Xác Định Cha, Mẹ Trong Trường Hợp Con Sinh Ra Không Trong Thời Kỳ Hôn Nhân

do người vợ sinh ra có chung huyết thống với người vợ và quan hệ giữa đứa trẻ và người vợ là quan hệ mẹ con. Trong trường hợp này đứa trẻ được sinh ra có chung huyết thống mới người vợ, mẹ của đứa trẻ nhưng không chung huyết thống với người chồng mà chung huyết thống đối với người cho tinh trùng. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 3 Điều 93 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha con giữa người cho tinh trùng và đứa trẻ được sinh ra. Do đó người cho tinh trùng là người có chung huyết thống đối với đứa trẻ nhưng theo quy định của pháp luật không phải là cha đứa trẻ. Theo quy định của pháp luật xác định quan hệ cha con trong trường hợp này căn cứ vào quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Lúc này căn cứ để xác định quan hệ cha con không căn cứ vào quan hệ huyết thống mà căn cứ vào quan hệ giữa mẹ đứa trẻ và người được xác định là cha đứa trẻ có quan hệ gì. Theo quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quan hệ giữa mẹ đứa trẻ và người được xác định là cha đứa trẻ là quan hệ hôn nhân, mẹ của đứa trẻ là vợ hợp pháp của người được xác định là cha đứa trẻ thì theo quy định của pháp luật đứa trẻ đó sẽ là con chung của vợ chồng. Nghĩa là người chồng hợp pháp của mẹ đứa trẻ sẽ là cha của đứa trẻ theo quy định của pháp luật nếu đứa trẻ được sinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được người mẹ sinh ra hoặc thụ thai trong thời kỳ hôn nhân. Đứa trẻ được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm hôn nhân chấm dứt được coi là con do người vợ thụ thai trong thời kỳ hôn nhân nên đứa trẻ đó vẫn là con chung của vợ chồng.

Trong trường hợp này đứa trẻ được sinh ra do sự tự nguyện cặp vợ chồng vô sinh về việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người hiến, người chồng chấp nhận con không có chung huyết thống với mình nhưng chung huyết thống với vợ, người vợ chấp nhận con không có chung huyết thống với chồng mình nhưng chung huyết thống đối với mình.

Do đó căn cứ khi người vợ yêu cầu Tòa án xác định một người có phải là con mình không thì căn cứ vào việc người đó có chung huyết thống với mình không, nếu có chung huyết thống thì đó là con mình ngược lại không có chung huyết thống thì người đó được xác định không phải là con mình. Trong khi đó người chồng không thể căn cứ vào quan hệ huyết thống để xác định quan hệ cha con. Người chồng khi yêu cầu xác định một người có phải là con mình không căn cứ vào việc người chồng có tự nguyện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người hiến không, căn cứ vào đứa trẻ đó có chung huyết thống với vợ mình không và căn cứ vào đứa trẻ đó có được vợ mình sinh ra hoặc mang thai trong thời kỳ hôn nhân không.

2.3.3. Xác định cha, mẹ trong trường hợp con sinh ra không trong thời kỳ hôn nhân

Trường hợp phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản sau đó kết hôn. Trường hợp thứ nhất nếu đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đứa trẻ sẽ là con chung của vợ chồng. Trong trường hợp người chồng không thừa nhận con thì có thể yêu cầu Tòa án xác định đứa trẻ đó không là con mình. Trường hợp thứ hai đứa trẻ được sinh ra trước khi kết hôn áp dụng khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định "con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng", nếu vợ hoặc chồng không thừa nhận đứa trẻ đó là con chung của vợ chồng thì đứa trẻ đó sẽ được xác định là con riêng của vợ.

Trường hợp sau khi người chồng chết người vợ sử dụng tinh trùng của chồng lưu giữ trước khi chết để sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Trong trường hợp này đứa trẻ được sinh ra có chung huyết thống với vợ chồng, căn cứ vào huyết thống của đứa trẻ thì đứa trẻ là con chung của vợ chồng. Tuy

nhiên căn cứ vào khoản 1 Điều 88 và khoản 4 Điều 21 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP đứa trẻ được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân (người chồng chết) được coi là con chung của vợ chồng, nếu đứa trẻ được sinh ra quá thời hạn trên, trên 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân làm phát sinh các quan hệ ngoài quan hệ hôn nhân gia đình thì thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật dân sự.

Với những quy định của pháp luật hiện hành về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng đã tạo ra một khung pháp lý khá phù hợp để bảo vệ quyền của các chủ thể trong quan hệ giữa cho và nhận tinh trùng cũng như quyền và lợi ích của đứa trẻ được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên vẫn còn có một số hạn chế bất cập khi áp dụng pháp luật trong giải quyết vấn đề phát sinh trong thực tế. Vấn đề này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Các quy định của pháp luật còn nhiều điểm chưa phù hợp, chưa đầy đủ, có một số thuật ngữ khó hiểu … gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật.

Chương 3


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

NHỮNG VƯỚNG MẮC BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VỀ SINH CON BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN VỚI TINH TRÙNG TỪ NGÂN HÀNG TINH TRÙNG

Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng theo pháp luật Việt Nam - 8


3.1. NHỮNG VƯỚNG MẮC BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI CÓ NGUYỆN VỌNG LƯU GIỮ TINH TRÙNG

Quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP cho phép người có nguyện vọng muốn lưu giữ cá nhân được phép lưu giữ tinh trùng. Tuy nhiên pháp luật không quy định cụ thể về chủ thể được phép lưu giữ. Căn cứ vào khoản 4 Điều 4 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP tình trùng có thể được sử dụng trong trường hợp dùng để sinh sản, hiến tặng cho cơ sở nghiên cứu khoa học hoặc hủy. Do đó người gửi tinh trùng có thể là: người lưu giữ vi mục đích bảo tồn khả năng sinh sản của chính mình; vợ chồng vô sinh lưu giữ tinh trùng của mình hoặc tinh trùng nhận được từ ngân hàng tinh trùng để thực hiện việc sinh sản của mình; phụ nữ độc thân lưu giữ tinh trùng vì mục đích sinh sản của mình, cơ sở nghiên cứu lưu giữ tinh trùng để làm nghiên cứu khoa học.

Pháp luật cho phép được lưu giữ tinh trùng vì mục đích cá nhân nhưng lại chưa đề cập đến quyền đối với tinh trùng của từng loại chủ thể.

Đối với người lưu giữ tinh trùng vì mục đích bảo tồn khả năng sinh sản cho chính mình pháp luật chưa quy định cụ thể điều kiện để được phép lưu giữ tinh trùng. Do đó để việc bảo tồn này có hiệu quả, đứa trẻ được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, phát triển toàn diện thể chất và tinh thành pháp luật nên quy định cụ thể điều kiện về độ tuổi đối với người lưu giữ tinh trùng vì

mục đích bảo tồn khả năng sinh sản cho chính mình. Khoa học đã chứng minh chất lượng của tinh trùng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đứa trẻ được sinh ra, đảm bảo đứa trẻ khỏe mạnh cả về thể lực lẫn trí tuệ. Mà chất lượng tinh trùng lại phụ thuộc vào độ tuổi sinh sản. Pháp luật nên quy định nam giới từ đủ 20 tuổi trở lên có quyền lưu giữ tinh trùng của mình vì mục đích bảo tồn khả năng sinh sản của mình. Quy định độ tuổi người được phép lưu giữ tinh trùng dựa trên sức khỏe sinh sản là phù hợp hơn so với quy định độ tuổi căn cứ vào năng lực hành vi dân sự. Hơn nữa khi quy định nam từ đủ 20 trở lên có năng lực hành vi dân đầy đủ thì có quyền lưu giữ tinh trùng để sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phù hợp với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 vừa đáp ứng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Tuy nhiên, nên cho phép một số trường hợp ngoại lệ đó là họ có khả năng bị vô sinh do họ phải thắt, cắt ống dẫn tinh, điều trị hóa trị, xạ trị trong các bệnh lý ác tính, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch gây độc tế bào ảnh hướng tới quá trình sinh tinh, gây suy tinh hoàn tạm thời hoặc vĩnh viễn trong trường hợp này để bảo tồn khả năng sinh sản của nam giới nhà làm luật nên cho phép người dưới 20 tuổi có quyền lưu giữ tinh trùng của mình nhưng khi tử đủ 20 tuổi trở lên mới có quyền được có con.

Pháp luật cũng nên quy định quyền của họ đối với tinh trùng lưu giữ của mình. Quyền thứ nhất họ có quyền được có con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của mình. Nghĩa là khi họ có quyền được chuyển giao tinh trùng cho người nữ để thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, việc chuyển giao này không làm mất đi quyền làm cha đứa trẻ sinh ra. Họ được pháp luật thừa nhận là người cha hợp pháp của đứa trẻ được sinh ra. Bảo đảm cho họ quyền này thì việc lưu giữ tinh trùng để bảo tồn khả năng sinh sản mới thực sự có ý nghĩa. Quyền thứ hai họ có quyền được hiến tinh trùng. Quyền này khác với quyền trên ở điểm họ sẽ từ bỏ quyền đối với tinh trùng

của mình, việc người nhận sử dụng tinh trùng của họ để sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của họ đối với người hiến tinh trùng, cũng như không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ người hiến tinh trùng và đứa trẻ được sinh ra. Quyền thứ ba được phép hủy tinh trùng khi không còn nhu cầu lưu giữ tinh trùng.

Đối với người lưu giữ tinh trùng là cặp vợ chồng vô sinh lưu giữ tinh trùng của người hiến vì mục đích sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, pháp luật nên quy định cặp vợ chồng này chỉ có quyền được lưu giữ vì mục đích để sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Khi họ không còn nguyện vọng sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì ngân hàng tinh trùng thu hồi mã tinh trùng đã cấp cho họ. Việc xử lý số tình trùng này do ngân hàng tinh trùng quyết định. Ví dụ cặp vợ chồng vô sinh quyết định sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người hiến. Ngân hàng tình trùng cấp cho họ mã tinh trùng từ ngân hàng để họ thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Trong thời gian thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hai người ly hôn và quyết định dừng việc thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì trường hợp này họ không có quyền giữ lại mã tinh trùng đã được cấp để sau đó sử dụng. Mã tinh trùng đó phải được gửi lại cho ngân hàng tinh trùng đã cung ứng cho họ để ngân hàng cung cấp cho người khác, tái sử dụng. Vì khi ngân hàng tinh trùng cung ứng tinh trùng cho họ để họ thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản này nhu cầu không còn thì ngân hàng sẽ có quyền thu hồi lại mã tinh trùng đã cung cấp.

Đối với trường hợp người lưu giữ tinh trùng là cặp vợ chồng vô sinh lưu giữ tinh trùng của người chồng để sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, người chồng sẽ có quyền như của người lưu giữ tinh trùng vì mục đích bảo tồn khả năng sinh sản của mình: quyền được có con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, quyền hiến tinh trùng, quyền hủy tinh trùng. Ngoài ra, pháp luật nên cho

phép người chồng có thể chuyển giao quyền lưu giữ tinh trùng cho người vợ vì mục đích sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để có thể chủ động trong việc sinh con, vì việc sinh con phụ thuộc rất nhiều vào người vợ, thời điểm rụng trứng, thời điểm phù hợp mang thai, sức khỏe… và không phải lúc nào người chồng cũng có mặt tại thời điểm phù hợp để lấy tinh trùng. Vậy khi hai vợ chồng quyết định sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nếu được sự đồng ý của người chồng thì nên cho phép người vợ có quyền lưu giữ tinh trùng của chồng và họ chỉ có có quyền được sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà không có các quyền khác đối với tinh trùng của người chồng.

Đối với trường hợp phụ nữ độc thân pháp luật nên quy định họ chỉ có quyền sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng của người hiến, ngoài ra họ không có các quyền khác. Trong trường hợp người phụ nữ độc thân không còn có nhu cầu sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người hiến thì ngân hàng tinh trùng thu hồi lại mã tinh trùng mà ngân hàng đã cung cấp để tái sử dụng.

Trong trường hợp người vợ lưu giữ tinh trùng của người chồng đã chết họ chỉ có quyền sinh còn bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và quyền được hủy tinh trùng mà không có quyền khác. Quyền được sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng của người chồng đã chết của họ chấm dứt khi họ tái hôn.

Cơ sở nghiên cứu khoa học có quyền hủy tinh trùng, quyền sử dụng vì mục đích nghiên cứu khoa học đối với tinh trùng.

Pháp luật chưa quy định một người sau khi xin thành công tinh trùng từ một ngân hàng tinh trùng có quyền gửi tinh trùng vào ngân hàng khác (nơi mình thực hiện kỹ thuật sinh sản). Trên thế giới có rất nhiều ngân hàng tinh trùng, giả sử việc một người Việt Nam xin tinh trùng ở ngân hàng tinh trùng nước ngoài muốn gửi tinh trùng vào một ngân hàng tinh trùng trong nước nơi

mình thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì có được không hoặc một người được ngân hàng tinh trùng ở Bệnh viện Từ Dũ cấp tinh trùng để sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhưng sau đó hai vợ chồng chuyển công tác ra Hà Nội, họ muốn tiếp tục thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nơi họ đang sống thì họ có quyền chuyển tinh trùng đã được cấp cho mình từ Bệnh viện Từ Dũ sang Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để lưu giữ không? Theo quan điểm của tôi pháp luật nên cho phép người này được phép lưu giữ tinh trùng để phục vụ quá trình sinh sản ngoài ra họ có các quyền đối với tinh trùng mình gửi: quyền được cho tinh trùng, quyền được sử dụng vì mục đích sinh sản.

3.2. NHỮNG VƯỚNG MẮC BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON

3.2.1. Những vướng mắc bất cập và giải pháp hoàn thiện quy định về xác định cha, mẹ, con trong trường hợp người chồng chết

Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP người vợ có quyền lưu giữ tinh trùng của người chồng đã gửi vào ngân hàng tinh trùng trước khi chết.

Tại khoản 4 điều này quy định người vợ sử dụng tinh trùng của người chồng lưu giữ trước khi chết làm phát sinh các quan hệ ngoài quan hệ hôn nhân gia đình thì thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật dân sự.

Khi người chồng gửi tinh trùng vào ngân hàng tinh trùng để lưu giữ, nhà làm luật cho rằng mục đích gửi tinh trùng vào ngân hàng là vi mục đích sinh sản. Nên khi người chồng chết, pháp luật cho phép người vợ có quyền tiếp tục hoặc chấm dứt việc lưu giữ tinh trùng để phục vụ mục đích sinh sản. Ở trường hợp này nhà làm luật cho rằng ý nguyện của người chồng khi lưu

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí