Sự Chuyển Đổi Tư Duy Nghệ Thuật Của Song Tinh Bất Dạ

luật quá cứng nhắc, Phật là tâm, tâm là Phật, mình phải an nhiên theo con đường của mình, theo cái tâm của mình. Mọi thứ đều xuất hiện với “tâm” và mất đi với “tâm”. Đó là con người “dĩ bất biến ứng vạn biến”, “Đói thì ăn chừ, cơm tuỳ ý/ Mệt thì ngủ chừ, làng không làng!...” làm chủ trong mọi biến đổi. Có thể nói đó là con người tự do nhưng tự do này là tư do hướng nội, tự do vứt bỏ tất cả để tạo lập một thế giới riêng trong tâm tưởng của riêng mình chứ chưa gắn với đời sống thực tại.

Đậm đặc hơn, văn học thời kì này chủ yếu phản ánh ý thức của con người là hướng đến vấn đề đạo đức, lí tưởng lớn theo tư tưởng của Nho giáo. Con người được thể hiện với cái tâm lớn lao là trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước độc lập, dân chủ, tâm thế sánh ngang tầm vũ trụ thể hiện được chí nợ tang bồng, công danh “Chí làm trai dặm nghìn da ngựa/ Gieo thai sơn nhẹ tựa hồng mao”, xả thân vì nghĩa lớn:


“Hoành sóc giang san cáp kỷ thu Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”

(Thuật hoài- Phạm Ngũ Lão)

Tư duy của con người trung đại hướng đến những vấn đề đạo đức như chữ “trung” – trung quân ái quốc, cái chí của nhà nho, “Trai thời trung hiếu làm đầu/ Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình” (Nguyễn Đình Chiểu). Trong đó không thể không nhắc đến Nguyễn Trãi, một con người nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. Là một nhà nho đích thực nặng mối tiên ưu, “lòng hãy lo bền đạo Khổng môn”, ông luôn đeo đẳng lí tưởng: “Bui có một niềm chăng nỡ trễ – Đạo làm con với đạo làm tôi”, mong được đem sức tàn giúp việc đời, trọn đạo vua tôi:


- “Bui một tấc lòng ưu ái cũ,

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 51 trang tài liệu này.

(Thuật hứng - IV)

- “Còn có một lòng âu việc nước, Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung.”

Song tinh bất dạ - dấu mốc của sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật trong văn học trung đại Việt Nam - 3

(Thuật hứng - XXIII)

Hay như Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhà nho cũng mang nặng một “Tấm lòng tiên ưu đến già chưa thôi”. Cả cuộc đời vẫn muốn giúp nước, giúp dân nhưng cuối cùng chỉ biết “thẹn già không có tài”, không đem được tài, sức ra để thực hiện lí tưởng, đạo lí.

Xuyên suốt trong văn học trước thế kỉ XVIII, các tác giả là các nhà nho mang trong mình những lý tưởng lớn lao, vĩ đại của xã hội, vấn đề thân phận và những khát vọng cá nhân thường không được nhắc đến. Con người sống theo luân lí đạo đức, theo lí tưởng thời đại thì được coi là chân chính; còn những người sống theo xúc cảm, theo những ước muốn trần thế, nhân bản thì bị coi thường, chê trách.

Nói như vậy, không có nghĩa là văn học thời kì này không nhắc đến con người đời thường nhưng nó chỉ xuất hiện như những chấm sáng nhỏ bé. Đó là những lúc Nguyễn Trãi muốn “lại tu thân khác, mặc thi thư” (Mạn thuật - XII), muốn an phận, an lòng trở về với thiên nhiên để hưởng thân nhàn “Lều nhàn vô sự ấy lâu đài” (Tự thán - XIV). Hoặc như Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn lối sống ẩn dật, khép kín, yên phận “Yên đòi phận, dầu tự tại/ Lành dữ khen chê cũng mặc ai”, tự nhận mình là ngu dại, kém cỏi “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao”. Mặc dù, các nhà nho dần ý thức về số phận cá nhân, về bản lĩnh con người, muốn được sống thảnh thơi cho mình. Song, thân muốn nhàn nhưng tâm không nhàn, họ vẫn bắt buộc mình đi theo

khuôn khổ lễ giáo với đạo vua tôi, làm việc lớn, ích quốc lợi dân, chứ không phải đi tìm cái lợi cho con người cá nhân của mình.

Sang Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, con người của hoài bão, lí tưởng cao siêu theo quan niệm Nho giáo dần bị phai nhạt, con người không đi theo lí tưởng, hoài bão lớn lao nữa mà đã hướng đến thể hiện tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, đời sống và lý tưởng của kẻ sĩ. Mặc dù đã hướng tới nhu cầu cơ bản của con người nhưng lại được biểu hiện với những mặt phản diện tiêu cực như: Trình Trung Ngộ tham dục với hồn ma cây gạo (Nhị Khanh); chàng Hà Nhân đắm chìm với hai hồn hoa Liễu Nương, Đào Nương; Đào Hàn Than với sư Vô Kỷ tham dục sau biến thành Thuồng luồng; Lý tướng quân làm ác bị Diêm Vương trị tội; người con gái Nam Xương chết oan vì chồng ghen bóng ghen gió, v.v... Tức là, đã táo bạo trong việc thể hiện cuộc sống cũng như quan niệm cá nhân về con người, lên tiếng đấu tranh cho quyền sống, khát khao hạnh phúc, tự do cá nhân nhưng về cơ bản quan niệm chủ đạo của Nguyễn Dữ là bảo vệ lễ giáo phong kiến. Những nhu cầu, khát vọng đời thường nhất của con người như tình yêu và chữ “dục” vẫn bị xem khinh, lên án qua các cuộc tình của những giống yêu ma, những kẻ đa dục.

Bước sang thế kỷ XVIII đã xảy ra một bước ngoặt lớn trong tư duy, tư tưởng con người, làm nở rộ một dòng văn học nhân đạo, khác với văn học nhân nghĩa làm chủ đạo trước đó. Bước ngoặt làm đổi thay tư duy của con người ấy là: Trước thế kỷ XVIII con người chỉ được đánh giá trong thang bậc của đạo lý và ở sức mạnh tinh thần, con người lý trí càng vươn lên khắc phục được cá nhân nhỏ bé, phàm tục thì càng có giá trị. Sang thế kỷ XVIII tình hình đổi thay, dần hướng đến quyền sống của con người đời thường, giá trị con người thân xác với bao thứ “dục” chính đáng được xem là trung tâm.

Khác với con người tinh thần trong văn học mấy thế kỷ trước không biết đến chữ “thân”, nên không ý thức được rõ rệt ý nghĩa của tuổi trẻ, lúc nào họ

cũng hướng đến một cái tâm cống hiến cho lí tưởng, con người trong văn học thế kỷ XVIII bắt đầu tự ý thức từ chữ thân, từ tuổi trẻ, từ quyền được sống cuộc đời thường ân ái vợ chồng. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn (bản Hán văn) và của Đoàn Thị Điểm (bản dịch Nôm) tập trung biểu hiện khát vọng được hưởng hạnh phúc tuổi trẻ, cái phần vật chất nhất của con người. Giờ đây không phải là cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ đất nước trước giặc ngoại xâm, con người không mang khí thế hào hùng của chí làm trai quyết xả thân vì độc lập tự do của dân tộc nữa. Cuộc chiến phi nghĩa của nhà nước phong kiến đàn áp khởi nghĩa nông dân khiến con người chỉ thấy sự mất mát hy sinh, để lại sự cô đơn sầu muộn cho những người vợ ở hậu phương. Người phụ nữ lúc này lên tiếng oán trách, than thở về cuộc sống lẻ loi cô đơn và thể hiện khao khát tình hạnh phúc gia đình. Bao nhiêu chờ mong, khắc khoải đều tập trung vào nỗi lo sợ lỡ tuổi xuân thì, khi nhan sắc đang chừng hoa nở:

- “Gió xuân ngày một vắng tin,

Khá thương lỡ hết mấy phen lương thì.”

-“ Thoi đưa ngày tháng ruổi mau,

Người đi thấm thoắt qua màu xuân xanh.”

Người phụ nữ ý thức được tuổi trẻ, sắc đẹp của bản thân nên lúc nào cũng “nghĩ mệnh bạc, tiếc niên hoa”, sợ “Gái tơ mấy chốc mà ra nạ dòng”, sợ lỡ mất xuân xanh.

Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều vừa là tiếng nói lên án, tố cáo tính chất vô nhân đạo của chế độ cung nữ trong xã hội phong kiến, vừa là ý thức về số phận của người phụ nữ. Tác phẩm thể hiện số phận bi thảm của một người phụ nữ luôn khao khát hạnh phúc nhưng thực chất lại đang chết dần chết mòn trong bức tường lạnh lẽo của cung vua phủ chúa. Họ bị rơi vào cảnh ngộ “Bỗng không mà hóa ra người vị vong”, có chồng mà sống như một người góa bụa nên lúc nào cũng xót thương cho số phận bạc bẽo của mình “Hoa này

bướm nỡ thờ ơ/ Để gầy bông thắm để xơ nhụy vàng”. Cô cung nữ ấy luôn khao khát hạnh phúc ái ân, lo sợ cho nhan sắc, tuổi xuân của mình sẽ tàn tạ và nguyệt tàn hoa rụng, bị bỏ rơi nàng than thở cho số phân mình: “Nghĩ mình lại ngán cho mình/ Cái hoa đã trót gieo cành xiết bao”. Nàng lên tiếng căm hờn một cách đanh thép, mạnh mẽ: “Trên chín bệ có hay chăng nhẽ?/ Khách quần thoa mà để lạnh lùng”. Cung oán ngâm khúc không chỉ là một tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến mà còn là tiếng nói mạnh mẽ đòi cho con người quyền được yêu đương, thỏa mãn cuộc sống ân ái riêng tư.

Một biểu hiện hiếm có, độc đáo trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII là con người bản trần tục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Bà là một cá nhân, cá tính mạnh mẽ, ngang tàng, tự khẳng định mình “Thân này đâu đã chịu già tom”. Thơ bà thể hiện một cách chân thực những khát khao cháy bỏng của người phụ nữ trong hạnh phúc ái ân. Ở đâu, đi đâu bà cũng thấy những quả mít, con ốc nhồi, chiếc quạt, đến việc dệt cửi, đánh đu ngày tết, đến đèo Ba Dội,... mang một ý nghĩa khác của chuyện riêng trong buồng kín của vợ chồng:

- “Hai chân đạp xuống năng năng nhắc Một suốt đâm ngang thích thích mau”

(Dệt cửi đêm)

- “Quân tử có yêu thì đóng cọc, Xin đừng mân mó nhựa ra tay.”

(Quả mít)

Bà còn là một người ý thức rất rõ về thân phận và nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là nỗi khổ trong tình cảnh éo le bi kịch của những người “lấy chồng chung”, hay “không chồng mà chửa”,... Bà đã thét lên một cách mạnh mẽ đòi quyền sống hạnh phúc cho người phụ nữ:

-“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Năm thì mười họa hay chăng chớ,

Một tháng đôi lần có cũng không. Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm,

Cầm bằng làm mướn, mướn không công”

(Làm lẽ)

- “Quản bao miệng thế lời chênh lệch, Không có, nhưng mà, có mới ngoan.”

(Không chồng mà chửa)

Từ những sự cảm thông, thấu hiểu thân phận khổ đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến và cá tính mạnh mẽ, táo bạo Hồ Xuân Hương đã nói lên khát vọng chính đáng của cá nhân. Con người không chịu nhẫn nhục, bị chà đạp, coi thường khi làm trái với khuôn khổ của luật lệ hà khắc nữa mà vươn lên đòi hỏi những nhu cầu ái ân, hạnh phúc rất đời thường.

Có thể thấy vấn đề chuyển từ chữ “tâm” của lý tưởng sang chữ “thân” của khát vọng đời thường trong văn học trung đại Việt Nam là cả một hành trình dài. Để tạo được một dòng văn học nhân đạo, hướng đến những khát khao tình yêu, hạnh phúc cá nhân trần tục trong suốt cả thế kỷ như vậy cần có một tác phẩm mở màn. Song Tinh Bất Dạvới tư cách là một truyện Nôm tài tử - giai nhân xuất hiện những năm đầu của thế kỷ XVIII, viết về đề tài ca ngợi tình yêu nam nữ có thể coi là tác phẩm mở đầu và là dấu mốc đánh dấu bước chuyển đổi tư duy nghệ thuật của các tác giả trung đại. Văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII bắt đầu từ Truyện Song Tinh Bất Dạ, Truyện Hoa Tiên đến Truyện Kiều là cả một dòng văn học chữ thân mà khởi đầu là Song Tinh Bất Dạ Truyện Kiều của Nguyễn Du là sự thể hiện đầy đủ nhất, sâu sắc nhất. Những con người trong truyện Nôm thời kì này không còn là những con người như văn học chính thống là con người của nghĩa vụ, không có quyền tồn tại như một cá nhân, cá thể với những ham muốn trần thế, mà nó đã phá vỡ tính quy phạm để trở thành con người tài tử - giai nhân, chủ động nói lên những tâm tư tình cảm hạnh phúc

riêng tư của mình. Truyện Song Tinh Bất Dạ hiện diện có vai trò như một dấu gạch nối, một dấu mốc quan trọng trong trong bước chuyển đổi trong tư duy từ hệ tư tưởng cũ sang hệ tư tưởng mới.

2.2. Sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật của Song Tinh Bất Dạ

2.2.1. Thể hiện qua khát vọng tình yêu vượt qua lễ giáo phong kiến

Như đã nói ở trên, thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX - giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của truyện Nôm, thời kỳ hoàng kim của thể loại. Bên cạnh những tác phẩm truyện Nôm bình dân, thời kì này xuất hiện hàng loạt truyện Nôm bác học tài tử - giai nhân mà nội dung chủ yếu là hướng đến chữ “thân” tức là nói về khát vọng tình yêu nam nữ, hạnh phúc lứa đôi; đấu tranh cho quyền sống chính đáng của con người; vấn đề số phận con người mà đặc biệt là số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Trước cuộc sống bị bó buộc trong những khuôn khổ khắc chế của chế độ phong kiến, con người luôn khát khao được giải phóng để có một tình yêu tự do, được hạnh phúc và sống cuộc sống bình đẳng. Nhất là trong giai đoạn đất nước xảy ra rất nhiều biến động với những cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi chống lại chế độ phong kiến mục ruỗng đã thúc đẩy sự vùng lên của ý thức cá nhân tự do dân chủ. Văn học không còn xuất hiện những con người lớn lao của lí tưởng đạo đức, hay trốn tránh thực tại mà thay vào đó là con người sống với hiện thực, với những mong muốn trần tục đời thường, cụ thể là khát vọng tình yêu nam nữ vừa truyền thống vừa táo bạo, mạnh mẽ. Truyện Song Tinh Bất Dạ của Nguyễn Hữu Hào được xem là sự khởi đầu của thể loại truyện Nôm trong thế kỉ XVIII, thể hiện sự thay đổi trong tư duy nghệ thuật của các tác giả trung đại.

Ở giai đoạn đầu của sự hình thành thể loại, Song Tinh Bất Dạ mang đúng tính chất của một truyện Nôm tài tử - giai nhân, có nghĩa là mọi biến cố và kết thúc của truyện đều xoay quanh một chữ “tình”. Các tác giả Đặng Thanh Lê,

Bùi Duy Tân, Hoàng Xuân Hãn khi bàn về truyện Song Tinh đều khẳng định: “Truyện miêu tả một cuộc tình duyên tự do vượt ra khỏi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến hẹp hòi và cường quyền... cuối cùng kết thúc bằng sự thắng lợi của tình yêu chung thủy”.

Tác giả Nguyễn Hữu Hào đã thành công khi xây dựng mối tình giữa hai nhân vật Song Tinh và Nhụy Châu. Mặc dù, trong lời Tựa, Hoàng Xuân Hãn đánh giá là “truyện Song Tinh không uyển khúc như Truyện Kiều của Nguyễn Du về tình cảm, để lại cho độc giả ấn tượng kém sâu sắc” nhưng mối tình ấy vẫn là một mối tình đẹp, thể hiện khát vọng trong yêu đương rất mạnh mẽ. Thực tế, đến thế kỷ XVII Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã có 5/20 truyện gián tiếp ca ngợi tình yêu tự do nhưng thế giới ấy vẫn là thế giới của những con người sống chìm đắm trong bể dục ma quái, mộng mị chưa thực sự gắn với con người trần tục đời thường. Truyện Song Tinh Bất Dạ là truyện mở đầu của dòng truyện Nôm bác học, hơn nữa lại là truyện tài tử - giai nhân nói chuyện nam nữ yêu nhau, khẳng định khát vọng hạnh phúc lứa đôi theo một cách khác gần với cuộc sống thực hơn, qua đó, phần nào thẳng thắn, trực tiếp thể hiện tư tưởng tiến bộ chống lại lễ giáo phong kiến.

Trong Song Tinh Bất Dạ, chữ “thân” thể hiện trước hết ở khát vọng về một tình yêu tự do không theo quan niệm của lễ giáo. Nói như vậy, không thể khẳng định ngay rằng truyện đã phủi sạch trơn hết những vấn đề của đạo đức Nho giáo. Vì xuất hiện ở thời kì đầu, trong sự giao thoa giữa hệ tư tưởng cũ và mới cho nên Song Tinh Bất Dạ vẫn còn dấu ấn truyền thống bởi vẫn học hành thi cử đậu đạt làm quan, theo chí hướng nam nhi, vẫn làm trọn đạo vua tôi, hoàn thành nghĩa vụ với đất nước, nhưng cái chính là trong tư tưởng của con người đã dần thay đổi, thoát li, luôn luôn hướng đến tình yêu, hạnh phúc cá nhân. Điều đó, ngay từ đầu một phần đã thể hiện qua cuộc đối thoại giữa Song Bà và Song Tinh. Nho giáo luôn quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, theo ý

muốn của cha mẹ, theo khuôn phép của gia quy. Song Bà nghĩ tới chồng mình tuy đã mất nhưng từng làm quan cao, bà giục con lấy vợ sớm kẻ người ta quên gia thế nhà mình: “Đương khi thế thái trọng vì/ Dễ lời môi ước, tiện bề hôn nhơn/ Trước là phỉ thửa dạ con/ Sau thì lòng mẹ, kẻo còn phòng mang”. Song Tinh tuy thương mẹ một mình nuôi hai con khôn lớn, nhưng vẫn lấy lời lẽ của kẻ làm con không dám quên đạo “tam cương ngũ thường” và để chờ “Nguyệt lão xe tơ”. Bởi đương tuổi ăn học nên chàng vẫn muốn đi học theo đạo Khổng sân Trình, thi cử đỗ đạt, còn duyên vợ chồng thì chờ người xứng đôi:

Con rày muốn trẩy phương xa, Trước là du học, sau là cầm duyên, Mặc cơn kỳ ngộ dẩy dun,

Trăng già mối kết, đào non thơ bài.

Giai nhân tài tử sánh hai,

Đạo hòa cầm sắt, duyên hài phượng loan.

Có thể thấy chàng Song Tinh đã ý thức rõ rệt về hạnh phúc riêng tư của mình cho nên đã từ chối chuyện hôn nhân theo sự sắp đặt, định sẵn của gia đình. Phần nào cho thấy con người giai đoạn này đã tự quyết định lấy bản thân mình, không đi theo lối mòn của lễ giáo, cha mẹ cũng đã để con nói lên tâm tư nguyện vọng và đi tìm hạnh phúc cá nhân. Bởi sự ý thức đó mà sau này Song Tinh mới có những hành động đi theo tiếng gọi trái tim một cách mạnh mẽ hướng đến một tình yêu tự do, từ ốm tương tư, vật vờ mơ màng đã tìm cách nói dối người hầu “Một mình rén tới thửa cong tệ đường” chờ người yêu.

Trong truyện Nôm tài tử - giai nhân, chủ yếu là những con người thị tài, đa tình, sống chủ tình, vị tình, chứ không lụy công danh. Cho nên, chàng Song tuy vẫn muốn đi học nhưng đó chỉ là cái cớ để được đi tìm tình yêu của riêng mình, tiếng gọi tình yêu tự do mạnh hơn vấn đề lí tưởng, danh vọng. Nhân vật Song Tinh, được xây dựng đi ngược lại cái chuẩn mực của lễ giáo nho phong

đã định cho những người quân tử. Những điều luôn được răn dạy trung hiếu làm đầu, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, những sứ mệnh cao một phần vẫn được thực hiện nhưng giờ chẳng còn nghĩa lý gì ngoài một mảnh tình con chút má hồng. Ngay sau khi được gặp nhau đôi trai tài gái đẹp đều bị ái tình dao động “Dắc duyên đã hợp bốn dòng thu ba” tức là bốn làn sóng mắt đã dắt díu duyên ưa và cả hai đều đã “Tương tư từ kết hai lòng/ Kẻ chờ cá nhảy người trông chim truyền” đều mong đợi tin nhau. Sau khi Song Tinh đọc xong bài thơ Vịnh yến của người đẹp và được gợi ý ra vườn tây nhà để cảm nhận thơ vịnh nàng viết thì tiếng gọi tình yêu khiến chàng liền chớp ngay cơ hội muốn cùng nàng ra vãn cảnh vườn xuân để tỏ rõ tâm nguyện yêu dấu của mình. Rõ ràng, chàng trai đã mạnh dạn nắm thời cơ để thể hiện, bày tỏ tình cảm của mình với cô gái. Song Tinh lụy tình, ốm tương tư mà sinh trọng bệnh, bút nghiên chí nản, “Sách đèn từ ấy, dọc ngang biếng nhìn/ Hảo cầu luống nghĩ một thiên/ Mảng ham nuôi ngựa mà quên cưỡi kình”, thậm chí là ngất lên xỉu xuống không dưới bốn lần. Chàng ý thức được vị trí của mình, vẫn giữ luân thường, giữ đạo con nuôi: “Một là phận tiện, hai là nghĩa con” và biết mình “Ba là hoàng các chu môn/ Hạc bầy dễ khứng chim còn sánh lông” cho nên chàng đã quyết định “chờ ngày Cửa Vũ hóa rồng” để sánh duyên cho hợp với nàng. Khát vọng tình yêu của chàng Song cũng rất mạnh mẽ ngay khi mới đỗ đầu kì thi hương chàng đã “Kíp toan trở ngựa lại miền Thiệu Hưng” để gặp người yêu như đã hứa hẹn. Như vậy, có thể thấy con người lúc này không quá lụy công danh, việc chàng sau đó nghe lời mẹ đi thi để đậu cao thực tế là muốn “phận danh ngõ chính” cho bằng với vị thế nhà Giang Ông. Kể từ Song Tinh về sau cũng xuất hiện ko ít những chàng trai như Lương Sinh, Kim Trọng,... có tư tưởng muốn chinh phục tình yêu, chiến thắng trong tình yêu trước khi lên đường thi cử, đỗ đạt.

Sau khi đỗ Trạng nguyên, có gã Đồ Công có ý muốn chàng làm con rể nhưng chàng từ chối vì đã hứa duyên cùng Nhụy Châu, không chịu để cho

người khác hay bất kì một thế lực nào quyết định hôn nhân của mình. Khát vọng tình yêu chân chính, tự do của chính mình thúc giục chàng luôn hướng về người yêu nên viết thư về cho Giang ông “kíp đưa nàng tới cửa cong kinh kì”, trước là cho Đồ công biết mình đã có người kết duyên, sau là “hoa chúc phải thì giao loan”- nhanh chóng làm lễ cưới để được hưởng hạnh phúc vợ chồng. Tuy trở về thì đã mất người yêu nhưng chàng luôn hướng về Nhụy Châu “Kiếp này chẳng hợp đài gương/ Quyết dò đấy biển suối vàng thấy ai” thể hiện sự chung thủy, một lòng. Kể cả khi buộc lòng phải cưới Thể Vân theo di thư của Nhụy Châu nhưng Song Tinh vẫn quyết “Há mê tình dục dập dìu Vu Phong/ Ví khi màn ánh đèn chong/ Một nhà vầy hợp, hai phòng xin phân” không thể vui vẻ với người mới mà quên tình cũ.

Nho giáo quan niệm “nam đáo nữ phòng nam tắc loạn, nữ đáo nam phòng nữ tắc dâm”, những con người tài tử - giai nhân trong truyện thơ Nôm giai đoạn này đã tự do tìm đến nhau và hứa hẹn đính ước trăm năm là một khát vọng tình yêu táo bạo, vượt lên trên lễ giáo phong kiến. Nhụy Châu là một nhân vật tiêu biểu nhất, xem như là người mở đường đi theo tiếng gọi tình yêu cá nhân mà sau này ta thấy xuất hiện một nàng Kiều táo bạo hơn. Là một tiểu thư khuê các thông hiểu tam cương ngũ thường, công, dung, ngôn, hạnh nàng một mặt vẫn ý thức rất rõ về những quan niệm đạo đức Nho giáo, một mặt lại vì sự tương tư trọng bệnh của người trong mộng mà tự ý hẹn hò, thề thốt chuyện trăm năm với tâm niệm “Trong cơn nguy hiểm chi nề tiết danh”. Nàng một mặt ngại ngùng “khí tượng đeo hồng”, “chân hòng bước lui” mỗi khi gặp chàng nhưng một mặt lại tương tư, thương nhớ than rằng “...Dòng Hán bao sâu/ No nao ô thước bắc cầu Ngân Giang”, “vì ai nỗi để lòng mang não sầu?”. Nàng sai Thể Vân đến hẹn với người yêu nơi gặp gỡ:

“Mày tua kíp tới ngỏ tình

Hẹn lời tận mặt tệ đường ngày mai.”

Điều đáng trân trọng ở mối tình Song Tinh và Nhụy Châu là bởi nó bắt nguồn từ một tình yêu tự do, đôi lứa đến với nhau trên cơ sở tự nguyện chứ không phải do mối lái hoặc thế lực phong kiến nào quyết định, phá vỡ dần những quan niệm cha “mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “trung, hiếu, tiết, hạnh” hằn sâu trong tâm thức con người trung đại.

Song Tinh được Nhụy Châu trao lời thề rằng sông cạn núi mòn lòng cũng thay đổi và khuyên chàng nên tu chí học hành cho đỗ đạt: “Thủy chung muốn vẹn, tiết danh chẳng nề/ Mệnh này đã phó tay kia/ Đá mài sông dải chẳng khuy tấc lòng.” Từ đó, tinh thần Song Tinh lại tươi tỉnh, bệnh tật sầu muộn đều tan sạch. Như vậy, ngay từ một truyện Nôm khởi đầu ta đã thấy những nhân vật trai tài gái sắc có khát vọng tự do trong yêu đương, dẫn đến hành động táo bạo tìm cách ra ngoài gặp nhau để tự do đính ước, thề bồi hứa hẹn. Kể từ mối tình này về sau đã xuất hiện nhiều cặp đôi mạnh dạn, táo báo đi tìm tình yêu như Phan Trần dám làm loạn nơi cửa thiền, hay Thúy Kiều đã tự mình “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” mà sang nhà Kim Trọng. Như vậy, có thể xem Song Tinh, rồi Nhụy Châu là tiền thân, dự báo cho sự xuất hiện của những chàng Phan nàng Kiều trong truyện Nôm các thế kỷ sau.

Là truyện Nôm tài tử - giai nhân khởi đầu, Song Tinh Bất Dạ đã xây dựng nhân vật nữ tự tử đầu tiên. Sau Nhụy Châu cũng không ít người như Ngọc Khanh (Truyện Hoa Tiên), Nàng Thúy Kiều (Truyện Kiều), Kiều Nguyệt Nga (Truyện Lục Vân Tiên),... tìm đến cách quyên sinh, giữ mình vì tình yêu. Có mấy ai dám nghĩ việc làm vợ thái tử là một sự nhơ danh, như nàng Nhụy Châu và nhất định không muốn vào cung. Không chịu để cho bọn quyền thần định đoạt số phận của mình trong chốn thâm cung, Nhụy Châu đã có ý định ngay từ khi chưa lên thuyền: “Rắp toan gieo giếng đó vay?/ Lại e mất thỏ họa lây đến rừng”. Nàng lại sợ hoạn quan mất mồi mà làm hại cả gia đình nên đi gần đến đất kinh kì mới gieo mình. Hành động nhảy sông tự tận, không vâng mệnh vua

Xem tất cả 51 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí