Đo Lường Rủi Ro Cho Vay Tdvm Dùng Trong Nghiên Cứu Này.


được hiểu là tài chính quy mô nhỏ đó là hoạt động cung cấp một số DVTC quy mô nhỏ, nhận tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tự nguyện, một số dịch vụ thanh toán cho các hộ gia đình cá nhân có thu nhập thấp đặc biệt là hộ gia đình nghèo và người nghèo”. Nói một cách tổng quát, ta có thể hiểu TCVM là một trong những phương thức phát triển kinh tế-xã hội, một công cụ kinh tế hữu hiệu nhằm cung cấp các DVTC, dịch vụ khác cho các đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu cũng như đầu tư của chính họ và gia đình họ.

2.3.2. Đo lường và đánh giá rủi ro hoạt động TCVM.


So với các TCTD nói chung thì việc đánh giá và đo lường hiệu quả hoạt động TCVM khá phức tạp vì có liên quan đến nhiều yếu tố: Từ đặc điểm đối tượng phục vụ cho đến các mục tiêu, sứ mạng của các tổ chức TCVM và kể cả khung pháp lý điều chỉnh các yếu tố đó.


2.3.2.1. Đo lường hiệu quả hoạt động TCVM.


Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả, sự bền vững của tổ chức TCVM tương đối đa dạng, tập trung vào ba chỉ tiêu sau: (Ackert & Deaves, 2013).

Tự bền vững về thể chế (Institutional Self-Sustainability-ISS):

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.


Bao gồm các tiêu chí sau:

Sở thích rủi ro, vốn xã hội và rủi ro cho vay tín dụng vi mô – Nghiên cứu thí nghiệm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long - 7


(1) Cấu trúc quản trị và tư cách pháp lý của tổ chức.

(2) Tổ chức có tầm nhìn, sứ mệnh và các mục tiêu phát triển rõ ràng.

(3) Có báo cáo tài chính chuẩn mực và hàng năm được kiểm toán độc lập.

(4) Có hệ thống quản lý thông tin tốt, rõ ràng và minh bạch.


Tự bền vững về hoạt động (Operational Self-Sustainability-OSS).


Tiêu chuẩn này thường được dùng để đánh giá tổ chức TCVM đó đã tự trang trải được các chi phí hoạt động bằng thu nhập từ hoạt động của mình hay chưa.

OSS = (Thu nhập hoạt động)/(Tổng chi phí hoạt động).


Trong đó:


Tổng chi phí hoạt động = Chi phí hoạt động + Chi phí tài chính + Dự phòng mất vốn.

Tổ chức TCVM được coi là đảm bảo bền vững về hoạt động nếu OSS>100%, tuy nhiên theo thông lệ quốc tế thì để đạt độ bền vững hoạt động lâu dài thì OSS nên lớn hơn 120%.

Tự bền vững về tài chính (Financial Self-Sustainability-FSS).


FSS được tính bằng công thức sau:


FSS = (Thu nhập hoạt động)/(Tổng chi phí hoạt động được điều chỉnh).


Trong đó:


Tổng chi phí hoạt động được điều chỉnh = Chi phí hoạt động + Chi phí tài chính + Dự phòng mất vốn + Chi phí vốn Chi phí vốn = (Vốn tự có trung bình – Tổng tài sản cố định trung bình) x Tỷ lệ lạm phát + (Nợ trung bình x Lãi suất) – Chi phí tài chính thực tế.

Tỷ số này nhằm đo lường mức độ thu nhập để trang trải các chi phí hoạt động của một tổ chức có điều chỉnh theo lạm phát và đồng thời loại bỏ tác động của các trợ cấp. Mục đích để xem nếu nếu không có các khoản trợ cấp hoặc tài trợ ưu đãi và tổ chức phải huy động trên thị trường thì có bị ảnh hưởng đến tình hình tài chính của đơn vị hay không.

Cũng có thể tính FSS theo cách khác như sau:


Tỷ suất tự chủ tài chính = (Thu nhập)/(Chi phí vốn + Chi phí hoạt động + Dự phòng tổn thất cho vay + vốn hóa để phát triển).

Tương tự như OSS, tổ chức TCVM được coi là tự bền vững về tài chính nếu FSS>100%.

Chỉ tiêu thu nhập ròng trên tổng tài sản bình quân ROA – Return on Average Assets hay còn được gọi là ROAA đo lường mức độ sinh lời trên tổng tài sản bình quân của tổ chức TCVM. ROA được tính bằng công thức sau:

ROA = (Thu nhập ròng)/(Tổng tài sản bình quân) Trong đó:

Thu nhập ròng = (tổng thu – tổng chi) x (1-thuế suất thuế thu nhập nếu có). Tổng tài sản bình quân = (Tài sản đầu kỳ + Tài sản cuối kỳ)/2.

Chỉ tiêu này được sử dụng để đo lường việc sử dụng vốn vào mọi hoạt động đầu tư có thể sinh lời của tổ chức TCVM. Tỷ lệ cao cho thấy khả năng hoạt động sinh lời trên một đồng giá trị tài sản của tổ chức TCVM là tốt. ROA và ROE thường được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời chung của các TCTC, trong đó có các tổ chức TCVM. Theo như thông lệ quốc tế, nếu ROA > 2% cho thấy tổ chức TCVM đã hoạt động tốt và đạt hiệu quả ở mức độ cao.

2.3.2.2. Rủi ro trong hoạt động cho vay TCVM.


Đối với hoạt động ngân hàng thì rủi ro hay nợ xấu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Môi trường pháp lý, môi trường thiên nhiên (thiên tai, các trường hợp bất khả kháng), môi trường kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, đạo đức của khách hàng cũng như các yếu tố thuộc về chính bản thân của các TCTD.

Đối với các tổ chức TCVM, có nhiều yếu tố rủi ro trong đó bao gồm có rủi ro về kinh doanh, về thị trường cũng như môi trường kinh tế vĩ mô…, có nghĩa là những yếu tố luôn luôn biến động (Bruce, 1999). Nguy cơ đe dọa đến khả năng tài chính


của các tổ chức TCVM, chẳng hạn như rủi ro thanh khoản, rủi ro về tín dụng, cần phải được xem xét thường xuyên. Các rủi ro có nguy cơ cao, chẳng hạn như rủi ro thanh khoản, rủi ro về tín dụng… cần phải được chú ý giám sát thường xuyên để khắc phục cho phù hợp với tất cả các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên do TDVM chủ yếu là các món vay nhỏ lẻ do vậy mà tỷ lệ nợ xấu ở các tổ chức TCVM tương đối không cao (Fallavier, 1994). Nghiên cứu của Lê Hoài Ân (2016) cho thấy tỷ lệ nợ xấu hiện tại của Quỹ CEP từ 2009 - 2014 chỉ dao động trong khoảng 0,28% - 0,42%, trung bình trong 5 năm chỉ ở mức khoảng 0,35%. Thông thường tỷ lệ nợ xấu của các NHTM là hơn 3%, tuy nhiên trong thực tế có thể sẽ cao hơn rất nhiều. Tỷ lệ nợ xấu trong TDVM ở các NHTMNN như Agribank, NHCSXH… là khá cao do thông thường người dân có suy nghĩ đó là “ của cho, của Nhà nước” nên thường chây lỳ và không có thiện chí trả nợ. Một lý do khác nữa là do trình độ văn hóa thấp, ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng người dân tộc… nên mức độ hiểu biết và khả năng tham gia kinh doanh của người vay vốn còn rất hạn chế, còn chiếm tỷ lệ khá cao (Fischera và Buchenrieder, 2010). Mặt khác, do trình độ hạn hẹp, khả năng tài chính yếu nên khi có những tác động của các nhân tố khách quan thì khả năng tự phục hồi, khôi phục sản xuất kinh doanh đối với người nghèo là rất khó khăn. Và điều đó cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của họ. Ngoài ra cũng còn phải kể đến tình trạng khách hàng cố tình chây lỳ không trả nợ, bỏ trốn… Các NHTMCP thì do thẩm định khách hàng kỹ, quản trị nợ xấu tương đối tốt nên tỷ lệ nợ xấu tương đối thấp so với các NHTMNN.

Cho đến nay, TCVM đã chính thức được thừa nhận ở Việt Nam và hoạt động như là một TCTD thông thường theo các quy định của Nhà nước. Chính vì sự đóng góp thiết thực và cần thiết cho người dân nghèo tham gia sản xuất kinh doanh, giúp cho họ ổn định đời sống đã thúc đẩy sự quan tâm và hỗ trợ từ phía Nhà nước. Việc cải thiện, bổ sung, hoàn thiện chính sách Pháp luật của các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ là cơ sở để các tổ chức TCVM Việt Nam hoạt động bền vững và hiệu quả. Là một TCTC, các tổ chức TCVM khi cung cấp các sản phẩm của mình cũng gặp một số các rủi ro có thể phân chia ra như sau:


Rủi ro do nguyên nhân khách quan:

Môi trường thiên nhiên: Đó là những nguyên nhân do khách quan do tác động của môi trường thiên nhiên như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, bão lụt, mất mùa… làm cho khách hàng hoạt động sản xuất, kinh doanh không có hiệu quả và do vậy họ không thể trả được nợ và lãi vay dẫn đến phát sinh nợ xấu. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro, nợ xấu cho các tổ chức TCVM mà không thể lường trước được.

Môi trường kinh tế-xã hội: Khi môi trường kinh tế không ổn định, cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức TCVM hoặc các TCTD sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn và do vậy làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng. Kết quả là hoạt động không hiệu quả dẫn đến phá sản và không trả được nợ vay.

Môi trường pháp lý: Là một TCTD nên các tổ chức TCVM chịu sự chi phối, ràng buộc và giám sát của hành lang pháp lý của Nhà nước và NHNN liên quan đến các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức vay vốn cũng như liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Các thể chế, chính sách về hoạt động ngân hàng và hoạt động TCVM chưa đầy đủ, chưa phù hợp là nguyên nhân góp phần gây ra nợ xấu và khó khăn cho các TCTD và tổ chức TCVM trong việc xử lý nợ xấu. Hiện nay tại Việt Nam, NHNN đã có nhiều văn bản quy định về tổ chức hoạt động của các tổ chức TCVM, tuy nhiên vẫn còn bất cập và chưa phù hợp với hoạt động thực tế của các TCTD cũng như tổ chức TCVM. Các tổ chức TCVM do nguồn tài chính không lớn, áp lực huy động vốn từ thị trường bên ngoài... nên đã gặp phải nhiều khó khăn, bất cập trong việc duy trì tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định của NHNN. Do vậy, nên các tổ chức TCVM cũng bị ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả hoạt động của mình. NHNN quy định tỷ lệ khả năng chi trả trong vòng 30 ngày với các tổ chức TCVM 20% là hơi cao (Thông tư 36/2014/TT-NHNN), trong khi nguồn vốn huy động từ các TCTD trong và ngoài nước còn hạn chế; tiết kiệm bắt buộc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng


tiền vốn huy động tiết kiệm đã làm giảm khả năng tiếp cận vốn của các tổ chức TCVM. Chính vì vậy, lợi nhuận hoạt động của các tổ chức TCVM còn thấp làm ảnh hưởng đến việc phát triển của ngành TCVM.

Rủi ro do nguyên nhân chủ quan:

⁕ Về phía các tổ chức TCVM:


Năng lực quản trị, điều hành: Ban lãnh đạo của tổ chức TCVM nếu năng lực quản trị, điều hành yếu kém; không có những chính sách, chiến lược phù hợp; buông lỏng quản lý, không kiểm tra giám sát nhân viên… cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro và hoạt động không hiệu quả cho các tổ chức TCVM. Đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập hiện nay, Ban lãnh đạo phải có đủ tâm, đủ tầm lãnh đạo quản lý thì mới đảm bảo hoạt động của tổ chức được an toàn và hiệu quả.

Quy trình, chính sách cho vay: Một khi quy trình cho vay không đầy đủ và thiếu đồng bộ sẽ dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây rủi ro, nợ xấu cho tổ chức TCVM.

Quy trình kiểm tra, giám sát cho vay: Khi thẩm định trước cho vay, kiểm tra trong và sau khi cho vay không kỹ càng thì cũng rất gây nhiều rủi ro, không kiểm tra giám sát được khách hàng trong quá trình sản xuất, kinh doanh và sẽ phát sinh nợ xấu.

Chất lượng, phẩm chất đạo đức nhân viên TD: Là người đại diện cho tổ chức tiếp xúc trực tiếp với khách hàng đòi hỏi nhân viên tín dụng phải có kiến thức, kinh nghiệm, trình độ nhất định để có khả năng đánh giá, phân tích chất lượng khách hàng cũng như món vay. Mặt khác, vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhân viên tín dụng cũng cực kỳ quan trọng trong việc xét duyệt cấp tín dụng. Đây cũng là một nguyên nhân chủ yếu và thường xuyên gây ra thiệt hại, rủi ro cũng như nợ xấu cho các TCTD cũng như tổ chức TCVM.

⁕ Về phía khách hàng vay vốn:


Trình độ văn hóa, năng lực sản xuất kinh doanh: Trình độ văn hóa thấp, năng lực, kinh nghiệm về quản trị, kỹ năng điều hành… của các cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức vay vốn cũng là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đặc biệt đối với hoạt động TCVM, đa số khách hàng là những người nghèo, hoàn cảnh kinh tế khó khăn và trình độ văn hóa thấp do vậy, họ thiếu kiến thức chuyên môn về sản xuất, kinh doanh và đó cũng là nguyên nhân của việc trả không được nợ, dẫn đến nợ xấu. Đó cũng là một trong những vướng mắc, khó khăn mà các tổ chức TCVM gặp phải khi triển khai hoạt động.

Vấn đề đạo đức: Đây cũng là một vấn đề thực tế rất thường gặp khi cho vay của các TCTD và các tổ chức TCVM. Bản thân khi khách hàng muốn vay vốn thì họ luôn muốn chứng minh họ là những khách hàng tốt, đáp ứng đủ theo yêu cầu của nhà cung cấp tín dụng. Đối với doanh nghiệp, họ cố tình cung cấp sai và không chính xác tình hình tài chính, hoạt động thực tế của họ. Đối với cá nhân thì họ có thể lợi dụng các yếu tố vốn xã hội như các mối quan hệ xã hội, quan hệ với chính quyền… để nâng cao vai trò, uy tín của họ lên. Chính vì những lý do về đạo đức này đã gây ra khó khăn cũng như rủi ro đối với hoạt động cho vay của các tổ chức TCVM. Mặt khác, do món vay nhỏ nên đa số là không có tài sản đảm bảo (tín chấp), do vậy đây cũng là một nguyên nhân gây ra nợ xấu cho các TCTD và tổ chức TCVM.

Tóm lại, hoạt động chính của TCVM là cung cấp nguồn vốn và các dịch vụ ngân hàng khác cho người nghèo. Trên thế giới đã phát triển từ lâu nhưng tại Việt Nam thì chỉ mới phát triển gần đây và còn rất nhiều vấn đề liên quan cần phải được củng cố và hoàn thiện về mặt pháp lý. Theo báo cáo đánh giá nghèo tại Việt Nam (WB, 2012), phần đông người dân nghèo tại Việt Nam sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu và sản xuất của họ năng suất lao động còn rất thấp và chưa hiệu quả. Họ còn ít được tiếp cận với các DVTC và kiến thức về sản xuất kinh doanh nói chung. TCVM là công cụ hữu ích có khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ và nguồn vốn vay


cho người nghèo nhằm mục đích giúp cho họ cải thiện đời sống, tham gia sản xuất, kinh doanh để phát triển (Danh bạ TCVM Việt Nam, 2013-2017). Vốn vay TCVM có tác động và ảnh hưởng lớn đối với người dân nghèo, vì nó có thể giúp cho họ có vốn để sản xuất kinh doanh, giúp cải thiện đời sống, lo cho con cái học hành và tiếp sức cho họ thoát khỏi đói nghèo. Hiện nay tại Việt Nam, TCVM cung cấp các DVTC cho khách hàng với nhiều loại hình khá đa dạng từ cho vay, tiết kiệm, bảo hiểm cho đến chi phí cho giáo dục, vốn cho sản xuất kinh doanh... tạo điều kiện giúp cho người nghèo có thể có nguồn vốn để tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh các loại hình khác ngoài các hoạt động thuần túy là sản xuất nông nghiệp như kinh doanh buôn bán nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản.... Từ đó, tạo điều kiện giúp cho người nghèo tăng thu nhập cải thiện đời sống cho hộ gia đình ngày càng tốt hơn. Với bản chất là nông dân thuần túy, chân chất và chí thú, chăm chỉ trong lao động, với sự trợ giúp của nguồn vốn vay vi mô tín chấp, mặc dù món vay còn nhỏ chưa đáp ứng được theo nhu cầu của người nghèo, nhưng nó cũng là một nguồn lực đáng kể để người dân nghèo vươn lên tự tích lũy, tăng thêm thu nhập cho gia đình họ. Theo điều tra của tổ chức TCVM Việt Nam từ 2013-2017, nhờ tăng thu nhập mà người nghèo đã có thể tích lũy tài sản, tiết kiệm tạo nguồn vốn để tái đầu tư mở rộng sản xuất, nhà xưởng; thuê thêm nhân công tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương; mua đất đai xây dựng hoặc cải tạo nhà ở, vật nuôi. Bên cạnh đó, các hộ gia đình có nhiều điều kiện để quan tâm đến dinh dưỡng, cải thiện điều kiện sống, chủ động tìm kiếm và chi trả cho dịch vụ y tế tốt hơn trước đây. Việc tăng thu nhập cũng có nghĩa là người dân nghèo đã có thể đầu tư nhiều hơn vào giáo dục cho con cái của họ (Danh bạ TCVM Việt Nam, 2013-2017).

2.3.3. Đo lường rủi ro cho vay TDVM dùng trong nghiên cứu này.


2.3.3.1. Khái niệm về nợ xấu và các quan điểm về nợ xấu.

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 03/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí