Điều Kiện Sinh Con Bằng Kỹ Thuật Hỗ Trợ Sinh Sản Với Tinh Trùng Từ Ngân Hàng Tinh Trùng Theo Pháp Luật Việt Nam

sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo" [12]. Pháp luật Việt Nam đã cho phép những người có khó khăn trong việc sinh sản được phép sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Để có thể thực hiện được quyền này pháp luật cho phép các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không những được tiếp cận, tiếp thu các thành tựu khoa học tiên tiến trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà còn cho phép các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện được phép thực hiện kỹ thuật này. Để đảm bảo cho những người có khó khăn trong việc sinh sản được tiếp cận dịch vụ y tế tốt nhất khi thực hiện quyền được sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Nhà nước đã ban hành các quy định điều kiện về nhân sự, trang thiết bị, cơ sở vật chất,… để một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật sinh sản. Bên cạnh đó ban hành các quy trình khám, chấn đoán vô sinh; quy trình thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để chuẩn hóa việc thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Ngoài ra, còn tạo hành lang pháp lý cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thành lập ngân hàng tinh trùng để lưu giữ tinh trùng tạo nguồn tinh trùng cho việc thực hiện phương pháp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, quy định các trường hợp được phép gửi tinh trùng vào ngân hàng tinh trùng cũng như những chủ thể nào có quyền trên.

Với việc quy định cho họ có quyền được sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản pháp luật cho phép cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân được nhận tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng để thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, cho phép họ được phép áp dụng các thành tựu và được hưởng những thành quả khoa học trong lĩnh vực sinh sản.

Bảo vệ quyền hợp pháp này, pháp luật công nhận quyền làm cha, làm mẹ đối với đứa trẻ được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Bên cạnh đó đặt

ra các chế tài để xử lý vi phạm về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, khi các bên vi phạm điều kiện, quyền, nghĩa vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo trách nhiệm dân sự, hành chính, hình sự.

2.1.2. Nguyên tắc tự nguyện

Nguyên tắc tự nguyện là một trong những nguyên tắc được coi trọng hàng đầu trong quan hệ dân sự nói chung và trong việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nói riêng.

Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng [30].

Khoản 3 điều 3 Nghị định 10/2015/NĐ-CP: "Việc thụ tinh trong ống nghiệm, cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện" [12].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Sự tự nguyện thể hiện các chủ thể có quyền tự do cam kết, thỏa thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự; các bên tự mình muốn tham gia quan hệ dân sự, không bên nào được quyền áp đặt, cấm đoạt, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Mọi hành vi tác động làm ảnh hưởng đến sự tự nguyện của chủ thể có thể làm cho giao dịch dân sự mà các chủ thể đó xác lập vô hiệu. Sự tự do cam kết, thỏa thuận đó được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Những cam kết, thỏa thuận hợp pháp là cơ sở để xác lập các quyền và nghĩa vụ của chủ thể, các quyền và nghĩa vụ đó được đảm bảo thực hiện và phải được các chủ thể khác tôn trọng.

Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng theo pháp luật Việt Nam - 5

Trong việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng sự tự nguyện của các chủ thể hiến tinh trùng thể hiện thông qua sự bày tỏ mong muốn muốn được hiến tinh trùng của mình, tự nguyện từ bỏ quyền sở hữu đối với tinh trùng của mình. Chấm dứt quyền và nghĩa vụ phát sinh đối với tinh trùng, từ bỏ quyền làm cha đối với đứa trẻ được sinh ra. Trong khi đó sự tự nguyện của người nhận tinh trùng thể hiện tự bản thân mong muốn được nhận tinh trùng từ người hiến; mong muốn được sinh con với tinh trùng của người hiến tinh trùng; mong muốn được làm mẹ đứa trẻ được sinh ra.

2.1.3. Nguyên tắc bí mật

Nguyên tắc bí mật là một trong những nguyên tắc chung, quan trong trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án là nghĩa vụ của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đồng thời là quyền của người bệnh. Pháp luật chỉ cho phép được tiết lộ thông tin trong một số trường hợp nhất định đó là khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật hoặc theo quy định của pháp luật một số chủ thể có quyền được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền cho phép hoặc trong trường hợp người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án.

Ngoài ra, trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không những người cho, nhận tinh trùng được giữ bí mật về tình trạng sức

khỏe mà còn được giữ bí mật về thông tin cá nhân có liên quan đến người hiến và người nhận tinh trùng từ nguồn hiến tinh trùng. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho cũng như người nhận tinh trùng. Việc cho và nhận tinh trùng được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận. Nguyên tắc này được quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP, đây là nguyên tắc nhằm bảo đảm trật tự các quan hệ xã hội đồng thời bảo vệ những người hiến, nhận về mặt riêng tư cá nhân. Nguyên tắc này rất quan trọng, nó cho phép tránh mọi áp lực không cần thiết về mặt tinh thần cũng như vật chất từ phía người hiến và người nhận đối với nhau. Nguyên tắc vô danh là mọi thông tin về người hiến, nhận đều phải được mã hóa, bảo mật, người hiến không được biết về căn cước người nhận và ngược lại; cấm tiết lộ những thông tin nào cho phép xác định người hiến, nhận. Bảo mật thông tin là nghĩa vụ bắt buộc của các cơ sở thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Ngoài ra tại khoản 1 Điều 33 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định "phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin về tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho, nhận tinh trùng, phôi" [9].

2.1.4. Thực hiện theo quy định do Bộ Y tế ban hành

Có thể thấy, khác với ba nguyên tắc nêu trước đó nhấn mạnh vào việc nhà nước cho phép và công nhận việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, nguyên tắc thứ tư lại cho thấy các điều kiện mà nhà nước đặt ra đối với kỹ thuật thụ hỗ trợ sinh sản cụ thể là kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Nguyên tắc quy định: "Việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải tuân theo quy trình kỹ thuật; quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực

hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành" đã thể hiện hai điều kiện sau đây:

Thứ nhất, việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải tuân theo quy trình kỹ thuật. Quy trình kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được quy định cụ thể tại Chương 4, Thông tư số 57/2015/TT-BYT ngày 30/12/2015 của Bộ Y tế, quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP, và Thông tư này đã có hiệu lực kể từ ngày 15/2/2016.

Trước khi thực hiện việc thụ tinh trong ống nghiệm, cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải tư vấn cho cặp vợ chồng thụ tinh trong ống nghiệm về quy trình điều trị, thời gian thực hiện, tỉ lệ thành công, các tai biến có thể xảy ra và chi phí điều trị (Điều 9 Thông tư số 57/2015/TT-BYT) cũng như một số tư vấn trong những trường hợp đặc biệt khác theo luật định (Điều 10 Thông tư số 57/2015/TT-BYT).

Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 57/2015/TT-BYT, quy định các bước thực hiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mỗi bước tiến hành cũng có quy định quy trình kỹ thuật cụ thể, chi tiết từng kĩ thuật để thực hiện. Quy định này thực sự cần thiết, bởi hoạt động y khoa nói chung và việc thụ tinh trong ống nghiệm nói riêng có liên quan trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của con người cũng như vấn đề đạo đức của y, bác sĩ nói riêng và đạo đức xã hội nói chung. Thêm vào đó, xây dựng một quy trình kỹ thuật chung dựa trên những kiến thức y khoa cụ thể sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện trên thực tế được chính xác, hiệu quả, cũng như dễ dàng xác định trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm hoặc gây hậu quả và kịp thời có phương án khắc phục.

Bên cạnh đó, người trực tiếp thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải đáp ứng yêu cầu: Có văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đã được đào tạo về kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; Có xác nhận đã trực tiếp thực

hiện ít nhất 20 chu kỳ điều trị vô sinh bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; và có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.

Đi kèm với quy định về quy trình thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, Thông tư số 57/2015/TT-BYT cũng đặt ra những yêu cầu cần có đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế của cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Điều 4 và Điều 5. Theo đó, cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải có bộ phận chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, hồi sức cấp cứu, xét nghiệm nội tiết sinh sản có thể cung cấp kết quả trong ngày; có đơn nguyên riêng cho việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm diện tích tối thiểu là 500m2 (kể cả lối đi) và các phòng tiếp đón

bệnh nhân, khám nam, nữ, chọc hút noãn, lấy tinh trùng, lab nuôi cấy, siêu âm và xét nghiệm và lọc rửa tinh trùng đáp ứng các tiêu chuẩn theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Đồng thời, cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải có đủ các trang thiết bị y tế tối thiểu như 02 tủ cấy CO2; 03 tủ ấm; 01 bình trữ tinh trùng; 01 bình trữ phôi đông lạnh…

Thứ hai, sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong

ống nghiệm, mang thai và sinh con phải đảm bảo quy định tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Các quy định tiêu chuẩn về sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con cũng được quy định chi tiết tại Chương 2 của Thông tư số 57/2015/TT-BYT.

Tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được quy định tại Điều 3 của thông tư số 57/2015/TT-BYT với hai tiêu chuẩn là: Không đang mắc bệnh lý mà không đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai, sinh con; không đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền có ảnh hưởng đến tính mạng và sự phát triển của trẻ khi sinh ra; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà

không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; và người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải có kết luận bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở được phép thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm xác định đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con.

Như đã phân tích, thụ tinh trong ống nghiệm là một phương pháp hỗ trợ sinh sản mà tinh trùng và trứng được kết hợp ở ngoài cơ thể. Nếu hiện tượng thụ tinh xảy ra, sẽ tạo thành phôi, sau đó phôi được chuyển vào buồng tử cung. Phôi làm tổ và phát triển thành thai nhi như trong thụ thai tự nhiên. Để đảm bảo cho trẻ sinh ra có sức khỏe và sự phát triển một cách bình thường, thì ngay từ khi bắt đầu, cần đảm bảo người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về sức khỏe có thể trạng và tinh thần tốt nhất cho sự mang thai và sinh con. Ngoài tiêu chuẩn về sức khỏe để người phụ nữ có thể mang thai họ còn phải đáp ứng yêu cầu không đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền có ảnh hưởng đến tính mạng và sự phát triển của trẻ khi sinh ra. Khi họ mắc các bệnh trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đứa trẻ, đứa trẻ có thể bị những dị tật bẩm sinh hoặc mắc một số bệnh di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ cũng như thể chất của trẻ. Như vậy, nguyên tắc thứ tư đặt ra nhằm hướng đến đảm bảo cho con sinh ra được khỏe mạnh, nòi giống phái triển lành mạnh, bảo đảm sức khỏe cho người phụ nữ khi mang thai, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng xấu đến bà mẹ và trẻ em. Nên đây có thể coi là nguyên tắc mang tính bắt buộc, là những điều kiện cần thiết liên quan trực tiếp tới yếu tố con người.

2.2. ĐIỀU KIỆN SINH CON BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN VỚI TINH TRÙNG TỪ NGÂN HÀNG TINH TRÙNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

2.2.1. Người gửi tinh trùng vào ngân hàng tinh trùng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngân hàng tinh trùng lưu giữ tinh trùng trong các trường hợp sau:

- Người tình nguyện hiến tinh trùng.

- Tinh trùng của người chồng khi cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh.

- Người có nguyện vọng lưu giữ cá nhân.

2.2.1.1. Người tình nguyện hiến tinh trùng

Tại Điều 4 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP Quy định về việc cho tinh trùng phải là người:

1. Người cho tinh trùng được khám và làm các xét nghiệm để xác định: Không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không bị nhiễm HIV.

2. Tự nguyện cho tinh trùng và chỉ cho tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho tinh trùng.

4. Tinh trùng của người cho chỉ được sử dụng cho một người, nếu không sinh con thành công mới sử dụng cho người khác. Trường hợp sinh con thành công thì tinh trùng chưa sử dụng hết phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học.

Khoản 1 Điều 6 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác có quy định: "Nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí