bước quan trọng trong việc hình thành thể loại này. Kể từ sau Nguyễn Hữu Hào không ít tác giả như Nguyễn Huy Tự mượn bản Đệ bát tài tử Hoa tiên ký, Truyện Phan Trần mượn Ngọc Trâm ký của Cao Liêm, Nguyễn Du mượn truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân,... để làm phong phú thêm cho văn học truyện Nôm nước nhà.

Truyện Song Tinh Bất Dạ là truyện vay mượn cũng “tuân theo mạch lạc nguyên tác, không thêm nhân vật hay hành động gì” song vẫn chủ động “bỏ những tiết đoạn rườm rà không cần cho cốt truyện” [4; 6,7]. Ở điểm này, Hoàng

Xuân Hãn đã nói khi giới thiệu Song Tinh Bất Dạ đến với độc giả. Theo ông, trong 16 hồi của Định tình nhân đã có tới “hai hồi rưỡi kể chuyện Hách Sinh cầu hôn Nhụy Châu mà không được rồi quyết tâm trả thù” [5; 28]. Song Nguyễn Hữu Hào đã rút lại vào 24 vế (từ vế 1071 đến 1102), vì nguyên truyện đã thêm vào nhiều nhân vật và hành động, đối thoại không có ích gì cho ý “định tình nhân”. Mặc dù, việc lược bớt chi tiết này làm giảm đi tính cách hiện thực của tiểu thuyết Trung Quốc, nhưng lại có tác dụng làm nổi bật cốt chính của truyện. Điều này góp phần thể hiện sự sáng tạo của tác giả trong quá trình tiếp nhận văn học Trung Hoa. Cũng từ đó, các tác giả của truyện Nôm bác học tuy vay mượn nhưng cũng ý thức trong việc sáng tạo và thêm thắt các chi tiết để nội dung truyện gần với hiện thực cuộc sống xã hội Việt Nam.

Thứ hai, về phương diện kết cấu, có thể hiểu kết cấu là hệ thống những yếu tố, những mối quan hệ, liên hệ giữa bộ phận và tổng thể. Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm [3; 156]. Nó sắp xếp, gắn kết toàn bộ các yếu tố, thành phần để tạo nên một sinh thể nghệ thuật toàn vẹn. Không có kết cấu, những yếu tố, những thành phần chỉ là những mảnh vụn rời rạc. Như vậy, kết cấu là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật.

Có nhiều hướng khi nghiên cứu mô hình kết cấu truyện thơ Nôm, TS. Nguyễn Thị Nhàn đã có công trình nghiên cứu về mô hình kết cấu truyện thơ Nôm. Nhà nghiên cứu đưa ra hai mô hình mới: mô hình kết cấu cốt truyện thơ Nôm theo trình tự thời gian và mô hình kết cấu cốt truyện thơ Nôm không theo trình tự thời gian, trong đó lại chia nhỏ thành nhiều loại.

Truyện Nôm là tác phẩm tự sự và dường như “các truyện Nôm đều cho thấy một cấu trúc truyện tương đồng” [16; 19]. Truyện Song Tinh Bất Dạ được xây dựng theo mô hình ổn định của hệ thống cốt truyện với ba sự kiện cơ bản: Gặp gỡ – Tai biến – Đoàn tụ. Là truyện Nôm bác học có vai trò khởi đầu truyện Song Tinh xây dựng mô típ chàng trai là tài tử con nhà trâm anh thế phiệt, có

chí hướng học hành theo cửa Khổng sân Trình, đang trên đường đi tìm thầy giỏi thì gặp cô gái Nhụy Châu xinh đẹp nên “bút nghiên chí nản” mà “son phấn tình nồng”. Chàng muốn có được tình yêu trước rồi mới quay về nghiệp thi cử. Từ đó, trên văn đàn truyện Nôm dần xuất hiện các nhân vật như Phương Châu

– Dao Tiên (Truyện Hoa Tiên), Kim Trọng – Thúy Kiều (Truyện Kiều),... Sau khi gặp nhau họ tạm biệt ly để chàng lên kinh ứng thí. Rồi nàng bị ép duyên, nhảy xuống sông thủ tiết, còn chàng cũng vì từ chối làm con rể kẻ phú quý mà bị đẩy ra miền biên cương. Nhưng nàng được thần cứu giúp còn chàng lập nên công trạng hiển hách. Họ đoàn tụ có được hạnh phúc viên mãn. Câu chuyện diễn ra theo thời gian tuyến tính, chảy trôi từ trong quá khứ đến hiện tại. Với vai trò là một truyện mở đầu, Song Tinh Bất Dạ đã hình thành một kết cấu ổn định cho truyện Nôm bác học về sau.

Kiều Thu Hoạch có nhận xét như sau: “Về mặt xây dựng cốt truyện, hình thái cấu trúc của truyện Nôm cũng vẫn là truyện cổ tích, tức là cấu trúc theo mô hình kết thúc có hậu”. Ở đây, truyện Song Tinh Bất Dạ là truyện Nôm với một cái kết có hậu, có phần còn ảnh hưởng của truyện dân gian. Đó là chi tiết Thần Sông báo mộng cho người đầy tớ của Song Tinh cứu vớt Nhụy Châu lúc tự tận và đưa nàng về sống bên Song Bà ở Thục Xuyên. Bên cạnh đó, nhờ tính chất định tình mà chàng Song Tinh trở về vừa được hạnh phúc với người mình yêu lại vừa có thêm một người vợ bé, theo quan niệm xưa thì như thế là có phúc. Nhụy Châu cũng không bị thiệt gì đến thân vẫn giữ được tiết hạnh, trở về được kết duyên cùng Song Tinh và có thêm người em nuôi thân tín cùng giúp đỡ chồng. Phải có một tác phẩm mở màn ở vào giai đoạn giao thoa như truyện Song Tinh Bất Dạ thì sau này, đến Truyện Kiều mới có một đỉnh cao mới. Nhân vật Thúy Kiều sau này được trở về đoàn tụ cùng chàng Kim Trọng cũng chỉ có thể “cầm sắt đổi ra cầm kì” chứ không thể chung chồng với em như Nhụy Châu. Dường như đến Truyện Kiều, truyện Nôm đã hướng đến tư duy tiểu thuyết, gần

Xem tất cả 51 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí