Song tinh bất dạ - dấu mốc của sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật trong văn học trung đại Việt Nam - 5

với hiện thực, kết thúc theo logic cuộc sống, chứ không như truyện cổ tích dân gian phủ một lớp màu nhiệm kì ảo.

Truyện Song Tinh Bất Dạvới tư cách là bước khởi đầu của truyện Nôm bác học đã cho thấy cốt truyện tuy vay mượn của tiểu thuyết Trung Quốc nhưng kết cấu chặt chẽ, tình tiết phong phú, không rườm rà, thể hiện được tài năng và sáng tạo của tác giả Nguyễn Hữu Hào. Nhờ sự sáng tạo ấy, truyện được dựng lên như vừa có chủ tâm nghệ thuật, vừa ngẫu nhiên, đơn giản, tinh tế. Với cách kết cấu như vậy, truyện Song Tinh Bất Dạ đã xây dựng kiểu kết cấu ổn định cho truyện Nôm bác học đời sau và đánh một dấu mốc đầu tiên trong việc hình thành tư duy nghệ thuật mới về phương diện nghệ thuật.

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Nhân vật văn học là những con người được miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hoặc không rõ nét, xuất hiện một lần hoặc nhiều lần, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không làm ảnh hưởng nhiều đối với tác phẩm. Để xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải có khả năng đồng cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật, đòi hỏi nhà văn phải hiểu đời, hiểu người. Nhưng có một điều không kém phần quan trọng là nhà văn phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến những biện pháp xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học.

Nhân vật chính trong truyện Nôm bác học thường là những bậc giai nhân

- tài tử, xuất thân trong gia đình quan sang giàu có. Bắt đầu từ Song Tinh - Nhụy Châu là hai nhân vật chính của truyện Song Tinh Bất Dạ. Về sau là Lương Sinh - Dao Tiên trong Truyện Hoa tiên, Trương Quỳnh Thư - Phạm Kim trong Sơ kính tân trang, Kim Trọng - Thúy Kiều trong Truyện Kiều

Song Tinh được xây dựng là một chàng trai tài sắc kiêm toàn, nho phong nổi nền đầu tiên:

“Mực rơi điểm ngọc, thơ nên gõ vàng.

Thế tình khí vũ hiên ngang,

Thâm khơi độ lượng, rỡ ràng nghi dung.”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 51 trang tài liệu này.

Tuy sống trong cảnh mẹ góa con côi nhưng cũng xuất thân từ gia đình quyền quý có truyền thống học hành, cha từng làm quan cao. Mỗi lần “họp bạn nhà chiên” thì tài văn chàng sáng như nạm ngọc, thơ đọc kêu hay như gõ vàng. Dù cảnh nhà từ ngày cha mất “rương không châu báu” thì cũng “giá đầy thi thư”. Chàng mang đầy đủ những nét đẹp đẽ, lí tưởng của một nhân vật tài tử học hành thi cử đỗ đạt quan cao, lại có chuyện tình duyên kết thúc viên mãn.

Nhụy Châu, cũng như những giai nhân đầu tiên của truyện Nôm bác học, vừa có nhan sắc hơn đời “Mỉa dường Tần nữ, kém nào Hạ Cơ” vừa “giỏi nghề thêu dệt, trổ tài phú thơ”. Trong tình yêu, Nhụy Châu tỏ ra hết sức táo bạo và chủ động. Từ đó về sau, truyện Nôm có bước tiến mạnh mẽ hơn đã có hành động“bẻ lối vườn đào” của nàng Kiều một trăm năm sau: “Xăm xăm băng nẻo đường khuya một mình” để tìm tới Kim Trọng cùng nhau tự tình.

Song tinh bất dạ - dấu mốc của sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật trong văn học trung đại Việt Nam - 5

Trong Song Tinh Bất Dạ, bên cạnh hai nhân vật chính là tài tử - giai nhân, Nguyễn Hữu Hào còn sáng tạo ra những nhân vật có tính cách phức tạp, nhiều mặt: vừa có những nét của nhân vật chính diện, vừa có những nét của nhân vật phản diện hoặc vừa có biểu hiện của tầng lớp bình dân, vừa có biểu hiện của tầng lớp quý tộc. Đó là hai cô hầu Nhược Hà và Thể Vân. Sau này ta thấy có thêm Thúy Kiều, Thúc Sinh, Hoạn Thư trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, là những hiện tượng độc đáo của văn học trung đại. Đặc biệt, Nguyễn Hữu Hào đã đạt đến trình độ “cá thể hóa” cao khi xây dựng nhân vật Nhược Hà. Kiểu nhân vật này có ý nghĩa rất đặc biệt khi xuất hiện ở một tác phẩm thuộc thời kỳ đầu của thể loại truyện Nôm bác học.

Theo TS. Lê Thị Hồng Minh, “Trong các chân dung những người hầu mà văn học cổ trung đại từng xây dựng, thì chân dung cũng như ngôn ngữ Nhược Hà trong Truyện Song Tinh được xây dựng sinh động và thật hơn cả” [13; 135]. Nhược Hà là cô hầu đầu tiên để lại ấn tượng mạnh bởi tính cách đáo để, nhiều chuyện. Cô hầu này không thể nhầm lẫn với những cô hầu khác bởi tính ghen tị, nhiều chuyện, lại ngụy biện và có tài ăn nói. Tác giả đã xây dựng nhân vật Nhược Hà biến hóa khá linh hoạt, khi thì ngôn ngữ của người hầu, kẻ ở, nhanh nhảu có phần vô lễ; khi là lời lẽ của một cô gái đáo để, thông minh. Tính cách của cô nàng bộc lộ ngay từ những lời nói đầu tiên. Bất ngờ bắt gặp chàng Song Tinh đang đứng nói một mình với bức vách, không dám tỏ bày tình cảm với tiểu thư, Nhược Hà liền đi báo sự nực cười ấy cho cả gia đình Nhụy Châu biết: “Xưa nhìn ngỡ đấng trượng phu/ Nay xem hình tướng mĩa đồ ma trơi”. Nhược Hà dám gọi chàng Song là “đồ”, rằng xưa thì “ngỡ” chàng là “đấng trượng phu” , còn nay đã rõ thực chất chỉ là “đồ ma trơi”. Cô hầu này đã thể hiện rõ thái độ khinh thị chàng con nuôi của ông bà chủ rất công khai.

Nhược Hà tỏ ra đồng thuận với ý kiến mà Song Tinh than thở về lời một người bạn khuyên chàng “toan bề thật rể chẳng thà giả con”, rồi cô nàng nói thêm một câu: “Nuôi con thật rể thế hòng loạn luân”. Đó là ý bịa đặt của Nhược Hà, nhưng khi Song Tinh tỏ ra nghi ngờ hỏi lại: “Chẳng hay tiếng ấy ngươi luần hay ai?” thì Nhược Hà lập tức nói mình là “phận bé nữ hài” không biết gì và đẩy hết những đạo lí là Nhụy Châu từng giảng:

“Dịp nhân từng thấy tiểu thư Giảng luần đạo lý lời xưa dặn bày.”

Khôn khéo hơn, Nhược Hà còn tự nhận mình ngu si, dại dột, thấy sao nói vậy chứ không biết gì về lề luật, phép tắc: “Trân trân nan hóa thói ngây/ Vào tai ra miệng, há hay luật lề”.Với cô người hầu nhanh nhảu này chỉ cần

một vài chi tiết có thật, cô nàng đã xuyên tạc theo ý muốn chủ quan, làm cho sự việc mang một ý nghĩa hoàn toàn khác theo hướng tiêu cực.

Không những thế, khi Thể Vân hỏi cô nói gì mà khiến chàng Song trở bệnh thì cô kể lại nguyên si sự việc và quay lại trách móc Thể Vân là người nhỏ mọn, bới móc chuyện người khác. Cô nàng chua ngoa, đáo để, nói rằng đến con vật còn biết thương nhau vậy mà Thể Vân là người cùng cảnh tôi tớ, “bạn bè cây nứa”, lại kiếm chuyện châm biếm Nhược Hà:

“Vật còn chút tính thương loài Bạn bè cây nứa, nỡ lời buộc nhau!

Lọ là vặt mắt châm sâu

Lý xin cho mỏi, khôn đầu thì thôi.”

Sau này khi ngày Song Tinh trở thành trạng nguyên, trở về nhà Giang Ông tìm gặp Nhụy Châu gặp lại Nhược Hà thì cô nàng đổi ngay giọng điệu, đổi cả cách xưng hô, nói lời rất kính cẩn, ân tình:

- “Quý nhân sao hãy nhớ chưng danh hèn?”

- “Sang hèn chẳng phụ, xưa nay mấy người.”

Nhưng khi Song Tinh hỏi đến Thể Vân thì qua lời đối đáp của Nhược Hà, ta lại thấy cô nàng hay đố kỵ, ghen tị của ngày xưa lại lộ diện với bốn hành động chau mày, lắc đầu, chắc lưỡi, cắn tay diễn ra liên tiếp: “Hà nghe phút chốc chau mày/ Lắc đầu chắc lưỡi cắn tay trừng trừng.”. Nhược Hà dùng những từ ngữ đầy mai mỉa, nói xấu về Thể Vân, cho rằng:

“Thể Vân vẽ dạng làm hình Khuyên lời phiền não, đẹp tình Nàng ta.

Liệu bề cắt một trọn ba,

Nhện vò đàu trác, phượng gà đoàn loan.

Từ ngày chế biến nghĩa con,

Khác hình khác dạng chẳng còn như xưa

Hòa nhà đều gọi “tiểu thư”, Ra vào hài hán xem như là Nàng.”

Từ một vài chi tiết, sự kiện có thật là Thể Vân nhận lời Nhụy Châu làm con nuôi ông bà chủ để tiện chăm sóc khi về già, cô nàng biến tấu đi một chút, khiến cho sự hi sinh chân tình của Thể Vân bị biến thành những mưu mô toan tính.

Nhược Hà còn tỏ ra quan tâm, lo lắng cho người khác chứ không nhận mình là người hay đưa chuyện: “Vậy nên tỏ ấy nỗi vay/ Há rằng thèo lẻo, thày lay việc người.” Chỉ bằng hai từ “thèo lẻo”, “thày lày” Nguyễn Hữu Hào đã lột tả được bản chất con người của Nhược Hà. Xây dựng nhân vật Nhược Hà với ngôn ngữ thể hiện tuy chưa đạt đến mức điển hình đặc sắc như Nguyễn Du xây dựng ngôn ngữ Tú Bà, nhưng không thể phủ nhận đây là một thành công đáng kể của một truyện khởi đầu của thể loại này.

Có thể khẳng định rằng trong văn học trung đại nói chung chứ không kể riêng gì thể tài truyện Nôm, Nguyễn Hữu Hào là một tác giả vừa xây dựng được nhân vật chính một cách xuất sắc, lại vừa dụng công tái hiện hình ảnh nhân vật người hầu - một kiểu nhân vật phụ mang tính cá thể hóa. Mà đặc biệt đây là tác phẩm của một nhà quân sự mưu lược có am hiểu về văn học, lại ở một tác phẩm xuất hiện những năm đầu của thế kỉ XVIII thì Song Tinh Bất Dạ là một dấu mốc quan trọng trong việc xây dựng nhân vật trong truyện Nôm bác học thời kì đầu và về sau.

3.3. Ngôn ngữ

Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn học thì “ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn” [3; 215]. Truyện Nôm sử dụng ngôn ngữ của dân tộc để sáng tác và chữ Nôm thường bị xem là “nôm na mách qué”, không được xem trọng. Tuy nhiên sang thế kỉ XVIII, chữ Nôm

trở thành phương tiện quan trọng chiếm ưu thế hơn chữ Hán. Truyện Nôm chiếm văn đàn và đạt được nhiều thành tựu đỉnh cao.

Trong ngôn ngữ của Song Tinh Bất Dạ có sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ ước lệ tượng trưng và ngôn ngữ bình dân. Có điều, xuất hiện với tư cách mở đầu cho nên truyện này cũng có vai trò quan trọng trong việc chứng tỏ sự thay đổi trong việc sử dụng ngôn ngữ của truyện Nôm bác học. Ngoài ra, Song Tinh Bất Dạ cũng là một trong số ít những tác phẩm của văn học trung đại đề cập đến vấn đề tình dục một cách hết sức táo bạo, và là tác phẩm của xứ Đàng Trong cho nên sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ cũng tạo nên đặc sắc cho truyện Nôm này.

Thứ nhất, Song Tinh Bất Dạ sử dụng ngôn ngữ ước lệ tượng trưng, mang tính điển nhã. Thể hiện rõ nhất là ở quan niệm và nghệ thuật miêu tả con người. Con người được hình dung qua các hình tượng thiên nhiên tươi đẹp như mây, núi, trăng, hoa, tuyết, ngọc, mai, lan, trúc,… Vậy nên hình ảnh nàng Nhụy Châu mới đẹp đến ngòi bút của Vương Duy cũng không vẽ được vẻ tươi sáng của nàng: “Dầy dầy da ngọc tuyết ken/ Mày nga khói dạm, tóc choang mây lồng/ Gót sen đua nở bạch hồng/ Sóng ngời mắt phượng, ráng phong má đào/ Rỡ ràng ánh nguyệt chói sao/ Mỉa dường Tần nữ, kém nào Hạ Cơ.” Hay sau này có thêm vẻ đẹp khuê các hài hòa với thiên nhiên“Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” của Thúy Vân và vẻ đẹp khiến tạo hóa phải ghen phải hờn“Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” như Thúy Kiều… Tất cả vẻ đẹp của con người đều phải gắn với nét đẹp nào đó của thiên nhiên, vũ trụ.

Riêng đối với nhân vật chính diện, tính chất ước lệ, uyên bác trong ngôn ngữ sẽ được đẩy lên cao hơn, nhiều hơn. Khi nghe trong lời tâm tình, thề thốt của Nhụy Châu và Song Tinh, thấy quả là “Lời lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu”:

Sinh rằng: “Hổ thửa tài hèn,

Bỗng nghe lời huyễn nhiễm nên bệnh nghèo.

Ơn thay linh dược khéo điều, Chẳng chi đã dõi Vương Kiều chơi tiên.”

Nàng rằng: “Lời đã trước nguyền, Dễ đâu trở bạc làm đen cho đành.

Bởi chưng quý thể bất bình,

Thủy chung muốn vẹn, tiết danh chẳng nề.

Mệnh này mã phó tay kia,

Đá mài sông dải chẳng khuy tấc lòng.

Hãy tua đăng hỏa gia công,

Chỉ ngày nhảy bến hóa rồng cướp biêu.

Bấy giờ ghe nỗi ơn yêu,

Dầu lòng chàng lại xuy tiêu phượng đài.

E khi cao bước cửa Trời,

Giàu sang bội bạc phụ lời Tống Công.” Sinh rằng: “Bao nỡ nghi lòng,

Dù ai lỗi hẹn, phó cùng tứ tri…”

Ngôn ngữ của những “nam thanh nữ tú” như Nhụy Châu và Song Tinh, từ đầu đến cuối tác phẩm, đều nhất quán một sự nghiêm túc, trang trọng, hoa mỹ.

Bên cạnh đó, trong Song Tinh Bất Dạ còn có một số nhân vật mà ngôn ngữ của họ rất phong phú, đa giọng điệu, muôn sắc màu, thể hiện những nét tính cách khác nhau, hoặc những tình huống, cảnh ngộ khác nhau. Các nhân vật Nhược Hà, Thể Vân có hai kiểu giọng, khi trang nhã, lúc khẩu ngữ tự nhiên…còn tên Hách Sinh, trong lời hắn nói với tay công công Diêu Doãn về vẻ đẹp của Nhụy Châu cũng lịch lãm, cao sang, quý phái, không kém ai, khiến người đọc ngỡ hắn tử tế, sang trọng:

“Vóc mai hình liễu nõn nà,

Hoa nhường, trăng thẹn, nhạn sa, cá chìm.

Khuê môn nữ tắc đoan nghiêm,

So đường cung Quảng thác rèm chói trăng.

Nức danh quốc sắc tột chừng,

Non Côn ngọc rắc, sông vàng châu rây.”

Nhưng khi Giang Ông từ chối gả Nhụy Châu cho thi hắn liền đổi giọng, lộ rõ bản chất của một kẻ xấc xược, hằn học, vô lễ:

“Hách Sinh nghe nói thêm hằn, Mắng rằng: “Lão tặc nói năng nhiều lời!

Ví so, ai dễ thua ai,

Lão chức khoa đài, cha mỗ nguyên nhung.

Gớm lời đáo trác dẻ dung, Trong đời há bượp má hồng ấy vay!

Trai đâu luống chịu mặt dày, Trời kia còn đội, thù này chẳng quên.”

Nhân vật Hách Nhược Sinh của Song Tinh Bất Dạ có lẽ là nhân vật đầu tiên mà sau này có những Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Bạc Bà,… của Truyện Kiều là số ít những nhân vật mang trong mình cái bản chất thực của cuộc đời để bước vào văn học trung đại một cách chân thực nhất.

Nguyễn Hữu Hào còn sử dụng các điển tích điển cố xuất hiện hết sức tự nhiên, nhuần nhị. Tác giả dùng điển “tơ hồng”, “xích thằng”, “Trăng già”, “Nguyệt lão xe tơ”, “phượng loan, sắt cầm” để nói đến chuyện tình duyên. Hay khi thể hiện sự cách trở của hai người yêu nhau, không thể không dùng đến “chuyện tình Ngưu Lang, Chức Nữ” và mong muốn bắc cầu Ô thước qua dòng Ngân Giang. Nói đến ước vọng vinh hiển, đỗ đạt bảng vàng, phải có điển “cửa Vũ hóa rồng. Sự chảy trôi vùn vụt của thời gian thì đã có “bóng ngựa qua

song”. Hay khi nhắc đến chuyện Tử Bình, Đậu Nghị, Tú Uyên là ẩn ý muốn nhắc việc cầu hôn, đính ước… Việc sử dụng điển tích, điển cố làm cho lời thơ ngắn gọn, hàm súc, lời ít mà ý nhiều.

Thứ hai, Song Tinh Bất Dạ không chỉ sử dụng thứ ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng có tính chất bác học mà còn đậm đặc chất bình dân. Giang Ông lâu ngày gặp nên liền hỏi Song Tinh về tình cảnh gia đình chàng bằng một lối nói rất giản dị: “Chẳng hay điền sản gia tư/ Mẹ con ngày tháng đói nó thế nào?”. Và Song Tinh đáp lời rất thực thà về cảnh sống của mình: “Lần hồi muối bạc cơm thô/ Đông chầy áo mỏng, bếp trưa khói tàn.”

TS. Lê Thị Hồng Minh đã chỉ tài năng của Nguyễn Hữu Hào trong việc tạo ra kiểu “đối thoại một câu”, nghĩa là một lượt lời nằm trong khuôn khổ một câu thơ, kiểu như:

-“ Vân đon: “Lời ấy đâu ra?”

Sinh rằng: “Ở miệng Nhược Hà chứ ai.”

- “Vân rằng:“Hà nói chẳng vu”

- “Chài rằng:“Nguyện đã ghi lòng”

Điều mà ở truyện Nôm bình dân đối thoại đã ít thì đối thoại một câu có lẽ là rất hiếm. Thậm chí, ngay cả khi chỉ có hai từ lặp lại, trong khuôn khổ một câu thơ: “Nàng cùng Vân thị ngả kề/ Than rằng: “Chị chị!”, “Dì dì!” tiếng vang.” Đó là tâm trạng mừng tủi của chị em Nhụy Châu và Thể Vân khi gặp lại nhau sau cơn sóng gió.

Ngôn ngữ Song Tinh Bất Dạ còn để lại dấu ấn về cách dùng một số từ cổ. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân đã lập Bảng ghi từ cổ và từ địa phương [3; 233], thống kê được 158 từ cổ và từ địa phương trong truyện:

- “Tôi rày muốn nối nghiệp xưa Thôn quê bượp đấng minh sư giảng cầu.”

- “Rỡ ràng ánh nguyệt chói sao Mỉa dường Tần Nữ, khác nào Hạ Cơ.”

- “Mầy tua kíp đến thăm người

Hẳn trong hư thật, kíp hồi tao hay.”

-“ Tao rằng: “Lẽ ấy chỉn khôn”

Sự xuất hiện của từ cổ, không chỉ thấy riêng trong sáng tác của Nguyễn Hữu Hào. Sau này một trăm năm sau, trong thơ Nguyễn Du, cũng thấy sự đan cài rất khéo léo, tài tình:

- “Chập chờn cơn tỉnh cơn mê, Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn.”

- “Nỗi riêng lớp lớp sóng dồi, Nghĩ đòi cơn lại sụt sùi đòi cơn.”

Bên cạnh đó, tưởng như các nhân vật chính trước sau chỉ nói những lời hoa mỹ, châu ngọc thể hiện sự trang trọng, quý phái. Trong Song Tinh Bất Dạ, các nhân vật như Nhụy Châu khi nói với kẻ ăn người ở cũng thấy xưng “mày mày, tao tao” với nhau rất đời thường.

Nguyễn Hữu Hào sử dụng rất chất liệu dân gian một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt. Có thể lấy lời của Thể Vân đêm tân hôn mà chồng không “hợp ý xuân” và đang nhớ đến bóng hình của người xưa: “Vân rằng: “Khát đứng bờ ao/ Đói ăn bánh vẽ, chiêm bao thấy vàng!/ Đèn xuyên hang tối không tường/ Dép xuyên khăn sửa, lẽ thường ai suy.” Những câu tục ngữ, thành ngữ - đói ăn bánh vẽ, dép xuyên khăn sửa - được Nguyễn Hữu Hào sử dụng nói lên được tình cảnh bẽ bàng, tủi phận của một người phụ nữ tuy chấp nhận thế thân nhưng cũng khát khao được đoái hoài, cần được hưởng hạnh phúc ái ân.

Bên cạnh đó, sử dụng từ láy cũng là cách mà tác giả đem đến cho Song Tinh Bất Dạ một nét đặc sắc. Tâm trạng Giang Bà khi nghe tin con gái bị tiến kinh: “Giang Bà bối rối lòng sơ/ Giang Ông thim thíp thở vô phập phò”, “Ngất ngơ đoạn thảm nỗi phiền/ Đòi phen dạy dỗ, đòi lần nhủm nha/ Dùng dằng dừng kiệu dẫy xe”. Các từ láy đã diễn tả đúng tâm trạng chua xót, tức giận, tiếc thương của người mẹ và sự bối rối của người cha khi con gái phải vào cung.

Với Song Tinh Bất Dạ, Nguyễn Hữu Hào đã nâng ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ dân gian lên thành ngôn ngữ nghệ thuật. Tác phẩm lại ra đời trong những buổi đầu hình thành thể loại, khi truyện Nôm bình dân ngự trị văn đàn với một thứ ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, ít điển cố, từ Hán, và trước kiệt tác Truyện Kiều cả trăm năm thì mới thấy những đóng góp của tác giả Nguyễn Hữu Hào đối với ngôn ngữ dân tộc.

Thứ ba, ngôn ngữ truyện Song Tinh Bất Dạ mang đậm màu sắc sắc dục. Song Tinh Bất Dạ là truyện Nôm tài tử - giai nhân, nên “tình” là âm hưởng chủ đạo. Có điều tình ở đây là tình gắn liền với chữ “dục”, với nhu cầu ân ái xác thịt rất trần tục của con người. “Dục”ở đây gắn liền với cái “tình” đẹp của người nam và nữ yêu nhau chứ không phải thứ “dục” cuồng loạn, đáng khinh bỉ. Vì vậy, nó xuất hiện rất tự nhiên, như một nhu cầu cơ bản của con người, mà không trở nên thô lỗ, sống sượng.

Thực tế, không phải đến Song Tinh Bất Dạ, chuyện phòng the của đôi lứa mới được đề cập đến. Từ Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ đã không ít lần tỏ ra táo bạo và phóng túng khi thể hiện quan hệ yêu đương có tính chất không lành mạnh giữa Trình Trung Ngộ và Nhị Khanh (Truyện cây gạo), giữa Hà Nhân và hai nàng Đào, Liễu (Truyện kỳ ngộ ở Trại Tây), giữa sư Vô kỷ và Đào Hàn Than (Truyện nghiệp oan của Đào thị),… Cách tác giả này tả cảnh nam nữ giao tình rất thực: “Sinh rủ rê hai ả đến chơi chỗ trọ của mình, chuyện trò đằm thắm. Chàng lả lơi cợt ghẹo, hai ả thẹn thò nói rằng: “Chúng em việc xuân chưa trải, nhụy thắm còn phong, chỉn e mưa gió nặng nề, hoặc không kham nổi cho những tấm thân hoa mềm yếu”. Sinh khuyên lơn dịu ngọt rồi cùng tắt đèn đi nằm. lửa đượm hương nồng, ân ái mười phần thỏa nguyện” (Truyện kỳ ngộ ở Trại Tây). Chuyện ân ái trong Truyền kỳ mạn lục không phải tình ân ái của người bình thường, luôn bị coi là những chuyện dâm dục của giống yêu

ma, kì quái. Đến với Song Tinh Bất Dạ, chuyện phòng the trở nên dí dỏm, tinh nghịch gần với đời thường hơn.

Tìm hiểu trong ngôn ngữ và cách thức mô tả tỉ mỉ, chi tiết những chuyện ân ái vợ chồng của đôi lứa ta thấy được sự táo bạo, vượt trước thời đại của nhà nho Nguyễn Hữu Hào. Lúc đầu ta thấy Song Tinh cũng thẳng thắn từ chối chuyện hợp hoan khi cưới chay Thể Vân, mà không một lời đậy che: “Sinh rằng: “E tủi lòng Nàng/ Há đem tình dục ra đường mây mưa/ Lòng này sắt đá còn ưa/ Ví cho Thần nữ tiên cơ khôn dùng.” Điều này khiến nàng nghẹn ngào, xót xa: “Tính gương Chàng đã chẳng nhơ, Cũng xin đoái thiếp trăng hoa thẹn thùng”, thương thân tủi phận không được đoái hoài.

Nhưng sau đó, tình yêu của hai người con gái đẹp đều được đền đáp. Ngôn ngữ sắc dục trong truyện thể hiện rõ nhất ở chuyện ái ân thể xác của Song Tinh với hai người vợ. Trước tiên chàng đến với Nhụy Châu: “Xuân sang hoa cỏ gặp thì/ Nhụy đào mơn mởn, cánh quỳ đượm sương./ Mây vần chặp chặp Đài Dương,/ Chưa thôi nắn nguyệt lại xoang chày kình./Đảo chày đã trướng lại bình,/Má đào phấn quẹn, tóc xanh lỏng cài./ Trưa tàn, đẩu đã đảo giùi,/ Chơi tiên nửa gối, ngày dài quá đêm./ Ác đà trở bóng ló rèm,/Giấc mai mới tỉnh, bóng thiềm còn mơ./Trướng hoa lại sánh mặt hoa,/Bõ khi hải giốc thiên nha những ngày.”

Rồi chàng liền sang với Thể Vân: “Tưng bừng phượng họp mặt loan,/ Mưa xuân nhặt rưới, hồ xuân kíp trào./ Đuốc lòa tỏa bóng gương giao,/ Nệm nhung sương đượm, quần đào tuyết rơi./ Vui thay thôi nói lại cười,/ Mấy niềm trách móc sạch trôi như mài/ Lại toan lập trận song đài/ Sực nhìn ác đã xế ngoài non đông. Nguyễn Hữu Hào đã mạnh dạn miêu tả chuyện phòng the rất chân thực đời thường của con người.

Sau Song Tinh Bất Dạ, khó có thể thấy có tác phẩm nào mà yếu tố sắc dục lại được miêu tả táo bạo, trực diện như thế. Tình yêu của Dao Tiên và

Xem tất cả 51 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí