Vốn Xã Hội Và Hoạt Động Cho Vay Tdvm.


vốn xã hội của cá nhân là khả năng nắm bắt thông tin, sự giao tiếp và các mối quan hệ xã hội của cá nhân đó giúp cho họ nắm rõ để giải quyết và khắc phục các vấn đề có liên quan đến những thông tin không hoàn hảo trong xã hội. Trong vốn xã hội cá nhân thì niềm tin và sự tin cậy là hai đặc điểm quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quyết định của cá nhân về xã hội. Các yếu tố và phạm vi nghiên cứu của vốn xã hội có thể bao gồm các mối quan hệ như vốn xã hội và mạng lưới xã hội, vốn xã hội và nguồn lực, vốn xã hội và sự tin cậy, đầu tư vốn xã hội và mưu cầu lợi ích, vốn xã hội và hàng hóa công.

Các mô hình kinh tế cổ điển (SEM) khi nghiên cứu vốn xã hội thường được xây dựng với giả thuyết con người là vị kỷ, tư lợi. Dựa trên cơ sở nghiên cứu của SEM, các mô hình kinh tế hành vi (BEM) đã bổ sung các giả thuyết về tính vị tha và cả tính ác ý của con người. Theo Wilkinson (2008), con người thường so bì, hơn thua với những người có nhiều thỏa dụng hơn họ. Tuy nhiên, họ cũng có thể có cảm giác có lỗi nếu như có nhiều thỏa dụng hơn người khác, ngại sự bất bình đẳng (inequality aversion). Các nhà kinh tế học cho rằng lòng tin trong vốn xã hội có thể là công cụ, phương tiện làm giảm chi phí vì các hình thức khác thường gây tốn kém hơn cho xã hội. Các nhà nghiên cứu cho rằng lòng tin (trust) được xem là một thành tố quan trọng của vốn xã hội. Các kết quả thí nghiệm của Karlan (2005) đã cho thấy, càng tin người khác thì khả năng tiết kiệm cao hơn; càng đáng tin (trustworthy) thì càng ít bị xảy ra rủi ro tín dụng hơn; và càng đóng góp cho cộng đồng thì cũng sẽ càng ít gặp rủi ro tín dụng hơn. Knack và Keefer (1997), Karlan (2005) cho rằng các quốc gia, các nền văn hóa xã hội có nhiều sự tin cậy lẫn nhau hơn sẽ có tỷ lệ phát triển và tăng trưởng tốt và cao hơn về kinh tế. Niềm tin và sự tin cậy là hai yếu tố thiết yếu và quan trọng nằm bên trong vốn xã hội cá nhân. Glaeser và cộng sự (2000) cho rằng hành vi trong trò chơi niềm tin có tương quan với quá trình tiếp xúc và tương tác trước đó của những người tham gia trò chơi. Những người được tin tưởng nhiều hơn thì họ sẽ đáng tin cậy hơn, nhưng họ lại là những người không đáng tin trong trò chơi niềm tin.


TCHV đang phát triển nhanh chóng và sử dụng các kiến thức từ tâm lý học để tìm hiểu cách thức hành vi của con người ảnh hưởng đến các quyết định của các nhà đầu tư cá nhân và chuyên nghiệp, của các thị trường và các nhà quản lý (Ackert và Deaves, 2013). Cụ thể là nó phân tích những vấn đề sẽ xảy ra trong tương lai làm nền tảng cho sự hợp lý của cá nhân (Lawless và cộng sự, 2013). Glaeser và cộng sự (2000) phân tích lòng tin và vốn xã hội, kết quả cho thấy niềm tin và sự tin cậy tăng lên với sự kết nối xã hội. Sự khác biệt về chủng tộc và quốc tịch làm giảm mức độ đáng tin cậy. Và những người có vị thế cao có thể được cho là có vốn xã hội cao hơn và niềm tin có ảnh hưởng và tác động đến lòng vị tha.

Nghiên cứu của Knack và Keefer (1997) kết luận 3 vấn đề chính: Thứ nhất, niềm tin và hợp tác công dân gắn liền với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ. Thứ hai, hoạt động liên kết không liên quan đến hiệu quả kinh tế - trái với những phát hiện của Putnam (1993) trên khắp các vùng của nước Ý. Thứ ba, lòng tin và các chuẩn mực của người dân hợp tác mạnh mẽ hơn ở các nước có tổ chức chính thức bảo vệ hiệu quả quyền tài sản và các quyền hợp đồng, và ở các nước ít phân cực thành nhóm đối lập theo giai cấp hoặc sắc tộc.

2.2.2. Vốn xã hội và hoạt động cho vay TDVM.


Glaeser và cộng sự (1999) phân tích việc hình thành vốn xã hội sử dụng mô hình tối ưu quyết định đầu tư cá nhân. Phân tích cho thấy rằng mô hình tích lũy vốn xã hội là phù hợp với mô hình đầu tư kinh tế tiêu chuẩn. Cassar và cộng sự (2010) đặt vấn đề liệu vốn xã hội có quan trọng đối với việc ra quyết định kinh tế? Họ thực hiện phương pháp xử lý tính đồng nhất xã hội, theo dõi nhóm, và tự chọn nhóm. Kết quả cho thấy sự tin tưởng xã hội có tác động tích cực và đáng kể lên tỷ lệ đóng góp của nhóm cho vay. Các phát hiện của họ đó là:(1) Niềm tin là quan trọng, cá nhân có niềm tin lớn hơn biểu lộ tỷ lệ đóng góp cao hơn, san sẻ lợi ích cho các thành viên khác trong nhóm của họ. (2) Khi người ta thiếu tự tin trong hành vi của người khác, kết quả xấu cho tất cả đều có khả năng có kết quả. (3) Tôn giáo đồng nhất thúc đẩy hiệu suất vay nhóm tốt hơn, nhưng tổng thể các bằng chứng là không gây ấn


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

tượng. (4) Tỷ lệ đóng góp cao hơn trong thực tế nhóm vay TCVM khác trong môi trường cho vay nhóm, và có thể trong các tình huống khác như làm việc theo nhóm, có thể mang lại tác động tiêu cực cũng như tích cực đối với hành vi cá nhân.

Glaeser và cộng sự (2000) kết hợp hai thí nghiệm và một cuộc khảo sát để đo lường niềm tin và sự đáng tin cậy - hai thành phần chính của vốn xã hội. Dựa theo Berg và cộng sự (1995), họ đo lường niềm tin và sự đáng tin bởi các thí nghiệm với phần thưởng là tiền tệ. Kết quả cho thấy khi cá nhân gần hơn về mặt xã hội, cả niềm tin lẫn sự tin cậy đều tăng lên. Sự đáng tin cậy giảm khi đối tác có sự khác nhau về chủng tộc hoặc quốc tịch. Người có địa vị cao có thể tạo ra sự tin cậy nhiều hơn ở người khác.

Sở thích rủi ro, vốn xã hội và rủi ro cho vay tín dụng vi mô – Nghiên cứu thí nghiệm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long - 6

Feigenberg và Field (2010) cung cấp bằng chứng thực nghiệm đầu tiên về lợi ích kinh tế đối với tương tác xã hội trong bối cảnh hoạt động cho vay TDVM. Kết quả của họ chỉ ra rằng cho vay nhóm là thành công trong việc đạt được tỷ lệ nợ xấu thấp mà không cần thế chấp không chỉ vì nó khai thác vốn xã hội đang tồn tại mà còn vì nó xây dựng vốn xã hội mới.

Akram và Routray (2013) điều tra mối quan hệ nhân quả giữa vốn xã hội và TCVM ở Pakistan. Kết quả đã chỉ ra rằng chỉ số vốn xã hội có ảnh hưởng không đáng kể đến sự tham gia TCVM. Vốn xã hội có thể được vận dụng trong việc thiết kế và phân phối các chương trình TCVM cũng như các hoạt động phát triển nông thôn khác. Kết quả của nghiên cứu cũng khuyến khích các nhà hoạch định chính sách đầu tư vào việc tạo ra vốn xã hội hoặc trực tiếp hoặc bằng cách cung cấp môi trường hỗ trợ cho sự ra đời của nó. Lòng tin như một sự đo lường chiều hướng nhận thức của vốn xã hội đã chứng minh vai trò cao nhất tạo sự dễ dàng vay vốn từ nhóm dựa trên chương trình TCVM. Các hộ nghèo có thể sử dụng và thay thế nguồn vốn xã hội của họ làm tài sản thế chấp để tiếp cận tín dụng. Giới hạn của nghiên cứu này chỉ áp dụng cho vay theo nhóm, không áp dụng cho vay cá nhân.


Karlan (2005) tìm ra rằng càng có vốn xã hội cao thì khả năng trả nợ tốt và có tiết kiệm càng cao. Ông cũng nhận thấy môi trường có vốn xã hội cao thì các thành viên trong nhóm có khả năng phân biệt tốt hơn giữa nợ xấu vì động cơ lệch lạc và nợ xấu vì những cú sốc cá nhân tiêu cực. Wydick (1999) nghiên cứu dữ liệu từ Guatemala cho thấy giám sát ngang hàng có tác động đáng kể đến hoạt động cho vay nhóm thông qua việc khuyến khích tham gia bảo hiểm nhóm. Áp lực của nhóm có một ảnh hưởng nhỏ trong việc ngăn chặn nguy cơ về đạo đức, trong khi ảnh hưởng của mối quan hệ xã hội giữa các thành viên về mặt thống kê là không đáng kể.

Wenner (1995) nghiên cứu chương trình tín dụng ở Costa Rica nhận thấy rằng các nhóm bảo vệ, giám sát các thành viên và sử dụng thông tin địa phương có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn nhóm không giám sát. Tuy nhiên, chỉ ít hơn một nửa các nhóm có mức tiền lãi chắc chắn, và đề xuất cho vay nhóm có thể cải thiện dòng thông tin nhưng là một phác thảo có tính nội bộ và nhạy cảm.

Greiner và Wang (2009) nghiên cứu vấn đề cho vay trực tiếp P2P (people-to- people) tức là cho vay cá nhân không qua các TCTD. Kết quả cho thấy có sự không đối xứng thông tin giữa các bên cho vay và bên đi vay. Các nhà cho vay có ít thông tin hơn về khả năng trả nợ của người vay. Lợi ích của vốn xã hội là tiếp cận và trao đổi thông tin giữa các thành viên trong nhóm. Các nhóm có thể chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của họ trong nhóm của họ. Nhóm các thành viên có thể thu hút được kiến thức tập thể của nhóm. Vốn xã hội làm giảm lãi suất và ảnh hưởng tích cực đến việc nhận tài trợ và việc trả nợ của người vay.

Robert, Thönia, Erik (2010) thiết kế thí nghiệm hai trò chơi về đóng góp cho cộng đồng thông qua Internet ở Đan Mạch, kết quả cho thấy sự tin tưởng có liên quan đến sở thích hợp tác nhưng không liên quan đến niềm tin về hợp tác. Sự công bằng có liên quan đến hành vi hợp tác. Cả niềm tin và sự công bằng đều có liên quan tích cực đến hành vi hợp tác.


2.2.3. Nghiên cứu vốn xã hội tại Việt Nam.


Ở Việt Nam những năm gần đây, vốn xã hội nhận được rất nhiều sự quan tâm của Nhà nước, các nhà nghiên cứu liên quan đến việc hoạch định chính sách cũng như hỗ trợ cho cho các TCTD trong việc phát triển TCVM và các vấn đề về kinh tế- xã hội khác. Các nghiên cứu trước đây về vốn xã hội ở Việt Nam thường được xem xét, nghiên cứu ở khu vực nông thôn và những vùng dân nghèo kém phát triển. Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Anh và Thomése (2007) về tác động của vốn xã hội đối với vấn đề dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp cho thấy, nhờ vào vốn xã hội mà các vấn đề khó khăn, rắc rối trong việc dồn điền đổi thửa đã được thực hiện tốt và phi chính thức không cần đến các biện pháp hành chính hay pháp lý.

Nguyen Van Ha và Kant (2004), nghiên cứu các hộ dân làng nghề tái chế giấy ở Việt Nam, kết luận rằng vốn xã hội có đóng góp mạnh mẽ và tích cực đối với thu nhập hộ gia đình cũng như đóng góp thu nhập cho cho hộ người nghèo lớn hơn hộ giàu có.

Nghiên cứu của Appold và Nguyễn Quý Thanh (2004) về việc vay vốn khởi nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã đề cập đến tác động và ảnh hưởng của vốn xã hội. Hoàng Bá Thịnh (2009) đã có những nghiên cứu đề cập đến những phí tổn để duy trì vốn xã hội. Trần Hữu Dũng (2003) cho rằng nên làm rõ hơn đặc điểm của vốn xã hội trong mối quan hệ với các loại vốn khác. Ông cũng chỉ ra mối quan hệ giữa vốn xã hội và chính sách kinh tế; giữa vốn xã hội và việc phát triển kinh tế. Ông cũng kết luận vốn xã hội có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như tốc độ tích lũy vốn con người. Trần Hữu Quang (2006) cho rằng vốn xã hội là một thực hiện đặc trưng của những mối liên kết giữa con người với nhau trong một cộng đồng hay một xã hội. Ông cũng quan tâm đến việc phân tích vốn xã hội trong bối cảnh văn hoá-xã hội và các định chế xã hội. Đinh Hồng Hải (2013) lưu ý đến mặt trái của vốn xã hội. Ông cho rằng việc hiểu biết nông cạn hoặc sai về vốn xã hội sẽ dẫn đến những định hướng sai lầm và hậu quả làm suy thoái vốn xã hội cũng như nền tảng đạo đức xã hội. Và ông cũng đề xuất nên đưa lý thuyết vốn xã hội vào


giảng dạy. Lê Ngọc Hùng (2008), vốn xã hội có vai trò quan trọng trong giao dịch kinh tế và cảnh báo có thể gây phản chức năng hoặc rủi ro cao vì các doanh nghiệp thường dựa chủ yếu vào nguồn vốn xã hội từ mạng lưới xã hội.

Ngô Thị Phương Lan (2011) nghiên cứu tác động của vốn xã hội vào việc giảm thiểu rủi ro trong quá trình chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm ở ĐBSCL. Qua đó tác giả cho thấy duy lý thị trường không phải là cách nhìn duy nhất để hiểu về bản chất hành vi chấp nhận rủi ro mà còn thể hiện tư duy phân tán và giảm thiểu rủi ro. Thể hiện rõ tác động của vốn xã hội như giúp vốn, giúp công lao động, thông tin kỹ thuật, kinh nghiệm…

Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Thu (2018) về tác động của TDVM đối với hộ nghèo ở khu vực Đông Nam Bộ kết luận TDVM có tác động đến thu nhập của các hộ nghèo, đặc biệt là quy mô vốn vay có tác động tích cực và có sự tương quan giữa thu nhập với khả năng tiếp cận TDVM. Bên cạnh đó, quy mô lao động cũng tác động làm tăng thu nhập và nghiên cứu cũng chỉ ra hoạt động phi tài chính cũng góp phần không nhỏ vào việc tăng thu nhập cho các hộ nghèo. Mai Thị Hồng Đào (2016) nghiên cứu tác động của TCVM đến thu nhập của hộ nghèo tại Việt Nam với dữ liệu từ bộ khảo sát mức sống dân cư 2012, kết luận các yếu tố độ tuổi, quy mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc, tổng tài sản, TDVM và khu vực có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo. Phan Đình Khôi (2013) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức và phi chính thức của nông hộ ở ĐBSCL kết quả cho thấy: Làm việc cho chính quyền địa phương, thành viên tổ vay vốn, sổ hộ nghèo, trình độ học vấn, lao động có tay nghề và đường giao thông liên xã có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận TDVM và các yếu tố sở hữu đất đai, lãi suất chính thức và thời hạn cho vay phi chính thức có ảnh hưởng đến khoản vay phi chính thức. Kết quả cũng cho thấy có sự tương tác giữa các thị trường tín dụng, trong đó số tiền vay phi chính thức làm tăng khả năng tiếp cận chương trình TDVM.

Đinh Phi Hổ và Đồng Đức (2015) nghiên cứu tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ ở Việt Nam khẳng định các yếu tố đặc điểm hộ gia đình,


vị trí khu vực sống, các cú sốc do rủi ro môi trường có tác động đến thu nhập và chi tiêu của nông hộ Việt Nam.

Đối với vay vốn TDVM hiện nay ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện bởi Agribank và NHCSXH chiếm tỷ trọng dư nợ cao nhất, còn lại các tổ chức TCVM chính thức và bán chính thức dư nợ còn hạn chế. Một phần nguồn cung khác được thực hiện bởi các tổ chức NGO và các tổ chức đoàn thể tại địa phương thông qua các hình thức quan hệ vốn xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội cựu chiến binh… Tuy nhiên mức độ đóng góp là không nhiều. Thực tế, hỗ trợ vốn vay thông qua các hình thức quan hệ xã hội, đoàn thể, tín ngưỡng… là rất tốt tuy nhiên về nguồn vốn cung cấp thì rất hạn chế. Như vậy, có thể nói vốn xã hội có tác động rất lớn đến nhiều lĩnh vực trong một nền kinh tế cũng như trong xã hội. Cũng chưa có nghiên cứu có hệ thống và chính thống về vấn đề vốn xã hội có ảnh hưởng và tác động ra sao đối với hoạt động tín dụng. Vấn đề rủi ro trong cho vay TDVM của các tổ chức TCVM thì nó thể hiện ra sao và đo lường nó như thế nào? Đây cũng là vấn để mà tôi quan tâm nghiên cứu trong luận án này.

2.3. Đo lường hiệu quả và rủi ro hoạt động TCVM.


2.3.1. Khái niệm TCVM.


TCVM từ lâu đã được xem là công cụ hữu hiệu trong quá trình giảm thiểu đói nghèo ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong những thập kỷ gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của TCVM, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế trên thế giới đều quan tâm đến việc phát triển, cung cấp các DVTC và các dịch vụ hỗ trợ cho người nghèo nhằm tăng mục đích thêm thu nhập, cải thiện và ổn định cuộc sống cho người nghèo ngày càng tốt hơn. Cụm từ “tài chính vi mô” được hiểu như là các mô hình cung cấp DVTC cho người nghèo giúp cho họ có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống. Và cho đến nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những chính sách phát triển đối với TCVM để hỗ trợ cho người nghèo.


Có rất nhiều khái niệm được đưa ra bởi các nhà kinh tế và các tổ chức quốc tế nghiên cứu về TCVM. Theo nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo (Consultive Group to Assist the Poor- CGAP), thì “TCVM là việc cung cấp các DVTC cơ bản đáp ứng nhu cầu của người nghèo bao gồm: Dịch vụ gửi tiết kiệm, tín dụng, lương hưu, chuyển tiền, bảo hiểm...”. Theo Ledgerwood. J (1999) “TCVM là một phương pháp phát triển kinh tế thông qua các DVTC nhằm mang lại lợi ích cho dân cư có thu nhập thấp… thường bao gồm cả hai yếu tố:Trung gian tài chính và trung gian xã hội”. Theo Quỹ Đầu tư và Phát triển Liên hiệp quốc (United Nations Capital Development Fund-UNCDF): “TCVM là việc cung cấp DVTC cho những người không tiếp cận được với hệ thống tài chính chính thức”. Tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về TDVM ở Washington, Hoa Kỳ diễn ra vào tháng 2 năm 1997, được định nghĩa là “Các hoạt động có mục đích cung cấp các khoản vay quy mô nhỏ đến đối tượng người nghèo để triển khai sản xuất kinh doanh, tạo ra lợi nhuận, nâng cao chất lượng đời sống”.

Quan điểm của ADB (2000) thì “TCVM là việc cung cấp các DVTC như tiền gửi, cho vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm cho người nghèo và hộ gia đình có thu nhập thấp hoạt động kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp nhỏ của họ”. Từ năm 2000, ADB đã bắt đầu triển khai một chiến lược để phát triển TCVM tại 21 quốc gia đang phát triển và đến năm 2010, ADB đã phê duyệt gần 2,8 tỷ đôla Mỹ để thông qua các khoản vay, tài trợ không hoàn lại, hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, và đầu tư khu vực tư nhân. Tính đến 31/12/2012, ADB đã phê duyệt các chương trình hỗ trợ với tổng số tiền 2,59 tỷ đô la Mỹ (ADB, 2000). Trên 2/3 danh mục của ADB đã hỗ trợ cho việc tạo ra môi trường chính sách hiệu quả cho các nước nhận hỗ trợ từ ADB.

Theo Luật các TCTD Việt Nam thì “Tổ chức TCVM là loại hình TCTD chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ”. Nghị định 28/2005/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của các TCTC quy mô vừa và nhỏ tại Việt Nam: “TCVM

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2024